Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi liên quan đến nhãn hiệu, việc có những nhãn hiệu khá tương đồng hoặc dễ gây nhầm lẫn không phải chuyện hiếm. Dưới đây là tư vấn của Luật Hiệp Thành về những trường hợp được coi là nhãn hiệu gây nhầm lẫn hoặc không có khả năng phân biệt.
Câu hỏi khách hàng:
Thưa Luật sư,
Em đang làm việc cho một công ty sản xuất dòng sản phẩm mang nhãn hiệu Hakuna. Tuy nhiên, dạo gần đây, em thấy mới xuất hiện trên thị trường một dòng sản phẩm tương tự mang nhãn hiệu Hakuma. Em muốn hỏi rằng Hakuna và Hakuma có bị coi là nhái nhãn hiệu không ạ? Em xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
– Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:
Theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009), nhãn hiệu được coi là gây nhầm lẫn trong các trường hợp sau sẽ không được bảo hộ:
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Theo thông tin mà bạn cung cấp, dòng sản phẩm Hakuma có cách viết gần giống dòng sản phẩm Hakuna đã được ra mắt trước đó, ngoài ra, hai dòng sản phẩm này còn tương tự nhau. Do đó, Hakuma là nhãn hiệu gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hakuna
Một số điều cần biết về khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu như sau:
Điều 74: Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email : luathiepthanh@gmail.com
Trân Trọng