Công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về câu hỏi: Công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông không?

Câu hỏi khách hàng:

Tôi là Nguyễn Minh Tiến, 24 tuổi. Hôm 24/1/2017 vừa qua tôi điều khiển xe tại quê nhà, khi đang đi thì Công an xã gọi tôi lại và xử phạt tôi về lỗi không đội mũ bảo hiểm. Hơn nữa còn giữ xe của tôi đến nay vẫn chưa trả. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, công an xã có thẩm quyền xử phạt và giữ xe của tôi không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo như nội dung bạn đã trình bày, bạn có hành vi vi phạm quy định giao thông đường bộ đó là không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Căn cứ theo Điểm I khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì:

“3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”

Theo Khoản 4 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Trưởng công an xã như sau:

“4. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

  1. a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm i Khoản 4 Điều 5;
  2. b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm k Khoản 4; Điểm d, Điểm e Khoản 5 Điều 6;
  3. c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4 Điều 7;
  4. d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10;

  1. e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11;
  2. g) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 12;
  3. h) Khoản 1, Khoản 2 Điều 15;
  4. i) Điều 18; Khoản 1 Điều 20;
  5. k) Điểm b Khoản 3 Điều 23;
  6. l) Khoản 1 Điều 29;
  7. m) Khoản 4 Điều 31; Điều 32; Khoản 1 Điều 34;
  8. n) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 5, Khoản 6 Điều 46; Khoản 1 Điều 48; Khoản 1 Điều 49; Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Khoản 1 Điều 68; Điều 69.

Đối chiếu theo quy định trên thì Trưởng công an xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Bởi vậy, trường hợp này bạn cần xem xét người xử phạt bạn có phải là Trưởng công an xã hay không. Vì trưởng công an xã mới có thẩm quyền xử phạt.

Tuy nhiên đối với hành vi này bạn chỉ bị xử phạt hành chính, không áp dụng hình phạt giữ phương tiện. Cho nên công an xã giữ xe của bạn như vậy là không đúng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Quay và chụp lén người khác có vi phạm pháp luật không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Quyền cá nhân đối với hình ảnh.

Luật sư cho em hỏi: Em bị chụp lén với bạn gái khi đang ôm ngủ. Với trường hợp này mình có thể kiện người chụp ảnh không ạ. Em có giữ hình làm bằng chứng người đó phát tán lên mạng xã hội. Nếu có thể thì người đó sẽ bị phạt như thế nào ạ?

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015

Nghị định 174/2013/NĐ-CP Nghị định của Chính Phủ ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

  1. Nội dung tư vấn

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh là một trong những quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ và cụ thể hóa tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

  1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

  1. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
  2. a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
  3. b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
  4. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, theo Bộ luật Dân sự 2015, việc một cá nhân hay tổ chức bất kỳ sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích nào đó (không phân biệt thương mại hay phi thương mại) mà chưa được phép của người có quyền cá nhân đối với hình ảnh đó thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người đó đã tự ý quay và sử dụng hình ảnh mà không có sự đồng ý của bạn nếu xâm phạm đến nhân phẩm danh dự của hai bạn thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định uy tín, danh dự, nhân phẩm của công dân được pháp luật bảo vệ. Nếu bạn bị đưa tin sai sự thật ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, hoặc thiệt hại khác thì bạn có thể yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện lên tòa án theo quy định pháp luật để yêu cầu bồi thường.

Cụ thể, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1, Điều 592, Bộ luật Dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

  1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
  2. a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  3. b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  4. c) Thiệt hại khác do luật quy định.
  5. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”

Còn trường hợp sử dụng hình ảnh sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên mạng xã hội sẽ vi phạm Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ và điểm g, khoản 3, Điều 66, Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng