Mức xử phạt khi vượt xe gây tai nạn giao thông

Câu hỏi:

Kính gửi Quý luật sư ! Tôi có câu hỏi muốn gửi đến các luật sư như sau:

Hôm mùng 16/5/2017 anh trai em có và chạm với taxi đi cùng chiều. Hai xe đi song song khoảng một đoạn thì xe taxi bất ngờ tấp vào lề để bắt khách nhưng có tín hiệu đèn anh trai em lách sang trái nhưng không hết nên đã tông vào đèn phi nhanh sau bên trái xe. Và ông tài xế xe taxi không tham gia đưa anh trai em đi bệnh viện cấp cứu. Như vậy chuyên gia cho em hỏi là anh trai em và chiếc xe này ai đúng ai sai. Và nếu sai thì sai như thế nào??? Em cảm ơn ạ!!!?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bác đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Trường hợp bạn không nêu chi tiết, cụ thể của diễn biến tình huống, nên theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi hiểu tình huống như sau: Anh trai bạn điều khiển xe đi song song với xe taxi, chiếc xe taxi vì đón khách bên đường lên vượt xe của anh bạn để tạt vào lề đường đón khách. Do không tránh kịp nên xảy ra tai nạn. Nếu trường hợp là đúng như vậy thì để xem xét hành vi của xe taxi là đúng hay sai, bạn cần tham khảo quy định tại Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc vượt xe như sau:

“Điều 14. Vượt xe

  1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
  4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
  5. a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
  6. b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
  7. c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
  8. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
  9. a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
  10. b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
  11. c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
  12. d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

  1. e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.”

Theo đó, bạn cần đối chiếu lại về trình tự vụ việc xảy ra tai nạn khi đó để xác định hành vi của lái xe taxi là đã phù hợp với quy định của Điều 14 nêu trên chưa. Trường hợp người điều khiển xe taxi vượt xe sai quy định nêu trên thì tùy vào mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Điều 102, Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đối với hành vi người lái xe taxi không đưa anh trai bạn tới bệnh viện cấp cứu thì tùy thuộc vào mức độ sức khỏe của anh bạn và tình huống cụ thể tại thời điểm tai nạn xảy ra.

– Nếu anh bạn sau khi gặp tai nạn bị chết do không nhận được sự cứu giúp của người lái xe taxi mà người đó hoàn toàn đủ điều kiện để cứu giúp thì theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
  2. a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
  3. b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
  4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

– Nếu anh bạn chỉ bị thương và người lái xe taxi nhận được yêu cầu đưa anh bạn đi cấp cứu mà không thực hiện thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

“3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
  2. b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng