Xử lý vi phạm đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Xử lý hành chính đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè.

Chào luật sư: Vợ tôi bán hàng rong, mặt hàng vợ tôi bán là vỏ chăn, vỏ gối, trong một lần bán hàng thì vợ tôi bị công an phường tịch thu hàng hóa nhưng không tiến hành lập biên bản, khi lên phường xin lại thì bị phạt 2 triệu đồng mong Luật sư giải đáp giúp tôi tôi xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Giao thông đường bộ năm 2008

– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Luật số: 15/2012/QH13 Được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012.

– Nghị định 46/2016/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ngày 26 tháng 5 năm 2016

– Nghị định 81/2013/NĐ-CP Nghị định của Chính Phủ ngày 19 tháng 07 năm 2013

  1. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, căn cứ vào Điều 36 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về mục đích sử dụng lòng đường, hè phố và các hoạt động khác trên đường phố như sau:

“1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.

  1. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
  2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
  3. a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;”

Các trường hợp bị nghiêm cấm về sử dụng lòng đường, hè phố được quy định tại khoản Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

“3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép”

Và điểm a khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ

“2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

  1. a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;”

Như vậy, hành vi bán hàng rong của vợ anh đã vi phạm quy định về Luật Giao thông đường bộ, như vậy công an phường tịch thu hàng hóa của vợ anh là đúng quy định của pháp luật. Về mức xử phạt hành chính trong trường hợp của vợ anh được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2, Điểm b Khoản 4, Điểm e Khoản 5 Điều này;

……

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 5, Điểm a Khoản 8 Điều này;
  3. b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này;
  4. c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
  5. d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.”

Như vậy, nếu vợ của anh chỉ bán hàng háo nhỏ lẻ trên vỉa hè thì sẽ áp dụng các mức phạt như sau: cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Theo như thông tin anh cung cấp, công an xã yêu cầu vợ anh nộp phạt 2 triệu đồng đối với hành vi bán hàng rong trên vỉa hè là không đúng với quy định của pháp luật.

Thứ hai, về việc cảnh sát thu giữ hàng háo của vợ anh mà không lập biên bản hay quyết định. Đối với trường hợp này, khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 nếu rõ việc tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm chỉ được thực hiện “trong trường hợp thật cần thiết”, bao gồm: Nếu không tạm giữ thì không có cơ sở xử phạt hoặc nếu không tạm giữ thì tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Để thu giữ tang vật, phương tiện vi phạm thì phải lập biên bản, trong biên bản phải ghi rõ những thông tin sau: tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, giao cho người vi phạm 01 bản. Đồng thời phải ban hành quyết định tạm giữ theo mẫu 14 ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

Đối với điều này, Khoản 9 Điều 125 còn đặc biệt nhấn mạnh:

“Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản”.

Như vậy việc công an phường thu giữ hàng hóa của vợ anh mà không lập biên bản đã vi phạm pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Không tự nguyện thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thì giải quyết thế nào?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Trường hợp đơn vị bi xử lý vi phạm hành chính, đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính từ năm 2015 nhưng hiện nay vẫn chưa thi hành quyết định xử phạt hành chính thì giải quyết thế nào?

Câu hỏi khách hàng:

Vào năm 2015 đơn vị em bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón mức phạt là 100.000.000đ, và đã bị tạm giữ 40 tấn phân bón không đạt tiêu chuẩn và một số máy móc dùng để sản xuất phân bón. Quyết định xử phạt ghi rõ tạm giữ phân bón, máy móc để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nhưng đơn vị em đã nhận Quyết định phạt vi phạm hành chính nhưng đến này không chấp hành quyết định xử phạt. Em hỏi: Căn cứ các quy định của pháp luật thì các cơ quan Nhà nước xử lý trong trường hợp này như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo quy định Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính phải có nghĩa  vụ thi hành hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

“Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

  1. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”

Do đó, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với đơn vị bạn với mức xử phạt là 100.000.000 đồng cùng biện pháp khắc phục hậu quả thì đơn vị bạn có trách nhiệm thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính này. Trường hợp đơn vị bạn không tự nguyện chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể:

“Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
  2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
  3. a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
  4. b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
  5. c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
  6. d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

Tuy nhiên, quyết định xử phạt hành chính được ban hành từ năm 2015. Vì vậy, nếu hiện nay cơ quan có thẩm quyền chưa thi hành quyết định xử phạt hành chính đó thì sẽ không được thi hành quyết định nữa do đã quá thời hiệu thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

“Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
  2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn”

Trường hợp quyết định xử lý hành chính đối với đơn vị bạn có hành thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Công an có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Công an có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế?

Câu hỏi khách hàng:

Thưa Luật sư, tôi có mở quan xoa bóp, bấm huyệt. Ngày 12/04/2019 cơ sở kinh doanh của tôi bị đoàn kiểm tra của công an huyện xuống kiểm tra. Cơ sở của tôi bị lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi Không có tủ thuốc cấp cứu theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 32 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

Ngày 22/04/2019 tôi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là 2.500.000 đồng do bên Công an Huyện gửi về. Tôi muốn hỏi luật sư về việc các anh công an huyện lập biên bản và xử phạt tôi như vậy có đúng hay không? Vì theo tôi việc xử phạt vi phạm hành chính về y tế phải do sở y tế xử phạt chứ không phải do cơ quan công an xử phạt.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012;

– Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung, Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

  1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
  2. a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
  3. b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;”

Xét về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, theo quy định tại khoản 1 Điều 94 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt sẽ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

Chương 3 Nghị định 176/2013/NĐ-CP có quy định về người có thẩm quyền xử phạt tiền đối với hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế gồm có: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Y tế và Chi Cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chánh Thanh tra Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng công an cấp xã, huyện; Giám đốc công an tỉnh,…

Theo quy định trên, lực lượng công an nhân dân cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, phạm vi xử phạt cụ thể được quy định tại Điều 92 như sau:

“4. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền:

  1. a) Phạt cảnh cáo;
  2. b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá;”

Đối chiếu với quy định trên, lực lượng công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm về hành chính trong lĩnh vự y tế tuy nhiên, chỉ giới hạn ở việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm về: Chính sách dân số và vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Trong khi đó, hành vi vi phạm của anh là vi phạm quy định về điều kiện hành nghề xoa bóp thuộc mục hai – Hành vi vi phạm hành chính về khám, chữa bệnh. Và theo chương 3, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh là của Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra y tế và Quản lý thị trường.

Do vậy, việc công an không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng lại lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về khám chữa bệnh, thậm chí ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là không đúng thẩm quyền.

Đối với việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bạn, bạn có thể thực hiện việc khiếu nại theo quy định lên chính thủ trưởng đơn vị của người ban hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó. Nếu quá thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định mà họ không giải quyết hoặc giải quyết không đúng thì bạn có thể làm đơn khiếu nại lên người có thẩm quyền cao hơn để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Hồ sơ mẫu thay thế trong đăng ký cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH được đóng quyển thành bộ hồ sơ tài liệu thay thế báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Hồ sơ trong đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

B.1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý CTNH được đóng quyển thành bộ hồ sơ bao gồm Đơn đăng ký theo mẫu A.1 Phụ lục này kèm theo các hồ sơ, tài liệu trình bày theo cấu trúc như sau:

  1. Hồ sơ pháp lý đối với cơ sở xử lý
  2. a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
  3. b) Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM được Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như sau:

– Văn bản hợp lệ về môi trường do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 gồm: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Văn bản thẩm định bản kê khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tác động đến môi trường; Phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường; hoặc các giấy tờ tương đương với các văn bản này;

– Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường theo quy định đối với cơ sở xử lý chất thải đã đưa vào hoạt động.

– Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc hồ sơ giấy tờ tương đương) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu đồng xử lý CTNH theo quy định tại Khoản 9 Điều 9 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.

– Phụ lục 1: Bản sao Báo cáo ĐTM, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc các hồ sơ kèm theo giấy tờ thay thế nêu trên (phần nội dung chính, không kèm theo phụ lục).

  1. Hồ sơ pháp lý đối với trạm trung chuyển CTNH (nếu có)

– Các giấy tờ về đất đai hoặc bản sao hợp đồng thuê địa điểm làm trạm trung chuyển CTNH.

– Bản sao kế hoạch BVMT hoặc cam kết BVMT (trước đây) được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho dự án đầu tư các hạng mục công trình phục vụ hoạt động lưu giữ CTNH tại trạm trung chuyển CTNH trong trường hợp các hồ sơ, giấy tờ nêu tại Mục 1, phần B1, Phụ lục này chưa bao gồm các hạng mục đó.

  1. Bản mô tả các cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH đã đầu tư

3.1. Vị trí và quy mô

3.1.1. Vị trí (địa chỉ; các hướng tiếp giáp; khoảng cách đến khu dân cư và doanh nghiệp sản xuất gần nhất; đặc điểm khu vực…)

3.1.2. Quy mô (tổng diện tích; kích thước; đặc điểm khu đất…)

3.2. Điều kiện địa chất – thủy văn khu vực xung quanh

3.3. Mô tả các hạng mục công trình

3.3.1. Các hạng mục công trình xử lý CTNH

3.3.2. Các hạng mục công trình cho quản lý CTNH tại trạm trung chuyển (nếu có)

3.3.3. Các hạng mục công trình xử lý CTRSH (nếu có)

3.3.4. Các hạng mục công trình xử lý CTRCNTT (nếu có)

(Lưu ý các hạng mục được mô tả phải thống nhất về tên, ký hiệu và số thứ tự so với sơ đồ phân khu chức năng. Các hạng mục công trình cần được mô tả riêng biệt với các thông tin về: Chức năng; diện tích/quy mô; thiết kế kiến trúc/cấu trúc; các đặc điểm khác…. Trường hợp các hạng mục công trình xử lý CTNH dùng chung để xử lý CTRSH và CTRCNTT thì chỉ mô tả một lần).

(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở xử lý chất thải hoặc trạm trung chuyển CTNH thì trình bày lần lượt từng cơ sở hoặc trạm trung chuyển theo cấu trúc tương tự như trên).

Phụ lục 2: Sơ đồ phân khu chức năng (hay còn gọi là sơ đồ tổng mặt bằng) trong cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH (nếu có); các bản vẽ, hình ảnh về cơ sở xử lý chất thải và trạm trung chuyển CTNH (nếu có).

  1. Hồ sơ kỹ thuật của các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc vận chuyển, xử lý và lưu giữ chất thải

Bảng giới thiệu tóm tắt các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc quản lý chất thải:

TT Tên phương tiện, thiết bị Mô tả Chức năng Ghi chú
1 Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTNH (bao gồm tại cơ sở xử lý và trạm trung chuyển CTNH (nếu có))
(thuộc cơ sở xử lý hoặc trạm trung chuyển CTNH )
2 Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTRSH (nếu có)
3 Các phương tiện, thiết bị đã đầu tư cho việc xử lý CTRCNTT (nếu có)

Trên đây là tư vấn của Luật Hiệp Thành. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng