Thành lập doanh nghiệp nhưng không hoạt động thì bị xử lý thế nào?

Tác giả: Luật Hiệp Thành Đăng ngày: 13/12/2019 Lượt xem: 681 Chuyên mục: Doanh Nghiệp - Đầu Tư Nước Ngoài

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Trách nhiệm pháp lý khi thành lập công ty nhưng không hoạt động.

Câu hỏi khách hàng:

Tôi có một người bạn đang cần vốn để kinh doanh làm ăn. Người bạn đó có nhờ tôi và 2 người nữa đứng ra để lập một công ty cổ phần gồm 3 cổ đông. Sau khi lập công ty, người bạn đó sẽ nhờ tôi đứng ra để lập một tài khoản ngân hàng mà theo người bạn tôi nói là sẽ được ưu tiên trong việc vay vốn. Tôi muốn hỏi là công ty cổ phần trên sau khi thành lập mà không hoạt động như trên sẽ vi phạm những điều gì của pháp luật và bị xử phạt ra sao?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được quốc hội khóa 13 thông qua ngày 26/11/2014;

Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Điều 21 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:

1. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
  2. b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2 Điều 18 của Luật này thành lập;
  3. c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
  4. d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 209 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án”.

Như vậy, nếu công ty cổ phần mà bạn của bạn có ý định thành lập để vay vốn ngân hàng mà không hoạt động trong vòng một năm, không gửi báo cáo theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì sẽ bị thu hồi Giấy phép đăng ký kinh doanh.

Luật sư tư vấn thành lập Công ty Cổ phần sản xuất Sơn

Khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp như sau:

“1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  2. b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  3. c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  4. d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Với trường hợp công ty của bạn không hoạt động và bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty của bạn buộc phải làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Ngoài ra, công ty của bạn có thể bị xử phạt hành chính về các hành vi sau:

Hành vi không khai thuế đúng thời hạn theo quy định tại Điều 32 Luật Quản lý thuế năm 2006:

 “1. Chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng.

  1. Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm:
  2. a) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
  3. b) Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý;
  4. c) Chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
  5. Chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.

  1. Chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.”

Bên cạnh đó, do bạn là một cổ đông sáng lập của công ty nên bạn còn phải chịu trách nhiệm về tài sản theo quy định tại Khoản c Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

 “c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; …”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Đối tác