Tài sản đang thế chấp thì có được cho thuê không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, luật sư tư vấn giúp tôi về việc tôi đang thế chấp xe ô tô tại ngân hàng thì có được lấy xe cho thuê không? Tôi được thực hiện việc này trong trường hợp nào? Xin cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia tư vấn và nghiên cứu như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2015;

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự;

  1. Nội dung tư vấn:

Việc bạn đang thế chấp xe ô tô tại Ngân hàng thì bạn vẫn có quyền cho thuê xe. Tuy nhiên phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Căn cứ Điều 321 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 321. Quyền của bên thế chấp

  1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
  2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
  3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
  4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

  1. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
  2. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.”

Theo quy định nêu trên, bạn có quyền cho thuê xe khi xe đang thế chấp tại ngân hàng nhưng phải đáp ứng điều kiện như phải đồng thời thông báo cho bên thuê biết về việc tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng và thông báo cho Ngân hàng biết về việc bạn sử dụng tài sản thế chấp thực hiện việc cho thuê.

Trường hợp bạn đã thỏa thuận với Ngân hàng về việc xe đang thế chấp thì không thực hiện các giao dịch khác trong đó có cho thuê tài sản thì theo đó, tài sản thế chấp bạn không được thực hiện các giao dịch khác, ngân hàng không đồng ý cho bạn thực hiện các giao dịch này. Nếu bạn cố tình thực hiện thì giao dịch đó có thể sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Ngọc Ánh
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  7. a) Có tổ chức;
  8. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  9. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  10. d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

  1. e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  3. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  4. c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  6. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  7. c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  8. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Theo đó, cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định như sau:

Về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản, bao gồm vật, tiền. Việc xâm phạm quyền sở hữu cũng thể hiện ở hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác sau khi lừa lấy được tài sản.

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là nếu từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Về hành vi khách quan:

(1) Hành vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối;

(2) Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động, bằng hình ảnh…hoặc kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau.

Do đặc điểm riêng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, không có thủ đoạn thuộc về tư tưởng, suy nghĩ của người phạm tội lại không được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi, cũng chính vì thế mà khi phân tích các dấu hiệu khách quan cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản một số quan điểm cho rằng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hành vi khách quan là hành vi “gian dối” và hành vi “chiếm đoạt”, nói như thế cũng không phải là không có căn cứ. Tuy nhiên, điều luật quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…” nên không thể coi thủ đoạn phạm tội là một hành vi khách quan được vì thủ đoạn chính là phương thức để đạt mục đích mà biểu hiện của thủ đoạn gian dối lại bao gồm nhiều hành vi khác nhau, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể khác mà người phạm tội thực hiện hành vi đó nhằm đánh lừa người khác

Mặt chủ quan:

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có tính chất chiếm đoạt, do lỗi cố ý của chủ thể, mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp, ngay thẳng rồi mới có ý định chiếm đoạt tài sản thì không phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác như tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảnThực tế việc chứng minh ý thức chiếm đoạt của người phạm tội thường căn cứ vào tài sản thực có, tình trạng tài chính, nhu cầu tài sản của người phạm tội kết hợp với lời khai nhận của người phạm tội như thế nào. Thông thường trước khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị rơi vào hoàn cảnh nợ nần do thua cờ, bạc, lô đề, kinh doanh…, không có khả năng trả nợ cho chủ nợ nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Kẻ trộm hối hận trả lại tài sản cho nạn nhân lĩnh 3 năm tù

Định trộm được số tài sản lớn rồi lấy 200 USD tiêu xài. Sau vụ việc, anh ta hối hận nên mua thùng xốp, bỏ toàn bộ tài sản vào xe của công an để nhờ trả cho bị hại.

Ngày 25/2, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm Trương Huy Định (23 tuổi, ngụ ở Tiền Giang) về tội Trộm cắp tài sản.

Theo cáo trạng, Định từng đi lao động tại Nhật Bản nên thành thạo tiếng Nhật. Ngày 5/1/2019, anh ta gặp ông Matsubara Masakazu (quốc tịch Nhật Bản) tại một quán ăn ở khu Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM) nên lân la làm quen.

Hai ngày sau, Định bắt taxi tìm đến căn hộ của ông Masakazu rồi leo qua cửa sổ phòng tắm vào nhà. Sau khi lấy chiếc két sắt, 2 máy ảnh cùng một số tài sản khác, Định dùng quần áo của nạn nhân mặc vào rồi rời khỏi căn hộ bằng cửa chính.

Ke trom hoi han tra lai tai san cho nan nhan linh 3 nam tu hinh anh 1 trom1_zing.jpg
Bị cáo Định ngồi xe lăn ra tòa.

Sau đó, Định đi thẳng ra sân bay, đóng gói toàn bộ hành lý để xuất cảnh ra nước ngoài. Do két sắt vượt quá khối lượng quy định nên Định phải quay ngược về khách sạn nghỉ.

Đến ngày 8/1/2019, anh ta mang số tài sản cướp được về quê ở Tiền Giang, thuê phòng trọ rồi dùng máy mài két sắt. Bên trong két sắt có hơn 7.000 USD, 52.000 Yên và một số tài sản khác.

Tên trộm mang 200 USD đổi ra tiền Việt, tiêu xài cá nhân nhưng cảm thấy hối hận, muốn trả lại cho bị hại.

Định tìm mua thùng xốp, bỏ toàn bộ số tài sản trộm được vào đóng kín, đặt vào thùng xe của Công an phường Phú Mỹ (quận 7), kèm theo mảnh giấy ghi nội dung nhờ công an trả lại tài sản cho ông Masakazu.

Tối 9/1/2019, anh ta đã tới cơ quan công an đầu thú. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra khởi tố bị can, Định bất ngờ có thái độ không hợp tác. Nhà chức trách đã đưa bị cáo đi giám định tâm thần và kết luận tâm lý của Định bình thường.

Cũng trong thời gian bị bắt, Định bị bệnh teo cơ khiến chân bị liệt. Hôm nay ra tòa, bị cáo ngồi xe lăn. Tại phiên xét xử, Định tỏ ra thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận với hành vi phạm tội của mình.

HĐXX nhận định hành vi của bị cáo đã gây mất trật tự xã hội, làm xấu hình ảnh của người Việt Nam trong mắt người nước ngoài. Tuy nhiên, xét thấy bị cáo đã hối cải, chủ động ra đầu thú nên tòa quyết định tuyên phạt bị cáo 3 năm tù.

Nguồn : news.zing.vn

Thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành và phân công chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Việc thanh lý tài sản dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp đã được kiểm kê và xác định sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản theo Điều 64 Luật Phá sản 2014, bao gồm:

+ Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản.

+ Các khoản lợi nhuận, các tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp sẽ có việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản.

+ Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản.

+ Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp.

+ Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp.

+ Tài sản và quyền tài sản có được do các giao dịch vô hiệu.

+ Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài các tài sản nêu trên, tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh còn bao gồm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp theo thứ tự sau đây:

+ Chi phí phá sản;

+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiêm y tế đối với người lao động, các quyền lượi khác theo hợp đồng lao động và thảo ước lao động tập thể đã ký kết;

+ Các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

+ Các nghĩa vụ tài chính đồi với Nhà nước; các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ và các khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản có bảo đảm không đủ thanh toán số nợ.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đủ các khoản theo quy định mà vẫn còn thì phần còn lại thuộc về :

+ Thành viên hợp tác xã thành viên (đối với hợp tác xã);

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân;

+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

+ Các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, các cổ đông của công ty cổ phần;

+ Thành viên cả công ty hợp danh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Quy định về tài sản góp vốn trong doanh nghiệp

Nhiều người lầm tưởng rằng tài sản góp vốn thành lạp công ty chỉ là tiền. Tuy nhiên pháp luật có quy định khác nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cá nhâ, tổ chức góp vốn thành lập công ty để đầu tư kinh doanh.

  1. Các loại tài sản góp vốn

Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định tài sản góp vốn bao gồm:

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

  1. Chuyển quyền ở hữu tài sản góp vốn

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

– Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

– Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

– Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

– Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

  1. Định giá tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về tài sản góp vốn trong doanh nghiệp”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Bác sĩ Chiêm Quốc Thái bị ngăn chặn gỡ phong tỏa tài sản

Việc bị chậm trễ hủy bỏ biện pháp ngăn chặn phong tỏa tài khoản đang khiến ông Chiêm Quốc Thái bị thiệt hại. Theo luật sư, ông Thái có thể khởi kiện đòi bồi thường.

Mới đây, ông Chiêm Quốc Thái ra văn phòng công chứng để thực hiện giao dịch tài sản thì được biết căn nhà của ông đang bị tạm dừng chuyển dịch theo công văn số 67 của TAND quận 1 (TP.HCM).

Không đồng ý, ông Thái khiếu nại lên Trung tâm Thông tin và Tư vấn công chứng TP.HCM.

Chậm hủy bỏ ngăn chặn gây thiệt hại

Năm 2016, ông Thái và vợ cũ là bà Vũ Thụy Hồng Ngọc tranh chấp tài sản sau ly hôn và được TAND quận 1 giải quyết.

Ngày 13/1/2016, TAND quận 1 ra công văn số 67 để ngăn chặn việc chuyển dịch quyền tài sản liên quan đến 2 căn hộ và 1 lô đất do ông Chiêm Quốc Thái đứng tên sở hữu để đảm bảo quyền lợi các bên. Đến ngày 15/2/2016, tòa án ra công văn 192 về việc thu hồi và hủy bỏ các văn bản, trong đó có công văn số 67.

Bac si Chiem Quoc Thai bi ngan chan go phong toa tai san hinh anh 1 chiemquocthai1_zing.jpg
Bác sĩ Chiêm Quốc Thái.

Khi không được chuyển dịch tài sản, bác sĩ thẩm mỹ đã ủy quyền cho luật sư đến Trung tâm Thông tin và Tư vấn công chứng TP.HCM (Trung tâm TT&TVCC) làm việc nhưng cơ quan này trả lời chưa nhận được công văn hủy bỏ việc ngăn chặn dịch chuyển của TAND quận 1.

Luật sư của ông Chiêm Quốc Thái đã cung cấp cho Trung tâm TT&TVCC bản sao công văn 192 về việc thu hồi và hủy bỏ công văn ngăn chặn chuyển dịch tài sản của ông Thái đã được tống đạt tới nơi này do ông Lê Thanh Phong ký nhận vào ngày 18/3/2016. Sau đó, Trung tâm TT&TVCC yêu cầu phải có văn bản đình chỉ thi hành án của cơ quan thi hành án mới thực hiện việc hủy bỏ ngăn chặn chuyển dịch tài sản.

Ngày 25/12/2019, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận 1 ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với ông Chiêm Quốc Thái, kể cả các khoản đình chỉ gồm cấm chuyển dịch quyền một số tài sản hình thành trong tương lai đang tranh chấp.

Theo ông Thái, việc chậm trễ hủy bỏ ngăn chặn giao dịch liên quan đến các tài sản này đang khiến ông bị thiệt hại 22 triệu đồng mỗi ngày.

Có thể khởi kiện đòi bồi thường

Trao đổi với Zing.vn, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, phong tỏa tài sản là một biện pháp khẩn cấp tạm thời do tòa án áp dụng.

Bên cạnh đó, Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay. Tòa án phải cấp hoặc gửi quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi ra quyết định cho người có yêu cầu, người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và VKS cùng cấp.

Căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên, thì hiệu lực của quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ có hiệu lực ngay khi ban hành. Trường hợp tòa án không ra quyết định theo đúng quy định thì các đương sự có thể khiếu nại.

Bac si Chiem Quoc Thai bi ngan chan go phong toa tai san hinh anh 2 vuthuyhongngoc_zing.jpg
Bà Vũ Thụy Hồng Ngọc đã thuê người chém ông Thái và bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 18 tháng tù. Tòa phúc thẩm đã mở phiên xử nhưng rồi tạm hoãn.

Luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết thêm việc ông Thái đã cung cấp bản sao công văn có nội dung thu hồi và hủy bỏ các văn bản, trong đó có công văn số 67 thì việc Trung tâm TT&TVCC yêu cầu cung cấp thêm “văn bản đình chỉ thi hành án của cơ quan thi hành án” là không thực sự cần thiết.

Theo Luật sư Cường, công văn 192 ngày 15/2/2016 có hiệu lực kể từ ngày ký do đó các văn bản trước đó có nội dung trái (ngăn chặn) tất nhiên là không còn hiệu lực.

Do vậy, việc công chứng viên từ chối chứng nhận các giao dịch liên quan tài sản của ông Chiêm Quốc Thái theo văn bản số 192 có thể vì an toàn (hiện VPCC chỉ xác nhận các giao dịch sau khi TTTT công chứng gỡ văn bản “ngăn chặn” trên website).

Trong trường hợp việc giải tỏa ngăn chặn của Trung tâm Thông tin và tư vấn công chứng TP.HCM chậm trễ mà ông Chiêm Quốc Thái có cơ sở cho rằng hành vi này gây thiệt hại cho ông thì có thể khởi kiện để yêu cầu bồi thường do hành vi không/chậm thực hiện công việc gây thiệt hại.

Nguồn : news.zing.vn

Xác nhận tài sản hình thành trước khi kết hôn là tài sản riêng. Thủ tục xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp mình việc như sau: tôi có sở hữu mảnh đất từ năm 2004. Đến tháng 12/2005 tôi đăng ký kết hôn. Giờ tôi bán mảnh đất đó phòng công chứng họ yêu cầu tôi làm đơn xin xác nhận là thời điểm năm 2004 là tôi chưa kết hôn để chứng minh đó là tài sản riêng. Tôi ra phường nơi địa phương đăng ký hộ khẩu (tôi đăng ký kết hôn tại phường đó) nhưng cán bộ tiếp dân không đóng dấu cho tôi đồng thời họ nói là không có luật được xác nhận lùi thời điểm đó mà chỉ có xác nhận tình trạng hiện tại thôi. Xin hỏi luật sư như vậy có đúng không, và xin hướng dẫn sao cho tôi bán được mảnh đất ạ xin trân thành cảm ơn

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật Hiệp Thành. Với thắc mắc của bạn, Luật Hiệp Thành xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1.Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

Bộ luật dân sự 2015;

Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

2.Giải quyết vấn đề

Thứ nhất, về việc xác định tài sản riêng hình thành trước khi kết hôn:

Vợ, chồng khi kết hôn có quyền có tài sản riêng và theo quy định tại khoản 1 điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.

Để chứng minh mảnh đất đó là tài sản riêng của bạn thì bạn cần:

– Xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2004 và chỉ có tên của bạn trên giấy chứng nhận và hình thành trước ngày vợ chồng bạn đăng ký kết hôn cụ thể Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn vào tháng 12/2005.

-Chứng minh được nguồn vốn mua mảnh đất là hoàn toàn của bạn, không có sự góp chung vốn của vợ, chồng vì khi mua và hình thành tài sản chưa đăng ký kết hôn.

-Không có sự thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa mảnh đất đó vào phần tài sản chung của vợ, chồng.

Khi được xác nhận mảnh đất đó là tài sản riêng của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền bán mảnh đất đó mà không cần có sự đồng ý của vợ.

Thứ hai, về việc quy trình, thủ tục, hồ sơ chuyển nhượng mảnh đất:

Để bán đất, bạn phải làm hợp đồng về quyền sử dụng đất, đó là sự thỏa thuận của các bên theo đó người sử dụng đất chuyển đổi quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.

Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất được quy định tại điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai 2013. Theo đó:

– Bạn nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Hồ sơ gồm:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực);

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (02 bản có công chứng);

+ Chứng minh nhân dân/hộ khẩu hai bên bán và bên mua (02 bộ có chứng thực);

+ Giấy tờ chứng minh tài riêng;

+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (01 bản chính);

+ Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính);

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính);

+ Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (02 bản chính);

+ Tờ khai đăng ký thuế;

Nếu chuyển nhượng một phần thửa đất thì phải có hồ sơ kỹ thuật thửa đất, đo đạc tách thửa phần diện tích chuyển nhượng.

-Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

+ Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

+ Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;

+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

-Thời gian thực hiện thủ tục sang tên là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Vì vậy, quyền sử dụng diện tích mảnh đất mua năm 2004 là tài sản riêng của bạn có trước thời kỳ hôn nhân do đó, bạn có toàn quyền trong việc định đoạt.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tài sản thừa kế có được tính là tài sản riêng của vợ chồng hay không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về tài sản riêng hình thành sau hôn nhân.

Thưa luật sư. Luật sư cho tôi hỏi câu hỏi như sau: tôi và vợ tôi đã kết hôn và chung sống với nhau được 1 năm. Tôi là con trai út trong một gia đình. Luật sư cho tôi hỏi nếu sau này bố mẹ ruột tôi mất đi và có để lại di chúc đất đai và nhà cửa cho tôi và trong di chúc có ghi tên của tôi

Vậy trong trường hợp đó tài sản đó là của riêng tôi hay là tài sản chung của tôi và vợ tôi. Và trong trường hợp khác nếu trong di chúc đó ghi nhà cửa và đất đai để lại cho con út, vậy vợ tôi có được hưởng không. Xin chân thành cảm ơn luật sư.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình luật số 52/2014/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng:

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

  1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Như vậy, nếu bố mẹ ruột của bạn sau này chết và để lại di chúc thừ kế toàn bộ nhà cửa và đất đai của họ cho riêng bạn thì khối tài sản đó được coi là tài sản riêng của bạn có được trong thời kỳ hôn nhân và vợ bận không có quyền lợi gì đối với tài sản này.

Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp rằng bạn là con trai út trong nhà có nghĩa la gia đình bạn vẫn còn anh, chị em ruột. Khi cha mẹ bạn để lại di chúc thừa kế toàn bộ tài sản cho bạn mà những người anh chị của bạn không được hưởng phàn tài sản nào cả thì họ vẫn được hưởng ít nhất 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

  1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
  2. a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  3. b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
  4. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng