Câu hỏi:
Bà T.M.H ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:
Ngày 07-6-2011, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên A (gọi tắt là Bên mua, Công ty A) và Công ty B (gọi tắt là Bên bán) có ký hợp đồng mua bán hàng hóa số INCOTER/RCN/IVC/036/2020 ngày 07-6-2020 (gọi tắt là Hợp đồng mua bán ngày 07-6-2020). Theo nội dung Hợp đồng mua bán ngày 07-6-2020, Bên mua mua hạt tiêu thô nguồn gốc Tây Nguyên, số lượng là 1000 tấn x 32.545.500đ/tấn theo phương thức thanh toán 98% L/C trả chậm trong vòng 90 ngày kể từ ngày giao hàng dựa trên vận tải đơn (B/L) theo tiêu chuẩn chất lượng như sau:
– Hạt: số hạt tối đa là 305/kg. Từ chối là 320 hạt/kg;
– Độ ẩm tối đa là 10%. Từ chối độ ẩm là trên 12%.
Hàng hóa sẽ được Vinacontrol giám định chất lượng và khối lượng tại thời điểm giao hàng tại Cảng đến là Cảng Hải An.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C), 2 bên thỏa thuận áp dụng quy định tại UCP 600, thư L/C trả chậm trong vòng 90 ngày, nên ngày 07-7-2020, Bên mua đã yêu cầu Ngân hàng Thương mại Cổ phần E chi nhánh Đ mở L/C trả chậm số 1801ILUEIB10**2 (sau đây gọi tắt là L/C số 1801) để Bên mua hoàn thiện thủ tục mua lô hàng từ Bên bán.

Sau khi nhận hàng, theo Điều 8 của Hợp đồng, Bên mua đã kiểm tra lại chất lượng và khối lượng lô hàng tại Cảng dỡ hàng là Cảng Hải An tỉnh Hải Phòng với sự giám sát của Vinacontrol thì phát hiện hàng hóa của Bên bán không đảm bảo chất lượng. Cụ thể theo hai chứng thư của Vinacontrol số 11G04HN05957-01 và số 11G04HN05939-01 ngày 31-8-2020 giám định về khối lượng, phẩm chất và tình trạng hàng hóa thì kết quả giám định thể hiện hàng hóa đều không đạt tiêu chuẩn. Trước sự việc gian lận thương mại đó, Bên mua đã nhiều lần cố gắng liên lạc với Bên bán để giải quyết vấn đề phát sinh về chất lượng lô hàng hạt điều nhập khẩu nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía Bên bán.
Do đó, ngày 15-9-2020 Bên mua nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh Hải Phòng yêu cầu Tòa án buộc Bên bán nhận lại lô hàng 1.000 tấn vì chất lượng nằm trong điều kiện từ chối nhận hàng của Hợp đồng, không đồng ý thanh toán tiền mua hàng, đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần E tạm ngưng thanh toán cho Bên bán số tiền 32.547.500.000đ của L/C số 1801 theo cam kết thanh toán của Bên mua cho đến khi có quyết định khác của Tòa án.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 356/2020/KDTM-ST ngày 27/12/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Phòng quyết định:
“1. Hủy bỏ Hợp đồng mua bán số INCOTER/RCN/IVC/036/2020 ngày 07-6-2020 giữa Bên bán là Công ty B và Bên mua là Công ty TNHH một thành viên A…”
Tôi xin hỏi, L/C số 1801 còn hiệu lực thanh toán không?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:
- Cơ sở pháp lý
- Luật Các tổ chức tín dụng năm số 47/2010/QH12;
- Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;
– Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ;
– Án lệ số 13/2017/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2017 và được công bố theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Nội dung
Thư tín dụng chứng từ trả chậm số 1801ILUEIB10**2 vẫn còn nguyên giá trị hiệu lực.
- Nội dung cơ bản của Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ
Án lệ số 13/2017/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2017 và được công bố theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nội dung cơ bản của Án lệ số 13/2017/AL :
Như vậy, theo đơn đề nghị mở L/C của Bên mua và nội dung L/C đã phát hành thì L/C số 1801 là một giao dịch riêng biệt đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 07-6-2011; được chi phối và áp dụng theo UCP 600. Theo quy định của UCP 600, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E với tư cách là Ngân hàng phát hành phải thanh toán khi xác định bộ chứng từ xuất trình là phù hợp tại Ngân hàng…
… Tòa án cấp sơ thẩm lại cho rằng phương thức thanh toán bằng L/C số 1801 là một phần không thể tách rời của Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 07-6-2011; do vậy, khi hợp đồng này bị hủy toàn bộ thì các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng; từ đó quyết định L/C số 1801 không còn hiệu lực thanh toán và Ngân hàng Thương mại Cổ phần E không có nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng N theo L/C nêu trên; đồng thời buộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần E phải trả cho bên mua số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD là chưa đủ cơ sở và chưa đúng với các quy định tại UCP 600″.”
Trường hợp này, phải xác định rằng phương thức thanh toán bằng L/C số 1801 là một giao dịch riêng biệt đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa.
Căn cứ vào Án lệ nêu trên, đối với những trường hợp đáp ứng đủ các tình tiết dưới đây thì phải xác định rằng phương thức thanh toán bằng L/C số 1801 là một giao dịch riêng biệt đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tình tiết cơ bản của Án lệ 13:
– Các bên thỏa thuận áp dụng tập quán UCP 600;
– Ngân hàng và các bên đã có giao dịch L/C phù hợp theo quy định;
– Hợp đồng bị hủy bỏ không do lỗi của ngân hàng;
- 2. Bản chất của thư tín dụng
Theo quy định pháp luật Việt Nam về thanh toán chứng từ, thì:
Tại khoản 4 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, quy định: “Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm: Tập quán thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành; tập quán thương mại khác không trái với pháp luật Việt Nam”.
Tại khoản 1 Điều 16 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26-3-2002 của Ngân hàng Nhà nước về “Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán” quy định: “Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng) để:
Trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng; hoặc chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng”.
Theo Bản sửa đổi về quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 của Phòng Thương mại Quốc tế (UCP 600) thì:
“Điều 2:
…Tín dụng thư là một sự thỏa thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của Ngân hàng phát hành để thanh toán khi xuất trình chứng từ phù hợp…”
“Điều 4:
…Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với Hợp đồng mua bán và các hợp đồng khác là cơ sở của tín dụng. Các Ngân hàng không liên quan đến hoặc ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng như thế. Vì vậy, sự cam kết của một Ngân hàng để thanh toán hoặc thương lượng thanh toán,… không phụ thuộc vào khiếu nại hoặc biện hộ của người yêu cầu phát hành tín dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với Ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng…”
“Điều 5:
…Ngân hàng giao dịch với chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan…”
“Điều 7:
…Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán từ thời điểm Ngân hàng phát hành L/C…”
“Điều 15a:
…Khi ngân hàng phát hành xác định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh toán…”
Như vậy, theo đơn đề nghị mở L/C (thư L/C) của Bên mua và nội dung L/C đã phát hành thì L/C số 1801 là một giao dịch hoàn toàn hợp lệ; được chi phối và áp dụng theo UCP 600 mà các bên đã thỏa thuận.Việc hợp đồng bị hủy bỏ là do lỗi của bên bán hàng.
- Việc áp dụng án lệ trong xét xử
Việc áp dụng án lệ trong xét xử phải tuân thủ theo những nguyên tắc quy định tại Điều 8 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ:
“Điều 8. Áp dụng án lệ trong xét xử
Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày kể từ ngày công bố.
Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau. Trường hợp vụ việc có tình huống pháp lý tương tự nhưng Tòa án không áp dụng án lệ thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án.”
Như vậy, để được áp dụng án lệ vào vụ án này thì nội dung vụ án phải có tình huống tương tự án lệ.
Trong câu hỏi anh gửi đến Công ty luật thì thư tín dụng chứng từ trả chậm số 1801ILUEIB10**2 vẫn còn nguyên giá trị hiệu lực.
Vậy, trường hợp các bên thỏa thuận áp dụng UCP 600, giao dịch qua thư L/C hợp lệ và hợp đồng bị hủy không do lỗi ngân hàng thì xác định thư tín dụng chứng từ trả chậm là giao dịch độc lập với hợp đồng.
Trên đây là nội dung quy định về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com