Có được chia đất bố mẹ chồng cho hai vợ chồng sau khi ly hôn không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc chia tài sản chung khi không có đăng ký kết hôn?

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng kết hôn năm 2010, sau khi kết hôn bố mẹ chồng cho hai vợ chồng tôi cắt cho hai vợ chồng tôi mảnh đất cạnh nhà ông bà, nhưng chỉ cho bằng miệng chưa sang tên cho vợ chồng tôi. Năm 2012 vợ chồng tôi đã xây nhà trên mảnh đất trên, trị giá căn nhà lúc xây là 500 triệu. Nay vợ chồng tôi không còn tình cảm và muốn ly hôn. Vậy tôi có được chia tài sản là mảnh đất và căn nhà trên không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

  1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

  1. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

     a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

     b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

     c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

     d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

     3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

     4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

  1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  2. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Đối chiếu quy định trên thì mảnh đất bố mẹ chồng cho vợ chồng nhưng chưa thực hiện thủ tục sang tên, nên đó vẫn là tài sản của bố mẹ chồng chị. Do đó, đây không được xem là tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, chị sẽ không được chia phần diện tích đất trên sau khi ly hôn

Đối với căn nhà hai vợ chồng chị xây năm 2012 (trị giá khi xây là 500 triệu). Chị phải tiến hành xin xác nhận tại UBND xã nơi hai vợ chồng chị xây nhà để UBND xã xác nhận cho đây là tài sản do hai vợ chồng chị tự xây dựng. Ngoài ra, chị còn cung cấp các giấy tờ mua bán nguyên vật liệu xây dựng, thanh toán tiền công khi xây nhà …. Để Tòa án nhân dân thẩm quyền có căn cứ xem xét đây là tài sản chung của hai vợ chồng và tiến hành phân chia tài sản chung vợ chồng theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Việc phân chia tài sản là căn nhà nêu trên thì hai vợ chồng chị có thể thỏa thuận phân chia, trong trường hợp không thể tự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án có thẩm quyền sẽ chia theo quy định của pháp luật theo nguyên tắc là chia đôi nhưng tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Có được nuôi con 4 tuổi sau khi ly hôn không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc muốn giành quyền nuôi cả ba con sau ly hôn?

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng hiện ở Chương Mỹ Hà Nội. Chúng tôi có hai con chung một cháu 9 tuổi, một cháu 4 tuổi. Thu nhập của chồng tôi là 7 triệu/tháng, còn của tôi là 4 triệu/tháng. Chồng tôi từ ngày sinh cháu, không đưa tiền cho tôi nuôi cháu lần nào. Các cháu lớn đến tầm này một tay tôi chăm sóc nuôi dưỡng. Chồng tôi không có trách nhiệm gì với con. Nay tôi muốn ly hôn và muốn nuôi cả hai cháu thì có được không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, về vấn đề giải quyết việc yêu cầu ly hôn

Căn cứ khoản 1, điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:

“3. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định trên thì chị hoàn toàn có quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên và Tòa án sẽ phải giải quyết việc ly hôn của chị, hồ sơ gồm: Đơn ly hôn, đăng ký kết hôn(bản gốc), hộ khẩu hai vợ chồng, chứng minh thư của chị, giấy khai sinh các con (bản sao), giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng của chị. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp tại Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ để được giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương đối với chồng chị.

Tuy nhiên, sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì chị phải cung cấp chứng cứ chứng minh vợ chồng không thể chung sống kéo dài được. Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của

pháp luật để giải quyết yêu cầu ly hôn của chị.

Thứ hai, về vấn đề giành quyền nuôi con thì chị có quyền yêu cầu Tòa án giao quyền nuôi dưỡng ba con cho chị.. Chị cần chuẩn bị những giấy tờ chứng minh sau để giành được quyền nuôi con: Xác nhận có chỗ ở ổn định (GCN quyền sử dụng đất – tài sản riêng của chị, hoặc xác nhận của bố mẹ chị cho mẹ con chị ở sau khi ly hôn), hợp đồng lao động, bảng lương……

Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế của cha/mẹ, thời gian chăm sóc con, môi trường giáo dục của cha/mẹ…. để giao cho cha/mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn. Nếu căn cứ chị chứng minh được việc chị nuôi dưỡng ba con tốt hơn chồng chị, có thời gian chăm sóc con tốt hơn… thì Tòa sẽ giao quyền nuôi con cho chị.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đổi họ cho con sau khi ly hôn như thế nào?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc Đổi họ cho con sau khi ly hôn?

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng đã ly hôn được 2 năm, chúng tôi có một con chung, sau khi ly hôn thì tôi được Tòa án giao quyền nuôi con. Giờ tôi muốn đổi họ cho cháu sang họ mẹ thì phải làm như thế nào ? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hộ tịch năm 2014;

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Nghị định 123/2015/NĐ – CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

  1. Nội dung tư vấn:

Tại khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch 2014 quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:

“1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự”.

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ như sau:

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

  1. a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
    b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
  2. c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
  3. d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

  1. e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
  2. g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
  3. h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
  4. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó”.

Đối chiếu vào những quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch 2014 thì việc chị muốn đổi họ cho con chị phải có căn cứ để đổi họ cho con theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự thì chị có quyền thay đổi cho con đẻ từ họ cha sang họ mẹ.

Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ – CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì:

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó”.

Theo quy định nêu trên thì việc chị đổi họ cho con phải có sự đồng ý đồng thời của cả cha và mẹ. Do đó, chị phải hỏi ý kiến của chồng cũ chị về việc có đồng ý đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ hay không? Việc đồng ý đổi họ cho con từ họ cha sang họ của mẹ phải được thể hiện trong Tờ khai thay đổi đăng ký hộ tịch. Ngoài ra, nếu con chị đã trên 9 tuổi, khi chị đổi họ cho con sang họ chị ngoài việc phải có sự đồng ý của chồng chị thì còn phải có sự đồng ý của con chị.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Câu hỏi khách hàng:

Chào Luật sư! Tôi và chồng ly hôn từ năm 2015, đã thỏa thuận tôi trực tiếp nuôi con, bố cháu chu cấp mỗi tháng 3 triệu cho cháu. Hiện tại cháu đã lớn, nhu cầu ăn – học cũng tăng. Tôi muốn bố cháu tăng tiền cấp dưỡng hàng tháng thêm 1 triệu nữa có được không? Nếu được thì thủ tục thế nào ạ? Cảm ơn LS

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014;

– Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015

– Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Thứ nhất, bạn được yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng nuôi con

Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Mức cấp dưỡng:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

  1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể, không có giới hạn của số tiền phải cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng tùy thuộc vào thu nhập, khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng và cả nhu cầu thiết yếu của con.

Điều này có nghĩa là, khi thu nhập của người phải cấp dưỡng tăng hoặc nhu cầu thiết yếu của con – người được cấp dưỡng tăng thì mức cấp dưỡng có thể được điều chỉnh tăng theo.

Thứ hai, làm thế nào để được tăng tiền cấp dưỡng cho con?

Có 02 cách để yêu cầu được tăng mức cấp dưỡng nuôi con khi đã giải quyết xong việc ly hôn:

Cách 1: Thỏa thuận với người cấp dưỡng về việc tăng tiền cấp dưỡng nuôi con.

Cách 2: Nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết (theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Để được tăng tiền cấp dưỡng nuôi con thì người đang nuôi dưỡng trực tiếp phải có lý do chính đáng. Ví dụ như: Chi phí tối thiểu cho sinh hoạt, học tập của con đã tăng lên và khả năng thực tế của người đang nuôi con khó đáp ứng được; Thu nhập của người phải cấp dưỡng tăng lên đáng kể… Người có yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng phải cung cấp cho Tòa án những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó.

Nếu được Tòa án xem xét và chấp nhận thì mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Thực tế, việc tự thỏa thuận tăng tiền cấp dưỡng là không dễ dàng, thậm chíi nhiều trường hợp việc cấp dưỡng theo bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án còn không được thi hành đầy đủ.

Trường hợp bản án, quyết định giải quyết việc ly hôn, việc nuôi con, cấp dưỡng nuôi con và bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng người phải cấp dưỡng không tự nguyện thi hành án đầy đủ (cấp dưỡng nuôi con) thì bên nhận cấp dưỡng có thể làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án đối với phần cấp dưỡng nuôi con trong bản án, quyết định đó. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2015.

Tài liệu gửi kèm theo Đơn khởi kiện yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng thường gồm:

– Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã giải quyết cho ly hôn;

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc CMND;

– Giấy tờ chứng minh về thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có);

– Giấy tờ chứng minh về chi phí tối thiểu cho sinh hoạt, học tập của con đã tăng lên, khả năng thực tế của người đang nuôi con khó đáp ứng được (nếu có).

Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

“1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

  1. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
  2. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
  3. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
  4. Tranh chấp về cấp dưỡng.
  5. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
  6. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
  7. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

Khoản 2 Điều 31 Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH Luật Thi hành án dân sự quy định về Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án:

“…

  1. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
  2. a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
  3. b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
  4. c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
  5. d) Nội dung yêu cầu thi hành án;

đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;

  1. e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
  2. g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.

…”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Đổi họ cho con sau ly hôn có cần người cha đồng ý?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Thay đổi họ cho con khi cha vắng mặt

Câu hỏi khách hàng:

Vợ chồng chúng tôi đã ly hôn. Hiện nay tôi nuôi 2 con chung,1 cháu 2 tuổi và 1 cháu 8 tuổi. Sau ly hôn chồng tôi cũng bỏ đi biệt tích, không khi nào cấp dưỡng cho con . Vậy tôi muốn làm thủ tục đổi họ cho 2 con sang họ mẹ thì có được không ạ?

Chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014;

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định hướng dẫn luật Hộ tịch năm 2014

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ tên trong các trường hợp sau: Việc sử dụng họ tên đang dùng gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó; Thay đổi họ cho con từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại…

Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con sinh ra do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Do đó cả vợ và chồng đều là người có quyền và nghĩa vụ với con kể cả khi vợ chồng đã ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Trường hợp của bạn, bạn là vợ là người trực tiếp nuôi 2 con sau ly hôn, trong khoảng thời gian này người chồng bỏ đi biệt tích và không đáp ứng nghĩa vụ của người chồng. Tại điều 82 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng cho con. Người chồng đã vi phạm nghĩa vụ này tuy nhiên pháp luật không tước đi quyền làm cha của họ. Về mặt pháp luật hộ tịch, cụ thể là trên giấy khai sinh vẫn có thông tin của người cha .

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định hướng dẫn luật hộ tịch 2014 quy định:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

  1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó”.

Như vậy việc thay đổi họ của 2 con của bạn buộc phải thể hiện rõ sự đồng ý của người cha trong tờ khai xin thay đổi, đó là yêu cầu bắt buộc.

Như vậy, bạn nộp giầy tờ để thay đổi họ như sau:

+) Tờ khai đăng ký việc thay đổi hộ tịch (theo mẫu), trong đó có thể hiện sự đồng ý của chồng cũ về việc thay đổi họ cho con;

+) Bản chính giấy khai sinh của con;

+) Các giấy tờ làm căn cứ cho việc thay đổi (chứng minh nhân dân , sổ hộ khẩu…)

Việc người chồng bỏ đi biệt tích là một yếu tố khó khăn để thể hiện được ý kiến của người cha trong tờ khai. Do đó trong trường hợp này tạm thời bạn chưa thể làm thủ tục đổi họ cho con, trừ trường hợp tòa án tuyên người chồng đã chết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Quyền thăm con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật ?

Hỏi: Chào Luật sư! Em và chồng cưới nhau được gần 2 năm, chúng em có với nhau 1 bé trai được gần 4 tháng thì ly hôn. Sau khi ly hôn em là người trực tiếp nuôi con và chồng cấp dưỡng. Khi con được 6 tháng em gửi con cho cô chủ nhà để thuận tiện cho việc đi làm và chăm sóc cháu. Nhưng khi chồng và mẹ chồng em qua thăm cháu thì không thông báo cho em biết (đã nhiều lần liên tục). Vậy em có được quyền yêu cầu trước khi thăm nom cháu phải thông báo cho em biết không ? Trước khi ly hôn mẹ chồng em nói nghi ngờ con em không phải là con chồng em. Vậy em có quyền yêu cầu bà hạn chế quyền thăm cháu không ? Mong Luật sư tư vấn giúp em!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý :

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

  1. Luật sư tư vấn :

Theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Do đó, tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  2. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”

Luật quy định rằng “người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa cụ thăm non con mà không được ai cản trở”, như vậy, bạn khó có thể yêu cầu tòa quy định số lần thăm non con đối với bố đứa bé. Chỉ trừ trường hợp anh ấy lợi dùng việc năm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn có quyền yêu cầu tòa hạn chế quyền thăm non con của anh ấy. Chồng bạn có quyền đến thăm nom bé nhưng việc đưa bé ra ngoài hay đưa bé về nhà nội thì phải thông báo và nhận được sự đồng ý của bạn.

Ngoài ra, hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa cha, mẹ và con bị phạt hành chính theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh chị em với nhau.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau”

Như vậy, nếu người nuôi con cố tình ngăn cản việc thăm nuôi con của người còn lại sau khi ly hôn thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000đ – 300.000đ

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn sẽ được giải quyết như thế nào ? Luật Hiệp Thành có một số tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề này như sau:

Hỏi: Xin hỏi luật sư, vợ chồng tôi ly hôn được hơn 1 năm, có bản án ly hôn của Tòa tuyên cho phép tôi nuôi cháu nhỏ (5 tuổi), chồng tôi nuôi cháu lớn (13 tuổi). Hiện nay, tôi được biết chồng tôi thường xuyên chơi bời, rượu chè, bỏ bê con cái, nguyên nhân là mấy tháng nay chồng tôi mất việc làm đâm ra chán nản. Tôi rất xót con, do đó, tôi muốn giành lại quyền nuôi con. Vậy tôi có thể giành lại quyền nuôi con được không và tôi phải làm thế nào để có quyền nuôi con ? Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề chị đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19/06/2014;

– Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 25/11/2015.

  1. Nội dung tư vấn

Căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về thay đổi người trực tiếp sau khi ly hôn thì:

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
  2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
  3. a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  4. b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  5. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
  6. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
  7. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
  8. a) Người thân thích;
  9. b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  10. c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  11. d) Hội liên hiệp phụ nữ”.

Theo đó, trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân tổ chức bao gồm người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ thì tòa án sẽ xem xét và có thể ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên quyền lợi của con.

Như vậy, rõ ràng anh/chị có quyền được yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con từ chồng bạn sang cho bạn, tuy nhiên bạn phải chứng minh được một trong các căn cứ sau đây:

– Thứ nhất, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con

Như vậy, chị nên chủ động liên lạc với chồng cũ của mình để hai bên có thể thỏa thuận với nhau về việc chị là người trực tiếp nuôi con và không yêu cầu mức cấp dưỡng. Việc thỏa thuận này phải xuất phát từ sự tự nguyện của hai bên, xuất phải từ lợi ích của con và được thể hiện bằng văn bản. Tuy nhiên, việc hai bên đạt được thỏa thuận không phải là dễ dàng, bởi lẽ hai bên đã có mâu thuẫn từ trước nên khó có thể ngồi lại thỏa thuận với nhau cùng giải quyết vấn đề này.

– Thứ hai, trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì chị cần chứng minh được người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Nghĩa là chị phải chứng minh được chồng chị hiện tại không có điều kiện nuôi con, thu nhập bấp bênh, thường xuyên bỏ bê con cái, không quan tâm, chăm sóc, yêu thương con. Ngoài ra chị cần chứng minh được hiện tại chị có chỗ ở ổn định, có công việc ổn định, có thu nhập, có mức lương cao hơn chồng bạn.

Tiếp theo, để giành lại quyền nuôi con chị phải thực hiện khởi kiện tại TAND có thẩm quyền, cụ thể thành phần hồ sơ khởi kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn thì bao gồm các giấy tờ sau:

+ Đơn khởi kiện (theo Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)

+ Quyết định, bản án ly hôn.

+ Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.

+ Giấy khai sinh của con.

+ Chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (đây là chứng cứ bạn phải tự xác minh tại nơi mình làm việc, công tác; ngoài ra chị phải xác minh được chồng chị hiện đang mất việc làm từ công ty/cơ quan cũ của chồng chị và xác nhận của những xung quanh, con bạn về việc chồng chị thường xuyên chơi bời, bỏ bê con cái.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác chị vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng