Lận đận danh phận condotel

Không như kỳ vọng, các chuyên gia cho biết số lượng condotel hiện nay đang rất lớn, song tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai năm 2024, danh phận của condotel vẫn rất mờ nhạt.

Từng là “gà đẻ trứng vàng”, phát triển ồ ạt trong giai đoạn 2015 – 2018, thế nhưng sau ồn ào từ việc thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, khó khăn trong cấp sổ hồng, đến vụ vỡ trận cam kết lợi nhuận Cocobay, phân khúc condotel rơi vào trầm lắng và chưa tìm thấy lối ra.

 Nguồn cung và lượng tiêu thụ condotel trong tháng 5/2024. Nguồn: DKRA

Nguồn cung và lượng tiêu thụ condotel trong tháng 5/2024. Nguồn: DKRA

Condotel “dò đáy”

Thực tế, theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), condotel xuất hiện ở nước ta từ năm 2014 và phát triển bùng nổ ở giai đoạn 2015 – 2018, hàng chục nghìn sản phẩm condotel với tổng giá trị khoảng 297.128 tỷ đồng được tung ra thị trường tại nhiều địa bàn có lợi thế du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng…

Thế nhưng bắt đầu từ năm 2019, sau những “cú đấm bồi” từ pháp lý đến cam kết lợi nhuận, dịch bệnh… loại hình sản phẩm này mất điểm trong mắt các nhà đầu tư, rơi vào trầm lắng.

Đã có nhiều kỳ vọng rằng khi các “luật đinh” của thị trường bất động sản được sửa đổi, bổ sung, condotel sẽ có “danh phận”, sớm phục hồi và ổn định.

Song, báo cáo phân tích mới đây của DKRA cho thấy sức cầu condotel hồi quý I/2024 đã xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, lượng tiêu thụ chỉ bằng 35% so với cùng kỳ, 90% dự án không ghi nhận phát sinh giao dịch trong quý. Trong khi đó, 2 tháng đầu của quý II, thị trường cũng chỉ ghi nhận 1 dự án ở giai đoạn tiếp theo và tiêu thụ được 1 căn.

Theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch VARS, lượng giao dịch kém do nguồn cung yếu, hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm giá trị cao, phải cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm đã cắt lỗ từ trước của các chủ đầu tư. Trong khi, niềm tin nhà đầu tư chưa được phục hồi do hành lang pháp lý chưa rõ ràng, chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết, thanh khoản kém.

“Một số dự án condotel vẫn “đóng” giỏ hàng, không phát sinh giao dịch do vướng mắc pháp lý. Để “hồi sinh” loại hình condotel, Nhà nước cần sớm “lấp đầy” khoảng trống pháp lý cho người mua, quy định ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm rõ ràng của chủ đầu tư, khách mua, đơn vị quản lý…”, ông Đính chia sẻ.

Mờ nhạt danh phận condotel

Cũng theo đánh giá của nhiều chuyên gia “mùa đông condotel” sẽ tiếp tục kéo dài. Sức cầu chung tiếp tục giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn.

Bởi lẽ, dù đã được nhắc đến tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 nhưng nội dung của 2 bộ luật quan trọng trên cho thấy, bóng dáng của loại hình condotel vẫn còn khá mờ nhạt.

Cụ thể, tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có 6 lần cụm từ “du lịch” được nhắc đến, tuy nhiên cụ thể loại hình căn hộ du lịch (condotel) là gì, định nghĩa, chức năng, quyền sở hữu,…. dường như vẫn chưa được thể hiện một cách rõ ràng.

Hay tại Luật Đất đai 2024 nội dung liên quan đến đất đai gắn với loại hình căn hộ du lịch, nghỉ dưỡng cũng chưa thật sự xuất hiện một cách rõ ràng, tường minh.

Tại điều 9 quy định về phân loại đất hiện không xuất hiện cụm từ “du lịch, nghỉ dưỡng” nào và loại hình condotel được cho là nằm trong phạm trù điều chỉnh của khoản đ, điểm 2 điều 9 “ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản”.

Tại điều 143 quy định về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, dự án sản xuất kinh doanh có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau, loại hình condotel có thể nằm trong phạm trù của khoản C, điểm 1.

Song, khái niệm về căn hộ du lịch, nghỉ dưỡng (condotel) liên quan đến xác định mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… vẫn chưa được tách bạch một cách rõ ràng, tường minh.

Trao đổi riêng với DĐDN, ông Đỗ Viết Chiến – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng condotel là loại sản phẩm mới so, thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, thế nhưng nhiều địa phương lại cấp phép cho phát triển ồ ạt, số lượng condotel trên cả nước hiện nay là rất lớn và khó để “xử lý”.

Việc định danh cho phân khúc này đã được tính toán nhiều lần, thế nhưng rất khó. Bởi xét trên khía cạnh quy hoạch, xác định đơn vị ở sẽ làm gia tăng dân số, và đặt ra những yêu cầu nhiều hơn về hạ tầng xã hội như y tế, trường học…Cũng từ đó, để xác định loại đất thực hiện dự án là gì cũng khó khăn.

Theo ông Chiến, khung pháp lý vẫn tiếp tục là trở ngại lớn cho condotel, ngay cả Luật Đất đai 2024 hay trước đó là Nghị định 10/2023/NĐ-CP cũng khó cởi trói vấn đề cấp sổ hồng. Muốn giải phóng hàng tồn kho lớn không phải là câu chuyện một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian triển khai dài và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bên, từ Chính phủ, các ban ngành cho đến các chủ đầu tư và nhà đầu tư.

Theo: https://cafef.vn

Condotel, Flexhome sẽ còn “nghỉ dưỡng” trong năm 2025?

Chuyên gia dự báo thị trường giao dịch các loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng như căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự biển, căn hộ biển (flexhome), sẽ tiếp tục ảm đạm trong năm 2025.

Theo DKRA, năm 2025 sẽ có khoảng 6.500 sản phẩm mở bán gồm 3.000 căn condotel, 1.500 căn biệt thự và gần 2.000 căn nhà phố thương mại. Con số này tăng gần 3 lần so với 2024, nhưng nếu so với giai đoạn cao điểm 2018-2019 chỉ bằng một phần nhỏ.

Hội môi giới bất động sản Việt Nam (Vars) cũng cho rằng năm nay, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tăng khoảng 80% so với năm ngoái (tương đương gần 8.000 sản phẩm), chủ yếu là căn hộ dịch vụ. Việc hoàn thiện khung pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án hạ tầng, hấp lực từ ngành du lịch… là lực đỡ cho việc tăng nguồn cung ra thị trường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, 2025 mới chỉ là năm bất động sản nghỉ dưỡng “bớt khó”, còn để tăng nhiệt và bứt phá, đây chưa phải thời điểm.

Ông Võ Hồng Thắng, Phó tổng giám đốc DKRA, cho rằng vướng mắc pháp lý đã có hướng ra nhưng chưa được giải quyết triệt để. Phần lớn nhà đầu tư loại hình này vẫn chờ tín hiệu từ thị trường khi hành lang pháp lý mới được áp dụng. Điều này dẫn đến thanh khoản khó có sự đột phá dù nguồn cung cải thiện.

Bên cạnh đó, phân khúc du lịch, nghỉ dưỡng cũng chịu thách thức không nhỏ khi áp dụng bảng giá đất mới theo giá thị trường.

Cụ thể là giá đất tăng cao sẽ kéo theo gia tăng chi phí thuê đất, bất động sản nghỉ dưỡng thuộc loại hình đất thương mại dịch vụ có thời hạn sở hữu. Với những dự án cần gia hạn thời gian thuê, chi phí đóng tiền là một ẩn số lớn, tác động mạnh đến cả chủ đầu tư và nhà đầu tư đang sở hữu tài sản này. Nếu tính toán không kỹ, bất động sản nghỉ dưỡng rất dễ trở thành tiêu sản. Điều đó tạo tâm lý thận trọng với loại hình này.

Theo ông Lưu Quang Tiến, để bất động sản nghỉ dưỡng sôi động, vẫn cần thêm một vài năm nữa. Rào cản lớn của phân khúc này là câu chuyện hiệu suất đầu tư và bội thực nguồn cung. Sau nhiều năm tăng trưởng nóng, giá bán và nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng đang khá nhiều, giá cũng cao nhưng khai thác thương mại lại chưa được như kỳ vọng. Ngoài ra, những tranh chấp giữa chủ đầu tư và người mua tại nhiều dự án trước đó tạo tâm lý thận trọng khi tiếp cận và lựa chọn bất động sản nghỉ dưỡng.

“Trong bối cảnh nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng cải thiện chưa nhiều, tâm lý đầu tư còn yếu thì 2025 sẽ là năm bớt khó khăn nhưng chưa thể hoàn toàn khởi sắc”, ông Tiến đánh giá.

Theo giới chuyên gia, hiện nay có 2 vấn đề lớn có thể quyết định “cục diện” của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng là thanh khoản và niền tin.

Theo đó, trong giai đoạn cao điểm 2015-2019, mỗi năm thị trường cho ra hàng nghìn căn biệt thự, nhà phố, condotel, nhưng chất lượng khai thác thấp, thị trường hấp thụ không kịp. Việc phụ thuộc lớn vào dòng khách quốc tế khiến nguồn thu từ hoạt động cho thuê và kinh doanh của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng.

Chính sách cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư từng là “chiêu bài” thu hút khách hàng nhiều năm trước, hiện trở thành điểm yếu gây ra nhiều vụ đổ vỡ khi chủ đầu tư không thực hiện được cam kết, khiến nhà đầu tư quay lưng. Không giải được bài toán lợi nhuận, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ còn khó khăn.

Theo bà Phạm Thị Miền, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của Vars, lực cầu năm nay sẽ có sự cải thiện ở các thị trường trọng điểm có hạ tầng tốt và lượng khách quốc tế ổn định. Còn với thị trường chung, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể tạo bứt phá. Một số khu vực vẫn đang thừa nguồn cung nghỉ dưỡng cao cấp chưa đưa vào vận hành do chưa hoàn thiện hạ tầng, tiện ích. Nếu muốn chờ thị trường này nhộn nhịp như năm 2018, sẽ phải mất thêm một vài năm nữa.

Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng, căn hộ dịch vụ (condotel) sẽ là phân khúc có thể tín hiệu khởi sắc nhưng chỉ với những dự án đã được cấp sổ. Còn với biệt thự và nhà phố thương mại nghỉ dưỡng, nhu cầu sẽ kén chọn hơn và chỉ tập trung vào những thị trường trọng điểm về du lịch, với giá bán trên dưới 10 tỷ đồng.

Theo An Diệp

Nhịp sống thị trường

Thủ tục khi mua đất cần xác định đất bên bán không có tranh chấp

Câu hỏi:

Xin chào luật sư. Tôi có câu hỏi về việc xác định đất không có tranh chấp để thực hiện việc mua bán được thuận lợi. Câu hỏi của tôi muốn được tư vấn như sau: Hiện nay, tôi đang có ý định mua một thửa đất để ở và đã tìm được miếng đất ưng ý. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì tôi vẫn chưa dám chắc về nguồn gốc thửa đất đó. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, để biết được được nguồn gốc thửa đất nêu trên tôi cần tiến hành làm những thủ tục gì? Xin cảm ơn Luật sư. (Thanh Hòa – Thanh Hóa).

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Công ty Luật Hiệp thành. Luật sư Nguyễn Duy Minh thuộc Công ty Luật TNHH Hiệp Thành xin được tư vấn câu hỏi của bạn như sau:

Trước khi thực hiện các giao dịch “mua bán” hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc bên mua thường yêu cầu bên bán chứng minh việc đất đai hiện không có tranh chấp, không vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp xã nơi có bất động sản cùng với các hồ sơ, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của chủ đất để đảm bảo quyền lợi của mình không bị ảnh hưởng là điều cần thực hiện.

Việc này, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu bên bán  “chứng minh mảnh đất bạn đang muốn mua không có tranh chấp với ai” và bên bán hoàn toàn có thể thực hiện được việc xác nhận này tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản bằng giấy xác nhận về tình trạng đất không có tranh chấp.

Bạn có thể hướng dẫn bên bán đất thực hiện một bộ hồ sơ và nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ đầy đủ họ sẽ viết cho bạn 1 phiếu hẹn. Tiếp đến phòng địa chính kết hợp với các phòng ban chuyên môn khác sẽ thẩm định về tính hợp lệ, các nội dung thông tin của hồ sơ và trình lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để ký xác nhận đất không tranh chấp trong văn bản đó.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
  • Sổ hộ khẩu; chứng minh nhân dân (Chủ đứng tên đất);
  • Văn bản xin xác nhận đất không có tranh chấp, không vi phạm quy hoạch sử dụng đất;
  • Giấy ủy quyền (nếu thông qua ủy quyền)

Kết quả bạn có thể nhận được khoảng từ 3 đến 7 ngày làm việc sau khi hồ sơ của bạn được công nhận đầy đủ, hợp lệ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Nguyễn Duy Minh
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Tranh chấp khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên chồng

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư. Tôi xin nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau. Vợ chồng tôi có mua một thửa đất 300m2 tại thành phố Vĩnh Yên –Vĩnh phúc, tài sản trên vợ chồng tôi có là do làm ăn dành dụm mà có. Tuy nhiên, tại thời điểm mua do tôi bận bịu công việc buôn bán nên khi làm thủ tục thì chồng tôi đứng tên trên diện tích nêu trên, tôi có đầy đủ giấy tờ chứng minh số tiền tối đưa cho chồng tôi khi mua đất. Do làm thua lỗ nên tôi có ý định bán thửa đất đó nhưng chồng tôi không đồng ý và cho rằng đó là tài sản riền của chồng tôi do chồng tôi đang đứng tên. Trong trường hợp này Luật sư cho hỏi đây được xác định là tài sản chung hay tài sản riêng? Xin cám ơn Luật sư. (Lan Anh – Vĩnh Yên).

Trả lời:

Xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Công ty Luật Hiệp Thành. Luật sư Nguyễn Duy Minh thuộc Công ty Luật TNHH Hiệp Thành xin được tư vấn nội dung câu hỏi của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật Đất đai năm 2013;

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Căn cứ vào Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

  1. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  2. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Theo những thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi, có thể thấy tài sản nêu trên chính là tài sản chung của hai vợ chồng, bởi mảnh đất này được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, hơn nữa đây còn là tài sản do hai vợ chồng cùng nhau góp tiền để mua mà chị cũng khẳng định được chị chứng minh được số tiền trước khi đưa cho chồng chị thực hiện giao dịch chuyển nhượng đất nêu trên.

Chồng bạn cho rằng đó là tài sản riêng của anh ấy thì anh ấy có nghĩa vụ phải chứng minh (Trường hợp có tranh chấp xẩy ra). Nếu anh ấy không có căn cứ để chứng minh được tài sản mà anh, chị đang tranh chấp là tài sản riêng của anh ấy thì tài sản đó sẽ trở thành tài sản chung của cả hai vợ chồng. Vì là tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng cùng nhau tạo lập khối tài sản chung này bằng công sức của mỗi người nên hai vợ chồng sẽ có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt (Khoản 2 điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015).

Việc chỉ mình chồng bạn đứng tên trên sổ đỏ không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu riêng của chồng bạn đối với tài sản này. Việc xác định người có quyền sử dụng đất sẽ không chỉ căn cứ trên giấy tờ mà còn căn cứ vào nguồn gốc hình thành của khối tài sản đó nữa.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Nguyễn Duy Minh
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Tranh chấp về lối đi qua có bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã không?

Có quan điểm cho rằng chỉ những tranh chấp về quyền sử dụng đất mới bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi Tòa án thụ lý vụ án nên tranh chấp về lối đi qua là không bắt buộc. Tuy nhiên, lại có quan điểm cho rằng tranh chấp về lối đi qua bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Vậy theo quy định của pháp luật, tranh chấp về lối đi qua có bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã hay không không, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hiệp Thành.

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Đất đai của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 45/2013/QH13 được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 06 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013.

  1. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 23 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định về tranh chấp đất đai như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

24.Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Theo quy định trên, xét về bản chất tranh chấp về lối đi qua (tranh chấp về quyền đối với bất động sản liền kề) là một dạng tranh chấp đất đai.

Theo đó, căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

Điều 22. Hòa giải tranh chấp đất đai

  1. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.”

Như vậy, tranh chấp về lối đi qua hay tranh chấp về quyền sử dụng đất là một dạng trong tranh chấp đất đai. Hiện nay, chưa có văn bản quy định hay hướng dẫn là chỉ có tranh chấp về quyền sử dụng đất mới bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi Tòa án thụ lý vụ án,  còn các dạng tranh chấp đất đai khác như tranh chấp về lối đi qua… thì không bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc hòa giải tranh chấp về lối đi qua không chỉ là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật mà còn là cơ hội để các đương sự có thể tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp, làm khăng khít tình nghĩa láng giềng trong nhân dân. Do đó, tranh chấp về lối đi qua bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi Tòa án thụ lý vụ án.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Trịnh Thị Phương
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Xây dựng nhà ở trên đất tranh chấp chưa được cấp sổ đỏ

Câu hỏi: Chào luật sư, hiện nay gia đình em có sử dụng đất từ năm 1985 cho đến nay nhưng chưa làm sổ đỏ. Theo em được biết năm 2015, gia đình em xảy ra tranh chấp với gia đình anh D giáp với gia đình em. Nay gia đình em dự định xây nhà trên mảnh đất đó nhưng UBND xã nói hiện tại đất đang có tranh chấp nên không được phép xây dựng. Em muốn hỏi luật sư UBND xã nói như vậy có đúng không? Gia đình em có thể xây dựng nhà ở trên mảnh đất đó không?

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật Đất đai của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 45/2013/QH13 được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 06 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;

 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.

  1. Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại Khoản 16, Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Theo quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là văn bản để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Theo thông tin bạn cung cấp: gia đình bạn sử dụng đất năm 1985 đến nay nhưng chưa được cấp sổ đỏ nên gia đình bạn sẽ không được phép xây dựng nhà trên đất. Nếu bạn có ý xây dựng thì đây sẽ coi là hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Do đó, bạn gia đình bạn cần làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

Điều 20. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai

Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (công nhận quyền sử dụng đất) cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, Điều 18 của Nghị định này và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 101 của Luật Đất đai, Điều 23 của Nghị định này được thực hiện theo quy định như sau:

  1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất; việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là quy hoạch) hoặc không phù hợp với quy hoạch nhưng đã sử dụng đất từ trước thời điểm phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:”

Như vậy, gia đình bạn sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993 đến nay, tuy nhiên năm 2015 gia đình bạn xảy ra tranh chấp với anh D về quyền sử dụng đất. Theo thông tin bạn cung cấp không nêu rõ tranh chấp đã được giải quyết hay chưa nên chúng tôi xin tư vấn hai hướng sau:

+ Hướng 1: Tranh chấp giữa bạn và anh D đã được giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do đó bạn có thể xin xác nhận đất không có tranh chấp của UBND xã và làm thủ tục đề nghị cấp sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại UBND xã nơi bạn cư trú.

+ Hướng 2: Tranh chấp giữa bạn và anh D chưa được giải quyết.

Trong trường hợp này, đất bạn sử dụng đang có tranh chấp nên UBND xã không thể xác nhận là đất không có tranh chấp cho bạn được. Do đó bạn cần phải giải quyết tranh chấp giữa bạn và anh D trước thì bạn mới được xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất nói trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Luật gia Trịnh Thị Phương
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết tranh chấp đất đai

Thưa luật sư. Xin luật sư tư vấn giúp tôi về việc tranh chấp đất đai như sau: Gia đình tôi và hàng xóm đang tranh chấp khoảng đất là bờ tường. Nếu gia đình tôi khởi kiện thì có bị đình chỉ công trình đang thi công dở không ?

Xin luật sư trả lời giúp. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự số: 92/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015

  1. Nội dung tư vấn

Căn cứ Điều 99 Luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 của Quốc hội (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

“Điều 99. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

  1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 162 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo Toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
  2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
  3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này.”

Căn cứ Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

“Điều 102. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

  1. Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
  2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
  3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm.
  4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  5. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động.
  6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
  7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
  8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
  9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.
  10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
  11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
  12. Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.
  13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.”

Căn cứ Điều 110 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

“Điều 110. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.”

Như vậy, theo quy định thì khi bạn nộp đơn khởi kiện nếu trong trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì bạn nộp đơp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó là cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

Về nội dung của đơn yêu câu:

Căn cứ Điều 117 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2011):

“Điều 117. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

  1. Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
  2. a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
  3. b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  4. c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  5. d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

  1. e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

  1. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 99 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 120 của Bộ luật này.

  1. Đối với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 99 của Bộ luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cầu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án chỉ định ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Cách xử lý hành vi bạo lực gia đình và tranh chấp tài sản trong hôn nhân?

Luật Hiệp Thành đưa ra một số tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề xử lý hành vi bạo lực gia đình và tranh chấp tài sản trong hôn nhân

Xin chào Luật sư ạ! Cháu muốn nhờ Luật sư tư vấn một số vấn đề về hôn nhân gia đình và tố tụng hình sự ạ.

Mấy năm nay bố cháu hay chửi, đánh đập mẹ cháu, nhất là thời gian gần đây bố cháu có hành vi đuổi mẹ cháu ra khỏi nhà. dùng lời lẽ sỉ nhục, vu khống, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của mẹ cháu. Bố cháu cho rằng tài sản trong gia đình là của bố cháu chứ không phải của mẹ cháu cùng với bố và họ hàng hai bên cùng nhau gây dựng nên, không công nhận hay thừa nhận những gì mẹ cháu làm. Đất đai không cho làm nhà, suốt ngày đuổi vợ con ra khỏi nhà.

Hiện tại em trai cháu muốn ra ở riêng để tiện thể chăm sóc cho mẹ cháu nhưng sợ bố cháu không cho làm ruộng nương và đánh đập, phá phách. Cháu muốn tố cáo hành vi của bố cháu thì phải làm sao ạ? Phải tiến hành từ đâu và gửi đơn vào đâu ạ? Tài sản thì chia như thế nào vì cháu là nữ còn bố mẹ cháu thì chỉ có một con trai là em trai cháu? Xin cảm ơn Luật sư

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014;

– Luật Phòng chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.

  1. Luật sư tư vấn

Tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định những hành vi bạo lực gia đình như:

“a. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng

  1. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;”

Theo bạn trình bày thì bố bạn thường xuyên đánh đập và lăng nhục người mẹ bạn, do vậy mẹ bạn là nạn nhân của bạo lực gia đình.

Theo khoản 1 Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình thì người vợ trong trường hợp này có các quyền sau đây:

“a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

 

  1. b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
  2. c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
  3. d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật”

Theo đó, nếu muốn chấm dứt hành vi bạo lực gia đình thì người vợ hoàn toàn có thể thực hiện các quyền nói trên để đề nghị các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình. Các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ cho người vợ trong trường hợp này được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

“1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

  1. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình”.

Như vậy, trong trường hợp này bạn có thể:

– Nộp đơn tới Ủy ban nhân dân xã trình bày về việc mẹ bạn bị đánh đập, lăng mạ để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

– Nếu hành vi bạo lực ở mức độ nghiêm trọng, tàn ác, gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần của người vợ thì bạn có thể nộp đơn tố cáo đến công an về tội cố ý gây thương tích hoặc tội hành hạ người khác theo quy định của Bộ luật hình sự.

Về tài sản, nếu cha mẹ bạn ly hôn, theo nguyên tắc, nếu như hai bên không thỏa thuận được thì theo Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình, Tòa án sẽ chia đôi tài sản nhưng có tính đến các yếu tố:

“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

  1. b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  2. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  3. d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Nếu mẹ bạn muốn đơn phương ly hôn thì vẫn có thể thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể theo quy định tại khoản 1, Điều 56:

“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Do vậy, mẹ bạn có thể nộp đơn xin ly hôn cho tòa án quận (huyện) nơi gia đình bạn sinh sống để được thụ lý, giải quyết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

(1) Đơn kiện và thụ lí đơn kiện:

Bước đầu của quá trình tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn kiện đến trung tâm trọng tài (trong trường hợp giải quyết bằng trung tâm trọng tài) hay gửi đơn kiện cho bị đơn (trong trường hợp giải quyết bằng trọng tài vụ việc). Trong quá trình tố tụng các bên có thể bổ sung, sửa đổi đơn kiện.

Đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30 LTTTM 2010. Một trong những nội dung quan trọng của đơn kiện là nguyên đơn chỉ ra cụ thể thông tin về người được nguyên đơn chọn làm trọng tài viên. Cùng theo đưn kiện các bên cần gửi theo bản thỏa thuận trọng tài, đây là tài liệu quan trọng để trung tâm trọng tài đánh giá tranh chấp có được thụ lí hay không. Thời hiệu khởi kiện theo tố tụng trọng tài là hai năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại.

(2) Tự bảo vệ của bị đơn:

Theo Điều 35 LTTTM 2010, trong thời hạn luật định bị đơn phải gửi cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ (đối với tranh chấp giải quyết tại trung tâm trọng tài). Đối với tranh chấp giải quyết tại trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo do chính nguyên đơn gửi, bị đơn phải gửi đồng thời hai bản tự bảo vệ cho nguyên đơn và trọng tài viên, kềm theo các thông tin về người được chọn làm trọng tài viên.

(3) Thành lập hội đồng trọng tài:

Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thường trực thì mỗi bên trong tranh chấp sẽ chọn một trọng tài viên và hai trọng tài viên đó sẽ cùng chọn ra một trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Nếu hết hạn luật định mà bị đơn không chọn được trọng tài viên cho mình thì chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.

Nếu vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, ngay từ khi nguyên đơn gửi đơn kiện cho bị đơn họ đã chọn trọng tài viên cho mình và bị đơn trong bản tự bảo vệ cũng đã chọn ra một trọng tài viên. Và hai trọng tài đó sẽ bầu ra một trọng tài viên khác làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Điều khác ở đây là nếu bị đơn không chọn trọng tài viên thì một hoặc các bên có quyền yêu cầu tòa án chỉ định trọng tài viên cho các bị đơn. Căn cứ xác định thẩm quyền của tòa án được quy định tại khoản 2 điều 7 LTTTM 2010.

(4) Chuẩn bị giải quyết vụ việc:

Sau khi hội đồng trọng tài được thành lập trành chấp thương mại sẽ chính thức được chuẩn bị giải quyết. Quá trình này gồm các công việc: nghiên cứu hồ sơ, xác định sự việc, thu thập chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

(5) Tiến hành hòa giải

Hòa giải là một trong những biện pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Trong tố tụng trọng tài hòa giải không phải là thủ tục tố tụng bắt buộc song hội đồng trọng tài phải tôn trọng việc tự hòa giải của các bên.

(6) Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và quyết định trọng tài:

Thời gian tiến hành, địa diểm giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. trong trường hợp các bên không thỏa thuận thì chủ tịch hội đồng trọng tài quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp và phải gửi giấy triệu tập cho các bên đương sự tham gia phiên họp chậm nhất là 30 ngày trước nhày mở phiên họp.

Các bên có thể trực tiết tham dự phiên họp giải quyeets tranh chấp hoặc cử đại diện của mình, nếu bị đơn đã được gửi giấy triệu tập mà vắng mặt không có lí do thì phiên họp vẫn được tiến hành, các bên đương sự cũng có thể yêu cầu hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp nếu có lí do chính đáng.

Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp hội đồng trọng tài phải đưa ra phán quyết trọng tài. Quyết định trọng tài được biểu quyết theo nguyên tắc đa số, nếu vụ tranh chấp do trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài viên này quyết định. Quyết định của trọng tài phải đảm bảo về nội dung và hình thức theo quy định của luật này.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Có quyền giữ lối đi chung khi phát sinh tranh chấp với nhà hàng xóm

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về  tranh chấp lối đi chung

Thưa luật sư cho tôi hỏi Gia đình tôi được chính quyền thôn, xã cấp cho 1 lối đi, trên sổ địa chính cũng chỉ ghi cho mình nhà tôi được đi trên đường đó. Nay nhà hàng xóm xây nhà và muốn đi cùng đường đó, họ bảo đấy là ngõ chung, gia đình tôi không có quyền giữ. Vậy gia đình tôi có quyền giữ không và họ có được đi vào không?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015

  1. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

  1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  1. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
  2. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Đối với các bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

Để xác định phần ngõ gia đình bạn đang sử dụng thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn hay thuộc quyền sở hữu chung thì phải căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn và sổ địa chính của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mảnh đất gia đình bạn để xác định.

Trường hợp thứ nhất, ngõ vào này thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn thì gia đình hàng xóm chỉ được phép sử dụng lối đi của gia đình bạn khi mảnh đất của gia đình hàng xóm bị vây bọc bởi các mảnh đất khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Bên cạnh đó, ngõ vào thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn phải là lối đi thuận tiện và hợp lý nhất cho gia đình hàng xóm, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho mảnh đất gia đình bạn. Đồng thời, gia đình hàng xóm phải đền bù cho gia đình bạn từ trường hợp hai gia đình có thỏa thuận khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 254 BLDS.

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.”

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp thứ hai, ngõ vào không thuộc sở hữu của gia đình bạn mà thuộc sở hữu chung, sử dụng cho mục đích công cộng. Khi đó, gia đình hàng xóm hoàn toàn có quyền tự do được sử dụng lối đi mà không cần xin phép gia đình bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Quy định của pháp luật về những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
  2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
  3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
  5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
  6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
  8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
  9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
  10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
  11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy những trường hợp quy định tại Điều 26 BLTTDS năm 2015 nêu trên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, còn những trường hợp khác, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Trên đây là một số nhận định của chúng tôi về những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án. Nếu có vướng mắc về vấn đề pháp lý Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Giải quyết tranh chấp ngõ đi chung ?

Hỏi: Tôi và gia đình hàng xóm có một lối đi chung, nhà tôi ở phía ngoài. Phần ngõ đi chung này có nguồn gốc từ đất của 2 gia đình cắt ra để làm ngõ đi tự ngày xưa, ngõ đi chung này đã được thể hiện trên bản đồ địa chính thị trấn và đã được thị trấn rải bê tông và lắp đèn chiếu sáng.

Khoảng 3 năm trước họ có tiến hành xây 2 trụ cổng ngõ trên phần ngõ đi chung (trụ cổng cách đất nhà họ khoảng 10m) làm lấp 1/2 cổng ngõ nhà tôi. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi nên giải quyết như thế nào ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý: 

– Bộ luật dân sự 2015

  1. Luật sư tư vấn:

Điều 217 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việc sử dụng tài sản chung như sau:

“Điều 217. Sử dụng tài sản chung

  1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Tuy nhiên, việc xây dựng trên phần tài sản chung phải đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại điều 174 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.”

Như vậy, việc gia đình có cùng quyền sử dụng lối đi chung xây dựng hai cột trụ đã xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn. Bên cạnh đó, việc xây dựng trên phần diện tích chung không được sự đồng ý của bạn cũng đã vi phạm quyền định đoạt tài sản chung. Bạn có thể trao đổi, yêu cầu gia đình đó cải tạo công trình đã xây để phù hợp với sự thỏa thuận của hai bên và quyền, lợi ích hợp pháp của bạn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng