Câu hỏi:
Chị P.T.H ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:
Ông A (có 4 con là B, C , D, E) lập di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho con trai trưởng là B, đồng thời giao nghĩa vụ “B có trách nhiệm quản lý, sử dụng căn nhà để thờ cúng tổ tiên đời đời kiếp kiếp mà không được bán căn nhà”. C, D, E khởi kiện đòi chia căn nhà. Trường hợp này được giải quyết như thế nào?
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:
– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;
Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:
“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Khi lập di chúc, người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự quy định:
“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật…”
Như vậy, trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Vì ông A đã chỉ định B “có trách nhiệm quản lý, sử dụng căn nhà để thờ cúng tổ tiên đời đời kiếp kiếp” nên ngôi nhà này không thể được phân chia và B có quyền, nghĩa vụ quản lý ngôi nhà đó mà không có quyền định đoạt. Tuy nhiên, nếu toàn bộ di sản của ông A không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của ông thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Trên đây là nội dung quy định về yêu cầu chia di sản thờ cúng. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com