Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sách, báo, truyện,… do các tác giả người nước ngoài sáng tác và được dịch ra tiếng Việt. Vậy có được đặt lại tên cho tác phẩm dịch không?
Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về quyền nhân thân của tác giả như sau:
“1. Đặt tên cho tác phẩm.
Theo quy định trên, đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân của tác giả. Quyền nhân thân được hiểu là quyền gắn liền với bản thân tác giả mà không thể chuyển giao cho người khác. Do vậy, quyền đặt tên cho tác phẩm là quyền của tác giả và được bảo hộ vô thời hạn. Tác giả có quyền không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.
Mặt khác, căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì quyền nhân thân được quy định như sau: “Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác”.
Việc đặt tên tác phẩm bằng tiếng Việt không thuộc quyền nhân thân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, việc dịch lại tác phẩm, đặt tên bằng tiếng Việt vẫn phải xin phép tác giả, vì tác phẩm dịch thuộc tác phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật. Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tác phẩm phái sinh như sau: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”.
Một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả là làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Như vậy, tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm của mình, tuy nhiên quyền này không được áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Điều này nhằm mục đích bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc.
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com
Trân Trọng