Khi ly hôn có được giao nuôi con do chồng nghiện ma túy không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc ly hôn có được giao nuôi con khi chồng nghiện ma túy ?

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng lấy nhau được 5 năm, có với nhau một con chung  hiện cháu được 3 tuổi. Chồng tôi hiện nghiện ma túy và đang bị đưa đi cai nghiện bắt buộc, cứ cai nghiện xong về lại tiếp tục nghiện. Tôi không thể sống cùng nữa, nay muốn ly hôn. Vậy tôi có được giao nuôi con khi chồng tôi nghiện ngập như thế không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, về vấn đề giải quyết việc yêu cầu ly hôn của chị thì căn cứ khoản 1, điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:

     “3. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định trên thì chị hoàn toàn có quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên và Tòa án sẽ phải giải quyết việc ly hôn của chị, hồ sơ gồm: Đơn ly hôn, đăng ký kết hôn(bản gốc), chứng minh thư và hộ khẩu của chị, xác nhận về chỗ ở do công an xã/phường nơi chồng chị có hộ khẩu trước khi bị đi cai nghiện bắt buộc, giấy khai sinh con (bản sao), bảng lương hoặc hợp đồng lao động của chị nếu có, giấy tờ chứng minh chồng chị đang bị đi cai nghiện bắt buộc …. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp tại Tòa án nhân dân huyện nơi chồng chị có hộ khẩu thường trú để được giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương đối với chồng chị.  Tuy nhiên, sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì chị phải cung cấp chứng cứ chứng minh vợ chồng không thể chung sống kéo dài được. Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu ly hôn của chị.

Thứ hai, về vấn đề giành quyền nuôi con thì chị có quyền yêu cầu Tòa án giao quyền nuôi dưỡng ba con cho chị.. Chị cần chuẩn bị những giấy tờ chứng minh sau để giành được quyền nuôi con: Xác nhận có chỗ ở ổn định (GCN quyền sử dụng đất – tài sản riêng của chị, hoặc xác nhận của bố mẹ chị cho mẹ con chị ở sau khi ly hôn), hợp đồng lao động, bảng lương, các giấy tờ chứng minh chồng chị hiện đang bị bắt buộc đi cai nghiện (chị liên hệ với Công an quận/huyện hoặc xã/phường để được xác nhận)….

Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào công việc hiện chị đang làm có ổn định hay không, chị có thời gian chăm sóc con hay không, môi trường giáo dục của cha/mẹ…. Theo như chị trình bày thì hiện chồng chị đang bị đưa đi cai nghiện bắt buộc do đó việc chăm sóc con thời điểm này anh ấy sẽ không thể chăm sóc cho con. Và khi giải quyết yêu cầu ly hôn và nuôi con của chị thì Tòa sẽ ưu tiên giao quyền nuôi con cho chị.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đã ly hôn có được giành lại quyền nuôi con không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng đã ly hôn được 3 năm. Chồng tôi được Tòa án giao cho nuôi hai cháu, hiện nay con tôi được 6 tuổi và 4 tuổi. Tôi về thăm con nhưng anh ấy và bố mẹ anh ấy không cho gặp các cháu. Nay tôi có được phép giành lại quyền nuôi hai con không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của chạ mẹ và con sau khi ly hôn như sau:

Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82,83 và 84 của Luật này.

Tại khoản 3 Điều 82, khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cư sau đây:

     a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

     b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Đối chiếu với các quy định trên thì việc anh ấy và bố mẹ anh ấy ngăn cản, không cho chị thăm nom các cháu là đang có hành vi cản trợ quyền của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn vi phạm khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đó, chị có quyền trình báo với chính quyền địa phương nơi con chị đang cư trú để cơ quan có thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi trên của anh ấy và bố mẹ anh ấy.

Ngoài ra, chị có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sang cho chị nuôi theo theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Chị có thể trao đổi, thỏa thuận với anh ấy về việc để chị là người trực tiếp nuôi dưỡng các con. Nếu chị và anh ấy không thể thỏa thuận được thì chị phải chứng minh được việc anh ấy không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giao dục các con để Tòa án làm căn cứ để quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Có được nuôi con 4 tuổi sau khi ly hôn không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc muốn giành quyền nuôi cả ba con sau ly hôn?

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng hiện ở Chương Mỹ Hà Nội. Chúng tôi có hai con chung một cháu 9 tuổi, một cháu 4 tuổi. Thu nhập của chồng tôi là 7 triệu/tháng, còn của tôi là 4 triệu/tháng. Chồng tôi từ ngày sinh cháu, không đưa tiền cho tôi nuôi cháu lần nào. Các cháu lớn đến tầm này một tay tôi chăm sóc nuôi dưỡng. Chồng tôi không có trách nhiệm gì với con. Nay tôi muốn ly hôn và muốn nuôi cả hai cháu thì có được không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, về vấn đề giải quyết việc yêu cầu ly hôn

Căn cứ khoản 1, điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:

“3. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định trên thì chị hoàn toàn có quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên và Tòa án sẽ phải giải quyết việc ly hôn của chị, hồ sơ gồm: Đơn ly hôn, đăng ký kết hôn(bản gốc), hộ khẩu hai vợ chồng, chứng minh thư của chị, giấy khai sinh các con (bản sao), giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng của chị. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp tại Tòa án nhân dân huyện Chương Mỹ để được giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương đối với chồng chị.

Tuy nhiên, sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì chị phải cung cấp chứng cứ chứng minh vợ chồng không thể chung sống kéo dài được. Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của

pháp luật để giải quyết yêu cầu ly hôn của chị.

Thứ hai, về vấn đề giành quyền nuôi con thì chị có quyền yêu cầu Tòa án giao quyền nuôi dưỡng ba con cho chị.. Chị cần chuẩn bị những giấy tờ chứng minh sau để giành được quyền nuôi con: Xác nhận có chỗ ở ổn định (GCN quyền sử dụng đất – tài sản riêng của chị, hoặc xác nhận của bố mẹ chị cho mẹ con chị ở sau khi ly hôn), hợp đồng lao động, bảng lương……

Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế của cha/mẹ, thời gian chăm sóc con, môi trường giáo dục của cha/mẹ…. để giao cho cha/mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn. Nếu căn cứ chị chứng minh được việc chị nuôi dưỡng ba con tốt hơn chồng chị, có thời gian chăm sóc con tốt hơn… thì Tòa sẽ giao quyền nuôi con cho chị.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Câu hỏi khách hàng:

Chào Luật sư! Tôi và chồng ly hôn từ năm 2015, đã thỏa thuận tôi trực tiếp nuôi con, bố cháu chu cấp mỗi tháng 3 triệu cho cháu. Hiện tại cháu đã lớn, nhu cầu ăn – học cũng tăng. Tôi muốn bố cháu tăng tiền cấp dưỡng hàng tháng thêm 1 triệu nữa có được không? Nếu được thì thủ tục thế nào ạ? Cảm ơn LS

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014;

– Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015

– Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Thứ nhất, bạn được yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng nuôi con

Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Mức cấp dưỡng:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

  1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể, không có giới hạn của số tiền phải cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng tùy thuộc vào thu nhập, khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng và cả nhu cầu thiết yếu của con.

Điều này có nghĩa là, khi thu nhập của người phải cấp dưỡng tăng hoặc nhu cầu thiết yếu của con – người được cấp dưỡng tăng thì mức cấp dưỡng có thể được điều chỉnh tăng theo.

Thứ hai, làm thế nào để được tăng tiền cấp dưỡng cho con?

Có 02 cách để yêu cầu được tăng mức cấp dưỡng nuôi con khi đã giải quyết xong việc ly hôn:

Cách 1: Thỏa thuận với người cấp dưỡng về việc tăng tiền cấp dưỡng nuôi con.

Cách 2: Nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết (theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Để được tăng tiền cấp dưỡng nuôi con thì người đang nuôi dưỡng trực tiếp phải có lý do chính đáng. Ví dụ như: Chi phí tối thiểu cho sinh hoạt, học tập của con đã tăng lên và khả năng thực tế của người đang nuôi con khó đáp ứng được; Thu nhập của người phải cấp dưỡng tăng lên đáng kể… Người có yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng phải cung cấp cho Tòa án những chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó.

Nếu được Tòa án xem xét và chấp nhận thì mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Thực tế, việc tự thỏa thuận tăng tiền cấp dưỡng là không dễ dàng, thậm chíi nhiều trường hợp việc cấp dưỡng theo bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án còn không được thi hành đầy đủ.

Trường hợp bản án, quyết định giải quyết việc ly hôn, việc nuôi con, cấp dưỡng nuôi con và bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng người phải cấp dưỡng không tự nguyện thi hành án đầy đủ (cấp dưỡng nuôi con) thì bên nhận cấp dưỡng có thể làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án đối với phần cấp dưỡng nuôi con trong bản án, quyết định đó. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2015.

Tài liệu gửi kèm theo Đơn khởi kiện yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng thường gồm:

– Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã giải quyết cho ly hôn;

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc CMND;

– Giấy tờ chứng minh về thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có);

– Giấy tờ chứng minh về chi phí tối thiểu cho sinh hoạt, học tập của con đã tăng lên, khả năng thực tế của người đang nuôi con khó đáp ứng được (nếu có).

Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

“1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

  1. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
  2. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
  3. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
  4. Tranh chấp về cấp dưỡng.
  5. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
  6. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
  7. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

Khoản 2 Điều 31 Văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH Luật Thi hành án dân sự quy định về Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án:

“…

  1. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
  2. a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
  3. b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
  4. c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
  5. d) Nội dung yêu cầu thi hành án;

đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;

  1. e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
  2. g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.

…”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tư vấn giành quyền nuôi khi chưa đăng ký kết hôn

Hỏi: Chào các Luật sư! Các Luật sư cho em hỏi là em và chồng quen nhau khi em chưa đủ 18 tuổi, làm đám cưới và em có 1 bé khi chưa đủ 18 tuổi. Và giờ em đã hơn 18 tuổi nhưng vợ chồng em chưa có giấy đăng ký kết hôn và giờ em muốn chia tay. Nếu em làm đơn ly hôn ra Tòa thì em có được quyền nuôi con không và chồng em có bị tội gì không. Lý do em muốn ly hôn là chồng em thường xuyên đánh đập vợ. Em xin cảm ơn các Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

  1. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 1, khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 xác định:

“1. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn

….

  1. Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”.

Nếu bạn và chồng bạn mà chưa đăng ký kết hôn thì không được coi là có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp. Và nếu không tồn tại quan hệ hôn nhân thì cũng sẽ không thể giải quyết ly hôn. Trong trường hợp này bạn có thể tự chấm dứt việc sống chung của mình vì các bên không có rõ ràng buộc gì về mặt nhân thân cả. Bạn không thưa kiện được chồng bạn về việc chung sống với nhau như vợ chồng vì các bên chung sống trên tinh thần tự nguyện.

Việc giải quyết mỗi quan hệ này sẽ được xác định theo ĐIều 14 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

“1. Nam, nữu có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữ vợ và chồng. Quyền, nghiã vụ đối với con, tài sản, nghiã vụ và hợp đồng giữ các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

  1. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưn sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn”

Bạn và chồng của bạn chỉ được coi là chung sống với nhau như vợ chồng nhưng về việc con cái vẫn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình. Xét thấy con của bạn dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho người mẹ nuôi và bạn có quyền yêu cầu người cha của bé có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Nếu trong quá trình chung sống với nhau người chồng của bạn có đánh đập, bạn hoàn toàn có thể tố cáo hành vi cố ý gây thương tích với cơ quan nhà nước. Tùy thuộc vào hành vi người chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính vì tội cố ý gây thương tích.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng