Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Đối với từng loại quyền khác nhau thì thời hạn bảo hộ là khác nhau kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu. Cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì quyền nhân thân bao gồm quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Trong đó thì các quyền sau sẽ được bảo hộ vô thời hạn đó là:
– Quyền đặt tên cho tác phẩm;
– Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Quyền nhân thân: Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm là quyền được bảo hộ trong thời hạn 50 năm.
– Quyền tài sản: Bao gồm nhiều loại khác nhau, do đó thời hạn bảo hộ là khác nhau. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các quyền tài sản mà pháp luật quy định thời hạn bảo hộ dài ngắn là khác nhau:
Thứ nhất, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Cần lưu ý như sau, trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình thì:
+ Nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình.
+ Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính như sau: Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo, trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết
+ Đối với những tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh được công bố thời hạn bảo hộ sẽ dài hơn so với tác phẩm không được công bố. Khi được công bố thì sẽ tính từ thời điểm tác phấm được công bố, còn không được công bố tính từ thời điểm tác phấm được hình thành.
Thứ hai, tác phẩm không thuộc loại hình nên trên thì có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Những tác phẩm có đặc điểm khác nhau về quá trình hình thành, giá trị khác nhau nên thời hạn bảo hộ cũng khác nhau. Như vậy đảm bảo thời hạn bảo hộ hiệu quả cho từng loại tác phẩm.
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com
Trân Trọng