Vụ ‘thổi giá’ đất lên 30 tỉ đồng/m² ở Hà Nội: Phá đấu giá để giữ đất, ‘làm một vụ chấn động địa cầu’

Nhóm bị cáo biết khu đất đấu giá sẽ có tiềm năng tăng giá nên mong muốn mua 1 – 2 thửa để ở hoặc đầu tư kiếm lời. Tuy vậy, do không đủ khả năng tài chính nên bàn nhau ‘phá’ cuộc đấu giá để giữ đất và muốn làm một vụ ‘chấn động địa cầu’.

Ngày 6-3, TAND Hà Nội đã mở phiên tòa lưu động, xét xử sáu bị cáo trong vụ ‘thổi giá’ đất lên 30 tỉ đồng/m² khi tham gia đấu giá tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) từ ngày 26 đến 29-11-2024.

Sáu bị cáo hầu tòa cùng về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản gồm: Nguyễn Đức Thành (33 tuổi, trú tại Bắc Ninh), Phạm Ngọc Tuấn (34 tuổi), Ngô Văn Dương (31 tuổi), Nguyễn Thị Quỳnh Liên (44 tuổi), Nguyễn Thế Trung (31 tuổi), Nguyễn Thế Quân (31 tuổi, cùng trú tại Đông Anh, Hà Nội).

‘Thổi giá’ đất ngoại thành lên 30 tỉ đồng/m²

Theo cáo trạng, tháng 11-2024 khi biết Công ty đấu giá hợp danh Thanh Xuân chuẩn bị đấu giá đất tại thôn Đông Lai (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn) các bị cáo đã bàn bạc, trao đổi góp tiền mua hồ sơ, nộp tiền đặt cọc đăng ký tham gia đấu giá 58 thửa đất.

  • Vụ 'thổi giá' đất lên 30 tỉ đồng/m² ở Hà Nội: Phá đấu giá để giữ đất, 'làm một vụ chấn động địa cầu' - Ảnh 2.

Cả nhóm thống nhất từ vòng thứ nhất đến vòng thứ tư sẽ đấu giá theo trình tự, trả giá dưới mức giá mà Tuấn ấn định từ trước. Kết quả đấu giá ở vòng thứ tư nếu thấy những người tham gia đấu giá khác trả giá vượt mức tối đa mà Tuấn đã ấn định, đến vòng thứ năm các bị cáo sẽ trả giá cao bất thường. Sau đó tới vòng thứ sáu nhóm không trả giá nhằm mục đích để phiên đấu giá không thành công, buộc phải tổ chức đấu giá lại.

Kết quả điều tra xác định có 36/58 thửa đất bị nhóm Tuấn, Dương, Thành, Trung, Liên và Quân thông đồng cố ý nâng giá ở vòng thứ năm với giá cao bất thường từ hơn 59 triệu đồng/m2 đến hơn 30 tỉ đồng/m2. Đến vòng thứ sáu thì tất cả sáu người trên đều không bỏ giá.

Sau khi đấu giá viên công bố kết quả đấu giá ở vòng thứ năm, do nhóm của Tuấn bỏ giá cao bất thường nên nhiều khách hàng chửi bới, gây mất an ninh trật tự tại khu vực đấu giá. Và đúng như “kịch bản” sáu người này không trả giá tại vòng thứ sáu, phiên đấu giá không thành công.

Cáo trạng xác định hành vi nâng giá của nhóm này đã vi phạm Luật Đấu giá tài sản, hậu quả gây thiệt hại tổng gần 420 triệu đồng. Trong đó, gây thiệt hại cho Công ty đấu giá hợp danh Thanh Xuân hơn

252 triệu đồng và 230 người mua hồ sơ tham gia đấu giá hơn 165 triệu đồng.

“Phải làm một vụ chấn động địa cầu”

  • Vụ 'thổi giá' đất lên 30 tỉ đồng/m² ở Hà Nội: Phá đấu giá để giữ đất, 'làm một vụ chấn động địa cầu' - Ảnh 3.

Tại tòa, bị cáo Phạm Ngọc Tuấn thừa nhận hành vi phạm tội và khai khi nắm được tin về việc tổ chức đấu giá đất, biết khu đất này gần Khu công nghiệp Nội Bài, có tiềm năng tăng giá nên mong muốn mua được 1 – 2 thửa để ở hoặc đầu tư kiếm lời.

Để tham gia đấu giá, Tuấn cùng năm người thống nhất mua 58 bộ hồ sơ của 58 thửa đất. Cả nhóm hẹn nhau ở quán cà phê để xem xét hồ sơ, vị trí các thửa đất cũng như mức giá sẽ đưa ra cho từng thửa.

Tuấn sau đó gọi điện tới Công ty đấu giá hợp danh Thanh Xuân (đơn vị tổ chức đấu giá các thửa đất) và được tư vấn có thể bỏ giá tùy theo ý chí cá nhân, không hạn chế mức tiền. Nhóm sau đó lên kế hoạch nếu không đủ khả năng tài chính thì sẽ “phá” cuộc đấu giá.

Hội đồng xét xử hỏi theo hiểu biết cá nhân thì giá 1m2 đất tại khu đấu giá là khoảng bao nhiêu, Tuấn nói tối đa là 40 triệu đồng/m2.

Chủ tọa truy vấn: “Vậy tại sao bị cáo lại trả tới 30 tỉ đồng/m2, một mức giá không tưởng?”. Tuấn nói rằng mục đích của hành vi này là để giữ lại những thửa đất mà mình thích cho phiên đấu giá sau.

Đáng chú ý, khai báo ngay sau đó, bị cáo Ngô Văn Dương thừa nhận sau khi thực hiện phi vụ này, dư luận, báo chí đưa thông tin nên bắt đầu lo lắng, hỏi Tuấn: “Liệu có làm sao không?” và được Tuấn đáp: “Không làm sao hết”.

“Tuấn dặn nếu nhà báo hay ai hỏi, phải nói mình là người có tiền, là giới siêu giàu, phải làm một vụ chấn động địa cầu…”, Dương khai.

Tuy nhiên nhận thấy hành vi của bản thân “chắc chắn là phạm tội”, sợ bị xử lý, Dương cùng một số bị cáo đã ra đầu thú.

Gây rối loạn thị trường bất động sản

Sau nửa ngày xét xử, tòa tuyên phạt bị cáo Phạm Ngọc Tuấn 3 năm tù; Ngô Văn Dương 30 tháng tù; Nguyễn Đức Thành 24 tháng tù; Nguyễn Thị Quỳnh Liên, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân từ 12 – 18 tháng tù cho hưởng án treo.

Tòa đánh giá các bị cáo đều có nhận thức, hiểu biết pháp luật song sai phạm vì động cơ vụ lợi, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng uy tín cơ quan tổ chức liên quan, gây rối loạn thị trường bất động sản, gây bức xúc bất bình trong xã hội.

Theo: https://tuoitre.vn

Luật Đất đai (sửa đổi): Giá đất được quy định thế nào?

Mục 2, Chương XI, Tài chính về đất đai, giá đất (từ Điều 153 đến Điều 158) dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định các nội dung về giá đất.

Giao Chính phủ quy định phương pháp định giá đất

Tại Điều 153. Nguyên tắc, phương pháp định giá đất, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định, Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc: Theo mục đích sử dụng đất định giá; Theo thời hạn sử dụng đất và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất; Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường; Tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan của kết quả định giá đất giữa cơ quan định giá, cơ quan thẩm định và cơ quan quyết định.

Giá đất phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường được xác định bằng bình quân của các mức giá giao dịch thực tế của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng trên thị trường xuất hiện với tần suất nhiều nhất thông qua thống kê tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định, không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến, giao dịch có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi khác.

Dự thảo giao: “Chính phủ quy định phương pháp định giá đất; quy trình xây dựng bảng giá đất, định giá đất cụ thể; xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất; kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện”.

Bảng giá đất và các trường hợp áp dụng bảng giá đất

Về bảng giá đất, Điều 154, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định: Bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm được công bố công khai và áp dụng từ ngày 01/01 của năm.

Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng bảng giá đất, được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để xây dựng bảng giá đất; trình Hội đồng thẩm định bảng giá đất; căn cứ kết quả của Hội đồng thẩm định bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua bảng giá đất trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành.

Bảng giá đất được xây dựng theo vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Bảng giá đất được áp dụng cho các trường hợp:

Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân; chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;

Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;

Tính thuế sử dụng đất, thuế đối với các dự án chậm tiến độ hoặc không đưa đất vào sử dụng;

Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;

Tính tiền sử dụng đất tăng thêm đối với những trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng, không đưa đất vào sử dụng;

Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;

Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

Tính giá khởi điểm đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất.

Làm căn cứ để tính giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, xây dựng công trình trên không

Đối với các trường hợp tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tính tiền thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì giá đất để tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tính tiền thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm ổn định trong 05 năm.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Các trường hợp áp dụng giá đất cụ thể

Điều 155 (Giá đất cụ thể) quy định, giá đất cụ thể được áp dụng cho các trường hợp sau:

Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; khi Nhà nước giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất;

Tính tiền thuê đất trả tiền một lần đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, khi Nhà nước cho thuê đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền thuê đất.

Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm;

Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;

Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết mà ảnh hưởng đến hệ số sử dụng đất; cho phép chuyển hình thức sử dụng đất.

Việc quyết định giá đất cụ thể thực hiện theo quy định sau đây:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết, thu hồi đất, xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, xác định giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết, thu hồi đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan quản lý đất đai cấp huyện được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai trình Hội đồng thẩm định giá đất thẩm định kết quả tư vấn xác định giá đất; căn cứ kết quả của Hội đồng thẩm định giá đất trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

Đối với khu vực đã có bảng giá đất tới từng thửa đất theo vùng giá trị đất, giá thửa đất chuẩn thì việc định giá đất cụ thể được xác định theo bảng giá đất tại thời điểm định giá.

Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các phương pháp để định giá đất cụ thể và quy định chi tiết Điều này.

Hội đồng thẩm định giá đất

Điều 156, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về Hội đồng thẩm định giá đất.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất bao gồm các thành phần sau:

Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;

Giám đốc Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng; lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Cục Thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh;

Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cấp tỉnh bao gồm các thành phần sau:

Giám đốc Sở Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng;

Lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Cục Thuế tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh;

Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể cấp huyện bao gồm các thành phần sau:

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng;

Trưởng Phòng Tài chính – Kế hoạch làm thường trực Hội đồng; lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng, ban chuyên môn có liên quan; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện;

Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất, chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể quyết định thành lập Tổ giúp việc cho Hội đồng, được thuê tổ chức tư vấn định giá đất để tư vấn thẩm định giá đất.

Hội đồng thẩm định giá đất làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; Chủ tịch và các thành viên chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến của mình. Hội đồng thực hiện thẩm định việc tuân thủ nguyên tắc, việc áp dụng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất, kết quả thu thập thông tin, tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, tính trung thực, khách quan trong quá trình định giá và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định theo quy định của pháp luật.

Kết quả thẩm định giá đất của Hội đồng là căn cứ để cấp có thẩm quyền quyết định Bảng giá đất, giá đất cụ thể.

Tư vấn xác định giá đất

Điều 157, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về tư vấn xác định giá đất.

Theo đó, tư vấn xác định giá đất được thực hiện trong các trường hợp: Khi xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và giá đất cụ thể; khi giải quyết khiếu nại về giá đất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên có liên quan.

Dự thảo giao Chính phủ quy định điều kiện hoạt động của tư vấn xác định giá đất, hành nghề tư vấn xác định giá đất.

Việc xác định giá đất của tư vấn xác định giá đất phải độc lập, khách quan, trung thực và tuân theo nguyên tắc, phương pháp định giá đất quy định tại Điều 153 của Luật này.

Giá đất do tư vấn xác định là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định giá đất.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất

Điều 158, quy định tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất có các quyền: Thực hiện tư vấn xác định giá đất theo quy định của Luật này, Luật giá và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Yêu cầu bên thuê tư vấn cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc tư vấn xác định giá đất; được nhận tiền dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng;

Đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng tư vấn xác định giá đất khi bên thuê tư vấn vi phạm điều kiện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;

Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất có nghĩa vụ: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả tư vấn xác định giá đất; Thực hiện thỏa thuận theo hợp đồng tư vấn xác định giá đất với bên thuê tư vấn;

Chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức, kết quả hoạt động tư vấn xác định giá đất định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất;

Thực hiện nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan theo quy định của pháp luật;

Đăng ký danh sách định giá viên và việc thay đổi, bổ sung danh sách định giá viên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức tư vấn xác định giá đất đặt trụ sở chính;

Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về kết quả tư vấn xác định giá đất; Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo Báo mới.

Chuyển nhượng bất động sản có thể sẽ phải thanh toán qua ngân hàng

Bộ Tài chính sẽ tham mưu, đề xuất với Chính phủ bổ sung quy định thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại Điều 16 Luật kinh doanh Bất động sản.

Bộ Tài chính sẽ tham mưu, đề xuất với Chính phủ bổ sung quy định thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại Điều 16 Luật kinh doanh Bất động sản.

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu tại báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ ba, vừa đến tay các vị đại biểu Quốc hội.

Các biện pháp chống thất thu thuế, nhất là trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản là nội dung nhỏ nằm trong nhóm vấn đề Quốc hội quyết định chất vấn người đứng đầu ngành tài chính, bắt đầu từ sáng 8/6.

Đây cũng là vấn đề được một số vị đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về kinh tế, xa hội với phân tích, khi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, người dân chịu mức thuế cao hơn, theo giá thị trường, nhưng khi bị thu hồi đất, đền bù thì áp theo giá nhà nước dẫn đến những bất bình đẳng trong mối quan hệ này.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong báo cáo mới nhất cho biết, thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Cụ thể Bộ Tài chính có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, ban hành kịp thời quyết định điều chỉnh bổ sung bảng giá đất cụ thể đối với từng vị trí, đảm bảo phù hợp với giá giao dịch thực tế trên thị trường và giá bán của chủ đầu tư.

Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế không được gây khó khăn, phiền hà cho người nộp thuế trong quá trình xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản. Đồng thời đã quán triệt cán bộ, công chức ngành thuế tham gia vào công tác xử lý hồ sơ chuyển nhượng bất động sản thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính và quy trình làm việc trực tiếp với người nộp thuế theo quy định và có cơ chế giám sát cán bộ, công chức trong quá trình tuyên truyền, hướng dẫn việc kê khai giá chuyển nhượng bất động sản cho người nộp thuế. Bộ cũng chỉ đạo các Cục Thuế triển khai rà soát các hồ sơ chuyển nhượng bất động sản và yêu cầu giải quyết, xử lý kịp thời cho người dân và doanh nghiệp đúng theo quy định của pháp luật.

Kết quả đạt, số thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản năm 2021 đạt 21 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 4,9 nghìn tỷ đồng (tỷ lệ tăng 30%) so với năm 2020. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, kết quả thu từ thuế thu nhập cá nhân của hoạt động chuyển nhượng bất động sản dự kiến đạt được 16 nghìn tỷ đồng; tăng 68,6% so với 5 tháng đầu năm 2021, tương ứng tăng 6,6 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ ra hạn chế trong quá trình thực hiện, đó là hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật thuế về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế.

Công tác thu thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản còn gặp một số khó khăn, như các chính sách liên quan đến đất đai đã được quy định, các văn bản này được quy định bởi nhiều cơ quan, ban ngành quản lý nhà nước, các quy định này chưa đồng bộ nên việc xác định giá thị trường của bất động sản vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Khó nhất hiện nay là Luật Đất đai quy định bảng giá đất ổn định 5 năm, trong khi thực tế giá thị trường bất động sản lại biến động liên tục, vì vậy dẫn đến việc giá đất do UBND cấp tỉnh quy định không sát với giá của thị trường.

Công tác phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan cũng gặp không ít khó khăn, Bộ trưởng nhìn nhận.

Khó khăn tiếp theo là văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định cơ chế kiểm soát dòng tiền đối với các giao dịch chuyển nhượng bất động sản. Ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân chưa cao. Nhận thức chưa đầy đủ về chính sách pháp luật thuế và pháp luật có liên quan, chưa nhận thức được hậu quả khi khai thuế với giá không đúng với giá thực tế chuyển nhượng.

Văn phòng đăng ký đất đai chuyển hồ sơ đến cơ quan thuế thường sát ngày hẹn trả kết quả hoặc chậm dẫn đến áp lực về thời gian trả kết quả xác định nghĩa vụ tài chính về đất, gây chậm trễ về thủ tục hành chính, theo Bộ trưởng cũng là một khó khăn.

Thời gian tới, Bộ trưởng cho biết sẽ sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất với Chính phủ hai giải pháp. Một là tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất, đồng bộ.

Giải pháp thứ hai là bổ sung quy định thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại Điều 16 Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014.

Theo Báo mới.

Chấn chỉnh hoạt động đấu giá tài sản

UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1509/UBND-NC (ngày 19-5-2022) về việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn thành phố. Để hoạt động đấu giá tài sản nói chung, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất được minh bạch, tránh thất thu ngân sách, hiện cơ quan chuyên môn, các quận, huyện, thị xã đang có kế hoạch triển khai nghiêm túc việc đấu giá tài sản bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Một phiên đấu giá quyền sử dụng đất được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch quận Cầu Giấy. 

Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Lưu:
Rà soát quy định về xác định giá để làm giá khởi điểm

Thực hiện Văn bản số 1509/UBND-NC, Sở sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát quy định của pháp luật về xác định giá để làm giá khởi điểm đối với tài sản đấu giá là tài sản công, bảo đảm giá khởi điểm của tài sản đấu giá sát với giá thị trường. Đồng thời tập trung chỉ đạo bộ phận chuyên môn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định của pháp luật về đấu giá tài sản; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản; quyết định của UBND thành phố ban hành quy định về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố. Tham mưu với UBND thành phố việc xác định giá khởi điểm quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản để đưa ra đấu giá, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội Mai Trọng Thái:
Tăng cường kiểm tra việc đấu giá quyền sử dụng đất

Để khắc phục tình trạng bỏ cọc sau khi giá đấu giá đất bị đẩy lên cao bất thường, gây thất thu ngân sách, ảnh hưởng lớn đến tiến độ phát triển đô thị, trên cơ sở Văn bản số 1509/UBND-NC, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu việc xác định giá khởi điểm quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản để đưa ra đấu giá, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, sát với giá thị trường. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc đưa quyền sử dụng đất ra đấu giá của UBND các quận, huyện, thị xã. Chủ động lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành liên quan đối với phương án đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản do Sở dự thảo để hoàn thiện trước khi trình UBND thành phố ban hành.

Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm:
Chú trọng công khai, minh bạch thông tin

Xác định rõ công tác đấu giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất bảo đảm hiệu quả, đúng quy định của pháp luật, từ chỉ đạo của UBND thành phố, quận sẽ xây dựng phương án lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá tài sản công theo đúng quy định. Việc lựa chọn, công bố thông tin liên quan đến việc đấu giá bảo đảm công khai, minh bạch. Đồng thời, cung cấp thông tin về tổ chức hành nghề đấu giá đến các cơ quan, đơn vị liên quan để chủ động trong việc phối hợp, theo dõi, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động đấu giá tài sản theo thẩm quyền. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đấu giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ bất động sản Thành Phát (quận Nam Từ Liêm):
Cần giải pháp ngăn chặn thông đồng, dìm giá hiệu quả

Trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, công tác đấu giá quyền sử dụng đất vẫn gặp nhiều khó khăn và xảy ra tình trạng “lách luật”. Về mặt luật pháp, các quy định, chế tài về đấu giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất đều rất chặt chẽ, rõ ràng. Vấn đề còn lại chỉ là cách thức thực hiện sao cho đúng, trong đó yếu tố công khai, minh bạch phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, cần có cơ chế giám sát, kiểm tra chéo nhằm bảo đảm các bước triển khai đấu giá tài sản; có giải pháp hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng “sân sau”, thông đồng, dìm giá, “quân xanh, quân đỏ” trong đấu giá…

Ông Lại Văn Tuấn, ngõ 48 phố Tạ Quang Bửu (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng):
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Theo tôi, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá. Trước mắt, cần vận hành và sử dụng ổn định, hiệu quả Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản. Đây là nơi phát huy hiệu quả lớn trong việc công khai, minh bạch việc đấu giá tài sản; đồng thời là kênh thông tin hữu hiệu để cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị về các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá. Thực tế, nơi nào có sự giám sát chặt chẽ của người có tài sản; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước thì nạn thông đồng, dìm giá, gây thất thoát tài sản… được hạn chế tối đa.

Theo Báo mới.

Đăng ký xe nếu sai sót phần phiên dịch tiếng Anh sẽ được chỉnh sửa ra sao?

Cục CSGT đang rà soát lại phần phiên dịch tiếng Anh trên đăng ký ô tô, nếu có sai sót sẽ chỉnh sửa phù hợp.

Mới đây, độc giả gọi điện thoại về đường dây nóng của Báo Giao thông phản ánh mẫu cà vẹt xe (giấy đăng ký xe) của Việt Nam do CSGT cấp đăng kí xe tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM… dùng từ tiếng Anh không chính xác. Cụ thể, phần tiếng Anh của mục “số chỗ ngồi” được dùng là “sit”.

Trong tiếng Anh, “sit” là động từ để diễn tả hành động ngồi. Danh từ được sử dụng chính xác để diễn tả chỗ ngồi là “seat”.

Một giấy đăng kí của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cấp năm 2017

Trung tá Phạm Việt Công, Phó Cục trưởng Cục CSGT cho biết, Cục đã nắm được thông tin và đang cho rà soát, lấy ý kiến các bên liên quan. Trong trường hợp nếu có sai sót hoặc chưa phù hợp, nội dung này sẽ được chỉnh sửa.

Được biết, đây là phôi đăng ký xe dùng chung trên cả nước được quy định tại Thông tư 58/2020. Việc rà soát, sửa sai sót (nếu có) sẽ thực hiện trên phần mềm cho các xe đăng ký mới.

Tuy nhiên, nếu có sai sót, việc chỉnh sửa sẽ không thực hiện cho những đăng ký xe đã được cấp trước đó. Những đăng ký xe đã được cấp trước đó vẫn sẽ được sử dụng.

Theo Baomoi.com

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh? Ông Nguyễn Văn Dậu ở xã Kim Đông, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Luật sư xin tư vấn như sau:

Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 27, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai, cụ thể như sau:

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được UBND cấp tỉnh quyết định bảo vệ thực hiện theo quy định sau đây:

1. Đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập do cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân đó.

2. Trường hợp di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh là một khu vực có nhiều người sử dụng đất, có nhiều loại đất khác nhau thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho từng người sử dụng, từng loại đất trong khu vực đó. Người sử dụng đất phải tuân theo các quy định về bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.

* Bạn đọc Châu Văn Quỳnh ở xã Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết đại diện thực hiện việc khiếu nại được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 5, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, đại diện thực hiện việc khiếu nại được quy định như sau:

1. Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại. Việc xác định người đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật. Người đại diện của cơ quan, tổ chức được ủy quyền cho luật sư hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

3. Việc ủy quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 điều này phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng. Người ủy quyền được ủy quyền khiếu nại cho một người hoặc nhiều người về các nội dung ủy quyền khác nhau nhưng không được ủy quyền một nội dung cho nhiều người thực hiện. Văn bản ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo mẫu số 2 ban hành kèm theo nghị định này.

4. Người khiếu nại đang thực hiện việc khiếu nại bị chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế theo quy định của pháp luật thì người thừa kế có quyền khiếu nại; người thừa kế khi khiếu nại phải xuất trình với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giấy tờ để chứng minh quyền thừa kế của mình. Người thừa kế có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại. Trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người đó có quyền ủy quyền cho một trong những người thừa kế hoặc luật sư, trợ giúp viên pháp lý hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản.Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Phí tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Hỏi: Tôi xin kính hỏi Bộ Tài chính về “Phí tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản” của Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC và Luật phí và lệ phí năm 2015 như sau: Ngày 09 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Tài chính có ban hành Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC về quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trong nội dung của Thông tư liên tịch này có quy định về “Phí tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản”. Đến ngày 25 tháng 11 năm 2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua Luật phí và lệ phí, trong nội dung của Luật phí và lệ phí năm 2015 này không có quy định về “Phí tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản”. Vậy, tôi xin kính hỏi Bộ Tài chính cho biết thêm về Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC có còn hiệu lực thi hành và “Phí tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản” của Thông tư liên tịch này được hiểu như thế nào so với Luật phí và lệ phí năm 2015.

Đáp:

Theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản thì tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá bao gồm tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

Thực hiện quy định tại Điều 66, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 78 Luật Đấu giá tài sản, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 45/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 108/2020/TT-BTC ngày 21/12/2020 của Bộ Tài chính) và Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản.

Luật Phí và lệ phí hiện nay không quy định về phí tham gia đấu giá.

Theo quy định tại 4 Điều 80 Luật Đấu giá tài sản thì “Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá tài sản, phí tham gia đấu giá tài sản; chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí dịch vụ đấu giá tài sản, phí tham gia đấu giá tài sản, chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản cho đến ngày 01 tháng 7 năm 2017”.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 153 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và khoản 49 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 thì Văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thời điểm ngưng hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ các quy định nêu trên, Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính chưa bị bãi bỏ bởi văn bản quy phạm pháp luật nào. Kể ngày Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực thi hành (ngày 01/7/2017), trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản (trừ các trường hợp đấu giá tài sản do Hội đồng đấu giá tài sản được người có thẩm quyền thành lập thực hiện) thì thù lao dịch vụ đấu giá được thực hiện theo quy định của Thông tư số 45/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 và Thông tư số 108/2020/TT-BTC ngày 21/12/2020, tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính trả lời về mặt chính sách; đề nghị độc giả Trần Hiền Hậu căn cứ quy định của pháp luật và hồ sơ cụ thể, liên hệ với các cơ quan chức năng để được hướng dẫn theo quy định của pháp luật.

Theo Baomoi.com

Đấu giá tài sản: Xử lý quyết liệt sẽ không có ‘thông đồng, dìm giá’

Để khắc phục vướng mắc, bất cập trong tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường quản lý nhà nước liên quan đến công tác này với các nhiệm vụ, giải pháp và yêu cầu cụ thể.

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022. 

Vẫn còn tình trạng “sân sau”, “thông đồng, dìm giá” trong đấu giá tài sản

Báo cáo chuyên đề của Bộ Tư pháp về lĩnh vực bán đấu giá tài sản tại Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2022 diễn ra ngày 21/12 cho biết: Đến tháng 11/2021, cả nước có hơn 1.000 đấu giá viên, gần 500 doanh nghiệp đấu giá tài sản, 59/63 trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tại các tỉnh, thành phố.

Thời gian qua, các tổ chức bán đấu giá tài sản đã tổ chức thành công nhiều cuộc đấu giá với giá trị tài sản được bán cao hơn nhiều so với giá khởi điểm, thu ngân sách Nhà nước đạt hiệu quả cao.

Công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản đã hạn chế các bất cập, vướng mắc, sai phạm liên quan, tạo sự minh bạch, công khai trong đấu giá tài sản, xử lý các hành vi vi phạm.

Sở Tư pháp nhiều địa phương đã tham mưu cho UBND tỉnh tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất, kiểm soát hoạt động đấu giá của các tổ chức, nhất là đấu giá quyền sử dụng đất để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi sai phạm, xem xét hủy kết quả đấu giá và đề nghị cơ quan công an xử lý theo quy định.

“Thực tiễn thời gian qua cho thấy, địa phương nào có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của người có tài sản, sự vào cuộc và xử lý quyết liệt, kịp thời của các cơ quan quản lý nhà nước thì tình trạng thông đồng, dìm giá, gây thất thoát tài sản nhà nước được hạn chế tối đa”, báo cáo của Bộ Tư pháp nhận định.

Chỉ rõ nguyên nhân những hạn chế thời gian qua, trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) cho rằng, việc định giá tài sản, xác định giá khởi điểm của tài sản để đấu giá còn chưa hợp lý, chênh lệch quá lớn theo giá thị trường, thậm chí kết quả định giá tài sản của các tổ chức thẩm định giá đối với cùng một tài sản tại cùng thời điểm còn chênh lệch nhau nhiều, đặc biệt là giá đất.

Việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản còn chưa khách quan, tình trạng “sân sau” còn phổ biến, thậm chí tổ chức đấu giá có hành vi vi phạm pháp luật vẫn được lựa chọn. Việc người có tài sản giám sát quá trình đấu giá không thường xuyên, thậm chí buông lỏng, dẫn đến không kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Tình trạng “thông đồng”, “dìm giá”, “quân xanh, quân đỏ” giữa những người tham gia đấu giá, người có tài sản, tổ chức đấu giá, tình trạng doanh nghiệp hoặc cá nhân “bảo kê” cho các băng nhóm “xã hội đen” có hành vi đe dọa, cưỡng ép người tham gia đấu giá nhằm thao túng cuộc đấu giá có giảm nhưng vẫn còn phức tạp, gây thất thoát tài sản, anh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương.

Trong khi đó, tài sản đấu giá ở Việt Nam hầu hết là tài sản công (đấu giá quyền sử dụng đất chiếm hơn 90%), nhưng chưa có đầu mối chung để xử lý như mô hình một số nước phát triển, dẫn đến nguy cơ bị trục lợi. Tài sản thuộc cá nhân, tổ chức được đưa ra bán thông qua đấu giá chưa đến 0,06% so với số cuộc đấu giá tài sản bắt buộc.

Chỉ rõ việc này, Bộ Tư pháp cho rằng, việc “thông đồng, dìm giá”, “quân xanh, quân đỏ”, “đe dọa, cưỡng ép” diễn ra tinh vi, ngày càng phức tạp, khó phát hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, việc xử lý các vi phạm trong hoạt động đấu giá còn “cả nể”, “nương tay”, răn đe chưa cao. Ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia đấu giá…

Trước tình hình trên, Bộ Tư pháp đề nghị các địa phương phải thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản; ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả Thông tư về lựa chọn tiêu chí tổ chức đấu giá tài sản tạo cơ sở cho người có tài sản lựa chọn tổ chức đấu giá một cách công khai, minh bạch, hạn chế “sân sau”, tiêu cực trong hoạt động này.

Tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đặc biệt sửa đổi quy định về hình thức đấu giá trực tuyến, hệ thống đấu giá trực tuyến quốc gia trong Nghị định số 62/NĐ-CP, bảo đảm thông tin đấu giá được đăng tải công khai, khách quan, minh bạch. Chú trọng chất lượng thanh tra, kiểm tra và hoạt động của các tổ chức đấu giá.

Sở Tư pháp các địa phương cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động đấu giá, trách nhiệm của cơ quan quản lý tài sản, người có tài sản. Nghiên cứu thành lập các đoàn giám sát, tổ theo dõi thường xuyên, đột xuất để tăng cường giám sát trực tiếp việc tổ chức đấu giá, thí điểm đấu giá trực tuyến đối với các tài sản công, quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp.

Theo Baomoi.com

Những kẽ hở trong đấu giá tài sản

Luật Đấu giá có những kẽ hở dễ dẫn đến tình trạng câu kết giữa các đối tượng nhằm mua tài sản giá trị thấp.

Trong bài viết này, với mục đích để làm rõ một số bất cập trong quy định của Luật Đấu giá, dẫn đến những kẽ hở mà người tham gia đấu giá lợi dụng hoặc một số đối tượng câu kết với các tổ chức bán đấu giá để mua được tài sản với giá trị thấp, không phản ánh được đúng giá trị tài sản cũng như những lợi ích của hình thức bán đấu giá tài sản.

Thứ nhất, Quy định về bước giá.

Theo Khoản 1 Điều 5 Luật đấu giá thì Bước giá là mức chênh lệch tối thiểu của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên. Bước giá do người có tài sản đấu giá quyết định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đấu giá tài sản đối với từng cuộc đấu giá. Tuy nhiên trong Điều 34 Quy chế đấu giá lại không có quy định về bước giá. Như vậy, căn cứ vào đâu để xác định bước giá.

Theo danh mục các Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá tại Khoản 1 Điều 4 Luật đấu giá thì không thấy xuất hiện chủ thể chính là người có tài sản đấu giá. Do đó không có người quyết định bước giá trong trường hợp này. Và hậu quả là đấu giá viên tùy tiện đưa ra bước giá, dẫn đến các bên thông đồng với nhau, chỉ cần trả cao hơn giá khởi điểm là có thể trúng đấu giá. Vậy nên có trường hợp người tham gia đấu giá trả cao hơn giá khởi điểm 1.000 đồng đã trở thành người trúng đấu giá, mặc dù trên thực tế tài sản này có thể bán cao hơn rất nhiều.

Thứ hai, Vướng mắc về việc công khai việc đấu giá tài sản.

Theo quy định tại Khoản 1 điều 57 Luật đấu giá “Ngoài quy định về niêm yết việc đấu giá tài sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 35 của Luật này, đối với tài sản đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ năm mươi triệu đồng trở lên và bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai ít nhất hai lần trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản; mỗi lần thông báo công khai cách nhau ít nhất 02 ngày làm việc”

Căn cứ vào quy định trên thì thấy rằng pháp luật chỉ quy định chung chung là báo in và báo hình, không quy định là báo nào. Như vậy sẽ xảy ra trường hợp lựa chọn báo địa phương ít người đọc, đăng tin với thông tin về đấu giá rất nhỏ, khó tìm kiếm, hoặc đăng thông tin vào những khung giờ ít người xem như đầu giờ sáng, 12 giờ đêm… để bưng bít thông tin, hạn chế khách hàng đăng ký tham gia đấu giá..

Còn có những tổ chức đấu giá, sau khi niêm yết thông tin và tiến hành chụp ảnh cho vào hồ sơ đấu giá xong thì tiến hành gỡ xuống để hợp pháp hóa hồ sơ đấu giá. Vì vậy, nhiều người thực sự muốn mua tài sản hoặc chính các chủ tài sản đấu giá hoặc người liên quan đến chủ tài sản đấu giá có nhu cầu chuộc lại tài sản còn không biết thông tin.

Việc công khai, minh bạch thông tin để tăng số lượng người tham gia đấu giá, với mục đích bán tài sản với giá cao, phản ánh đúng giá trị của tài sản, giảm thiệt hại với nhà nước, với người phải thi hành án, người được thi hành án. Trên thực tế, do sự không minh bạch về thông tin nên cuộc đấu giá tài sản chỉ có hai người tham gia, một người trả giá bằng giá khởi điểm, người còn lại trả giá cao hơn là đã trúng đấu giá.

Thứ ba, vướng mắc trong việc lựa chọn tổ chức đấu giá.

Tại Khoản 4 Điều 56 Luật đấu giá quy định chưa cụ thể về các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá. Dựa vào quy định này mà nhiều đơn vị, tổ chức đã lựa chọn tổ chức đấu giá theo “quan hệ”, không xem xét năng lực của các tổ chức này, lựa chọn đơn vị đấu giá yếu kém, dẫn đến nhiều hệ lụy như phản ánh của dư luận trong thời gian vừa qua.

Thứ tư, việc tổ chức bán đấu giá tài sản còn nhiều bất cập.

Đầu tiên là việc tổ chức bán đấu giá gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận, mua hồ sơ đấu giá và xem tài sản với mục đích hạn chế người tham gia đấu giá. Rất nhiều trường hợp biết thông tin đấu giá tài sản đến mua hồ sơ, nhưng tổ chức bán đấu giá gây khó khăn như bán theo thời gian nhất định, hoặc đến nơi thì nhân viên bán hồ sơ đi vắng, không liên lạc được, hoặc chuyển địa điểm bán hồ sơ…. Làm cho người mua như rơi vào ma trận và từ bỏ tham gia đấu giá tài sản.

Và nếu nhiều người mua hồ sơ, không thể làm chủ được kết quả đấu giá như mong muốn thì chủ tài sản và đơn vị tổ chức đấu giá tìm cách hủy phiên đấu giá.

Ngoài ra, hiện tượng “quân xanh, quân đỏ” để thông đồng dìm giá trong các phiên đấu giá dẫn đến giá trị tài sản bán được chỉ chênh so với giá khởi điểm rất ít…

Mặc dù Luật đấu giá tài sản đưa ra các quy định cấm tiết lộ thông tin về khách hàng và Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội “ Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá” nhưng một số đơn vị tổ chức bán đấu giá tài sản vẫn cung cấp danh sách khách hàng tham gia đấu giá để các khách hàng dàn xếp trước khi vào phiên đấu giá.

Thứ năm, việc áp dụng đấu giá trực tuyến.

Luật đấu giá tài sản và Nghị định số 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật đấu giá tài sản đã hướng dẫn chi tiết về hình thức đấu giá trực tuyến, tuy nhiên đến thời điểm này chưa có tài sản nào theo quy định phải đấu giá được áp dụng hình thức đấu giá trực tuyến. Đây là một hình thức đấu giá tiến bộ, tuy nhiên để áp dụng vào thực tiễn cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan ban nghành.

Trên đây chỉ là một phần nhỏ những bất cập trong quá trình triến khai Luật đấu giá. Trên thực tế, những bất cập về đấu giá tài sản còn phức tạp hơn rất nhiều, nó diễn ra trong nhiều lĩnh vực, mà nổi cộm là lĩnh vực đất đai, đấu giá tài sản công, đấu giá tài sản thi hành án… Các vấn đề này sẽ được tìm hiểu rõ hơn trong các bài viết sau.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đấu giá đất ‘trên trời’ rồi bỏ cọc

Phiên đấu giá đất tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) với giá trúng lên đến gần 400 triệu đồng/m2, cao gấp đôi giá thị trường đang đặt ra câu hỏi liệu nhà đầu tư có ‘bỏ cọc’ như một số địa phương khác.

Khu đất đấu giá tại quận Cầu Giấy vừa gây “bão” với giá trúng cao nhất ở mức gần 400 triệu đồng/m2

Chốt giá gấp đôi thị trường

Tại phiên đấu giá 25 lô đất thuộc khu X4 phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội), mức giá trúng cao nhất gần 400 triệu đồng/m2, cao gấp đôi so với giá thị trường. Trước đó, phiên đấu giá này cũng từng khiến nhiều người bất ngờ vì có giá khởi điểm gần 200 triệu đồng/m2.

Mặc dù mức giá khởi điểm được cho là đã cao nhưng những người có mặt trong phiên đấu giá lại phải bất ngờ thêm lần nữa vì nhiều lô đất có mức giá trúng cao hơn giá khởi điểm từ 2 – 2,5 lần.

Cụ thể, 25 lô đất được đem ra đấu giá có diện tích từ 38,1 – 84,8 m2; mức giá khởi điểm từ 104,7 – 182,3 triệu đồng/m2. Tổng giá khởi điểm của mỗi lô đất từ 4,1 – 9,2 tỷ đồng. Số tiền cọc trước tham gia đấu giá là 800 triệu đồng/lô đất. Trong đó, mật độ xây dựng trên khu đất là 100%, cao tối đa 4 tầng.

Mặc dù chỉ có 25 ô đất được mang ra đấu giá nhưng phiên “chợ đất” có khoảng 800 – 900 hồ sơ nộp tham dự. Nhiều nhà đầu tư nộp từ 5 – 10 bộ hồ sơ nhưng vẫn ra về trắng tay.

Kết quả đấu giá chủ yếu trên 200 triệu đồng/m2. Trong đó, giá trúng thấp nhất là 162,7 triệu đồng/m2 của lô E23, nằm ở mặt ngách rộng 5m, có diện tích 59,9 m2, mức giá khởi điểm là 104,7 triệu đồng/m2. So sánh, mức giá trúng cao hơn 55% so với giá khởi điểm.

Đáng chú ý, lô B12 diện tích 44,5 m2, với vị trí lô góc ở mặt phố Dương Khuê (Mai Dịch, Cầu Giấy) có mức giá khởi điểm cao nhất là 182,3 triệu đồng/m2 nhưng mức giá trúng lên tới 364,3 triệu đồng/m2, gần gấp 2 lần so với giá khởi điểm. Đây cũng là mức giá cao nhất của phiên đấu giá.

Sau khi kết quả đấu giá được công bố, một số nhà đầu tư tham gia nhưng không đấu trúng thừa nhận trong phiên đấu giá dường như ai cũng “say đòn” nên xuống giá rất “bạo tay”, khi kết thúc mới giật mình không ngờ số tiền lại cao đến thế.

Thực tế khu vực lân cận các lô đất tại khu vực X4 phường Mai Dịch vừa được đấu giá giao dịch nhà đất vẫn tương đối bình ổn ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn giá khởi điểm đấu giá chút ít.

Theo chia sẻ của anh Thắng, chủ cửa hàng ăn uống đối diện khu đất đấu giá thì đất ở quanh khu vực này nhiều năm nay chỉ dao động ở mức 150 triệu đồng/m2 vì quanh khu này hầu hết là nhà dân, đất trong ngõ, không có hoạt động kinh doanh, buôn bán sầm uất cũng không gần trung tâm thương mại hay công viên.

“Việc bỏ ra hơn 364 triệu đồng để mua 1m2 đất ở đây thì hơi “ngáo”, với mức giá đó có thể mua nhà đất bên ngoài lại rẻ hơn, cần gì phải đấu giá”, anh Thắng nói.

Giá nhà đất khu vực phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy trên các trang rao bán bất động sản

Bên cạnh đó, theo khảo sát trên các trang rao bán bất động sản trực tuyến, khu vực phường Mai Dịch, giá nhà đất hiện đang được rao bán cũng không cao như các giá trúng tại phiên đấu giá vừa qua.

Giá “trên trời” để rồi bỏ cọc

Theo một số người tham gia phiên đấu giá vừa qua, có người sau khi trúng đấu giá đã rao bán suất mua ngay với giá chênh không lớn nhưng vẫn chưa thể “chuyền tay” ngay được do giá trúng đã ở mức “trên trời”.

Anh Long, một môi giới nhà đất tại khu vực này cho biết, với mức giá trúng của mỗi lô đất cao hơn hẳn so với thị trường người mua với giá này rất khó “thoát hàng”, thậm chí có thể bỏ cọc.

Tại một số thửa đất vừa đấu giá, thông tin rao bán đã xuất hiện nhưng vẫn chưa “chốt” được

Thực tế cho thấy, việc nhà đầu tư bỏ cọc sau khi đấu giá trúng thời gian qua không phải là chuyện hiếm. Vừa qua, dư luận tỉnh Thanh Hóa cũng một phen xôn xao khi UBND huyện Quảng Xương hủy kết quả trúng đấu giá hàng chục lô đất do khách hàng không nộp đủ số tiền trúng đấu giá QSDĐ theo quy định.

Tương tự, tại Bắc Giang, theo kết quả rà soát của huyện Lạng Giang và TP Bắc Giang trong các phiên đấu giá đất từ đầu năm đến hết tháng 9/2021 đã có đến 29 lô đất trúng đấu giá nhưng khách hàng bỏ cọc.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp về vấn đề này, TS Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hiệp hội Môi giới BĐS Việt Nam cảnh báo ở thời điểm hiện tại trước khi đầu tư đất nền cần hết sức lưu ý vì trong mấy tháng đầu năm có xảy ra tình trạng “sốt đất”.

“Bởi khi “sốt đất” giá đất không thực, là “giá ảo”, “giá bong bóng” nên nếu đầu tư lúc này chỉ có thua thiệt và thực tế là chưa đầu tư đã thấy lỗ, nhất là khi tham gia các phiên đấu giá đất với tâm lý “ganh đua” nên bị “say đòn” trả giá cao hơn nhiều mức mục tiêu để rồi bị bước hụt” – ông Đính cảnh báo.

Theo Baomoi.com

28 năm chưa gỡ được cơ chế đấu giá biển số xe

Cục CSGT đã đề xuất đấu giá biển số xe, tuy nhiên đến nay, sau hàng chục năm vẫn không có căn cứ pháp lý để triển khai vì vướng nhiều quy định.

Từ năm 1993, Cục CSGT đã đề xuất đấu giá biển số xe, tuy nhiên đến nay, sau hàng chục năm vẫn không có căn cứ pháp lý để triển khai vì vướng nhiều quy định.

Trong khi đó, nếu đấu giá, chắc chắn ngân sách sẽ thu được một số tiền rất lớn.

Nếu biển số xe được phép đấu giá, chắc chắn ngân sách sẽ thu được một số tiền rất lớn (Trong ảnh: Đăng ký biển số xe ở Phòng CSGT Công an TP Hải Phòng)

Tài nguyên tiền tỷ đang bị lãng phí

Ngày 23/1/2021, một chủ xe Mercedes-Benz GLC 200 ở tỉnh Bình Dương gây chú ý khi bốc trúng biển số đẹp 61A – 888.88. Sau khi chiếc xe 1 tỷ đồng này gắn biển số ngũ quý, đã có khách trả giá tới 7 tỷ đồng.

Trước đó, cuối tháng 12/2020, 1 chiếc Kia Seltos 2020 bản Premium 1.4 Turbo vốn có giá niêm yết 719 triệu đồng đã được rao bán với giá 1,5 tỷ đồng vì chủ xe may mắn bốc được biển số “lộc phát” 686.86.

Hay tháng 9/2020, 1 chiếc Mercedes Benz C300 AMG phiên bản mới 2020 sở hữu biển số 51H – 777.77 được rao bán với giá 5,5 tỷ đồng, trong khi giá niêm yết 1,929 tỷ đồng…

Câu chuyện ô tô bỗng nhiên tăng giá tiền tỷ sau khi có biển số đẹp khá phổ biến. Nhiều chủ xe sang đắt tiền ao ước có được chiếc biển số đẹp tương xứng, sẵn sàng chi tiền tỷ để mua. Nhiều người tiếc nuối khi nhìn những biển số đẹp tiền tỷ được gắn trên những chiếc xe “cỏ”, bình dân giá vài trăm triệu đồng.

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng, thực tế có rất nhiều người sẵn sàng bỏ tiền tỷ để mua biển số đẹp nhưng pháp luật lại không cho phép.

Vì vậy, thực hiện đấu giá biển số đẹp sẽ có lợi ích kép khi đáp ứng nhu cầu của người dân, thu được ngân sách, đồng thời chấm dứt được tình trạng thu lợi cá nhân từ việc ngẫu nhiên bốc được biển số đẹp; hoặc chạy “cửa sau”, chi tiền để có biển đẹp.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Hội Luật gia TP.HCM cho biết, ở nhiều quốc gia trên thế giới, biển số ô tô đẹp được coi là kho tài sản lớn và việc đấu giá được thực hiện từ lâu.

Tại Việt Nam, trước đây, một số địa phương như Hải Phòng, Bình Thuận, Nghệ An từng tổ chức thí điểm đấu giá biển số xe. Số tiền thu được lên tới hàng tỷ đồng, được dùng để hỗ trợ người nghèo nhưng do thiếu tính pháp lý nên phải tạm dừng.

Trung tá Phạm Việt Công, Trưởng phòng Đăng ký và Quản lý phương tiện, Cục CSGT cho biết, từ năm 1993, Cục CSGT từng đề xuất đấu giá biển số xe, tuy nhiên gặp bế tắc vì Luật Đấu giá tài sản không đưa biển số xe vào danh mục tài sản đấu giá, khiến các bộ liên quan không có căn cứ pháp lý để triển khai.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ (có hiệu lực từ năm 2008), việc mua bán biển số xe bị cấm.

“Năm 2008, Công an một số tỉnh báo cáo Bộ Công an xin đấu giá biển số xe, Bộ Công an đã trao đổi với các Bộ chức năng báo cáo và được Chính phủ đồng ý cho đấu giá biển số.

Sau đó, do vướng mắc về cơ sở pháp lý nên Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng đề nghị tạm dừng việc đấu giá biển số”, Trung tá Công cho hay.

Cần một Nghị quyết cho phép thí điểm

CSGT TP Hà Nội kiểm tra đối với ô tô đăng kí trên địa bàn

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, đấu giá biển số phương tiện giao thông là một chủ trương đã có từ lâu.

“Tôi cho rằng, chủ trương này là rất đúng. Tuy nhiên, khi tiến hành đấu giá biển số phương tiện giao thông thì liên quan đến nhiều luật, như Luật Đấu giá tài sản, Luật Giao thông đường bộ”, ông Giang nói.

Theo ông Giang, hiện theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi mà một quy định khác với luật thì Chính phủ có thể trình Quốc hội một Nghị quyết để thực hiện thí điểm trong một thời gian nhất định. Từ đó các chính sách thí điểm sẽ được trong Nghị quyết này.

“Quốc hội hoàn toàn có thể quyết được trong Nghị quyết này những quy định khác với luật hiện hành. Thời gian thí điểm có thể là khoảng 5 năm, hết thời gian này chúng ta có thể tổng kết, nếu thấy phù hợp thì có thể kiến nghị sửa luật”, ông Giang nói.

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đồng tình và cho rằng, biển số phương tiện giao thông là tài nguyên quốc gia (dạng tài nguyên số, tài nguyên mềm).

Nhiều người bỏ hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng để sở hữu những loại tài nguyên trên, tuy nhiên hiện ngân sách vẫn không thể thu được thuế từ đây nếu không đấu giá.

Theo đại biểu Hòa, hiện một số luật không cho phép việc mua bán biển số phương tiện giao thông, không đưa biển số phương tiện giao thông vào danh mục tài sản được phép đấu giá. Chính vì vậy, cần phải có những phương án tháo gỡ.

“Nếu chưa thể sửa luật thì chúng ta có thể đề xuất việc thực hiện thí điểm mô hình đấu giá biển số phương tiện giao thông bằng một Nghị quyết. Nếu mang lại hiệu quả thì tôi nghĩ là các cơ quan liên quan sẽ nhất trí việc ban hành chính sách cho phép việc đấu giá biển số”, ông Hòa nhìn nhận.

Hai phương án về quyền sở hữu biển số

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT, Bộ Công an cho biết, Bộ Công an đang tiếp tục hoàn thiện Đề án thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số thông qua đấu giá để trình Chính phủ xem xét.

Theo dự thảo đề án đấu giá biển số xe, việc đấu giá sẽ do một công ty đấu giá độc lập đảm nhiệm.

Tất cả các biển số xe sẽ được công khai trên mạng để người dân lựa chọn. Nếu biển số nào có nhiều người cùng thích, muốn sở hữu thì sẽ đưa ra đấu giá và ai trả giá cao nhất sẽ được sở hữu.

Về quyền sở hữu tài sản là biển số xe đấu giá, hiện dự thảo đề án của Bộ Công an đang đưa ra 2 phương án.

Phương án 1 quy định biển số gắn với người, tức là người sở hữu biển số đẹp đấu giá được thì khi bán phương tiện vẫn có thể giữ biển số lại để đăng ký cho phương tiện khác và có thể mua bán, cho, tặng, thừa kế.

Phương án thứ 2 là chỉ cho phép sử dụng biển số đấu giá gắn với 1 phương tiện đã được đăng ký.

Theo Baomoi.com

Không được đặt thêm điều kiện để cản trở, hạn chế tham gia đấu giá tài sản

Tại cuộc họp báo về tình hình công tác Quý III của Bộ Tư pháp, bà Nguyễn Thị Mai – Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp cho biết đã nhận được phản ánh vụ việc doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát ở tỉnh An Giang không nộp tiền trúng đấu giá và đang muốn ‘xin lại tiền cọc’.

Theo bà Mai, cuộc đấu giá mỏ cát ở An Giang ngày 26/3/2021 là cuộc đấu giá đã thành, do Trung tâm đấu giá tài sản tỉnh An Giang tổ chức, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ T-S.Home đã trúng đấu giá.

Theo Điều 39 Luật Đấu giá tài sản, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá chuyển thành tiền đặt cọc và được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự. Quyền, nghĩa vụ của người trúng đấu giá thực hiện theo pháp luật dân sự và Luật Khai thác khoáng sản. Câu chuyện ở đây là doanh nghiệp trúng đấu giá đã trả giá lên rất cao để trúng đấu giá, từ giá khởi điểm là 7,2 tỷ đồng, lên đến hơn 2.800 tỷ đồng, tăng 400% so với giá khởi điểm.

Vậy xử lý như thế nào với trường hợp doanh nghiệp trúng đấu giá không thực hiện việc khai thác mỏ cát đó mà xin trả lại tiền đặt cọc? Bà Mai cho hay, Bộ luật Dân sự đã quy định rõ chế tài với trường hợp vi phạm hợp đồng, đồng thời, Điều 6, Nghị định 22/2012/NĐ-CP về đấu giá tài sản quy định rõ không trả lại tiền đặt trước nếu người trúng đấu giá không thực hiện việc xin cấp giấy phép quyền khai thác và giấy phép thăm dò.

Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Nguyễn Thị Mai trả lời tại buổi họp báo. 

Điều 8 Nghị định 22/2012/NĐ-CP cũng quy định, nếu người trúng đấu giá từ chối không nhận kết quả đấu giá và không được hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản chấp nhận, thì sẽ bị cấm tham gia các cuộc đấu giá tiếp theo trong thời hạn 1 năm, tính từ ngày diễn ra cuộc đấu giá đó.

“Có thể nói rằng quy định về chế tài và cách thức xử lý việc này đã có đầy đủ. Quả bóng thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xử lý như thế nào”, bà Mai nói.

Bà Mai cũng khẳng định, vụ việc này, Cục Bổ trợ Tư pháp rất quan tâm, vì nếu một doanh nghiệp tham gia đấu giá nhiều lần, sau đó cứ hủy kết quả liên tục như vậy, sẽ dẫn đến tình trạng cơ quan Nhà nước không thể bán được tài sản và theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, buộc phải bán tài sản dưới hình thức chỉ định, không đấu giá nữa.

Khi bán theo hình thức chỉ định thì xảy ra nguy cơ bán theo giá khởi điểm, không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, và nguy cơ thất thoát tài sản có thể xảy ra nếu không tổ chức đấu giá công khai, minh bạch và khách quan, không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp cũng cho hay, Bộ Tư pháp đã có rất nhiều văn bản kiến nghị khi đưa tài sản ra đấu giá phải xác định giá trị tài sản đấu giá, và trách nhiệm này thuộc về người có tài sản. Ủy ban nhân dân các cấp và các bộ, ngành có tài sản đưa ra đấu giá phải thuê các tổ chức định giá xác định đúng giá trị tài sản. Có như vậy mới tránh tình trạng bán dưới giá thị trường, hoặc đẩy lên cao quá để sau đó lại hủy kết quả đấu giá.

Bộ Tư pháp cũng đã đề xuất các địa phương nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật về xác định giá khởi điểm để đảm bảo giá khởi điểm đúng giá trị thực của tài sản, tránh tình trạng bán thấp quá, hoặc các doanh nghiệp có thể trả giá rất cao, rồi sau đó bỏ tiền đặt cọc, dẫn đến nguy cơ sau rất nhiều lần như vậy sẽ giao tài sản dưới sự chỉ định, sẽ không công khai minh bạch, so với hình thức bán đấu giá.

Nói về tình trạng người có tài sản đặt ra thêm điều kiện đối với tổ chức đấu giá tài sản để cho tổ chức đấu giá tài sản là “sân sau” của mình được tổ chức đấu giá, Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp cho biết, Bộ Tư pháp đang xây dựng Thông tư hướng dẫn tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá, đảm bảo công khai, minh bạch, tính cạnh tranh trong lựa chọn đúng các tổ chức đấu giá tài sản uy tín, chất lượng.

Với trường hợp đặt điều kiện để cản trở, hạn chế người tham gia đấu giá tài sản, bà Mai cho hay, Điều 38, điều 9 Luật Đấu giá tài sản đã quy định rõ. Ngoài ra, Bộ Tư pháp có rất nhiều công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, người có tài sản và các bộ, ngành liên quan để quán triệt, chỉ dạo các đơn vị được giao quyền đấu giá không được đặt ra thêm điều kiện ngoài các quy định của pháp luật. Đồng thời, rà soát các quy định pháp luật có liên quan, nếu không phù hợp thì đề nghị bỏ.

Theo Baomoi.com