Câu hỏi:
Một bạn đọc đề nghị ẩn danh có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:
Tháng 11-2019, TAND quận 7, TP.HCM đã xử sơ thẩm, phạt anh H một năm ba tháng tù và phạt bổ sung số tiền 20 triệu đồng về tội tổ chức đánh bạc. Sau đó H kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt tù.
Tháng 2-2020, TAND TP.HCM xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo, sửa bản án sơ thẩm, chuyển phần hình phạt tù thành phạt tiền là 50 triệu đồng.
Tôi xin hỏi, bản án phúc thẩm trên của TAND TP.HCM có đúng không?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:
– Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13;
– Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung bới Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14;
Bản án hình sự phúc thẩm trên của TAND TP.HCM là không đúng quy định của pháp luật
Về khái niệm hình phạt thì tại Điều 30 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại Điều 30 có quy định:
“Điều 30. Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì:
“Điều 355. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm…”
Như vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm.
Trong trường hợp này, anh H đã có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nên theo khoản 1 Điều 357 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì thẩm quyền của Hội đồng xét xử khi sửa bản án là:
“Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
Như vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm và chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn.
Ở bản án hình sự phúc thẩm thì cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung đều là phạt tiền.
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 32 Bộ luật Hình sự thì:
“Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội
…
…
…
Như vậy, hình phạt tiền không thể đồng thời là hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thẩm quyền sửa bản án hình sự sơ thẩm, chuyển hình phạt do Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên sang hình phạt khác nhẹ hơn. Nhưng do không thể đồng thời là hình phạt chính và hình phạt bổ sung là phạt tiền nên do đó TAND TP.HCM đã vi phạm quy định pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyển sửa bản án hình sự sơ thẩm của Hội đồng xét xử phúc thẩm và hình phạt tiền. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com