Luật Hiệp Thành giải đáp như sau :
Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự nhằm chiếm đoạt tài sản. Vậy đối với hành vi đánh đập buộc viết giấy nhận nợ có bị coi là tội cướp tài sản hay không? Luật sư đưa ra một số tư vấn pháp lý liên quan đến câu hỏi này như sau:
Hỏi: Thưa các Luật sư, công ty do tôi làm giám đốc trong quá trình làm ăn do thiếu vốn có vay lãi ở ngoài số tiền 2,4 tỷ đồng (có hợp đồng) và đã trả lãi được 2,8 tỷ đồng (lãi suất 5000/1000,000/ngày). Sau đó, tôi có trả được số tiền gốc là 600 triệu đồng và còn nợ lại 1,8 tỷ đồng.
Nay do khó khăn về tài chính nên tôi chưa trả được thì người cho vay cho người đến bắt tôi đánh đập và bắt viết giấy nhận nợ 1,8 tỷ đồng. Tôi xin hỏi hành vi của người cho vay có phạm tội cướp tài sản hay không và tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình ? Xin cảm ơn các Luật sư.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau :
“Điều 168. Tội cướp tài sản
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Trong đó, các yếu tố cấu thành tội phạm được hiểu là:
Thứ nhất, về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội cướp tài sản phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên và kh thực hiện hành vi phạm tội không bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm khả năng nhận thức, điều hiển hành vi của mình.
Thứ hai, về khách thể của tội phạm: Khách thể của tội cướp tài sản bao gồm hai quan hệ đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. Trong đó, quan hệ nhân thân là khách thể bị xâm phạm trước, rồi thông qua đó để xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản. Hành vi phạm tội phải xâm phạm đến cả hai quan hệ trên thì mới đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản.
Thứ ba, về mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi dùng vũ lực là hành động mà người phạm tội thực hiện để tác động lên cơ thể của nạn nhân. Người thực hiện tội phạm có thể sử dụng các hung khí như dao, kiếm, súng, gậy… hoặc cũng có thể sử dụng tay không để đấm, đá… Hành vi sử dụng vũ lực đó có thể gây ra thương tích cho nạn nhân hoặc không.
– Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực phải xảy ra ngay tức khắc và có thể bằng lời nói hoặc các hành động như dí dao, dí súng vào người nạn nhân buộc nạn nhân giao tài sản ngay tức khắc nếu không sẽ sử dụng vũ lực ngay. Cần phân biệt hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ở tội cướp tài sản với hành vi đe dọa vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản. Vì nếu hành vi đe dọa sử dụng vũ lực không có tính chất ngay tức khắc thì đấy là dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản.
– Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là các hành vi không phải sử dụng vũ lực, cũng không đe dọa sử dụng vũ lực nhưng làm cho nạn nhân không thể chống cự được như đánh thuốc mê …
– Hậu quả tội phạm : đối với tội cướp, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Thứ tư, về mặt chủ quan của tội phạm:
– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý
– Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đối với trường hợp của bạn, có thể xác định rằng chủ nợ đã có hành vi đánh đập (tức là sử dụng vũ lực) để buộc bạn phải viết giấy nhận nợ với mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn. Do đó, nếu thỏa mãn các điều kiện khác nữa thì đã đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Với số tiền chiếm đoạt là 1,8 tỷ đồng, người đó có thể phải chịu mức án từ 18 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên viết đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu xử lý hành vi phạm tội của chủ nợ theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942941668
Email : luathiepthanh@gmail.com
Trân Trọng