Danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ ô tô lao xuống vực ở Tam Đảo

Cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc xác định được danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn nghiêm trọng làm 4 người chết vào chiều qua.

Các nạn nhân gồm: Đặng Đình P. (SN 1936), Vũ Thị Th. (SN 1942), Nguyễn Văn T. (SN 1971), cùng trú tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Cả 3 người này đều đi trên ô tô.

Người thứ 4 là anh Phùng Đức Ch., đi xe máy (SN 2001, trú tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ ô tô lao xuống vực ở Tam Đảo
Danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ ô tô lao xuống vực ở Tam Đảo
Khu vực xảy ra vụ tai nạn
Danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ ô tô lao xuống vực ở Tam Đảo
Ô tô đâm vào xe máy rồi lao xuống vực

Vụ tai nạn xảy ra vào 14h30 hôm qua, tại km21, quốc lộ 2B theo hướng Vĩnh Yên – Tam Đảo.

Vào khoảng thời gian trên, xe ô tô BKS 24A-100… đâm vào xe máy (chưa rõ biển số) và lao xuống vực sâu 200m.

Vụ tai nạn làm 4 người chết và 1 người bị thương (ngồi trên ô tô).

Nguồn : vietnamnet.vn

Chế độ tai nạn lao động: Điều kiện, mức hưởng, hồ sơ và thủ tục

Để đảm bảo quyền lợi, chế độ cho người lao động trong quá trình làm việc, vận hành các thiết bị máy móc tại các nhà xưởng, công ty không may bị tai nạn lao động rất nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã giành rất nhiều thời gian để nghiên cứu và cho ra đời các văn bản pháp luật quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục và mức hưởng trợ cấp khi người lao động bị tai nạn lao động, tạm thời mất khả năng lao động hoặc suy giảm khả năng lao động.

Với đội ngũ Luật sư tư vấn chuyên nghiệp, chuyên sâu và am hiểu kiến thức về Luật lao động bài viết này, chúng tôi xin được phân tích và đưa ra các điều kiện, mức hưởng, hồ sơ và thủ tục thực hiện chế độ tai nạn lao động, qua đó giúp người lao động có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị tai nạn lao động như sau:

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014;

– Luật An toàn, Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/06/2015;

– Một số văn bản pháp luật khác có liên quan.

  1. Luật sư tư vấn

Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là một trong những quy định quan trọng để xác định người lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không, việc quy định rõ các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động nhằm phân biệt với chế độ người lao động bị tai nạn không thuộc phạm vi làm việc tại doanh nghiệp. Từ đó có thể xác định được căn cứ hỗ trợ hay mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người lao động.

Căn cứ theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo đó, điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động gồm có những điều kiện sau:

Một là, người lao động bị tai nạn lao động thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc: Nghĩa là khi bạn đang thực hiện công việc tại địa điểm làm việc hay các hoạt động khác tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giữa giờ, giữa ca, thời gian đi vệ sinh mà nội quy công ty cho phép.

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc nhưng khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền quản lý lao động giao việc.

+ Trên quãng đường từ nhà (hoặc nơi tạm trú) đến nơi làm việc hoặc từ cơ quan – công ty về nhà trong khoảng thời gian và tuyến đường phù hợp.

Hai là, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động thuộc một trong các trường hợp nêu ở trên.

Ba là, người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các trường hợp đã nêu ở trên.

Thứ hai, mức hưởng chế độ tai nạn lao động:

Tùy thuộc vào tỉ lệ suy giảm khả năng lao động của người lao động là bao nhiêu % mà người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động theo các mức hưởng khác nhau.

+ Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần (Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Theo đó, mức độ suy giảm lao động từ 5% thì được hưởng bằng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ giảm thêm 1% thì được cộng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng thêm 1 khoản trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0.5 tháng tiền lương, sau đó cứ thêm mỗi năm thì được tính thêm 0,3 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

+ Đối với người lao động có mức độ suy giảm từ 31% trở lên thì thời gian được hưởng trợ cấp tai nạn lao động là hàng tháng (Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014): Theo đó, người lao động bị suy giảm từ 31% trở lên thì được hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ giảm thêm 01% thì được thêm 02% mức lương cơ sở. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng thêm 1 khoản trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, từ 1 năm trở xuống thì người lao động được hưởng thêm 0,5% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền trước.

Trường hợp người lao động bị suy giảm lao động từ 81% trở lên đồng thời bị liệt cột sống hoặc bị mù 2 mắt hoặc mất, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức lương được hưởng hàng tháng còn được hưởng mức trợ cấp bằng mức lương cơ sở.

+ Đối với trường hợp người lao động chết (Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014) thì người lao động được hưởng 36 lần mức lương cơ sở.

Hiện nay, việc xác định mức lương cơ sở được áp dụng theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có quy định về mức lương cơ sở. Theo đó, mức lương cơ sở tính từ ngày 01/07/2018 là 1.390.000 đồng/tháng.

Thứ ba, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động:

Căn cứ Điều 104 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, theo đó để được hưởng chế độ tai nạn lao động thì người lao động phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông  (trên đường đi là hoặc đi về hoặc đi thực hiện công việc được giao) được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

+ Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.

+ Kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Việc chuẩn bị kĩ các giấy tờ trước khi nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giúp người lao động giải quyết thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động một cách thuận tiện nhất, tránh việc hồ sơ trả về vì thiếu giấy tờ, hồ sơ.

Thứ tư, thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động:

Căn cứ Điều 106 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động, theo đó sau khi người lao động đã chuẩn bị những giấy tờ được quy định tại Điều 105, người lao động nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, theo pháp luật hiện hành, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn lao động phải nghỉ việc để điều trị, có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền thì được hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo đó những người lao động phải nghỉ việc do say rượu, tự hủy hoại sức khỏe hoặc dùng các chất ma túy hoặc các chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ tai nạn lao động. Sau khi người lao động đã kết thúc thời gian điều trị vết thương do tai nạn lao động tại bệnh viện mà sức khỏe vẫn chưa được phục hồi hẳn để tiếp tục đi làm thì người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động cho mình được nghỉ dưỡng sức theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Trịnh Văn Dũng
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Trách nhiệm chi trả viện phí khi xảy ra tai nạn lao động

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn liên quan đến trách nhiệm chi trả viện phí khi có tai nạn lao động xảy ra

Hỏi: Xin chào các Luật sư. Tôi có vấn đề sau mong được các Luật sư tư vấn. Ngày 25/6 vừa qua, tôi bị tai nạn lao động tại nơi làm việc, chi phí điều trị hết 20 triệu. Tuy nhiên, phía công ty không chi trả cho tôi với lý do vụ tai nạn là do tôi gây ra. Vậy các Luật sư cho hỏi phía công ty làm như vậy có đúng ko? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012;

– Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014;

  1. Luật sư tư vấn:

Tại Điều 144 và Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động cũng như quyền của người lao động khi bị tai nạn lao động như sau:

–  Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

  1. 1Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
  2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
  3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động,

–  Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

  1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
  2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
  3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
  4. a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng

tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

  1. b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

–  Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định trên.

Như vậy trong trường hợp tai nạn lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm hanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, nếu vụ tai nạn lao động không do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu người lao động bị suy giảm từ 5% khả năng lao động trở lên. Còn trường hợp tai nạn xảy ra do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động với mức tổi thiểu bằng 40% so với trường hợp không có lỗi của người lao động.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, 20 triệu tiền viện phí sẽ do bảo hiểm y tế và phía công ty đồng chi trả mà không cần xét đến yếu tố lỗi thuộc về ai. Bên cạnh đó, công ty cũng phải trả cho bạn số tiền lương tương ứng trong thời gian bạn điều trị.

Trường hợp bạn bị suy giảm 5% khả năng lao động trở lên, thì người lao động còn có trách nhiệm bồi thường cho bạn như đã nói ở trên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Mức xử phạt khi vượt xe gây tai nạn giao thông

Câu hỏi:

Kính gửi Quý luật sư ! Tôi có câu hỏi muốn gửi đến các luật sư như sau:

Hôm mùng 16/5/2017 anh trai em có và chạm với taxi đi cùng chiều. Hai xe đi song song khoảng một đoạn thì xe taxi bất ngờ tấp vào lề để bắt khách nhưng có tín hiệu đèn anh trai em lách sang trái nhưng không hết nên đã tông vào đèn phi nhanh sau bên trái xe. Và ông tài xế xe taxi không tham gia đưa anh trai em đi bệnh viện cấp cứu. Như vậy chuyên gia cho em hỏi là anh trai em và chiếc xe này ai đúng ai sai. Và nếu sai thì sai như thế nào??? Em cảm ơn ạ!!!?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bác đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Trường hợp bạn không nêu chi tiết, cụ thể của diễn biến tình huống, nên theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi hiểu tình huống như sau: Anh trai bạn điều khiển xe đi song song với xe taxi, chiếc xe taxi vì đón khách bên đường lên vượt xe của anh bạn để tạt vào lề đường đón khách. Do không tránh kịp nên xảy ra tai nạn. Nếu trường hợp là đúng như vậy thì để xem xét hành vi của xe taxi là đúng hay sai, bạn cần tham khảo quy định tại Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc vượt xe như sau:

“Điều 14. Vượt xe

  1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
  4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
  5. a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
  6. b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
  7. c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
  8. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
  9. a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
  10. b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
  11. c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
  12. d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

  1. e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.”

Theo đó, bạn cần đối chiếu lại về trình tự vụ việc xảy ra tai nạn khi đó để xác định hành vi của lái xe taxi là đã phù hợp với quy định của Điều 14 nêu trên chưa. Trường hợp người điều khiển xe taxi vượt xe sai quy định nêu trên thì tùy vào mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Điều 102, Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đối với hành vi người lái xe taxi không đưa anh trai bạn tới bệnh viện cấp cứu thì tùy thuộc vào mức độ sức khỏe của anh bạn và tình huống cụ thể tại thời điểm tai nạn xảy ra.

– Nếu anh bạn sau khi gặp tai nạn bị chết do không nhận được sự cứu giúp của người lái xe taxi mà người đó hoàn toàn đủ điều kiện để cứu giúp thì theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
  2. a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
  3. b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
  4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

– Nếu anh bạn chỉ bị thương và người lái xe taxi nhận được yêu cầu đưa anh bạn đi cấp cứu mà không thực hiện thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

“3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
  2. b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tai nạn giao thông nhưng không có lỗi thì có phải bồi thường không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự: người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Bồi thường trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Câu hỏi khách hàng:

Xin chào Luật sư, tôi cần được tư vấn về vụ việc tai nạn giao thông như sau: tôi điều khiển xe ô tô, đi đúng đường; có một bạn thanh niên đi xe máy đi ngược chiều tôi và đâm vào xe tôi. Bạn đó bị thương, và gia đình đang yêu cầu tôi bồi thường 500 triệu. Vậy cho tôi hỏi, nếu như trường hợp tôi không có lỗi thì tôi có phải bồi thường không? Xin được tư vấn?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

– Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo quy định của Bộ luật dân sự: người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Bồi thường trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  1. Thứ nhất: phải có hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật là các hành vi trái với những quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho những người xung quanh và xâm phạm đến các mối quan hệ xã hội mà nhà nước bảo vệ.

  1. Thứ hai: phải có lỗi

“Lỗi” là yếu tố thuộc mặt chủ quan của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, theo quy định của pháp luật lỗi được chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, mong muốn thiệt hại xảy ra với người khác hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù có thể biết trước hoặc pháp luật quy định phải biết thiệt hại sẽ xảy ra hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc tin rằng mình có thể ngăn chặn được.

  1. Thứ ba, phải có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại trong trường hợp tai nạn giao thông thường có:

Thiệt hại về vật chất: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm có:

– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm có:

-Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

-Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm gồm có:

-Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

Đối với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng người có lỗi gây thiệt hại còn phải có trách nhiệm bồi thường thêm một khoản tiền khác, gọi là “tiền bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị hại. Mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận, nếu trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường tinh thần khi gây thiệt hại về sức khỏe có thể được áp dụng là không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Mức bồi thường về tinh thần cho trường hợp gây thiệt hại về tính mạng tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Bên cạnh đó trong những vụ việc thông thường còn có thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

  1. Thứ tư: phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật:

Điều này có nghĩa hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật.

Vì vậy khi xảy ra tai nạn giao thông chỉ khi nào xác định được đầy đủ bốn yếu tố trên thì mới đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vi phạm. Trong trường hợp của bạn, bạn không có lỗi mà lỗi xuất phát từ người bị thiệt hại thì bạn sẽ không có trách nhiệm phải bồi thường.

Bạn có thể hỗ trợ cho gia đình bị hại một phần chi phí chữa bệnh, chăm sóc nếu hai bên có thỏa thuận.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Chưa đủ 18 tuổi gây tai nạn giao thông thì xử lý như thế nào?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về trách nhiệm của người Chưa đủ 18 tuổi gây tai nạn giao thông.

Kính chào luạt sư! Tôi muốn hỏi về trường hợp của cháu tôi như sau: Cháu tôi hiện tại 17 tuổi, một hôm đi chơi cháu có đâm vào một người đi xe máy. Cháu tôi chưa có bằng lái xe. Nên tôi muốn hỏi, nếu như cháu tôi chưa đủ 18 tuổi- chưa thành niên thì cháu tôi có trách nhiệm gì không?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015.

– Luật sửa đổi Bộ luật hình sự số 12/2017/QH14 Được Quốc hội khoá 14 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017.

– Bộ luật tố tụng dân sự số: 92/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015

  1. Nội dung tư vấn

Người gây tại nạn giao thông tùy thuộc vào mức độ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường dấn sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  1. Về trách nhiệm dân sự

Người gây tai nạn giao thông sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường, đối với trường hợp gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải bồi thường những khoản sau:

Thiệt hại của tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, dựa trên giám định thực tế mức độ thiệt hại

Lợi ích của chủ tài sản gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. Ví dụ trước khi bị tai nạn, người bị thiệt hại dùng chiếc xe của mình để hành nghề taxi, nay xe bị hư hỏng sẽ dẫn đến thu nhập của người này bị giảm sút- người gây tai nạn phải bồi thường khoản thiệt hại này

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại như chi phí thuê địa điểm trông giữ xe…

Đối với trường hợp gây thiệt hại sức khỏe của người khác sẽ phải bồi thường những khoản sau:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại như tiền thuê phương tiện đưa người bị hại đi cấp cứu, tiền thuốc, chi phí khám chữa bệnh, chi phí thẩm mỹ phục hồi sức khỏe..

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, người bị thiệt hại được bồi thường khoản này nếu trước khi bị tai nạn họ là người có thu nhập; điều đó được hiểu những người không có thu nhập sẽ không được bồi thường khoản này.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, đây là những khoản chi phí mà thân nhân người bị hại phải bỏ ra để giúp người bị thiệt hại phục hồi sức khỏe và khoản tiền thu nhập bị giảm sút trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại

Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là khoản tiền động viên của người gây thiệt hại để bù đắp cho những mất mát của gia đình người bị hại, thông thường khoản tiền này sẽ do hai bên thương lượng; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đối với trường hợp gây thiệt hại đến tính mạng người khác thì phải bồi thường những khoản sau:

Những thiệt hại bồi thường cho người bị thiệt hại về sức khỏe như đã phân tích ở trên, trong trường hợp người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe trước khi mất

Chi phí hợp lý cho việc mai táng gồm có các chi phí liên quan như mua quan tài, khăn tang, hương hoa nến, thuê xe tang

Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

Tiền bù đắp tinh thần, cũng giống như trường hợp xâm phạm đến sức khỏe, các bên sẽ thỏa thuận về mức bù đắp; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trong trường hợp người gây tai nạn giao thông là người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi thì trách nhiệm bồi thường sẽ do chính người đó thực hiện bằng tài sản của mình, nếu không có tài sản thì cha mẹ người đó sẽ phải bồi thường phần còn thiếu.

Vì thế cháu của bạn vẫn là người phải có trách nhiệm bồi thường dân sự.

Trên thực tế, việc bồi thường đôi khi không hoàn toàn dựa trên các căn cứ trên; tuy nhiệm Luật quy định các khoản bồi thường kể trên là căn cứ để giải quyết trong trường hợp các bên có tranh chấp với nhau về mức bồi thường, hỗ trợ.

Chưa đủ 18 tuổi gây tai nạn giao thông thì xử lý như thế nào?

  1. Trách nhiệm hình sự

Về tai nạn giao thông đường bộ thì Bộ luật hình sự có quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (điều 260), một người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi:

Có hành vi vi phạm là vi phạm các quy tắc về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; người vi phạm có thể là do cố ý hoặc vô ý

Có thiệt hại xảy ra: thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng ở mức độ như sau:

Về tài sản: gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên

Về sức khỏe: gây thương tích, tổn hại sức khỏe của 1 người với tỷ lệ 61% trở lên hoặc của 2 người và tổng tỷ lệ là từ 61-121%

Về tính mạng: làm chết một người

Thiệt hại càng lớn thì mức phạt tù tương ứng sẽ càng cao

Hậu quả: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại, có nghĩa chính hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại.

Người đang 17 tuổi, chưa đủ 18 tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng đủ các yếu tố trên; bởi theo quy định Bộ luật hình sự thì người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Theo như thông tin cung cấp thì người phạm tội là người 17 tuổi, chưa có giấy phép lái xe, như đã phân tích ở trên khi kết luận của công an chứng minh hành vi cấu thành tội phạm thì mức phạt có thể áp dụng là từ 3 đến 10 năm tù theo khoản 2 điều 260.

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  2. a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

Để được giảm nhẹ trách nhiệm (giảm xuống mức phạt thấp hơn) người gây thiệt hại cần phải thực hiện việc bồi thường để có tình tiết giảm nhẹ, từ đó Tòa án sẽ xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Quy trình giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn lao động

Luật Hiệp Thành đưa ra một số tư vấn pháp lý liên quan đến quy trình giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn lao động và điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.

Hỏi: Chào các Luật sư! Cho em hỏi em bị tai nạn trong công ty lúc đang làm việc, phải nhập viên để phẫu thuật. Vậy giờ em muốn làm giám định thương tích được không? Em cảm ơn các Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Căn cứ pháp lý:

Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015

  1. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:

“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây;
  2. a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc  mà Bộ lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
  3. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại Khoản 1, Điều này.”

Như vậy, theo quy định trên bạn bị tai nạn trong công ty lúc đang làm việc mới là điều kiện cần để bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động chứ chưa phải là điều kiện đủ. Trong trường hợp do bạn chưa giám định khả năng suy giảm lao động nên sẽ xảy ra hai trường hợp. Trường hợp bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trong trường hợp trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động còn trường hợp khả năng suy giảm lao động dưới 5% thì bạn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ này theo quy định tại Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015.

Căn cứ Điều 47 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015:

“1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe:”

Như vậy, trường hợp của bạn được bác sĩ kết luận là gãy xương khuỷu tay nhưng chưa biết mức suy giảm sức khỏe bao nhiêu thì bạn sẽ phải giám định tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do Hội đồng Y khoa giám định sau khi thương tật của bạn đã được điều  trị ổn định.

Mức hưởng chế độ tai nạn lao động của bạn do chưa được giám định mức độ suy giảm nên sẽ xảy ra hai trường hợp:

Thứ nhất: Mức suy giảm khả năng lao động của bạn là 5% đến 30% thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo Điều 48 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015.

– Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

– Ngoài ra còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Thứ hai: Trường hợp tỉ lệ suy giảm sức khỏe của bạn là 31% trở lên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng theo Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015.

“Điều 49. Trợ cấp hàng tháng

  1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.”

– Mức trợ cấp bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Ngoài ra còn tính thêm số năm đóng từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0.3% mức tiền lương đóng vào quỹ tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động, trường hợp tháng đầu tiên hoặc tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì lấy tiền lương tháng đó làm căn cứ.

Thủ tục để hưởng chế độ tai nạn lao động.

– Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động

– Văn bản giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động

– Biên bản điều tra tai nạn lao động

– Giấy ra viện sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

– Giấy xác nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội theo sổ bảo hiểm xã hội (mẫu số 04A-HSB hoặc mẫu số 04B-HSD)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Không giao kết hợp đồng lao động khi làm việc xảy ra tai nạn xử lý thế nào

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn đối với trường hợp xảy ra tai nạn khi chưa có hợp đồng lao động và mức bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn lao động.

Hỏi: Thưa các Luật sư, tôi đang băn khoăn muốn được các Luật sư tư vấn về việc sau:

Chú của tôi có làm trộn bê tông cho anh A, trong quá trình làm việc có bị điện giật dẫn đến cháy mất một bên cánh tay và ngón chân của cả 2 bàn chân, hiện vẫn đang chữa trị tại bệnh viện. Nhưng khi làm việc 2 bên ko có giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Vậy xin các Luật sư tư vấn cho tôi biết được gia đình tôi có được bồi thường gì ko ạ? Xin cảm ơn các Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012;

– Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2014;

– Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 26/06/2015;

– Nghị định số 88/2015/NĐ-CP về Sửa đổi một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 07/10/2015;

– Nghị định số 44/2013/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/05/2013;

  1. Luật sư tư vấn:

Trước tiên là về việc giữa chú bạn và anh A không ký kết hợp đồng lao động; theo Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:

“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

  1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Theo đó, có thể xác định công việc giữa cậu bạn và anh A được giao kết dưới hình thức hợp đồng lao động bằng lời nói trong trường hợp công việc có thời hạn dưới 03 tháng; trong trường hợp cậu của bạn đã thực hiện công việc trên 03 tháng mà hai bên chưa ký kết hợp đồng lao động thì anh A đã vi phạm nguyên tắc của Bộ luật này và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

  1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
  2. a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;…”

Từ các căn cứ trên có thể kết luận chú bạn đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, ngoài ra chú của bạn cũng thuộc đối tượng đủ điều kiện tham gia Bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Tiếp theo là về vấn đề bồi thường thiệt hại cho chú của bạn khi đang làm việc, trong trường hợp chú của bạn không tham gia bảo hiểm xã hội; căn cứ vào Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012; các khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP và khoản 4, khoản 5 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định mức bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động như sau:

“Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 

  1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
  2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
  3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

………

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

….3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

  1. a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
  2. b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
  3. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Từ các quy định trên, có thể khẳng định rằng chú của bạn dù không ký kết hợp đồng lao động dưới dạng văn bản với anh A nhưng vẫn đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn lao đồng kể cả trong trường hợp tai nạn xảy ra có phần lỗi của chú bạn. Ngoài ra, trong trường hợp tai nạn xảy ra do anh A không đảm bảo được an toàn lao động trong thời gian làm việc thì anh A sẽ còn bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Với trường hợp chú bạn thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu đã được anh A đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi xảy ra tai nạn lao động, chú của bạn sẽ còn được hỗ trợ thêm nhiều khoản chi phí theo các quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015; nếu chú bạn chưa được đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm sẽ truy thu khoản tiền của công ty và người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội:

Nếu chú bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần theo Điều 48 Luật An toàn vệ sinh lao động:

“Điều 48. Trợ cấp một lần

  1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
  2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
  3. a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
  4. b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

Nếu chú bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng căn cứ theo Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2014:

“Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

  1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
  2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
  3. a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
  4. b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

Việc giám định khả năng suy giảm lao động của chú bạn thuộc thẩm quyền của các cơ sở y tế đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chú của bạn cũng sẽ được hỗ trợ về chi phí mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình; được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật; hưởng chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc… theo quy định của Luật này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tạm giữ nam tài xế xe bán tải gây tai nạn khiến 2 mẹ con thương vong rồi bỏ chạy

(NLĐO)- Điều khiển xe ôtô bán tải gây tai nạn khiến 2 mẹ con thương vong rồi bỏ trốn, Vũ Quang Huy (Hà Nội) đã bị công an tạm giữ hình sự.

Ngày 5-12, một lãnh đạo Công an quận Ba Đình (TP Hà Nội) cho biết đơn vị đã ra Quyết định tạm giữ hình sự với Vũ Quang Huy (27 tuổi, trú tại Cầu Giấy, TP Hà Nội), là người điều khiển ôtô gây tai nạn sáng 30-11 khiến 2 mẹ con thương vong trên địa bàn, để làm rõ hành vi “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Tạm giữ nam tài xế xe bán tải gây tai nạn khiến 2 mẹ con thương vong rồi bỏ chạy - Ảnh 1.

Khu vực nơi xảy ra vụ tai nạn – Ảnh: Otofun

Bước đầu tại cơ quan công an, tài xế Vũ Quang Huy khai vào khoảng 9 giờ 15 phút ngày 30-11, nam tài xế này điều khiển ôtô bán tải di chuyển trên đường vành đai 2 hướng Cầu Giấy đi Bưởi. Khi đang điều khiển xe trên đường, bất ngờ phần đuôi xe ôtô va chạm với phần đầu xe máy. “Huy khai rằng, do bản thân điều khiển xe với tốc độ nhanh nên khi xảy ra va chạm tưởng là nhẹ đã không để ý nên đã tiếp tục điều khiển xe ôtô chạy tiếp ” – vị lãnh đạo Công an quận Ba Đình nói.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, vào khoảng 9 giờ 15 phút ngày 30-11, chị B.T.H. (SN 1986, trú tại Hà Nội) điều khiển xe máy Honda Lead mang BKS 29Y8-1394 chở cháu Q.V.T. (SN 2014, là con chị H.) đi trên đường vành đai 2, hướng Cầu Giấy về Bưởi, đã bất ngờ va chạm với 1 xe ôtô bán tải màu xanh. Cú va chạm mạnh khiến 2 mẹ con chị H. bị thương nặng phải vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng nên cháu T. ngồi sau xe đã tử vong trên đường đi cấp cứu.

Đáng chú ý, sau khi xảy ra vụ tai nạn, lái xe bán tải đã không dừng xe xuống xử lý vụ việc mà đã điều khiển xe bỏ trốn khỏi hiện trường. Sau đó, Công an đã phải thông báo để truy tìm chiếc xe gây ra vụ tai nạn.

Theo : nld.com.vn