Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ra Chỉ thị về sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa ra Chỉ thị số 643/CT- BGDĐT về việc sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Học sinh không viết, vẽ vào SGK để SGK được sử dụng lại lâu bền 

Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa (SGK), tăng tỷ lệ SGK được sử dụng lại nhiều lần; không ép buộc học sinh, gia đình học sinh mua sách tham khảo, sách bài tập, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc các Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến từng cán bộ quản lý giáo viên và học sinh về việc giữ gìn, bảo quản SGK; không viết, vẽ vào SGK để SGK được sử dụng lại lâu bền.
Các đơn vị thực hiện nghiêm quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 7/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có việc: “Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục các cấp không được lạm dụng vị trí công tác của mình để thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động học sinh, học viên hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kì hình thức nào” tại khoản 4 Điều 5 của Thông tư này.
Thêm nữa, giám đốc các Sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục không được vận động học sinh, hoặc cha mẹ học sinh, học viên mua xuất bản phẩm ngoài danh mục SGK đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt và các địa phương đã lựa chọn dưới bất kì hình thức nào; không thực hiện việc lập danh mục, đóng gói thành bộ SGK kèm sách bài tập, sách tham khảo và các tài liệu khác ngoài danh mục SGK đã được phê duyệt, lựa chọn để học sinh, phụ huynh học sinh mua và sử dụng.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị bố trí nguồn kinh phí hợp lý để mua SGK cho các thư viện trường học, tổ chức cho học sinh mượn SGK để học tập; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ SGK cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau tiếp tục được mượn và sử dụng.

Đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản có SGK đã được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành SGK nhằm tiết kiệm, giảm giá thành SGK; kịp thời in ấn, phát hành SGK bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, phục vụ nhu cầu của giáo viên và học sinh.

Các đơn vị báo cáo Bộ GD&ĐT về kết quả rà soát, đánh giá và phương án giảm giá thành SGK trước khi phát hành hoặc tái bản.

Sở GD&ĐT phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc phát hành và sử dụng SGK, sách bài tập, xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bộ trưởng cũng đề nghị Chỉ thị này được quán triệt đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.

Theo Báo mới.

Đăng ký xe nếu sai sót phần phiên dịch tiếng Anh sẽ được chỉnh sửa ra sao?

Cục CSGT đang rà soát lại phần phiên dịch tiếng Anh trên đăng ký ô tô, nếu có sai sót sẽ chỉnh sửa phù hợp.

Mới đây, độc giả gọi điện thoại về đường dây nóng của Báo Giao thông phản ánh mẫu cà vẹt xe (giấy đăng ký xe) của Việt Nam do CSGT cấp đăng kí xe tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM… dùng từ tiếng Anh không chính xác. Cụ thể, phần tiếng Anh của mục “số chỗ ngồi” được dùng là “sit”.

Trong tiếng Anh, “sit” là động từ để diễn tả hành động ngồi. Danh từ được sử dụng chính xác để diễn tả chỗ ngồi là “seat”.

Một giấy đăng kí của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cấp năm 2017

Trung tá Phạm Việt Công, Phó Cục trưởng Cục CSGT cho biết, Cục đã nắm được thông tin và đang cho rà soát, lấy ý kiến các bên liên quan. Trong trường hợp nếu có sai sót hoặc chưa phù hợp, nội dung này sẽ được chỉnh sửa.

Được biết, đây là phôi đăng ký xe dùng chung trên cả nước được quy định tại Thông tư 58/2020. Việc rà soát, sửa sai sót (nếu có) sẽ thực hiện trên phần mềm cho các xe đăng ký mới.

Tuy nhiên, nếu có sai sót, việc chỉnh sửa sẽ không thực hiện cho những đăng ký xe đã được cấp trước đó. Những đăng ký xe đã được cấp trước đó vẫn sẽ được sử dụng.

Theo Baomoi.com

Kê khai sai giá chuyển nhượng nhà đất có thể bị truy cứu hình sự

Tổng cục Thuế khuyến nghị người dân, doanh nghiệp cần kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ giá thực tế chuyển nhượng bất động sản. Kê khai sai có thể bị truy cứu hình sự vì hành vi trốn thuế.

Khi chuyển nhượng sang tên nhà đất, cả người mua, người bán cũng như người tặng cho đều phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy định pháp luật của nhà nước về vấn đề nay. Vậy khi chuyển nhượng nhà đất, người dân sẽ phải nộp những khoản thuế phí nào; các loại thuế này tính trên giá chuyển nhượng thực tế, hay theo bảng giá do Nhà nước quy định; nếu kê khai thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế thì có bị xử lý không?

Liên quan đến vấn đề này, PV VOV trao đổi với bà Lý Thị Hoài Hương, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế.

PVNgoài các khoản như lệ phí địa chính, lệ phí cấp sổ đỏ, trích lục hồ sơ, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay còn gọi là bán nhà, đất người dân phải nộp khoản thuế phí nào theo quy định, thưa bà?

Bà Lý Thị Hoài Hương: Theo quy định tại điều 17, Thông tư 92 ngày 15/6/2015, khi chuyển nhượng bất động sản, người bán phải nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế xuất, thuế chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng.

Còn người mua phải nộp phí trước bạ đối với mức thu thuế nhà đất là 0,5% theo quy định tại khoản 1, điều 8, Nghị định số 10 ngày 15/1/2022 của Chính phủ.

PVTheo quy định luật pháp, hiện nay giá chuyển nhượng bất động sản được xác định như thế nào, thưa bà?

Bà Lý Thị Hoài Hương: Đối với thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, căn cứ quy định tại khoản 11, Điều 2, Nghị định số 12/2015 của Chính phủ, giá chuyển nhượng bất động sản là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá, hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định, thì giá chuyển nhượng đất là giá do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai.

Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất, giá trị nhà, kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định.

Trường hợp UBND cấp tỉnh quy định không có giá tính lệ phí trước bạ, căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.

Đối với lệ phí trước bạ, căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 7, Nghị định số 10/2022 của Chính phủ, giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà là giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.

Trường hợp giá nhà, đất tại hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cao hơn giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành thì giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất tại hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà.

PVThực tế cho thấy, không ít trường hợp người dân khi làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã ghi giá chuyển nhượng thấp hơn số tiền mà họ giao dịch trên thực tế. Thường họ chỉ ghi bằng bảng giá đất do địa phương quy định. Theo bà, điều này có vi phạm quy định của pháp luật?

Bà Lý Thị Hoài Hương: Luật Quản lý thuế quy định rõ việc người nộp thuế có nghĩa vụ kê khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ, hồ sơ khai thuế.

Căn cứ khoản 5, Điều 143 Luật quản lý thuế số 38, việc sử dụng chứng từ, tài liệu, không phản ánh đúng bản chất giao dịch, hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp là hành vi vi phạm pháp luật.

Tổng cục Thuế khuyến nghị người dân, doanh nghiệp khi phát sinh các giao dịch chuyển nhượng bất động sản cần kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ giá thực tế chuyển nhượng bất động sản trên hợp đồng chuyển nhượng cũng như trên hồ sơ khai thuế, phí để đảm bảo quyền lợi của bản thân tránh khỏi những nội dung pháp lý trong quá trình sử dụng bất động sản như:

Tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo, đền bù và các tình huống pháp lý khác. Các bên mua, bán có thể bị truy cứu hình sự vì hành vi trốn thuế.

PVNếu cơ quan chức năng phát hiện ra giá chuyển nhượng thực tế cao hơn giá trị ghi trên hợp đồng, người dân bị xử lý thế nào?

Bà Lý Thị Hoài Hương: Hợp đồng chuyển nhượng là giao dịch dân sự giữa các bên và có thể thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

Giá chuyển nhượng bất động sản là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thực tế tại thời điểm chuyển nhượng.

Việc người dân kê khai giá chuyển nhượng trên hợp đồng thấp hơn giá giao dịch thực tế, không phản ánh đúng bản chất các giao dịch bất động sản. Khi người bán và người mua cố tình khai thấp hơn giá trị thực tế để né thuế là hành vi vi phạm pháp luật.

Tùy theo mức độ vi phạm, khi bị cơ quan chức năng phát hiện sẽ tiến hành truy thu, xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí bị xử phạt hình sự theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thuế thực hiện xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Đối với các trường hợp có dấu hiệu tội phạm, cơ quan thuế sẽ phối hợp với các cơ quan có thẩm điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự và các pháp luật khác có liên quan.

PVĐể người dân đồng tình với các quy định của pháp luật thuế trong chuyển nhượng bất động sản, ngành Thuế đã và đang triển khai các giải pháp nào, thưa bà?

Bà Lý Thị Hoài Hương: Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng như Tổng cục Thuế đã chỉ đạo rất nhiều giải pháp đảm bảo các chủ thể khai sát với giá giao dịch thực tế trong hoạt động kinh doanh về chuyển nhượng bất động sản. Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế không được gây khó khăn, phiền hà cho người nộp thuế trong quá trình xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản. Đồng thời, cũng quán triệt các phòng, đội tham gia vào công tác xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản.

Thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ, xác định nghĩa vụ tài chính và quy trình làm việc trực tiếp với người nộp thuế theo quy định và có cơ chế giám sát cán bộ trong quá trình tuyên truyền, hướng dẫn việc kê khai bất động sản cho người nộp thuế.

Trường hợp công chức có hành vi nhũng nhiễu để trục lợi sẽ bị xử lý nghiêm. Chỉ đạo các Cục thuế tập trung hỗ trợ các Chi cục thuế thời gian qua có nhiều giao dịch bất động sản gây ra quá tải cho việc xử lý hồ sơ của cơ quan thuế.

Thực hiện rà soát lại lực lượng cán bộ, công chức đang làm công tác giải quyết xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản để điều động công chức tại các bộ phận khác sang tăng cường, bổ sung lực lượng cho bộ phận xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản. Tổ chức làm thêm giờ để giải quyết triệt để các hồ sơ còn tồn đọng.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế ưu tiên triển khai các biện pháp tuyên truyền chính sách pháp luật cho người nộp thuế.

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ kiến nghị Chính phủ trong thời gian tới thực hiện một số giải pháp như: rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản để sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất đồng bộ.

Cấp thẩm quyền, cần bổ sung quy định giao dịch bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng để minh bạch trong kiểm soát giao dịch của các ngành, phục vụ công tác quản lý giao dịch, tài sản bất động sản của các chủ thể trong xã hội của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, quản lý thuế nói riêng.

PVXin trân trọng cảm ơn bà!.

Theo Báo mới.

Chống thất thu thuế TMĐT: Có nên giao quyền điều tra ban đầu cho Tổng cục Thuế?

Để chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh trên nền tảng số, Tổng cục Thuế sẽ hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức theo hướng nâng cao vai trò của một số đơn vị có thể làm nhiệm vụ điều tra. Có ý kiến cho rằng, nên trao quyền điều tra cho cơ quan thuế để chống thất thu.

Đề xuất Tổng cục Thuế được quyền điều tra

Để quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính phê duyệt Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam”, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT như: Xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý; phối hợp các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội để quản lý hoạt động kinh doanh TMĐT; hiện đại hóa công tác quản lý thuế một cách toàn diện theo hướng áp dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.

Đặc biệt, Tổng cục Thuế đã và đang từng bước củng cố địa vị pháp lý một số vụ, đơn vị của Tổng cục Thuế trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Cụ thể, đề xuất sửa pháp luật liên quan (Luật Quản lý thuế, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra, Luật Tố tụng hình sự…), trong đó cho phép Tổng cục Thuế có chức năng điều tra.

Liên quan đến đề xuất này, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, gồm: Bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, cảnh sát biển, kiểm ngư, công an nhân dân, quân đội nhân dân. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay đó là hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số diễn ra khá sôi động, đặt ra vấn đề quản lý thuế đối với hoạt động này.

“Để ngăn chặn, cũng như có biện pháp răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật về thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, tôi cho rằng, nên trao thẩm quyền điều tra ban đầu cho cơ quan thuế”.

Giải thích về kiến nghị này, có ý kiến cho rằng, hiện nay cơ quan điều tra đang quá tải, không có nhiều cán bộ điều tra am hiểu chuyên sâu lĩnh vực thuế, vì đây là lĩnh vực chuyên ngành. “Như trên đã nêu, trong số những cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có cơ quan thuế. Trong khi đó, tội phạm liên quan đến thuế xuất hiện rất nhiều trong những năm gần đây, với những thủ đoạn rất tinh vi”.

Cần có lộ trình, cơ chế quản lý chặt chẽ

Cũng có ý kiến cho rằng, nếu cho phép Tổng cục Thuế có chức năng điều tra, thì có thể dẫn đến sự lạm quyền. Luật sư Lê Thị Hồng Vân cho rằng, sự lo lắng là đúng. Tuy nhiên, nếu đã đưa vào hệ thống pháp luật thì cũng phải có những mức độ và giới hạn nhất định.

“Sau khi có kết quả điều tra, cơ quan thuế sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để đề nghị truy tố, khởi tố vụ án. Cơ quan thuế sẽ phải chịu trách nhiệm về việc điều tra. Như vậy, không thể nói là cơ quan thuế lạm quyền, mà đây là chia sẻ trách nhiệm với cơ quan công an trong việc điều tra những hành vi vi phạm pháp luật về thuế”

Tái khẳng định quan điểm cần phải bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan thuế, chuyên gia cho rằng, cơ quan thuế là đơn vị nắm rõ nhất hoạt động báo cáo thuế và phát hiện tức thời các hành vi vi phạm. Nếu nghiêm trọng có thể lấy lời khai, kết hợp với việc yêu cầu cung cấp tài liệu chứng cứ, từ đó cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ được xử lý kịp thời, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và có tác dụng răn đe đối với những hành vi vi phạm trong tương lai. Cán bộ thuế đồng thời cũng là những điều tra viên sẽ hiểu và điều tra nhanh nhất, đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, việc điều tra, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ chính xác, hiệu quả.

Đề cập đến đề xuất cho phép Tổng cục Thuế được quyền điều tra, chuyên gia khác cho rằng, cần phải cân nhắc kỹ vấn đề này. Nếu cho phép cơ quan thuế có chức năng điều tra thì phải tính đến chất lượng nhân sự, phải tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo những cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ điều tra, am hiểu Luật Hình sự và tố tụng hình sự để có thể áp dụng trên thực tế.

“Tôi cho rằng cần phải cân nhắc kỹ vấn đề này, cần phải có thời gian và lộ trình để thực hiện, cần phải có cơ chế quản lý, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện nhiệm vụ này”.

Để luật hóa chức năng này, các cơ quan liên quan phải tham mưu, xây dựng và sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan sao cho đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, tránh chồng chéo, hoặc tránh việc thoái thác nhiệm vụ giữa các cơ quan chức năng; tránh việc phình to bộ máy hành chính, nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp.

Theo Báo mới.

Ví điện tử MoMo mua 49% cổ phần công ty chứng khoán

Ví điện tử MoMo công bố mua cổ phần công ty chứng khoán, trong bối cảnh nhiều bên đang nỗ lực tham gia thị trường cung cấp giải pháp đầu tư qua điện thoại.

Theo bản công bố thông tin của Công ty cổ phần Chứng khoán CV (CVS), đơn vị này vừa báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc thay đổi sở hữu của cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu.

Theo đó, Công ty cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến (M-Service), đơn vị sở hữu Ví điện tử MoMo, đã hoàn tất giao dịch mua lại 4,4 triệu cổ phiếu của CVS (tương đương tỷ lệ nắm giữ 49%) từ hai nhà đầu tư cá nhân vào ngày 9-6 vừa qua.

MoMo đang muốn đẩy nhanh các sản phẩm đầu tư tài chính cá nhân trên ứng dụng.

Tiền thân của CVS là Công ty cổ phần Chứng khoán Hồng Bàng ra đời năm 2009, sau đó đổi tên thành Công ty Chứng khoán Hưng Thịnh vào năm 2017, rồi đổi thành CV như ngày nay.

Trên thị trường, CVS được giới thiệu là công ty không hoạt động theo mô hình môi giới như nhiều công ty chứng khoán khác. Công ty này tự giới thiệu chiến lược tập trung kết nối đầu tư Việt Nam – Trung Quốc dựa trên thế mạnh về nguồn vốn ngoại chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc).

Năm ngoái, CV ghi nhận lãi 164 triệu đồng trong doanh thu hơn tư vấn đầu tư chứng khoán 4,4 tỉ đồng, cao hơn nhiều so với con số lỗ hơn 5,5 tỉ đồng trong năm trước đó. Đơn vị kiểm toán cũng nêu vấn đề công ty đang lỗ lũy kế gần 80 tỉ đồng trong khi vốn điều lệ là 90 tỉ đồng.

MoMo được định giá là “kỳ lân công nghệ” với mức định giá khoảng 2,2 tỉ đô la Mỹ, qua vòng huy động vốn thứ 5 vào cuối năm ngoái, huy động thành công khoảng 200 triệu đô la.

Phía MoMo hiện vẫn chưa bình luận gì thêm về việc mua cổ phần công ty chứng khoán, nhưng đây có thể xem là động thái cho thấy ví điện tử này muốn tập trung nhiều hơn vào mảng sản phẩm đầu tư cá nhân, trong bối cảnh hàng loạt các sản phẩm mới tiếp tục được giới thiệu từ các thương vụ hợp tác.

Chẳng hạn như mới đây, Dragon Capital Việt Nam triển khai bán sản phẩm đầu tư chứng chỉ quỹ đầu tiên trên ví điện tử này. Người mua là chủ sở hữu, đứng tên trực tiếp chứng chỉ quỹ do mình đặt mua, được đảm bảo đầy đủ quyền lợi của một nhà đầu tư tại Dragon Capital.

Hồi tháng 4, MoMo cho biết các dịch vụ tài chính trên MoMo (bao gồm thanh toán các khoản vay, mua bảo hiểm, gửi tiết kiệm online, đầu tư tích lũy, tín dụng tiêu dùng,…) hiện đáp ứng đến 90% nhu cầu tài chính cá nhân trên thị trường. Trong vòng 1 năm qua, đã có hơn 4 triệu người sử dụng các dịch vụ đầu tư, tích lũy trên MoMo.

Tăng trưởng của MoMo cũng cho thấy tiềm năng rộng mở của thị trường dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Theo hãng nghiên cứu và tư vấn McKinsey & Company, tỷ lệ người dùng dịch vụ của fintech (công nghệ tài chính) tại Việt Nam tăng từ mức 16% năm 2017 lên mức 56% trong năm 2021. Quy mô hệ sinh thái số Việt Nam ước đạt 50 tỉ đô la và có thể tăng gấp đôi lên 100 tỉ đô la vào năm 2025.

Theo Báo mới.

Hà Nội xin gỡ khó việc thu hồi đất dự án trường đua ngựa 500 triệu USD

UBND TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng gỡ khó việc thu hồi 125 ha đất để thực hiện dự án tổ hợp giải trí thương mại – trường đua ngựa ở Sóc Sơn.

Vị trí quy hoạch xây dựng dự án tổ hợp giải trí thương mại – trường đua ngựa tại Sóc Sơn, Hà Nội.

Trong văn bản vừa gửi Thủ tướng, UBND TP Hà Nội cho biết, sau hơn 3 năm cấp phép đầu tư, dự án tổ hợp giải trí, thương mại – trường đua ngựa tại Sóc Sơn với vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD (khoảng 10.000 tỷ đồng) chưa thể triển khai do nhiều vướng mắc trong giao, cho thuê đất.

Nhà đầu tư dự án tổ hợp này là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên theo Luật Đất đai 2013, không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trực tiếp từ hộ gia đình, cá nhân. Nhà đầu tư dự án này chỉ được nhận quyền sử dụng đất thông qua góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ tổ chức kinh tế trong nước.

Tức là, để thực hiện được dự án cần phải có doanh nghiệp trong nước nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người dân xã Tân Minh và Phù Linh (Sóc Sơn), rồi góp vốn bằng quyền này vào doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài – chủ đầu tư dự án.

Tuy nhiên, theo UBND TP Hà Nội, quy mô dự án này rất lớn, tới 125 ha, việc nhận chuyển nhượng qua doanh nghiệp trong nước sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra, với phần diện tích đất do UBND xã quản lý nằm trong ranh giới thực hiện dự án, nếu đủ điều kiện tách thành dự án độc lập, cũng phải đấu giá quyền sử dụng đất. Việc này dẫn tới khó triển khai thực hiện.

Mặt khác, dự án này gồm nhiều mục đích sử dụng khác nhau (trường đua ngựa, trung tâm thương mại, khách sạn…) nên theo Luật Đất đai 2013 chưa đủ cơ sở áp dụng thu hồi đất, không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất.

Hiện cũng không có đủ cơ sở, điều kiện để xác định dự án thuộc trường hợp là dự án đầu tư xây dựng khu đô thị không có nhà ở để áp dụng thu hồi đất theo quy định.

Năm 2019, Bộ KH&ĐT có tờ trình gửi Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án trường đua ngựa tại Sóc Sơn, Hà Nội. Quy mô sử dụng đất của dự án dự kiến lên tới 125ha, trong đó sẽ làm trường đua ngựa – sân vận động phục vụ đua ngựa sức chứa 30.000 khán giả rộng 99,5ha, hồ điều hòa 22,5ha, khách sạn 3 sao 1,5ha, trung tâm hội nghị, hội thảo 0,5ha và khu biệt thự nghỉ dưỡng 1ha.

Theo đó, Hà Nội dự kiến sẽ đưa vào vận hành hạng mục trường đua từ năm 2021. Vốn đầu tư dự án khoảng 420 triệu USD, riêng hạng mục trường đua ngựa có vốn đầu tư gần 350 triệu USD. Hai nhà đầu tư là Tổng Cty Du lịch Hà Nội và Global Consultant Network Co., Ltd (Hàn Quốc) được chọn thực hiện dự án.

Dự kiến, dự án tạo thu nhập cho khoảng 5.000 lao động trực tiếp, trong khi các hoạt động phụ trợ (khách sạn, biệt thự, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm và công viên phục vụ cho văn hóa giải trí) dự tính thu hút khoảng 20.000- 25.000 lao động.

Đến năm 2020, trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn thành phố; chú trọng đưa vào hoạt động các dự án đầu tư có quy mô lớn như công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh); tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – trường đua ngựa (huyện Sóc Sơn); tổ hợp công viên vui chơi giải trí và phụ trợ (quận Tây Hồ)…

Tháng 6/2021, UBND thành phố Hà Nội cho biết, dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – Trường đua ngựa tại huyện Sóc Sơn hiện chưa triển khai do vướng mắc về việc góp vốn, về điều kiện giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án. Do đó, thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan đề xuất phương án để báo cáo Thủ tướng xem xét, tháo gỡ.

Theo Báo mới.

Khi giao dịch nhà đất cần những loại giấy tờ nào?

Khi chuyển nhượng (mua bán) nhà đất thì các bên phải đăng ký sang tên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Để hoàn tất việc sang tên các bên phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ khi mua bán nhà đất.

Các bên tham gia giao dịch cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để đảm bảo quyền lợi của chính mình. Bởi mua bán nhà đất là giao dịch mang tính pháp lý, liên quan đến tài sản có giá trị lớn, sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro nên cần được thực hiện theo đúng quy định, trình tự của pháp luật.

Giấy tờ phục vụ quá trình công chứng, chứng thực

Khoản 3, Điều 167 – Luật Đất đai 2013 quy định, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng nhà đất cho nhau được phép lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng.

Các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng

Theo Khoản 1, Điều 40 và Khoản 1, Điều 41 –  Luật Công chứng 2014, các bên cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Đối với bên bán: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất; Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng) còn hạn sử dụng; Sổ hộ khẩu; Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (nếu đã kết hôn) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (trong trường hợp đang độc thân hoặc đã ly hôn); Giấy tờ ủy quyền (nếu được ủy quyền thực hiện việc chuyển nhượng thay cho người khác).

Đối  với bên mua: Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng; Sổ hộ khẩu; Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (nếu đã kết hôn) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (trong trường hợp đang độc thân hoặc đã ly hôn).

Khi giao dịch nhà đất cần những loại giấy tờ nào? - Ảnh 2

Giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực

Khoản 1, Điều 36 – Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định, người yêu cầu chứng thực cần nộp các giấy tờ sau: Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng nhà đất; Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng (mang bản chính để đối chiếu); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản gắn liền với đất; Giấy tờ khi khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN), lệ phí trước bạ; Giấy tờ khi khai thuế TNCN, lệ phí trước bạ; Giấy tờ khi khai thuế TNCN

Khoản 4, Điều 21 – Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định, hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản bao gồm: Tờ khai thuế TNCN theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN; Bản chụp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng mình quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó; Hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất; Giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế.

Lệ phí trước bạ

Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 10  – Nghị định 140/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b, Khoản 4, Điều 1 – Nghị định 20/2019/NĐ-CP, hồ sơ khai lệ phí trước bạ gồm các giấy tờ sau: Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 0; Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh nhà, đất có nguồn gốc hợp pháp theo định của pháp luật (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất); Bản sao hợp đồng chuyển nhượng; Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng minh tài sản hoặc chủ tài sản thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).

Lưu ý: Trường hợp được miễn thuế TNCN, lệ phí trước bạ thì vẫn phải kê khai thuế, lệ phí.

Giấy tờ khi đăng ký biến động

Khoản 2, Điều 9 – Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản, 2 Điều 7 – Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định rõ các giấy tờ phải nộp khi đăng ký biến động đất đai như sau: Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực; Bản gốc Giấy chứng nhận.

Lưu ý: Nếu khai thuế TNCN, lệ phí trước bạ cùng với thời điểm thực hiện đăng ký biến động thì có thể nộp hồ sơ cùng nhau. Ngoài ra, khi tiến hành đóng các loại thuế, phí, hãy giữ lại biên lai phòng trường hợp cần thiết.

Theo Báo mới.

Có được chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng?

Ông Lê Quang Trọng (Vĩnh Phúc) có thửa đất nông nghiệp, không phải đất lúa, nay đã hết hạn, vậy ông có được thực hiện các quyền như chuyển nhượng, tặng cho nữa hay không?

Khi ông Trọng muốn xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp (đất này có được do nhận chuyển nhượng) thì có bắt buộc phải chứng minh, xác minh là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay không?

Luật sư xin tư vấn như sau:

Tại Điều 188 của Luật Đất đai 2013 quy định:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1, Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”.

Thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất

Tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 74 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định:

“2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1, Điều 126 và Khoản 3, Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất;

b) UBND cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai;

c) Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1, Điều 126 và Khoản 3, Điều 210 của Luật Đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã”.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật về đất đai nêu trên, ông liên hệ với Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục và hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính phù hợp với quy định của UBND tỉnh, thành phố nơi có đất.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến việc có được chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng.Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Được miễn thuế khi bán nhà, đất trong 2 trường hợp

Khi mua bán, chuyển nhượng nhà, đất thì người bán có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân; tuy nhiên, có hai trường hợp sẽ được miễn thuế.

Bộ Tài chính quy định một loạt các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân tại Thông tư 111/2013. Trong đó, đáng chú ý hai trường hợp cá nhân được miễn thuế khi bán nhà, đất.

Mua bán giữa người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng

Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013 của Bộ Tài chính, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân trong một số trường hợp.

Cụ thể là chuyển nhượng giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau. Trường hợp bất động sản do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế.

Bán căn nhà, thửa đất duy nhất

Cá nhân phát sinh thu nhập khi chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam sẽ được miễn thuế khi đáp ứng ba điều kiện.

Thứ nhất, cá nhân chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó) tại thời điểm chuyển nhượng, cụ thể như sau:

– Việc xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác được miễn thuế; cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.

– Trường hợp vợ chồng có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng, khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng không được miễn thuế.

Thứ hai, cá nhân có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày. Thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở là ngày cấp sổ hồng. Riêng trường hợp được cấp lại, cấp đổi thì thời điểm xác định quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở được tính theo thời điểm cấp sổ hồng trước khi được cấp lại, cấp đổi.

Cuối cùng là cá nhân phải chuyển nhượng toàn bộ nhà ở, đất ở. Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.

Người dân cần lưu ý, nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do cá nhân chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi vi phạm pháp luật thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Theo Báo mới.

Cần nhận biết sự khác nhau giữa việc lập vi bằng và hoạt động công chứng

Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng của công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng.

Người dân cần hiểu rõ việc lập vi bằng và hoạt động công chứng để đảm bảo quyền lợi.

Vai trò quan trọng của việc lập vi bằng

Theo chị Đặng Thị Minh Hạnh – Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quận Nam Từ Liêm, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của khách hàng; vi bằng là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật, là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Tại điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục lập vi bằng Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Còn tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 08, Chính phủ quy định vi bằng được lập bằng tiếng Việt, gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại cùng họ, tên của Thừa phát lại – người lập vi bằng; Địa điểm, thời gian lập vi bằng; Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng hoặc người khác nếu có;

Nội dung của vi bằng: Hành vi, sự kiện có thật được ghi lại và nội dung cụ thể của hành vi, sự kiện này; Lời cam đoan về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng của Thừa phát lại; Chữ ký của Thừa phát lại, dấu của Văn phòng thừa phát lại cùng chữ ký/điểm chỉ của người yêu cầu…

Trong văn bản vi bằng, nếu có từ hai trang trở lên thì phải đánh số thứ tự cho từng trang, có từ hai tờ trở lên thì phải đóng giáp lai. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh.

Đặc biệt, vi bằng phải được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập cũng như Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.

Vi bằng có thay thế được văn bản công chứng không?

Vi bằng và văn bản công chứng là hai loại văn bản khác nhau về cả bản chất và giá trị pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay, có khá nhiều người nhầm lẫn hai loại giấy tờ này và thậm chí, nhiều người còn xem hai loại giấy tờ, tài liệu này là một.

Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng của công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng.

Nếu công chứng là việc công chứng viên thay mặt Nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của các văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại Văn phòng công chứng. Hoạt động lập vi bằng của thừa phát lại là lập các chứng thư (vi bằng) về những sự kiện, hành vi xảy ra ở mọi nơi mà ít bị khống chế về mặt không gian và thời gian.

Đồng thời, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP khẳng định: Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Như vậy, vi bằng không phải văn bản công chứng, không thay thế văn bản công chứng. Đây là hai loại giấy tờ độc lập, khác nhau, có nhiệm vụ và công dụng hoàn toàn khác nhau.

Chị Đặng Thị Minh Hạnh cho biết: “Trước khi tiến hành lập vi bằng, hừa phát lại phải có trách nhiệm giải thích về giá trị pháp lý của vi bằng. hính vì vậy khi người dân đã hiểu nên các sự kiện hành vi đã được Thừa phát lại ghi nhận bằng vi bằng hầu hết các bên đều nghiêm túc thực hiện theo các thỏa thuận, đó cũng là đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho mỗi bên tham gia…”.

Theo Baomoi.com

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh? Ông Nguyễn Văn Dậu ở xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Luật sư xin tư vấn như sau:

Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 27, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai, cụ thể như sau:

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được UBND cấp tỉnh quyết định bảo vệ thực hiện theo quy định sau đây:

1. Đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập do cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đó.

2. Trường hợp di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh là một khu vực có nhiều người sử dụng đất, có nhiều loại đất khác nhau thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho từng người sử dụng, từng loại đất trong khu vực đó. Người sử dụng đất phải tuân theo các quy định về bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.

* Bạn đọc Châu Văn Quỳnh ở xã Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết đại diện thực hiện việc khiếu nại được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 5, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, đại diện thực hiện việc khiếu nại được quy định như sau:

1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

3. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo mẫu số 2 ban hành kèm theo nghị định này.

4. Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người đó có quyền ủy quyền cho một trong những người thừa kế hoặc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản.Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

‘Ông lớn’ bất động sản nào tại Hà Nội sắp bị thanh tra?

Nhiều ‘ông lớn’ bất động sản nằm trong danh sách thanh tra sắp tới như CTCP Tập đoàn Nam Cường; Vietracimex; Sudico….

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa quyết định thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với 33 tổ chức sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Theo quyết định, huyện Ba Vì có 2 đơn vị thuộc đối tượng thanh tra, huyện Quốc Oai 1 đơn vị, quận Bắc Từ Liêm 9 đơn vị, huyện Đông Anh 1 đơn vị, huyện Hoài Đức 5 đơn vị, quận Đống Đa 4 đơn vị, quận Hoàng Mai 2 đơn vị, quận Tây Hồ 3 đơn vị, huyện Thạch Thất 3 đơn vị, huyện Chương Mỹ 1 đơn vị, quận Ba Đình 2 đơn vị.

Đáng chú ý, trong danh sách thanh tra đợt này có nhiều “ông lớn” bất động sản như Công ty CP Tập đoàn Nam Cường (Tập đoàn Nam Cường) với dự án Xây dựng đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam (huyện Quốc Oai).

Tập đoàn Nam Cường nằm trong danh sách bị thanh tra sắp tới.

Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – CTCP (Hancorp) với dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu Đoàn ngoại giao.

Tổng Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng (Vietracimex) với dự án Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch (huyện Hoài Đức).

Công ty Liên doanh Trách nhiệm hữu hạn Phát triển đô thị mới An Khánh với dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức).

Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) ở dự án phần mở rộng khu B (huyện Hoài Đức).

Công ty Đầu tư phát triển nhà số 12 với dự án Đầu tư xây dựng khu nhà ở công trình công cộng (quận Bắc Từ Liêm).

Công ty cổ phần Đầu tư An Lạc với dự án Khu đô thị mới thuộc khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức).

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và dịch vụ TST ở dự án Khu nhà ở các lô C1B và 2A thuộc khu đô thị mới Đại học Vân Canh (huyện Hoài Đức).

Bên cạnh đó còn có các dự án của Công ty cổ phần Hùng Vương, Công ty cổ phần xây dựng sông Hồng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây dựng IDC với các dự án ở quận Tây Hồ; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Nam Cường, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phú Đạt có các dự án huyện Thạch Thất; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngọc Linh, Công ty cổ phần Kết Thành…

Được biết, đoàn thanh tra gồm có: Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện một số đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện các sở, ngành Quy hoạch – Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Cục Thuế thành phố, Thanh tra thành phố, Phòng An ninh kinh tế Công an thành phố và đại diện UBND 11 quận, huyện nơi có địa điểm sử dụng đất của đối tượng thanh tra.

Thời gian thanh tra là 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra, không kể ngày nghỉ và ngày lễ.

Theo Báo mới.