Người dân có được quay phim, chụp hình khi CSGT kiểm tra hành chính?

Theo quy định, người dân được ghi âm, ghi hình khi làm việc với công an. Hoạt động giám sát phải không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của công an.

Khi làm việc với công an, người dân có quyền giám sát bằng cách ghi âm, ghi hình không? Nếu có, người dân cần lưu ý những gì?

Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tại Hà Nội..

Luật sư Nguyễn Hào Hiệp – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

Điều 10 Thông tư 67/2019/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhân dân có thể giám sát lực lượng công an trong việc thi hành các quy định của pháp luật trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chấp hành quy định của Bộ Công an về quy tắc ứng xử của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ. Việc giám sát phải thực hiện khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.

Điều 11 Thông tư này quy định việc giám sát có thể thông qua các thông tin công khai của công an và phản hồi qua phương tiện thông tin đại chúng; các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; qua tiếp xúc, làm việc trực tiếp với cán bộ, chiến sĩ; qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hay thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.

Đối với trường hợp ghi âm, ghi hình, khoản 5 Điều này cho phép người dân được phép ghi âm, ghi hình nhưng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ đang thực thi nhiệm vụ; nằm ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông) và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Khoản 2, Điều 4 Thông tư này quy định khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Dây căng là dây có nền màu đỏ, chiều rộng 5-10 cm; trên dây có in dòng chữ “Khu vực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông” màu vàng. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Từ các quy định trên, có thể thấy người dân được phép ghi âm, ghi hình khi làm việc với công an. Tuy nhiên, việc giám sát không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ, phải thực hiện bên ngoài khu vực cho phép và phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

 

Yêu cầu không chia nhỏ các tiểu dự án khi làm vành đai 4

Phó thủ tướng yêu cầu địa phương không chia nhỏ các tiểu dự án; phải dự toán phù hợp, không đẩy tổng mức đầu tư lên cao làm ảnh hưởng đến nguồn vốn chung của toàn dự án vành đai 4.

Phối cảnh một phần đường của dự án vành đai 4 – vùng thủ đô. 

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến vành đai 4 – vùng thủ đô.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh chủ động quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phê duyệt các dự án thành phần…

Các nội dung trên phải được thực hiện theo đúng cơ chế, chính sách đã được quy định tại Nghị quyết số 56 của Quốc hội và Nghị quyết số 106 của Chính phủ, bảo đảm tiến độ triển khai.

Phó thủ tướng lưu ý với việc mở rộng, cải tạo, chỉnh trang các nghĩa trang hiện có phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, các địa phương cần thực hiện việc chỉ định theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

Việc xây mới các nghĩa trang phải có quy hoạch được duyệt, phù hợp với các quy hoạch khác có liên quan, đồng bộ với hạ tầng kinh tế – xã hội.

Ngoài ra, việc sử dụng vốn hợp pháp của địa phương cho công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư phải trên cơ sở dự án được duyệt theo đúng quy định; đẩy nhanh hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Đáng lưu ý, Phó thủ tướng yêu cầu địa phương không chia nhỏ các tiểu dự án; phải tiên lượng, dự toán phù hợp, không đẩy tổng mức đầu tư lên cao làm ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn chung của toàn bộ dự án.

Đồng thời, các nút giao giữ nguyên như báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Quốc hội, Chính phủ chấp thuận; các nút giao cắt phải khác đồng mức.

Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu đơn vị liên quan điều chỉnh cao độ tĩnh không các cầu cạn cho phù hợp; thiết kế mặt cắt ngang cầu qua sông phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và xu thế phát triển trong tương lai.

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng được chỉ đạo phối hợp, hướng dẫn khâu thẩm định, thiết kế, thi công các dự án.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xem xét và có ý kiến thỏa thuận với đề nghị của UBND Hà Nội về phương án thiết kế các công trình cầu qua sông có đê thuộc dự án.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét và có ý kiến về đề xuất của Ban Chỉ đạo về những nội dung liên quan; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án thành phần, bao gồm việc khai thác mỏ vật liệu xây dựng trong tháng 2.

Ngoài ra, Bộ Công Thương phối hợp, giúp đỡ các địa phương về việc thỏa thuận giải pháp thiết kế di chuyển, bảo vệ hệ thống điện cao thế 110 KV, 220 KV, 500 KV, trong phạm vi giải phóng mặt bằng.

Phó thủ tướng yêu cầu Hà Nội là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả triển khai, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án.

Thành phố cũng được giao chủ trì, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp phát sinh các yếu tố dẫn đến điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội, tính đến hết ngày 17/2, gần 5.200 ngôi mộ đã được di chuyển để giải phóng mặt bằng làm dự án vành đai 4 – vùng thủ đô, đạt 44% kế hoạch.

Các đơn vị cũng phê duyệt và thu hồi 236,82 ha đất, đạt 29,2% chỉ tiêu với tổng số tiền chi trả là hơn 1.900 tỷ đồng. Một số huyện cơ bản hoàn thành công tác di dời mộ gồm: Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín.

Theo Báo mới.

Luật Đất đai (sửa đổi): Giá đất được quy định thế nào?

Mục 2, Chương XI, Tài chính về đất đai, giá đất (từ Điều 153 đến Điều 158) dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định các nội dung về giá đất.

Giao Chính phủ quy định phương pháp định giá đất

Tại Điều 153. Nguyên tắc, phương pháp định giá đất, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định, Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc: Theo mục đích sử dụng đất định giá; Theo thời hạn sử dụng đất và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất; Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường; Tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan của kết quả định giá đất giữa cơ quan định giá, cơ quan thẩm định và cơ quan quyết định.

Giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường được xác định bằng bình quân của các mức giá giao dịch thực tế của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng trên thị trường xuất hiện với tần suất nhiều nhất thông qua thống kê tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định, không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến, giao dịch có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi khác.

Dự thảo giao: “Chính phủ quy định phương pháp định giá đất; quy trình xây dựng bảng giá đất, định giá đất cụ thể; xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện”.

Bảng giá đất và các trường hợp áp dụng bảng giá đất

Về bảng giá đất, Điều 154, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định: Bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm được công bố công khai và áp dụng từ ngày 01/01 của năm.

Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bảng giá đất, được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để xây dựng bảng giá đất; trình Hội đồng thẩm định bảng giá đất; căn cứ kết quả của Hội đồng thẩm định bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua bảng giá đất trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành.

Bảng giá đất được xây dựng theo vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp:

Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân; chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;

Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;

Tính thuế sử dụng đất, thuế đối với các dự án chậm tiến độ hoặc không đưa đất vào sử dụng;

Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;

Tính tiền sử dụng đất tăng thêm đối với những trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng, không đưa đất vào sử dụng;

Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;

Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

Tính giá khởi điểm đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất.

Làm căn cứ để tính giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, xây dựng công trình trên không

Đối với các trường hợp tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tính tiền thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì giá đất để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tính tiền thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm ổn định trong 05 năm.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Các trường hợp áp dụng giá đất cụ thể

Điều 155 (Giá đất cụ thể) quy định, giá đất cụ thể được áp dụng cho các trường hợp sau:

Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; khi Nhà nước giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất;

Tính tiền thuê đất trả tiền một lần đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, khi Nhà nước cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền thuê đất.

Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;

Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;

Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết mà ảnh hưởng đến hệ số sử dụng đất; cho phép chuyển hình thức sử dụng đất.

Việc quyết định giá đất cụ thể thực hiện theo quy định sau đây:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết, thu hồi đất, xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết, thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan quản lý đất đai cấp huyện được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai trình Hội đồng thẩm định giá đất thẩm định kết quả tư vấn xác định giá đất; căn cứ kết quả của Hội đồng thẩm định giá đất trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

Đối với khu vực đã có bảng giá đất tới từng thửa đất theo vùng giá trị đất, giá thửa đất chuẩn thì việc định giá đất cụ thể được xác định theo bảng giá đất tại thời điểm định giá.

Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các phương pháp để định giá đất cụ thể và quy định chi tiết Điều này.

Hội đồng thẩm định giá đất

Điều 156, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về Hội đồng thẩm định giá đất.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất bao gồm các thành phần sau:

Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;

Giám đốc Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng; lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Cục Thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh;

Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cấp tỉnh bao gồm các thành phần sau:

Giám đốc Sở Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng;

Lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Cục Thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh;

Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cấp huyện bao gồm các thành phần sau:

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng;

Trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch làm thường trực Hội đồng; lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng, ban chuyên môn có liên quan; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện;

Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể quyết định thành lập Tổ giúp việc cho Hội đồng, được thuê tổ chức tư vấn định giá đất để tư vấn thẩm định giá đất.

Hội đồng thẩm định giá đất làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; Chủ tịch và các thành viên chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình. Hội đồng thực hiện thẩm định việc tuân thủ nguyên tắc, việc áp dụng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất, kết quả thu thập thông tin, tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan trong quá trình định giá và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định theo quy định của pháp luật.

Kết quả thẩm định giá đất của Hội đồng là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định Bảng giá đất, giá đất cụ thể.

Tư vấn xác định giá đất

Điều 157, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về tư vấn xác định giá đất.

Theo đó, tư vấn xác định giá đất được thực hiện trong các trường hợp: Khi xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và giá đất cụ thể; khi giải quyết khiếu nại về giá đất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên có liên quan.

Dự thảo giao Chính phủ quy định điều kiện hoạt động của tư vấn xác định giá đất, hành nghề tư vấn xác định giá đất.

Việc xác định giá đất của tư vấn xác định giá đất phải độc lập, khách quan, trung thực và tuân theo nguyên tắc, phương pháp định giá đất quy định tại Điều 153 của Luật này.

Giá đất do tư vấn xác định là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định giá đất.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất

Điều 158, quy định tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất có các quyền: Thực hiện tư vấn xác định giá đất theo quy định của Luật này, Luật giá và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Yêu cầu bên thuê tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc tư vấn xác định giá đất; được nhận tiền dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng;

Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng tư vấn xác định giá đất khi bên thuê tư vấn vi phạm điều kiện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;

Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất có nghĩa vụ: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả tư vấn xác định giá đất; Thực hiện thỏa thuận theo hợp đồng tư vấn xác định giá đất với bên thuê tư vấn;

Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức, kết quả hoạt động tư vấn xác định giá đất định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất;

Thực hiện nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

Đăng ký danh sách định giá viên và việc thay đổi, bổ sung danh sách định giá viên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức tư vấn xác định giá đất đặt trụ sở chính;

Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kết quả tư vấn xác định giá đất; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo Báo mới.

Kinh doanh phòng trọ có phải xin giấy phép PCCC?

Theo luật sư, đối với những dự án nhà trọ có quy mô nhỏ chỉ khuyến khích chấp hành phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, nếu cơ sở được trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy thì vẫn sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Gia đình tôi đang kinh doanh cho thuê phòng trọ nhưng không biết mình có thuộc đối tượng bắt buộc phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy và lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy không? Vậy nếu có thì gia đình tôi phải tiến hành những thủ tục nào?

Chị Chu Thị Hồng Hà (An Dương, Hải Phòng)

Trả lời: Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Hào Hiệp – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiệp Thành, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2013

Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy

Nghị định số: 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

Hình minh họa

Thứ nhất, về vấn đề xin giấy phép về phòng cháy chữa cháy đối với kinh doanh cho thuê phòng trọ

Khoản 1 Điều 23 Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2013: “Công trình cao tầng phải có thiết bị chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; phải có phương án thoát nạn, bảo đảm tự chữa cháy ở những nơi mà phương tiện chữa cháy bên ngoài không có khả năng hỗ trợ”Vì vậy, các công trình cao tầng phải được lắp đặt thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

Theo Phụ lục II về Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ
kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP thì:

“Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên” .

Do bạn không thông tin rõ về tình trạng, công trình xây dựng gia đình bạn mà kinh doanh phòng trọ nên căn cứ theo các quy định trên, nếu công trình của bạn thuộc trường hợp đã nêu thì bạn phải tiến hành thực hiện thủ tục xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy đối với hoạt động kinh doanh cho thuê phòng trọ của mình. Trường hợp gia đình bạn kinh doanh nhà trọ thuộc diện phải tiến hành thủ tục xin giấy phép phòng cháy, chữa cháy nêu trên sẽ bị xử phạt tùy vào từng hành vi vi phạm căn cứ theo quy định tại Nghị định số: 144/2021/NĐ-CP.

Đối với những dự án nhà trọ có quy mô nhỏ hơn chỉ khuyến khích chấp hành phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, nếu cơ sở được trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy thì vẫn sẽ đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, thủ tục thực hiện xin giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với kinh doanh nhà trọ

Về hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà trọ thuộc diện thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy:

Đối với nhà trọ thuộc diện thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy khi xin thẩm duyệt cần những giấy tờ sau:

Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

Giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy

Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.

Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị.

Cùng một số các giấy tờ khác có liên quan

Về thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà trọ thuộc diện thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như đã nêu

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt

Bước 3: Nộp phí thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu

Bước 4: Nhận kết quả

Nơi cấp: trụ sở Phòng/Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy công an tỉnh/thành phố mà bạn thực hiện hoạt động kinh doanh phòng trọ

 

 

Đâu là điểm nghẽn cần gỡ trong cải tạo chung cư cũ?

Không tìm được tiếng nói chung với chủ đầu tư, nhiều người dân vẫn cố gắng bám trụ lại các khu chung cư cũ, dù nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Chung cư cũ xuống cấp nghiêm trọng, vì sao dân không muốn di dời?

Hà Nội vừa có quyết định di dời khẩn cấp ngay trong quý I với 4 khu chung cư cũ ở cấp độ D, cấp cực kỳ nguy hiểm, có thể đổ sập bất kỳ lúc nào. Đây được coi là động thái quyết liệt trước tình trạng chậm trễ cải tạo nhà chung cư cũ nhiều năm nay.

10 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1 gồm: 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D, tức là nguy hiểm mức độ cao nhất. Đó là: chung cư Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp. Và 6 khu chung cư xuống cấp khác là: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân.

Các quận: Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy được thành phố yêu cầu khảo sát hiện trạng, kiểm định, lập quy hoạch, hoàn thành chậm nhất trong quý II; và tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án trong quý 3.

Một trong những chung cư được coi là xuống cấp, thuộc diện nguy hiểm phải di dời là nhà G6A Thành Công. Qua 7 năm, 23 hộ dân ở nhà G6A Thành Công chưa di dời dù tòa nhà đã được cơ quan kiểm định công bố là nhà nguy hiểm cấp độ cao nhất.

Mới đây, UBND quận Ba Đình đã tổ chức đối thoại với các hộ nhà G6A. Đại diện các hộ dân tham gia đối thoại đều nói ủng hộ chủ trương cải tạo lại chung cư cũ của nhà nước và sẵn sàng di chuyển khỏi chung cư G6A để chính quyền phá đi xây dựng lại nếu những băn khoăn được giải đáp thấu đáo. Ông Nguyễn Trọng Hùng, cư dân nhà G6A, bày tỏ lo lắng “ra đi không biết ngày về” vì nhiều hộ ở chung cư khác đi tạm cư để xây lại tòa nhà nhưng đi 5-10 năm vẫn chưa xây dựng xong.

Nhìn nhận nguyên nhân các dự án cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn, PGS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho rằng hiện còn có rất nhiều vướng mắc. Thứ nhất, các chủ đầu tư lập quy hoạch đều dẫn đến việc tăng dân số khu vực lên, đặc biệt, muốn thực hiện được việc này thì phải điều chỉnh quy hoạch. Mật độ dân số quá cao, trong khi đó chủ trương ở nội đô cần giảm dân số, tuy nhiên hiện nay trong quy hoạch tổng mặt bằng thì lại tăng lên.

Thứ hai, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật như là giao thông, điện nước, nhà trường không đầu tư mới mà khai thác các công trình lân cận xung quanh nên mất cân bằng. Thứ ba, chủ đầu tư dự án chú trọng vào việc kinh doanh để tạo ra lợi nhuận chứ chưa tạo ra sự hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và chủ đầu tư.

Nhiều chung cư cũ ở Hà Nội đã xuống cấp nghiêm trọng.

Mục tiêu hướng đến của chủ đầu tư là xây các trung tâm thương mại kết hợp vui chơi giải trí. Nếu nhà nước yêu cầu xây dựng công trình phải tạo ra kiến trúc cảnh quan và gắn với quy hoạch phân khu, mà không phát triển được mục tiêu trên, chủ đầu tư sẽ không mặn mà.

TP Hà Nội đã có chỉ đạo đối với các chủ đầu tư khi lập quy hoạch phải có ít nhất 2 phương án đề xuất, trong số 19 dự án nêu ra thì đã có một số phương án lựa chọn quy hoạch thứ 2, nhưng vẫn vướng mắc ở việc tăng dân số và làm biến đổi quy hoạch chung cảnh quan trong khu vực. Những vấn đề này cần phải giải quyết bằng việc thành phố nên có ưu đãi bằng những chính sách đặc biệt và tổ chức quy hoạch chung. Tìm sự hài hòa về hạ tầng, và phải có chính sách ưu đãi cho những người dân sống trong khu chung cư cũ di dời đi chỗ khác ở để giảm dân số.

“Nhiều năm nay đã giao các cho chủ đầu tư cải tạo lại các dự án chung cư cũ xuống cấp nhưng vẫn “giẫm chân tại chỗ” vì chưa có chính sách nào tạo ra sự hài hòa ba bên, nếu để chủ đầu tư lập quy hoạch thì họ lại muốn thay đổi so với quy hoạch chung để kinh doanh tạo ra lợi nhuận, đây là cái bất cập nhất”, ông Nghiêm nói.

Hiện nay việc cải tạo lại các khu chung cư cũ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc đặc biệt là vấn đề về dân số. Qua điều tra khảo sát, hiện dân số tại các khu chung cư cũ cao hơn nhiều so với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu. Tại các khu chung cư Giảng Võ, Thành Công, Ba Đình được cấp phép xây dựng trên 20 tầng với khoảng 10 nghìn người tuy nhiên hiện nay dân số đã hơn 10 nghìn người.

Khó khăn vướng mắc tiếp theo trong vấn đề này chính là ở quy định pháp luật yêu cầu các chủ đầu tư cân đối tài chính, nhưng nếu để tự cân đối theo quy hoạch phân khu thì doanh nghiệp sẽ lỗ lớn theo tính toán có thể lỗ tới hàng nghìn tỉ đồng… Nghị định của chính phủ chưa cụ thể bởi ngoài chung cư còn xen kẽ nhiều nhà dân xây dựng riêng lẻ và đa phần không có sổ nhưng khi chủ đầu tư làm họ đều đòi đền bù giá cao.

Nên để người dân tự xây dựng?

Theo TSKH. Đào Ngọc Nghiêm, từ thực trạng sau cả 2 thập kỷ mà Hà Nội mới chỉ cải tạo được khoảng 1% nhà chung cư cũ đang đặt ra bài toán cần có cơ chế chính sách đặc thù cho Thủ đô để tạo ra sự hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và chủ đầu tư.

Để làm được điều này, cần quy hoạch cải tạo, tái thiết chung cư cũ cần phải được lập quy hoạch cho toàn khu, xác định rõ phạm vi nghiên cứu và phạm vi lập quy hoạch. Quy hoạch cải tạo khu chung cư cũ phải tuân thủ quy hoạch của Thành phố (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành, với các tiêu chí chính là: Dân số, không gian và hệ số sử dụng đất), cấu trúc khu chung cư sau cải tạo không nhất thiết phải là mô hình đơn vị ở phổ biến mà có thể là khu đô thị đa chức năng. Việc điều chỉnh quy hoạch cần xem xét vị trí đặc thù.

Thành phố cần tổ chức xây dựng nhiệm vụ thiết kế, lấy ý kiến cộng đồng, tổ chức thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ thiết kế. Để có nhiệm vụ thiết kế phù hợp cần phân loại các khu chung cư hiện nay, căn cứ diện tích, vị trí, lợi thế, quy mô dân số để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật đặc thù. Có thể xem xét xã hội hóa việc lập quy hoạch chi tiết và dự án thông qua lựa chọn chủ đầu tư hoặc đấu thầu.

Các đồ án quy hoạch chi tiết đã lập cần công bố công khai, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư khu vực quy hoạch và ý kiến rộng rãi của các cơ quan, đơn vị tổ chức. Từ những quy hoạch chi tiết được phê duyệt cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với xây dựng ưu tiên các ngôi nhà xuống cấp nguy hiểm, đồng thời ban hành quy định về phân công, phân công quản lý và trách nhiệm (nên hình thành đơn vị quản lý chuyên trách về cải tạo chung cư).

PGS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, để giải phóng mặt bằng, cải tạo chung cư cũ nhanh, cần có hành lang pháp lý để cho cộng đồng cư dân tự xây dựng. Việc để cộng đồng cư dân tự xây dựng đã có kết quả rất tốt ở các nước châu Âu. Hình thức này thúc đẩy được ý thức, trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi của chính người dân, người dân sẽ đồng tình ủng hộ. Vừa nhanh lại vừa đáp ứng mục tiêu về cải tạo chung cư cũ.

Tuy nhiên, theo ông Nghiêm, việc để cộng đồng cư dân tự xây dựng đang thiếu hành lang pháp lý. Luật Nhà ở có quy định, cải tạo chung cư có cho phép một số mô hình như: Nhà nước chọn chủ đầu tư, đấu thầu dự án… chưa đề cập tới quy định để cộng đồng cư dân tự xây dựng. Do đó, ông Nghiêm kiến nghị nên bổ sung quy định này vào Luật Nhà ở, làm cơ sở pháp lý thực hiện, đẩy nhanh hiệu quả triển khai xây dựng chung cư cũ.

Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội thống kê, hiện có 1.579 chung cư cũ (2 – 5 tầng), tập trung trong 76 khu với khoảng 1.300 nhà còn là nhà riêng lẻ, chủ yếu được xây dựng trước năm 1954 và từ năm 1960-1994. Trong đó 4 quận nội thành có tới gần 1.000 nhà chung cư. Hầu hết các chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng, bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ và không đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người dân.

Theo Báo mới.

Hải Phòng có thêm 3 dự án vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng

TP Hải Phòng khẳng định sức hút khi ngay từ đầu năm đã thu hút thêm gần 10.000 tỷ đồng đầu tư 3 dự án mới.

Gần 10.000 tỷ đồng vốn đầu tư vào Hải Phòng 

Tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị, UBND TP. Hải Phòng đã được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 3 dự án mới với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng.

Trong đó, Dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên, 142 Lê Lai do Công ty cổ phần Thái-Holding làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư gần 4.900 tỷ đồng.

Mục tiêu của Dự án là đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội để bán và cho thuê (bán tối đa 80%, cho thuê tối thiểu 20%), nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển về nhà ở xã hội của Thành phố và Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 12/4/2022 của HĐND Thành phố về Đề án xây dựng nhà ở xã hội kết hợp giải quyết nhà ở cho các hộ dân sinh sống tại các chung cư cũ trên địa bàn.

Dự án nghiên cứu, phát triển và sản xuất Cell Pin 1 do Công ty cổ phần Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư gần 3.300 tỷ đồng.

Dự án sản xuất pin và ắc quy tại nhà xưởng thuê trong Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast, đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải. Nhà xưởng diện tích khoảng 27.000m³; sản phẩm, dịch vụ cung cấp là Cell pin và các linh phụ kiện đi kèm với công suất thiết kế 2,2 GWh/năm.

Dự án khai thác tàu container do Zim Integrated shipping services Ltd., (Isarel) và Công ty cổ phần Xếp dỡ Hải An làm chủ đầu tư. Với tổng vốn đầu tư 1.383,3 tỷ đồng, Dự án hình thành với mục tiêu cung cấp các loại hình dịch vụ vận tải biển, dự kiến vận hành, khai thác từ quý IV/2023.

Theo Báo mới.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ra Chỉ thị về sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa ra Chỉ thị số 643/CT- BGDĐT về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Học sinh không viết, vẽ vào SGK để SGK được sử dụng lại lâu bền 

Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa (SGK), tăng tỷ lệ SGK được sử dụng lại nhiều lần; không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến từng cán bộ quản lý giáo viên và học sinh về việc giữ gìn, bảo quản SGK; không viết, vẽ vào SGK để SGK được sử dụng lại lâu bền.
Các đơn vị thực hiện nghiêm quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 7/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có việc: “Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào” tại khoản 4 Điều 5 của Thông tư này.
Thêm nữa, giám đốc các Sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục không được vận động học sinh, hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm ngoài danh mục SGK đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt và các địa phương đã lựa chọn dưới bất kì hình thức nào; không thực hiện việc lập danh mục, đóng gói thành bộ SGK kèm sách bài tập, sách tham khảo và các tài liệu khác ngoài danh mục SGK đã được phê duyệt, lựa chọn để học sinh, phụ huynh học sinh mua và sử dụng.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị bố trí nguồn kinh phí hợp lý để mua SGK cho các thư viện trường học, tổ chức cho học sinh mượn SGK để học tập; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ SGK cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau tiếp tục được mượn và sử dụng.

Đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản có SGK đã được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành SGK nhằm tiết kiệm, giảm giá thành SGK; kịp thời in ấn, phát hành SGK bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, phục vụ nhu cầu của giáo viên và học sinh.

Các đơn vị báo cáo Bộ GD&ĐT về kết quả rà soát, đánh giá và phương án giảm giá thành SGK trước khi phát hành hoặc tái bản.

Sở GD&ĐT phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng SGK, sách bài tập, xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bộ trưởng cũng đề nghị Chỉ thị này được quán triệt đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.

Theo Báo mới.

Chấn chỉnh hoạt động đấu giá tài sản

UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1509/UBND-NC (ngày 19-5-2022) về việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố. Để hoạt động đấu giá tài sản nói chung, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất được minh bạch, tránh thất thu ngân sách, hiện cơ quan chuyên môn, các quận, huyện, thị xã đang có kế hoạch triển khai nghiêm túc việc đấu giá tài sản bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Một phiên đấu giá quyền sử dụng đất được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch quận Cầu Giấy. 

Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Lưu:
Rà soát quy định về xác định giá để làm giá khởi điểm

Thực hiện Văn bản số 1509/UBND-NC, Sở sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát quy định của pháp luật về xác định giá để làm giá khởi điểm đối với tài sản đấu giá là tài sản công, bảo đảm giá khởi điểm của tài sản đấu giá sát với giá thị trường. Đồng thời tập trung chỉ đạo bộ phận chuyên môn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định của pháp luật về đấu giá tài sản; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản; quyết định của UBND thành phố ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố. Tham mưu với UBND thành phố việc xác định giá khởi điểm quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản để đưa ra đấu giá, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội Mai Trọng Thái:
Tăng cường kiểm tra việc đấu giá quyền sử dụng đất

Để khắc phục tình trạng bỏ cọc sau khi giá đấu giá đất bị đẩy lên cao bất thường, gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng lớn đến tiến độ phát triển đô thị, trên cơ sở Văn bản số 1509/UBND-NC, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu việc xác định giá khởi điểm quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản để đưa ra đấu giá, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, sát với giá thị trường. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc đưa quyền sử dụng đất ra đấu giá của UBND các quận, huyện, thị xã. Chủ động lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành liên quan đối với phương án đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản do Sở dự thảo để hoàn thiện trước khi trình UBND thành phố ban hành.

Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm:
Chú trọng công khai, minh bạch thông tin

Xác định rõ công tác đấu giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất bảo đảm hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, từ chỉ đạo của UBND thành phố, quận sẽ xây dựng phương án lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản công theo đúng quy định. Việc lựa chọn, công bố thông tin liên quan đến việc đấu giá bảo đảm công khai, minh bạch. Đồng thời, cung cấp thông tin về tổ chức hành nghề đấu giá đến các cơ quan, đơn vị liên quan để chủ động trong việc phối hợp, theo dõi, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động đấu giá tài sản theo thẩm quyền. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đấu giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ bất động sản Thành Phát (quận Nam Từ Liêm):
Cần giải pháp ngăn chặn thông đồng, dìm giá hiệu quả

Trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, công tác đấu giá quyền sử dụng đất vẫn gặp nhiều khó khăn và xảy ra tình trạng “lách luật”. Về mặt luật pháp, các quy định, chế tài về đấu giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất đều rất chặt chẽ, rõ ràng. Vấn đề còn lại chỉ là cách thức thực hiện sao cho đúng, trong đó yếu tố công khai, minh bạch phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, cần có cơ chế giám sát, kiểm tra chéo nhằm bảo đảm các bước triển khai đấu giá tài sản; có giải pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng “sân sau”, thông đồng, dìm giá, “quân xanh, quân đỏ” trong đấu giá…

Ông Lại Văn Tuấn, ngõ 48 phố Tạ Quang Bửu (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng):
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Theo tôi, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá. Trước mắt, cần vận hành và sử dụng ổn định, hiệu quả Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản. Đây là nơi phát huy hiệu quả lớn trong việc công khai, minh bạch việc đấu giá tài sản; đồng thời là kênh thông tin hữu hiệu để cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị về các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá. Thực tế, nơi nào có sự giám sát chặt chẽ của người có tài sản; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước thì nạn thông đồng, dìm giá, gây thất thoát tài sản… được hạn chế tối đa.

Theo Báo mới.

Ly hôn để tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ dân sự là hành vi vi phạm pháp luật

Đối với những vụ ly hôn giả mạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, cơ quan chức năng cần làm rõ và có thể hủy bỏ quyết định, bản án ly hôn trái pháp luật, thu hồi tài sản do phạm tội mà có để xử lý theo quy định.

Ly hôn là một trong những quyền cơ bản của công dân, thể hiện quyền tự do trong hôn nhân. Khi ly hôn thường sẽ giải quyết các vấn đề như: nuôi con sau khi ly hôn, chia tài sản chung vợ chồng, nghĩa vụ trả nợ chung…. Hiện, phần lớn các vụ ly hôn do “cơm không lành, canh không ngọt”, hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng mà không có lối thoát, ly hôn là hành động giải thoát cho nhau. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều những cuộc ly hôn “đầy toan tính” như hành vi ly hôn để kết thúc một thủ tục kết hôn giả trước đó (kết hôn để nhập quốc tịch) hoặc ly hôn giả để trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự khi trong cuộc hôn nhân đó có người lâm vào tình trạng vỡ nợ, phá sản hoặc sắp bị xử lý hình sự.

Liên quan đến vấn đề này, Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định hành vi ly hôn giả tạo. Theo đó, ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân. Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ cấm hành vi kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

Như vậy, hành vi ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân thì đây là hành vi bị cấm theo luật hôn nhân và gia đình. Kết quả ly hôn giả tạo này sẽ bị tòa án xem xét hủy bỏ, phục hồi lại các quyền lợi của các bên, người trốn tránh nghĩa vụ sẽ không còn lý do để trốn tránh theo bản án, quyết định ly hôn.

Ngoài ra, nếu cả hai còn yêu thương nhau, còn quan tâm, quý trọng nhau thì có muốn ly hôn, tòa cũng không chấp nhận. Tòa án chỉ cho ly hôn đơn phương khi tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Nếu là thuận tình ly hôn thì việc tự nguyện li hôn đó phải không trái pháp luật đạo đức xã hội, không nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ dân sự . Với các cán bộ, người có chức vụ quyền hạn, có vị thế trong xã hội hoặc là các doanh nhân, đại gia lâm vào tình trạng khó khăn phá sản hoặc phải đối mặt với chế tài của pháp luật thì người vợ, người chồng của họ thường sẽ sẵn sàng “chung lưng, đấu cật” chứ không mấy ai quay đầu, bỏ mặc… Nếu cuộc sống đang hạnh phúc, một người bị xác minh về hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến ly hôn thì cũng cần làm rõ động cơ của các cuộc ly hôn chóng vánh này.

Cụ thể, thời gian gần đây cơ quan chức năng liên tục phát hiện xử lý nhiều cán bộ vi phạm pháp luật về tham nhũng và chức vụ, nhiều người đã bị khởi tố, bị kết án và phải bồi hoàn cho nhà nước số tiền rất lớn. Tuy nhiên, điều mà dư luận không khỏi băn khoăn là trước khi bị khởi tố, không ít cán bộ đã ly hôn, chuyển hết tài sản cho vợ, cho chồng của mình và “tay trắng” vào tù khiến cơ quan chức năng sẽ gặp những khó khăn trong việc thi hành án đối với phần dân sự trong vụ án hình sự.

Thông thường đối với những người có chức vụ quyền hạn bị xử lý hình sự về các tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”; tội “Vi phạm quy định về quản lý đất đai”; tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”,… và các tội danh khác thuộc nhóm tội về tham nhũng, chức vụ thì người phạm tội ngoài việc phải chịu chế tài hình sự còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, bị tịch thu tài sản, thu giữ tài sản do phạm tội mà có… Bởi vậy, nhiều bị can trước khi bị khởi tố thường tìm cách tẩu tán tài sản, che giấu tài sản do phạm tội mà có bằng nhiều cách khác nhau.

Những người thực hiện hành vi tham ô tài sản, hưởng lợi từ các hành vi vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ thường tìm cách giấu giếm tài sản, nhờ người khác đứng tên tài sản để che giấu hành vi phạm tội và tránh việc phát hiện xử lý của cơ quan chức năng. Đối với những tài sản họ trực tiếp đứng tên thì khi bị thanh tra kiểm tra, bị xác minh mà có nguy cơ bị xử lý hình sự, nguy cơ bị phát hiện, thu giữ thì họ cũng tìm cách sang tên, tẩu tán bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cách ly hôn để chia tài sản.

Luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có thể tự nguyện thỏa thuận về việc chia tài sản chung khi ly hôn, nếu không thỏa thuận được thì có thể nhờ Tòa án giải quyết. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được về việc phân chia tài sản khi ly hôn cũng có thể yêu cầu Tòa án công nhận sự tự nguyện thỏa thuận đó. Lợi dụng quy định này mà nhiều người vi phạm pháp luật, chưa bị xử lý đã tìm cách ly hôn giả để sang tên toàn bộ tài sản cho vợ hoặc cho chồng của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước. Thủ tục ly hôn như vậy là trái pháp luật, nếu phát hiện thì Tòa án sẽ không công nhận thuận tình ly hôn, sẽ không cho ly hôn và không đồng ý giải quyết chia tài sản khi ly hôn. Tuy nhiên, nếu người giải quyết ly hôn thiếu thận trọng hoặc không khách quan thì có thể tiếp tay cho hành vi trốn tránh nghĩa vụ dân sự, sẽ xuất hiện trường hợp ly hôn giả.

“Rất nhiều trường hợp người phạm tội tham nhũng và chức vụ khi bị kết án thì họ không còn đứng tên tài sản nào cả bởi trước đó đã có các giao dịch bán, chuyển nhượng, chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn khiến họ trở thành “vô sản” khi là bị can, bị cáo. Nếu cơ quan chức năng tin vào các giao dịch đó mà không xác minh, không làm rõ để xử lý thì bạn án về phần dân sự sẽ không có khả năng thi hành, nhà nước sẽ không thu hồi được tài sản do phạm tội mà có, không thể thực hiện được phần dân sự trong vụ án hình sự khi bản án có tiền về bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc phạt tiền”

Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định là các giao dịch dân sự về chuyển quyền sở hữu tài sản mà trái pháp luật, đạo đức xã hội, nhằm trốn tránh nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự thì giao dịch đó sẽ vô hiệu. Bởi vậy, trong trường hợp các giao dịch về dân sự để chuyển quyền sở hữu tài sản của bị can, bị cáo được thực hiện trước khi khởi tố có dấu hiệu tẩu tán tài sản thì cơ quan chức năng cũng có quyền đề nghị tòa án xem xét tuyên bố hủy bỏ các giao dịch dân sự đó để trả lại tài sản cho bị can, bị cáo nhằm đảm bảo cho việc thực hiện trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.

Đối với những vụ ly hôn giả mạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi hoàn tài sản cho nhà nước, nhằm tổ tán tài sản do phạm tội mà có, luật sư Cường cho rằng, cơ quan chức năng cần làm rõ và có thể hủy bỏ quyết định, bản án ly hôn trái pháp luật, thu hồi tài sản do phạm tội mà có để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp phát hiện ra người vợ, người chồng của bị can giúp sức cho bị can trong việc tẩu tán tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tài sản vào mục đích khác để hợp thức hóa nguồn gốc tài sản thì người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm và tội rửa tiền theo quy định của bộ luật hình sự. Trường hợp quá trình điều tra vụ án hình sự mà bị can có nghĩa vụ trả tiền cho tổ chức cá nhân phải bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra nhưng trước đó đã thực hiện các hành vi tẩu tán tài sản bằng các hợp đồng, giao dịch hoặc ly hôn giả thì cơ quan chức năng cũng có thể kiến nghị với tòa án xem xét hủy bỏ các giao dịch, thủ tục đó theo quy định của pháp luật.

Vấn đề thu hồi tài sản do phạm tội mà có vẫn là vấn đề nan giải của nhiều năm nay. Theo thống kê từ các bạn án trong các vụ án thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng và chức vụ thì tỷ lệ thu hồi tài sản do phạm tội mà có rất thấp trong đó có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là người phạm tội không còn tài sản. Bởi vậy đối với những vụ án gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước hoặc chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản thì cơ quan chức năng cần làm rõ những tài sản mà bị can bị cáo đứng tên trước đó, làm rõ các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, phân chia tài sản chung vợ chồng và các giao dịch khác để chuyển dịch quyền sở hữu tài sản có vi phạm điều cấm của pháp luật không, có dấu hiệu tẩu tán tài sản hay không để hủy bỏ các giao dịch này, thu hồi tài sản cho nhà nước.

Ngoài ra với những người thân thích của bị can bị cáo mà lại đứng tên các tài sản lớn nhưng không chứng minh được thu nhập nguồn gốc thì cũng có thể xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật, trong đó có thể tịch thu phải xử lý về hành vi rửa tiền, che giấu tội phạm nếu hành vi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của các tội danh này.

Dẫn chứng trường hợp cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, trước khi bị bắt, ông Trần Văn Nam và vợ đã làm thủ tục ly hôn. Bà P.M.H – vợ ông Nam là người đệ đơn ly hôn. Theo thông tin nắm được, đến nay cơ quan điều tra xác định trước khi bị bắt thì ông Nam đã ly hôn với vợ. Vấn đề này cơ quan điều tra cũng cần làm rõ việc ly hôn này có kèm theo thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng hay không, việc thỏa thuận này có ngay tình hay không, có dấu hiệu tẩu tán tài sản để trốn tránh trách nhiệm dân sự hay không.

Trong trường hợp có căn cứ cho thấy việc ly hôn này có kèm theo việc thỏa thuận phân chia tài sản phần lớn cho người vợ thì cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ động cơ mục đích của hành vi này là gì?. Đồng thời làm rõ trách nhiệm dân sự của bị can này đối với vụ án hình sự đang xử lý. Trong trường hợp tòa án kết tội và tuyên về trách nhiệm dân sự bồi thường, khắc phục hậu quả, phải hoàn trả tài sản do phạm tội mà có mà trước đó bị can này đã có các giao dịch nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng thì cơ quan chức năng cũng có thể xem xét đánh giá tính hợp pháp của các giao dịch này, nếu có căn cứ cho thấy có động cơ tẩu tán tài sản để trốn tránh trách nhiệm dân sự thì tòa án có quyền hủy bỏ các giao dịch này theo quy định pháp luật./.

Theo Báo mới.

Đăng ký xe nếu sai sót phần phiên dịch tiếng Anh sẽ được chỉnh sửa ra sao?

Cục CSGT đang rà soát lại phần phiên dịch tiếng Anh trên đăng ký ô tô, nếu có sai sót sẽ chỉnh sửa phù hợp.

Mới đây, độc giả gọi điện thoại về đường dây nóng của Báo Giao thông phản ánh mẫu cà vẹt xe (giấy đăng ký xe) của Việt Nam do CSGT cấp đăng kí xe tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM… dùng từ tiếng Anh không chính xác. Cụ thể, phần tiếng Anh của mục “số chỗ ngồi” được dùng là “sit”.

Trong tiếng Anh, “sit” là động từ để diễn tả hành động ngồi. Danh từ được sử dụng chính xác để diễn tả chỗ ngồi là “seat”.

Một giấy đăng kí của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cấp năm 2017

Trung tá Phạm Việt Công, Phó Cục trưởng Cục CSGT cho biết, Cục đã nắm được thông tin và đang cho rà soát, lấy ý kiến các bên liên quan. Trong trường hợp nếu có sai sót hoặc chưa phù hợp, nội dung này sẽ được chỉnh sửa.

Được biết, đây là phôi đăng ký xe dùng chung trên cả nước được quy định tại Thông tư 58/2020. Việc rà soát, sửa sai sót (nếu có) sẽ thực hiện trên phần mềm cho các xe đăng ký mới.

Tuy nhiên, nếu có sai sót, việc chỉnh sửa sẽ không thực hiện cho những đăng ký xe đã được cấp trước đó. Những đăng ký xe đã được cấp trước đó vẫn sẽ được sử dụng.

Theo Baomoi.com

Người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà trong trường hợp nào?

Hiện cơ quan BHXH TP.HCM đã thực hiện xác nhận BHXH gần 80.000 NLĐ tại 4.645 đơn vị để thực hiện thủ tục nhận hỗ trợ tiền thuê nhà.

Thời gian vừa qua, PLO nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động như: Doanh nghiệp (DN) đang nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thì người lao động (NLĐ) có được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà? Hồ sơ làm thủ tục hỗ trợ ra sao? Người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà trong trường hợp nào?…

Liên quan đến thắc mắc trên, cơ quan BHXH TP.HCM trả lời: Việc DN chậm đóng, nợ đóng BHXH và việc xác nhận NLĐ có tham gia BHXH là hai quan hệ khác nhau. Đối với NLĐ có tham gia BHXH thì cơ quan BHXH sẽ xác nhận việc có tham gia BHXH chứ không liên quan đến việc DN chậm đóng, nợ BHXH.

Như vậy, đối với DN đang nợ đóng, chậm đóng BHXH mà NLĐ đủ điều kiện hưởng hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định 08/2022 của Thủ tướng Chính phủ thì vẫn được giải quyết hỗ trợ tiền thuê nhà.

Trong vòng hai ngày khi nhận được danh sách NLĐ từ DN thì cơ quan BHXH sẽ xác nhận danh sách.

Cơ quan BHXH TP.HCM cũng lưu ý:

– Đối với NLĐ đang làm việc quy định tại Điều 4 Chương II Quyết định 08, chậm nhất đến hết ngày 15-8. Đơn vị có thể nộp hàng tháng hoặc gộp hai tháng hoặc ba tháng.

– Đối với NLĐ quay trở lại thị trường lao động quy định tại Điều 8 Chương III Quyết định 08, chậm nhất đến hết ngày 15-8.

Về hình thức nộp hồ sơ:

– Đơn vị lập danh sách gửi cơ quan BHXH nơi quản lý thu BHXH qua giao dịch điện tử hoặc Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam, Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc gửi hồ sơ giấy qua dịch vụ bưu chính.

– Trường hợp đơn vị thực hiện lập hồ sơ không đúng đối tượng theo quy định, chậm trễ hồ sơ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ, đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm.

– Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của đơn vị, cơ quan BHXH đang quản lý đơn vị sẽ xác nhận việc tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ và chuyển trả cho đơn vị theo hình thức đơn vị đã nộp cho cơ quan BHXH.

Trường hợp danh sách đơn vị không khớp đúng so với dữ liệu cơ quan BHXH đang quản lý thì cơ quan BHXH trả lại danh sách kèm phiếu hướng dẫn gửi cho đơn vị để bổ sung, hoàn chỉnh và nộp lại kịp thời.

Theo thống kê của cơ quan BHXH TP.HCM, tính đến ngày 2-6, cơ quan này đã thực hiện xác nhận cho 70.979 NLĐ tại 4.645 đơn vị. Trong đó, đối với NLĐ đang làm việc được quy định tại Quyết định 08 cơ quan BHXH đã xác nhận cho 4.192 đơn vị với 69.146 NLĐ.

Số NLĐ quay trở lại thị trường lao động được xác nhận hỗ trợ tiền thuê theo quy định tại Điều 8, Quyết định 08 là 1.833 NLĐ.

Điều kiện và mức hỗ trợ tiền thuê nhà

Theo Quyết định 08/2022 của Thủ tướng Chính phủ, có hai đối tượng được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà gồm: NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp và NLĐ trở lại làm việc.

Phạm vi áp dụng hỗ trợ tiền thuê nhà là NLĐ làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất; khu kinh tế trọng điểm được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (trong đó có TP.HCM).

Để được hỗ trợ tiền thuê nhà, NLĐ trong các doanh nghiệp này phải đáp ứng một số điều kiện nhất định:

– Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1-2-2022 đến ngày 30-6-2022.

– Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1-4-2022.

– Đang tham gia BHXH bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia BHXH bắt buộc của cơ quan BHXH) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Trường hợp NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 115/2015 thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với NLĐ đang làm trong các doanh nghiệp là 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng và được chi trả hằng tháng.

Đối với NLĐ trở lại làm việc thì mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng và được chi trả hằng tháng.

Theo PLO.

Kê khai sai giá chuyển nhượng nhà đất có thể bị truy cứu hình sự

Tổng cục Thuế khuyến nghị người dân, doanh nghiệp cần kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ giá thực tế chuyển nhượng bất động sản. Kê khai sai có thể bị truy cứu hình sự vì hành vi trốn thuế.

Khi chuyển nhượng sang tên nhà đất, cả người mua, người bán cũng như người tặng cho đều phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy định pháp luật của nhà nước về vấn đề nay. Vậy khi chuyển nhượng nhà đất, người dân sẽ phải nộp những khoản thuế phí nào; các loại thuế này tính trên giá chuyển nhượng thực tế, hay theo bảng giá do Nhà nước quy định; nếu kê khai thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế thì có bị xử lý không?

Liên quan đến vấn đề này, PV VOV trao đổi với bà Lý Thị Hoài Hương, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế.

PVNgoài các khoản như lệ phí địa chính, lệ phí cấp sổ đỏ, trích lục hồ sơ, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay còn gọi là bán nhà, đất người dân phải nộp khoản thuế phí nào theo quy định, thưa bà?

Bà Lý Thị Hoài Hương: Theo quy định tại điều 17, Thông tư 92 ngày 15/6/2015, khi chuyển nhượng bất động sản, người bán phải nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế xuất, thuế chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng.

Còn người mua phải nộp phí trước bạ đối với mức thu thuế nhà đất là 0,5% theo quy định tại khoản 1, điều 8, Nghị định số 10 ngày 15/1/2022 của Chính phủ.

PVTheo quy định luật pháp, hiện nay giá chuyển nhượng bất động sản được xác định như thế nào, thưa bà?

Bà Lý Thị Hoài Hương: Đối với thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, căn cứ quy định tại khoản 11, Điều 2, Nghị định số 12/2015 của Chính phủ, giá chuyển nhượng bất động sản là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá, hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định, thì giá chuyển nhượng đất là giá do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai.

Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất, giá trị nhà, kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định.

Trường hợp UBND cấp tỉnh quy định không có giá tính lệ phí trước bạ, căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.

Đối với lệ phí trước bạ, căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 7, Nghị định số 10/2022 của Chính phủ, giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà là giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Trường hợp giá nhà, đất tại hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cao hơn giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành thì giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất tại hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà.

PVThực tế cho thấy, không ít trường hợp người dân khi làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ghi giá chuyển nhượng thấp hơn số tiền mà họ giao dịch trên thực tế. Thường họ chỉ ghi bằng bảng giá đất do địa phương quy định. Theo bà, điều này có vi phạm quy định của pháp luật?

Bà Lý Thị Hoài Hương: Luật Quản lý thuế quy định rõ việc người nộp thuế có nghĩa vụ kê khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ, hồ sơ khai thuế.

Căn cứ khoản 5, Điều 143 Luật quản lý thuế số 38, việc sử dụng chứng từ, tài liệu, không phản ánh đúng bản chất giao dịch, hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp là hành vi vi phạm pháp luật.

Tổng cục Thuế khuyến nghị người dân, doanh nghiệp khi phát sinh các giao dịch chuyển nhượng bất động sản cần kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ giá thực tế chuyển nhượng bất động sản trên hợp đồng chuyển nhượng cũng như trên hồ sơ khai thuế, phí để đảm bảo quyền lợi của bản thân tránh khỏi những nội dung pháp lý trong quá trình sử dụng bất động sản như:

Tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo, đền bù và các tình huống pháp lý khác. Các bên mua, bán có thể bị truy cứu hình sự vì hành vi trốn thuế.

PVNếu cơ quan chức năng phát hiện ra giá chuyển nhượng thực tế cao hơn giá trị ghi trên hợp đồng, người dân bị xử lý thế nào?

Bà Lý Thị Hoài Hương: Hợp đồng chuyển nhượng là giao dịch dân sự giữa các bên và có thể thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

Giá chuyển nhượng bất động sản là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thực tế tại thời điểm chuyển nhượng.

Việc người dân kê khai giá chuyển nhượng trên hợp đồng thấp hơn giá giao dịch thực tế, không phản ánh đúng bản chất các giao dịch bất động sản. Khi người bán và người mua cố tình khai thấp hơn giá trị thực tế để né thuế là hành vi vi phạm pháp luật.

Tùy theo mức độ vi phạm, khi bị cơ quan chức năng phát hiện sẽ tiến hành truy thu, xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí bị xử phạt hình sự theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thuế thực hiện xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Đối với các trường hợp có dấu hiệu tội phạm, cơ quan thuế sẽ phối hợp với các cơ quan có thẩm điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự và các pháp luật khác có liên quan.

PVĐể người dân đồng tình với các quy định của pháp luật thuế trong chuyển nhượng bất động sản, ngành Thuế đã và đang triển khai các giải pháp nào, thưa bà?

Bà Lý Thị Hoài Hương: Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng như Tổng cục Thuế đã chỉ đạo rất nhiều giải pháp đảm bảo các chủ thể khai sát với giá giao dịch thực tế trong hoạt động kinh doanh về chuyển nhượng bất động sản. Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế không được gây khó khăn, phiền hà cho người nộp thuế trong quá trình xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản. Đồng thời, cũng quán triệt các phòng, đội tham gia vào công tác xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản.

Thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ, xác định nghĩa vụ tài chính và quy trình làm việc trực tiếp với người nộp thuế theo quy định và có cơ chế giám sát cán bộ trong quá trình tuyên truyền, hướng dẫn việc kê khai bất động sản cho người nộp thuế.

Trường hợp công chức có hành vi nhũng nhiễu để trục lợi sẽ bị xử lý nghiêm. Chỉ đạo các Cục thuế tập trung hỗ trợ các Chi cục thuế thời gian qua có nhiều giao dịch bất động sản gây ra quá tải cho việc xử lý hồ sơ của cơ quan thuế.

Thực hiện rà soát lại lực lượng cán bộ, công chức đang làm công tác giải quyết xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản để điều động công chức tại các bộ phận khác sang tăng cường, bổ sung lực lượng cho bộ phận xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản. Tổ chức làm thêm giờ để giải quyết triệt để các hồ sơ còn tồn đọng.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế ưu tiên triển khai các biện pháp tuyên truyền chính sách pháp luật cho người nộp thuế.

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ kiến nghị Chính phủ trong thời gian tới thực hiện một số giải pháp như: rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản để sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất đồng bộ.

Cấp thẩm quyền, cần bổ sung quy định giao dịch bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng để minh bạch trong kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ công tác quản lý giao dịch, tài sản bất động sản của các chủ thể trong xã hội của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, quản lý thuế nói riêng.

PVXin trân trọng cảm ơn bà!.

Theo Báo mới.