– Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13;
Từ thời La Mã, câu châm ngôn “hãy cho tôi sự thật rồi tôi – tòa án, sẽ cho anh công lý” đã được hình thành. Điều đó nghĩa là chứng tỏ những gì mình phàn nàn hay cáo buộc là có thật. Bởi vậy, bản chất của hoạt động của các đương sự không phải là việc xác định sự thật mà việc thuyết phục một sự tin cậy của quan toà đối với các đòi hỏi, cáo buộc của mình bằng các chứng cứ, những lập luận kèm theo. Đối tượng của chứng minh, vì thế là những giả thuyết mà tự họ đặt ra trong đơn kiện hoặc yêu cầu phản tố.
Để chứng minh một giả thuyết trong hoạt động áp dụng pháp luật, người ta thường phải chứng minh các nội dung cụ thể sau:
– Chủ thể cáo buộc là người có quyền;
– Chủ thể cáo buộc bị thiệt hại hoặc tranh chấp về quyền;
– Chủ thể bị cáo buộc đã thực hiện hành vi trái luật;
– Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của chủ thể bị cáo buộc với thiệt hại của chủ thể cáo buộc. Nói cách khác, thiệt hại của nguyên cáo là do bên bị cáo buộc gây ra.
Như vậy, bên nguyên sẽ phải chứng minh tất cả các nội dung trên để khẳng định mình thực sự bị vi phạm và gây thiệt hại do hành vi của phía bên kia. Tùy từng trường hợp và ở tùy từng nước, nghĩa vụ chứng minh này có thể sẽ được giảm nhẹ hoặc đảo ngược như là những ngoại lệ của nghĩa vụ chứng minh.
Khác với các bên trong vụ án, tòa án là chủ thể trung lập, họ nhận định sự việc và đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ án. Những đòi hỏi của pháp chế buộc tòa án phải có trách nhiệm đưa ra bản án phù hợp với thực tế khách quan và đúng pháp luật. Để bản án của mình phù hợp với thực tế khách quan, tòa án luôn bị đặt lên vai một nghĩa vụ là xác định sự thật hay theo cách gọi của khoản 1, Điều 225 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 là “xác định các tình tiết của vụ án”.
Quy định về nghĩa vụ chứng munh đối với các đương sự là một trong những nội dung quan trọng của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nhằm làm cơ sở cho các đương sự xác định những nghĩa vụ của mình khi đưa ra yêu cầu, thực hiện tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Nếu đương sự không cung cấp được tài liệu chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và Tòa án không thể thu thập chứng cứ được thì có khả năng đương sự sẽ bị Tòa án tuyên bác yêu cầu. Đồng thời trong quá trình giải quyết phải đảm bảo cho người yếu thế không thể cung cấp được tài liệu chứng cứ vẫn có điều kiện thực hiện việc tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên có một số trường hợp cụ thể nghĩa vụ chứng minh phải thuộc về người bị yêu cầu (bị đơn). Vì vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trên đây là nội dung quy định về đối tượng chứng minh và việc xác định sự thật vụ án . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com