Kinh doanh thực phẩm chức năng: vốn pháp định và điều kiện kinh doanh

Tác giả: Luật Hiệp Thành Đăng ngày: 10/12/2019 Lượt xem: 474 Chuyên mục: Thành Lập Công Ty

Luật sư đưa ra các tư vấn pháp lý về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chức năng

Câu hỏi: Xin chào Luật sư tôi muốn hỏi kinh doanh thực phẩm chức năng có cần vốn pháp định hay không và điều kiện để được kinh doanh là như thế nào?

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành . Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2014;

– Nghị định số 67/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế.

– Nghị định số 155/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Thứ nhất, Theo Phụ lục 4 của Luật Đầu tư năm 2014 về danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn thuộc vào danh mục này.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, ngành nghề kinh doanh của công ty bạn không cần đáp ứng yêu cầu gì về vốn pháp định. Tức là, bạn hoàn toàn có thể đầu tư số vốn vào công ty phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Thứ hai, kinh doanh thực phẩm chức năng cần đáp ứng những điều kiện gì?

Vì thực phẩm chức năng là sản phẩm chịu sự quản lý của Bộ Y tế nên việc kinh doanh của công ty bạn chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 67/2016/NĐ-CP.

Theo Nghị định số 67/2016/NĐ-CP, nếu công ty của bạn kinh doanh thực phẩm chức năng thì công ty bạn cần đáp ứng được những điều kiện sau:

+ Trước hết là điều kiện chung đối với địa điểm:

Điều 6: Điều kiện đối với cơ sở

  1. Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
  2. Không bị ngập nước, đọng nước.
  3. Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác.

 

 

  1. Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn.
  2. Tường, trần nhà nhẵn, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.
  3. Khu vực vệ sinh phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.
  4. Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh”.

+ Điều kiện đối với trang thiết bị sử dụng trong hoạt động kinh doanh:

Điều 7: Điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ

  1. Có đủ thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản và kiểm soát các yếu tố an toàn thực phẩm phù hợp theo yêu cầu của nhà sản xuất; có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở.
  2. Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên”.

+ Điều kiện dành riêng cho cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng:

Điều 9: Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh

  1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.
  2. Đối với cơ sở nhập khẩu phải có kho hoặc khu vực bảo quản riêng phù hợp yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất.
  3. Việc kinh doanh thực phẩm chức năng trong cơ sở bán lẻ thuốc phải bố trí có khu bày bán riêng, chỉ dẫn khu vực và biển tên đối với thực phẩm chức năng”.

Ngoài ra, theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, công ty của bạn cần đáp ứng thêm những điều kiện sau:

+ Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

+ Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;

+ Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;

+ Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;

+ Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

+ Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Đối tác