Các vấn đề cơ bản về ly hôn đơn phương     

Tác giả: Luật Hiệp Thành Đăng ngày: 31/03/2021 Lượt xem: 397 Chuyên mục: Thành Lập Công Ty

Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13;
  1. Nội dung

Ly hôn đơn phương là quyết định khó khăn để chấm dứt hôn nhân. Thủ tục đơn phương ly hôn được pháp luật quy định và hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không nắm chắc hoặc chưa hiểu kỹ về những quy định pháp lý thì thủ tục đơn phương ly hôn thật sự sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy, tốn kém công sức, không đạt kết quả… Để giúp bạn có góc nhìn chi tiết hơn về thủ tục đơn phương ly hôn, Ly hôn đơn phương là thủ tục như thế nào?

Ly hôn đơn phương được hiểu là việc tiến hành ly hôn từ yêu cầu của một bên trong quan hệ hôn nhân. Để Tòa án có thể xem xét và giải quyết như một vụ án tranh chấp dân sự. Khi thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn, bạn cần đảm bảo được các điều kiện về hình thức yêu cầu cũng như về nội dung chi tiết để dẫn đến quyết định ly hôn của mình.

  1. Giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn

Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn nói chung, bao gồm thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Bạn cần nộp hồ sơ hợp lệ để khởi kiện đơn phương ly hôn hợp pháp.

  • Chủ thể được phép yêu cầu ly hôn

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thuộc về:

Những điểm mới của luật hôn nhân 2014 LUẬT SƯ LY HÔN, ly hon nhanh

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

  1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
  4. Điều kiện để giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương

Để Tòa án có căn cứ xử lý về những yêu cầu đơn phương ly hôn, hồ sơ của bạn phải thể hiện được các điều kiện như:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
  4. Tiến hành thủ tục ly hôn từ một phía

– Thủ tục ly hôn đơn phương

Để bắt đầu cho thủ tục ly hôn đơn phương, bạn phải tiến hành nộp hồ sơ yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền.

  • Hồ sơ đơn phương ly hôn

Thành phần hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm các tài liệu sau:

+ Đơn khởi kiện ly hôn

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính

+ Giấy tờ chứng thực nhân thân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu

+ Sổ hộ khẩu

+ Bản sao giấy khai sinh của các con

+ Các Giấy tờ liên quan đến tài sản của hai vợ chồng

+ Các tài liệu chứng minh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn (nếu có)

  1. Phân chia tài sản khi ly hôn

Có thể nói khi đơn phương ly hôn thì việc chia tài sản chung được quan tâm khá nhiều. Đồng thời, trải qua một thời gian chung sống, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng và chia tài sản cho phù hợp là vấn đề khó khăn. Về nguyên tắc, tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng vẫn tính các yếu tố tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

  1. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
  2. a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  3. b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  4. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  5. d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng…”

Trên đây là nội dung quy định về các vấn đề cơ bản về ly hôn đơn phương. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đối tác