– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14;
Căn cứ theo Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và năm 2019:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
Như vậy, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Qua quá trình sử dụng, những nhãn hiệu này đã trở nên nổi tiếng. Đem lại những lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Nhãn hiệu nổi tiếng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó tất yếu dẫn đến việc pháp luật cần phải có các cơ chế điều chỉnh về vấn đề này.
Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và năm 2019:
“Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
…
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Như vậy, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ.
Căn cứ Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và năm 2019 thì:
“Điều 75. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
Như vậy, một nhãn hiệu được coi là nhãn hiệu nổi tiếng khi đáp ứng các tiêu chí sau:
Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Hoặc thông qua quảng cáo.
Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu. Hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.
Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.
Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Việc xét các tiêu chí đánh giá công nhận nhãn hiệu nổi tiếng không nhất định phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên.
Trên đây là nội dung quy định về nhãn hiệu nổi tiếng. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com