Các quy định về việc dán nhãn năng lượng lên sản phẩm

Tác giả: Luật Hiệp Thành Đăng ngày: 19/08/2020 Lượt xem: 571 Chuyên mục: Sở Hữu Trí Tuệ

     I. Nội dung

Khái niệm về nhãn năng lượng

Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.

  1. Điều kiện đăng ký dán nhãn

Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ và gửi về Bộ Công Thương.

2. Trình tự thực hiện

Trường hợp đăng ký mới

Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký

Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.

Bước 2: Đăng ký

Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Bước 3: Sau đăng ký

– Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.

– Nhãn năng lượng được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công Thương, hình thức, quy cách nhãn năng lượng quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 36/2016/TT-BCT.

-. Nhãn năng lượng phải có các thông tin cơ bản sau:

+ Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt;

+ Mã hiệu phương tiện, thiết bị;

+ Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;

+ Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.

– Doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhãn năng lượng điện tử đối với các phương tiện, thiết bị phù hợp cho việc sử dụng nhãn năng lượng điện tử hoặc sử dụng nhãn năng lượng khác để thực hiện việc dán nhãn năng lượng.

– Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng, giảm theo tỉ lệ của nhãn để phù hợp với phương tiện, thiết bị nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp Luật

 

 

3. Trường hợp đăng ký dán nhãn năng lượng lại

Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;

–  Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.

Nội dung và thủ tục được thực hiện như thủ tục nêu trên.

4. Hồ sơ thực hiện

Hồ sơ bao gồm:

– Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện; thiết bị sử dụng năng lượng; trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1 thông tư 36/2016/TT-BCT;

– Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;

– Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);

– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đối tác