Các trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Tác giả: Luật Hiệp Thành Đăng ngày: 05/12/2019 Lượt xem: 733 Chuyên mục: Sở Hữu Trí Tuệ

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng. Trong một số trường hợp, Cục sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ, cụ thể khoản 1,2 Điều 117 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định như sau:

“1. Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
  2. b) Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này;
  3. c) Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.
  4. Đơn đăng ký thiết kế bố trí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu về hình thức theo quy định tại Điều 109 của Luật này.”

Như vậy, đối tượng sở hữu công nghiệp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ do các nguyên nhân sau đây:

– Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ: Nhãn hiệu đã trùng hoặc gây tượng tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký; sáng chế không có tính mới hoặc không có khả năng áp dụng công nghiệp; chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm,… sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do thiếu sót trong quá trình tra cứu, thẩm định, đánh giá đối tượng sở hữu công nghiệp.

– Người nộp đơn không phản hồi, phản hồi muộn hoặc trả lời chwua thảo đáng công văn dự định từ chối đơn đăng ký của Cục sở hữu trí tuệ.

– Có bên thứ ba phản đối đơn đăng ký: Thông thường, Cục sở hữu trí tuệ sẽ đồng tình với ý kiến phản đối của bên thứ ba nếu bên thứ ba chứng minh được người nộp đơn không có quyền nộp đơn.

– Người nộp đơn không nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định: Có 03 trường hợp xảy ra:

+ Do chủ sở hữu không có nhu cầu bảo hộ nữa;

+ Không biết việc nộp phí đăng ký mới được cấp bằng;

+ Do quá bận rộn mà quên đi nộp phí.

– Đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, cụ thể:

“1. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một sáng chế hoặc đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau hoặc đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.”

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp các thủ tục bị từ chối cấp văn bằng bảo hội thì Cục sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:

– Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;

– Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối;

– Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nếu người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Đối tác