– Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao năm 1961;
Khoản 1 Điều 9 của Công ước Viên năm 1961 về Quan hệ Ngoại giao quy định:
“Điều 9
Như vậy, “persona non grata” trong lĩnh vực ngoại giao là một thông báo của Nước tiếp nhận gửi đến Nước cử đi rằng bất cứ một cán bộ ngoại giao hoặc bất cứ một thành viên nào khác của cơ quan đại diện là người không được chấp nhận.
Cơ sở pháp lý của “persona non grata”: Công ước Viên về Quan hệ Ngoại giao năm 1961. Luật hóa những khái niệm, quy chuẩn về các vấn đề liên quan đến việc miễn truy tố trách nhiệm vì lý do ngoại giao và quyền bất khả xâm phạm của quan chức và nhân viên các tòa đại sứ, lãnh sự trên thế giới.
Tuy nhiên, Công ước Viên cũng cùng lúc để ngỏ khả năng và quyền hạn của nước sở tại về việc trục xuất bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngoại giao của nước khác thông qua tuyên bố “persona non grata”.
“Persona non grata” là một tuyên bố có hiệu lực tức thì từ chính phủ nước sở tại, rằng một quan chức hay nhân viên chính phủ – cho dù vẫn được hưởng quy chế miễn truy tố – đã bị cấm lưu lại và phải lập tức rời đi.
Miễn trừ ngoại giao hay đặc miễn ngoại giao là một hình thức miễn trừ pháp lý chiếu theo quy ước ngoại giao giữa hai chính phủ. Quyền đặc miễn bảo đảm cho các nhà ngoại giao được đi lại tự do, không bị chi phối bởi hình sự tố tụng hay truy tố địa phương của nước chủ nhà.
Như vậy, miễn trừ ngoại giao là quyền mà Nước nhận đại diện trao cho đại diện Nước gửi đại diện. Quyền miễn trừ không thể bị Nước nhận đại diện miễn trừ nhưng có thể bị Nước cử đi cũng có thể khước từ quyền miễn trừ.
Việc Nước nhận đại diện không thể khước từ quyền miễn trừ. Dù vậy họ vẫn có thể bị trục xuất bằng cách thông báo từ Nước nhận đại diện đến Nước cử đi rằng một cán bộ ngoại giao hoặc bất cứ một thành viên nào khác của cơ quan đại diện là người không được chấp nhận, đã bị cấm lưu lại và phải lập tức rời đi trong một khoảng thời gian – thông báo này được gọi là “persona non grata”.
“Persona non grata” là một tuyên bố có hiệu lực tức thì rằng một cán bộ ngoại giao là người không được chấp nhận, đã bị cấm lưu lại và phải lập tức rời đi trước khi bị trục xuất. Do đó, chỉ có một dạng “persona non grata”, tuy nhiên, theo tập quán thì khoảng thời gian cho phép những người “không được hoan nghênh” để thu xếp trước khi bị trục xuất có thể được thay đổi.
Thông thường, các nước thường cho phép những người “không được hoan nghênh” 72 tiếng để thu xếp trước khi bị trục xuất. Tuy nhiên, trong những sự kiện hết sức phức tạp thì Nước nhận đại diện có thể chỉ cho “người không được hoan nghênh” ít hơn 72 giờ để biểu thị sự không hài lòng từ Nước nhận đại diện.
Hơn thế, một người không được hoan nghênh sẽ tiếp tục bị cấm nhập cảnh cho đến khi quyết định persona non grata được dỡ bỏ.
Persona non grata thông thường được áp dụng trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, đó là khi nhân viên ngoại giao đã gây án tại nước sở tại.
Thông thường, khi một quan chức một chính phủ bị cáo buộc đã vi phạm pháp luật trong thời gian cư trú tại một lãnh thổ khác, mà giữa hai nước có quan hệ ngoại giao, thì Đại sứ quán thường được nước sở tại yêu cầu bãi bỏ tư cách miễn truy tố (immunity) của người này.
Như vậy, nếu người này bị bãi bỏ tư cách miễn truy tố thì nhân viên cảnh sát có thể tiến hành điều tra và khởi tố vụ án. Nếu Đại sứ quán không đồng ý, thì chính phủ nước sở tại chỉ còn có thể dùng persona non grata để trục xuất.
Trường hợp thứ hai, là khi hai nước có các mâu thuẫn về chính sách.
Trên đây là nội dung quy định về luật Quốc tế về . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com