Xử lý khi người bị thi hành án không tự nguyện thi hành án

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Xử lý khi người bị thi hành án không tự nguyện thi hành án

Câu hỏi khách hàng:

Kính chào Luật sư! Tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp với nội dung như sau: Cách đây hơn 5 năm, tôi định mua 1 mảnh đất và đặt cọc 350 triệu đồng qua 1 người chuyên môi giới, nhưng sau đó, mảnh đất này nằm trong quy hoạch nên không mua được. Tôi có gửi đơn kiện lên Tòa án và Tòa đã xử là người đó phải trả tiền cho tôi. Nhưng đã lâu rồi người đó vẫn không trả. Hiện tôi đã nghỉ hưu được 3 năm và trú tại nơi khác. Vậy nhờ Luật sư tư vấn tôi cần phải làm gì vì tôi không thể đi lại thường xuyên được. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

Luật Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014 về quyền của người thi được thi hành án thì:

“Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án

  1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:
  2. a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này.

…”

Ngoài ra, Điều 45, 46 Luật thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014 quy định:

“Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án

  1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
  2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.”

Điều 46. Cưỡng chế thi hành án

  1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
  2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.”

Kể từ khi có phán quyết của Tòa án thì phía người môi giới phải thực hiện phán quyết của Tòa án, trả lại số tiền đặt cọc đã nhận được từ bạn. Tuy nhiên, hết thời gian tự nguyện thi hành án (10 ngày), phía môi giới lại không thực hiện theo phán quyết của Tòa án, không trả lại số tiền nhận từ bạn, do đó bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế thi hành án. Trường hợp nếu bên phía môi giới có đủ điều kiện để trả lại số tiền cho bạn nhưng lại cố tình không thực hiện thì phía cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Cụ thể, bạn có thể gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án tại cơ quan thi hành án cấp huyện nơi Tòa án giải quyết vụ việc của bạn. Tuy nhiên, việc yêu cầu thi hành án, cưỡng chế thi hành án chỉ có thời hạn trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Bạn chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện cưỡng chế thi hành án trong thời hạn trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Đăng ký người giám hộ cho người bị bệnh tâm thần như thế nào?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Đăng ký người giám hộ cho người bị bệnh tâm thần.

Thưa Luật sư. Gia đình em có em trai bị bệnh tâm thần phân liệt hiện tại đang được bệnh viện tâm thần chăm sóc. Do gia đình có việc cần có dự tham gia của cả gia đình nên muốn đăng ký người giám hộ thì phải là như thế nào? Xin Luật tư vấn.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015

Bộ luật tố tụng dân sự số: 92/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015

Luật hộ tịch Luật số 60/2014/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014.

  1. Luật sư tư vấn về giám hộ:

Trong trường hợp muốn đăng ký người giám hộ cho người bị tâm thần thì cần làm các bước cơ bản như sau:

2.1. Đề nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền quyết định người này mất năng lực hành vi dân sự:

Để chứng minh anh A bị bệnh tâm thần cần có giám định pháp y về việc anh A bị mất khẳ năng nhận thức (Việc này có thể giám định tại Viện pháp y tâm thần trung ương…).

Sau đó đề nghị Tòa án tuyên anh A mất năng lực hành vi dân sự, theo điều 22, Bộ Luật dân sự năm 2015:

“Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

  1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Sau khi Tòa án tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự thì thì người giám hộ đương nhiên sẽ là người được giám hộ. Người giám hộ đương nhiên trong trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

  1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
  2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
  3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.”

2.2. Đăng ký người giám hộ:

Trình tự thủ tục đăng ký giám hộ được quy định tại Luật hộ tịch năm 2014:

“Điều 20. Thủ tục đăng ký giám hộ cử

  1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Điều 21. Đăng ký giám hộ đương nhiên

  1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
  2. Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này.”

Theo quy định trên thì việc yêu cầu giám hộ đương nhiên gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai giám hộ theo mẫu

– Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, vợ chồng…)

– Quyết định của Tòa về việc quyết định người giám hộ.

– Chứng minh thư và sổ hộ khẩu của người yêu cầu giám hộ

2.3. Thẩm quyền đăng ký giám hộ:

Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng