Các trường hợp chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Tác giả: Luật Hiệp Thành Đăng ngày: 19/08/2020 Lượt xem: 474 Chuyên mục: Sở Hữu Trí Tuệ

. Cơ sở pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

  1. Nội dung

Nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ có thể bị yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực bởi chính doanh nghiệp (chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) hoặc bởi cá nhân, tổ chức khác (sau đây gọi chung là bên thứ ba) trong các trường hợp sau đây:

Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu khi:

  1. Doanh nghiệp không nộp lệ phí gia hạn hiệu lực theo quy định;
  2. Doanh nghiệp tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
  3. Doanh nghiệp không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
  4. Nhãn hiệu không được doanh nghiệp hoặc người được doanh nghiệp cho phép sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
  5. Đối với nhãn hiệu tập thể: doanh nghiệp không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
  6. Đối với nhãn hiệu chứng nhận: doanh nghiệp vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu khi:

  1. Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký;
  2. Doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

Đối với 02 trường hợp trên, hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ toàn bộ. Trong trường hợp một phần của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ thì phần đó sẽ bị hủy bỏ hiệu lực;

Doanh nghiệp hoặc bên thứ ba có quyền yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp văn bằng bảo hộ (với điều kiện phải nộp phí và lệ phí), trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự thiếu trung thực của người nộp đơn.

Lưu ý: Các quy định trên cũng áp dụng đối với việc hủy bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đối tác