Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật

     I. Cơ sở pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

     II.Nội dung

  1. Điều kiện để kết hôn

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể về điều kiện kết hôn bao gồm:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

  1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

     a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

     b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

     c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

     d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

     2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

     2. Các trường hợp cấm kết hôn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì các trường hợp sau bị cấm kết hôn theo nguyên tắc bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

  1. Cấm các hành vi sau đây:

     a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

     b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

     c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

     d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;…”

Cán bộ Ban QLDA Nghi Sơn mang 1.600 tỷ gửi tiết kiệm, lấy tiền lập ‘quỹ đen’

Vụ việc xảy ra tại Ban quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, khiến các bị cáo bị đưa ra xét xử tội Lập qũy trái phép.

Hôm nay (23/9), TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Trần Khắc Hiệp (SN 1957, cựu Trưởng Ban quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn) ra xét xử tội Lập quỹ trái phép.

Bị đưa ra xét xử cùng tội danh với ông Hiệp còn có các bị cáo Lê Xuân Hoàng (SN 1962, cựu Kế toán trưởng, Trưởng phòng Phòng Tài chính kế toán) và Nguyễn Mạnh Tấn (SN 1981, nhân viên Phòng Tài chính kế toán). Hai người này đều thuộc Ban quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

 

Cán bộ Ban QLDA Nghi Sơn mang 1.600 tỷ gửi tiết kiệm, lấy tiền lập ‘quỹ đen’
Các bị cáo tại tòa

 

Theo cáo trạng, Ban quản lý dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Ban QLDA Nghi Sơn) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Năm 2008- 2011, ông Tôn Anh Thi làm Trưởng ban. Từ năm 2011- 10/2017, bị cáo Hiệp tiếp quản ghế Trưởng ban QLDA.

Năm 2008, PVN giao Ban QLDA Nghi Sơn thực hiện 4 hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. PVN cũng ký các quyết định cấp vốn và kinh phí hoạt động cho Ban QLDA Nghi Sơn hơn 3.654 tỷ đồng để thực hiện dự án.

Cáo trạng xác định, từ năm 2010-2015, lợi dụng chức Trưởng Ban QLDA, sau khi nhận được tiền thanh toán cho hợp đồng san lấp mặt bằng hoàn thiện và hợp đồng nạo vét công trình biển, ông Thi và Hiệp đã bàn bạc, thống nhất với bị cáo Hoàng dùng 1.600 tỷ đồng từ nguồn tiền mà PVN cấp để gửi tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) và Oceanbank Thanh Hóa trong thời gian ngắn (1 tuần- 1 tháng).

Việc này nhằm lấy hơn 20 tỷ đồng tiền chênh lệch lãi suất. Số tiền này bị để ngoài sổ sách kế toán để sử dụng, chi tiêu, gây thiệt hại cho PVN.

Ông Hiệp bị xác định đã ký 66 hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với MB Thanh Hóa và 13 văn bản thỏa thuận gửi tiền với Oceanbank Thanh Hóa.

Tổng số tiền gửi ghi trên hợp đồng là 1.600 tỷ đồng, tiền lãi phát sinh là hơn 19 tỷ. Số tiền này để ngoài hệ thống sổ sách kế toán để dùng, gây thiệt hại cho PVN.

Trước khi khởi tố vụ án, ông Hiệp đã nộp hơn 7,4 tỷ đồng vào tài khoản PVN để khắc phục một phần hậu quả.

Đối với ông Tôn Anh Thi, cáo buộc cho rằng, có đủ căn cứ kết luận ông phạm vào tội Lập quỹ trái phép.

Tuy nhiên, kết quả điều tra xác định, sau khi xảy ra sự cố ngày 25/5/2010 tại mặt bằng dự án làm chết 2 người, để ổn định tình hình, hỗ trợ vật chất cho các gia đình nạn nhân, ông Thi đã chỉ đạo dùng hơn 813 triệu đồng từ các hợp đồng tiền gửi nêu trên để chi nhiều lần cho 2 gia đình nạn nhân.

Ngoài ra, toàn bộ số tiền lãi phát sinh từ 15 hợp đồng tiền gửi do ông Thi ký là hơn 1,1 tỷ đồng đã được ông này chủ động nộp khắc phục hậu quả vào tài khoản của PVN trước khi CQĐT khởi tố vụ án.

Quá trình điều tra, các bị cáo thừa nhận đã dùng hơn 20 tỷ đồng nói trên cho công tác đối nội, đối ngoại của Ban QLDA Nghi Sơn.

PVN có văn bản đề nghị giảm trách nhiệm hình sự cho ông Thi. Qúa trình công tác, ông này có nhiều đóng góp… CQĐT đã đề nghị áp dụng chính sách hình sự đối với ông Thi và VKSND Tối cao đã có quyết định đình chỉ, miễn trách nhiệm hình sự đối với ông này.

 

Phiên tòa hôm nay, luật sư cho rằng, cần sự có mặt của ông Thi để làm rõ hành vi của các bị cáo, cũng như các tình tiết khách quan của vụ án.

Hơn nữa, đại diện Ngân hàng MB không tham gia phiên tòa cũng gây nhiều khó khăn trong việc giải quyết vụ án. Luật sư đề nghị HĐXX hoãn tòa để triệu tập ông Thi và đại diện Ngân hàng MB.

Ngoài ra, luật sư của bị cáo Hoàng cũng vắng mặt nên HĐXX đã cho hoãn tòa. Phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 28/9 tới.

 

Nguồn : vietnamnet.vn

Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán được thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh sau đây: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán; Tư vấn đầu tư chứng khoán.

Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng. Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình.

Để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán như sau:

* Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn:

Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán quy định về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu công ty chứng khoán như sau:

– Có tối thiểu ba (03) người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép hoạt động.

–  Cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu công ty chứng khoán:

–  Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại khoản 7 Điều này, trong đó phải có ít nhất một (01) tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại Nghị định này;

–  Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này;

–  Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại Nghị định này sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán;

– Công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam không được góp vốn thành lập công ty chứng khoán khác tại Việt Nam.

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Thông tư 210/2012/TT-BTC  quy định về điều kiện đối với cá nhân tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán như sau:

–  Là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định pháp luật và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán;

– Chỉ được sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác;

–  Cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh khả năng góp vốn bằng tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi có trong tài khoản ngân hàng. Giá trị tiền tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp vào công ty chứng khoán và thời điểm xác nhận của ngân hàng tối đa không quá ba mươi (30) ngày tính đến ngày hồ sơ đề nghị thành lập công ty chứng khoán đã đầy đủ và hợp lệ.

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Thông tư 210/2012/TT-BTC  quy định về điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán:

–  Có tư cách pháp nhân; không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản và không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật;

–  Hoạt động kinh doanh phải có lãi trong hai (02) năm liền trước năm góp vốn thành lập công ty chứng khoán và không có lỗ luỹ kế đến thời điểm góp vốn thành lập công ty chứng khoán;

– Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán tham gia góp vốn: Không đang trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình trạng cảnh báo khác; Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tham gia góp vốn, đầu tư theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

–  Trường hợp là các tổ chức kinh tế khác tham gia góp vốn:

+ Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham gia góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán;

+ Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

+  Vốn lưu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.

+ Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp lệ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành, không được sử dụng vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn.

* Điều kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Căn cứ Điều 1, Điều 2 Quyết định số 132/QĐ-UBCK của Ủy ban chứng khoán nhà nước về việc hướng dẫn trụ sở làm việc, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán thì trụ sở và cơ sở vật chất của Công ty chứng khoán Quý khách hàng cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch (sau đây gọi là trụ sở làm việc) của công ty chứng khoán phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, tại một địa chỉ xác định có số phòng (nếu có), số tầng, tên tòa nhà (đối với các tòa nhà văn phòng cho thuê), số nhà, tên phố (đường) hoặc tên xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).

– Quyền sử dụng trụ sở làm việc của công ty chứng khoán tối thiểu là một năm kể từ ngày công ty chứng khoán nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc hồ sơ thay đổi địa điểm trụ sở làm việc.

– Diện tích sàn giao dịch chứng khoán tại trụ sở chính của công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán tối thiểu là 100 m2.

– Diện tích, bố trí mặt bằng trụ sở làm việc:

+ Bố trí phòng ban, mặt bằng giao dịch (theo các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép hoặc chấp thuận): Sàn giao dịch; Phòng Môi giới chứng khoán; Phòng Tự doanh chứng khoán; Phòng Bảo lãnh phát hành chứng khoán; Phòng Tư vấn đầu tư chứng khoán; Phòng Lưu ký chứng khoán.

– Cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán:

+ Cơ sở vật chất chung: Hệ thống trang thiết bị văn phòng; Hệ thống dự phòng; Hệ thống lưu trữ thông tin, dữ liệu; Hệ thống an ninh, bảo mật.

+ Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Môi giới chứng khoán: Hệ thống quầy giao dịch; Ghế dành cho nhà đầu tư; Hệ thống công bố thông tin: Máy chiếu, màn chiếu; Tivi; Bảng dán công bố thông tin, Bàn ghế, máy tính nối mạng dành cho nhà đầu tư truy cập thông tin; Tủ, kệ đựng tài liệu công bố thông tin; Hệ thống máy chủ: Máy chủ; Thiết bị tường lửa (Firewall), chuyển mạch (Switch), định tuyến (Router); Hệ thống lưu trữ: Kho, két; Các thiết bị, công cụ dụng cụ lưu trữ dữ liệu; Tủ hồ sơ; Hệ thống nhận lệnh, nhập lệnh: Điện thoại; Thiết bị ghi âm, ghi hình; Hệ thống internet; Máy trạm nhập lệnh; Hệ thống truyền lệnh: Đường truyền kết nối với các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán; Đường truyền kết nối giữa trụ sở chính, chi nhánh và phòng giao dịch; Hệ thống phần mềm: Phần mềm quản lý tài khoản; Phần mềm giao dịch; Phần mềm quản lý giao dịch ký quỹ trong trường hợp được phép thực hiện giao dịch ký quỹ; Phần mềm phục vụ hoạt động lưu ký.

+ Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động Tự doanh chứng khoán: Hệ thống máy chủ; Hệ thống truyền lệnh; Hệ thống phần mềm; Hệ thống lưu trữ.

* Điều kiện về vốn:

Căn cứ Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và khoản 1 Điều 13 Nghị định 151/2018/NĐ-CP quy định vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam là:

– Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;

– Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng Việt Nam;

– Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;

Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.

Vốn góp để thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải bằng đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép.

* Điều kiện về nhân sự:

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định số 86/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 14 Nghị định số 151/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện nhân sự trong công ty chứng khoán như sau:

Có danh sách dự kiến về nhân sự công ty, trong đó có tối thiểu 03 người hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động. Có Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty chứng khoán và phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

– Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật;

– Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong doanh nghiệp khác và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 02 năm;

– Không bị xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

– Có Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ.

Đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Bùi Thanh Hà

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

 

Quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả

Trong đời sống thường ngày chúng ta thường bắt gặp những cụm từ như: vi phạm bản quyền, ăn cắp ý tưởng,…. Có thể thấy quyền tác giả bị xâm phạm rất nhiều. Vậy quyền tác giả được bảo hộ những gì?

Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

  1. Quyền nhân thân

Căn cứ Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

– Đặt tên cho tác phẩm. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

  1. Quyền tài sản

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

– Làm tác phẩm phái sinh;

– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Đây là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

– Sao chép tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.

– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Bùi Thanh Hà

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Giá trị của hợp đồng khi được công chứng

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về giá trị của hợp đồng khi được công chứng.

Câu hỏi:

Chào luật sư, em có một câu hỏi mong luật sư trả lời giúp. Vừa qua nhà em có lập một hợp đồng mua bán với khách hàng. Vị khách hàng này yêu cầu hai bên sau khi soạn xong bản dự thảo hợp đồng thì mang đi công chứng và sẽ tiến hành ký kết trước mặt công chứng viên. Vậy luật sư cho em hỏi sau khi được công chứng thì hợp đồng giữa gia đình em và vị khách hàng đó có khác gì so với khi hai bên ký kết mà không công chứng hay không? Em xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật Công chứng số 53/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2014.

  1. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 4 điều 2 Luật công chứng năm 2014 thì:

“Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này.”

Từ khái niệm mà Luật công chứng đưa ra có thể nhận thấy văn bản công chứng có hai đặc điểm sau đây:

– Là hợp đồng, giao dịch, bản dịch;

– Phải được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật;

Hợp đồng mà gia đình bạn và vị khách hàng đó đã ký kết khi được công chứng viên chứng nhận theo quy định của luật thì sẽ được xác định là văn bản công chứng. Cũng theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014 thì Giá trị pháp lý của văn bản công chứng cụ thể như sau:

– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Như vậy, khi tiến hành thủ tục công chứng thì hợp đồng giữa gia đình bạn và vị khách hàng đó sẽ  có các giá trị pháp lý gồm:

Giá trị thi hành

Văn bản công chứng có hiệu lực ngay lập tức sau khi được ký và đóng dấu mà không cần qua sự kiểm định của bất cứ cơ quan nhà nước nào khác. Bởi thực chất khi thực hiện công chứng, bản thân văn bản công chứng đã được kiếm tra, thẩm định dưới một quy trình nghiêm ngặt của tổ chức hành nghề công chứng – tổ chức được nhà nước trao quyền trong hoạt động công chứng. Hợp đồng của gia đình bạn và khách hàng sẽ có hiệu lực ngay lập tức sau khi được ký và đóng dấu. Công chứng viên đã thực hiện kiểm tra, thẩm định dưới một quá trình nghiêm ngặt và không cần phải qua thêm sự kiểm định của bất cứ cơ quan nhà nước nào khác mới có hiệu lực.

Giá trị chứng cứ

Pháp luật Việt Nam thừa nhận chức năng của công chứng viên về xác nhận tính xác thực của các văn bản đã công chứng. Về bản chất khi hợp đồng, giao dịch được công chứng nó sẽ có giá trị chứng cứ không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Có nghĩa là khi bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, văn bản công chứng sẽ không có giá trị thực hiện, không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.Tuy nhiên một người muốn yêu cầu Tòa án tuyên bố một văn bản công chứng là vô hiệu thì phải chứng minh được văn bản công chứng đó được lập một cách trái pháp luật. Nếu không chứng minh được  thì văn bản công chứng sẽ được công nhận là chứng cứ hiển nhiên trước Tòa án. Như vậy, vai trò phòng ngừa của Công chứng viên thể hiện ở chỗ: ngay khi lập hợp đồng, các bên giao kết hợp đồng đã củng cố chứng cứ về việc ký kết hợp đồng đó để đề phòng các tranh chấp về sau.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Năm 2020, Chính phủ tập trung cho thể chế và giải phóng nguồn lực

(PLVN) – Một trong những nội dung trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng trong năm 2020 sẽ là tập trung tháo gỡ từng vướng mắc cụ thể về thể chế để khai thông, giải phóng tối đa mọi nguồn lực, tạo đột phá trong các ngành, lĩnh vực.
Năm 2020, Chính phủ tập trung cho thể chế và giải phóng nguồn lực

Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2019

Đây là những nội dung liên tục được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến trong các sự kiện gần đây, với yêu cầu “năm tới phải đổi mới mạnh mẽ hơn”.

Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016-2020 chuẩn bị và tạo đà cho kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Chiến lược 10 năm 2021-2030, kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng, 75 năm thành lập Nước, đồng thời là năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào năm 2021.

Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 và cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị quyết 01 năm 2020, Thủ tướng nhấn mạnh công tác xây dựng thể chế, pháp luật còn là một khâu vướng mắc và đã đến lúc cần chỉ ra cụ thể nằm ở luật nào, nghị định, thông tư nào, điều khoản nào, không nói chung chung.

Cho biết sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm tổ trưởng với sự tham gia của các bộ cho nhiệm vụ rà soát và xử lý các vướng mắc trên, Thủ tướng nhắc lại tinh thần thể chế, chính sách phải tạo thuận lợi cho sự phát triển, phân cấp mạnh mẽ, giao quyền chủ động cho ngành, địa phương tốt hơn nữa, nhất là cho địa phương, hạn chế xin cho, đặc biệt là giải phóng được nguồn lực, giải phóng sức sản xuất. Nếu kìm hãm nguồn lực do ý chí chủ quan của mình thì đất nước không thể phát triển được.

Trước đó, Thủ tướng cũng đã có bài viết quan trọng về tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm khai thông, giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tạo động lực mới đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Tiếp xúc cử tri Hải Phòng, Thủ tướng nêu rõ nhân dân sẽ không chấp nhận nếu chúng ta không tiến bước, cuộc sống phải phát triển hơn, đất nước phải giàu hơn, nhất là năm 2020 là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Có thể nói, với việc thành lập Tổ công tác đặc biệt và yêu cầu rà soát, tháo gỡ từng vướng mắc nằm tại từng điều khoản của các văn bản, Thủ tướng đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ chưa từng thấy đối với công tác hoàn thiện thể chế.

“Khát vọng vươn lên phải ở các cấp, các ngành, lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và từng người dân. Khát vọng đó không nằm trong phòng họp mà chính là hành động trong cuộc sống”, Thủ tướng nói. Phải đổi mới tư duy, xóa bỏ thói quen cũ, lạc hậu, ỷ lại, trông chờ để tiếp tục đổi mới sáng tạo, cải thiện tốt hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh.

Dự kiến 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ

Báo cáo Chính phủ về dự thảo Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh yêu cầu đổi mới thể chế và khơi thông các nguồn lực.

Dự kiến 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong năm 2020 là:

(1) Công tác thể chế: đẩy mạnh đổi mới, cải cách trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường các chính sách khơi thông nguồn lực; tập trung chỉ đạo thực thi pháp luật nghiêm minh.

(2) Điều hành chính sách vĩ mô linh hoạt, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; cải thiện thực chất hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh; phát huy mạnh mẽ vai trò các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; chỉ đạo quyết liệt tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia.

(3) Bảo đảm sự gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.

(4) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; cải cách hành chính, cải cách tư pháp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

(5) Củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Thực hiện tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN; thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

(6) Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội; phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan, tổ chức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp; tổ chức thành công Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc; chuẩn bị tốt mọi mặt cho đại hội Đảng các cấp và hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử Hội đồng dân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Quốc hội khóa XV.

10 nhóm giải pháp lớn

Trên cơ sở 6 trọng tâm chỉ đạo, điều hành, dự kiến xây dựng 42 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được sắp xếp trong 10 nhóm. Trong đó, nhóm giải pháp đầu tiên là về thể chế gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp.

Về điều hành vĩ mô gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp; về đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp.

Về huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị gồm 5 nhiệm vụ, giải pháp; về tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đổi mới căn bản và toàn diện giảo dục – đào tạo, đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại, gồm 2 nhiệm vụ, giải pháp.

Về phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế gồm 9 nhiệm vụ, giải pháp; về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; tăng cường quản lỷ tài nguyên và bảo vệ môi trường gồm 3 nhiệm vụ, giải pháp.

Về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết liệt đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gồm 3 nhiệm vụ, giải pháp.

Về củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế gồm 3 nhiệm vụ, giải pháp.

Về đẩy mạnh công tác thông tin, báo chí, truyền thông, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp gồm 2 nhiệm vụ, giải pháp.

Đồng thời, dự thảo Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2020 dự kiến có 4 Phụ lục. Phụ lục số 1 về phân giao 12 chỉ tiêu chủ yếu đã được Quốc hội thông qua cho các cơ quan để theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện và đề ra mục tiêu phấn đấu của Chính phủ.

Phụ lục số 2 về dự kiến kịch bản tăng trưởng năm 2020 làm kịch bản cơ sở và sẽ được theo dõi cập nhật tình hình định kỳ. Phụ lục số 3 về một số chỉ tiêu ngành, lĩnh vực để phấn đấu thực hiện. Phụ lục số 4 về nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan thực hiện trong năm.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện, rà lại nhiều lần để có một Nghị quyết chất lượng, đưa ra thảo luận tại Hội nghị toàn quốc giữa Chính phủ với các địa phương vào cuối tháng này.

Nguồn : baophapluat.vn

Quảng Ngãi: Bãi biển cạnh KCN Dung Quất bị “nhuộm” màu nâu đen

(PLVN) – Những ngày vừa qua, hàng km bờ biển ở bãi tắm Khe Hai (thôn Trung An, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), xuất hiện hiện tượng nước chuyển sang màu nâu đen kèm nhiều bọt.
Quảng Ngãi: Bãi biển cạnh KCN Dung Quất bị “nhuộm” màu nâu đen

Vệt bãi biển cạnh KCC Dung Quất với nước màu nâu đen kèm nhiều bọt

Vị trí này gần Khu kinh tế Dung Quất khiến nhiều người lo lắng cho rằng có khả năng do ô nhiễm trong hoạt động xả thải của các doanh nghiệp.

Anh Nguyễn Trai, 1 hộ dân thôn Trung An cùng nhiều người cho biết, những năm trước, vào mùa biển động, nước cũng có đổi màu nhưng hiện tượng nâu đen kéo dài nhiều ngày qua, nay mới thấy.

“Nguyên một vệt dài bãi biển, nước toàn màu nâu đen xô vào, nhìn rất sợ”, anh Trai rùng mình.

 Nước đọng lại cùng với bọt nhớt

Theo ông Nguyễn Duy Khắc, Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, sau khi nghe phản ánh của người dân, xã đã cử người xuống xem xét tình hình và lấy thử mẫu nước biển vào chai mang về. Dùng tay kiểm tra, ông thấy nhớt.

 Từng đợt sóng nước thẫm màu xô vào bờ

“Mùa biển động các năm, khu vực đổi màu thông thường chỉ khoảng vài trăm mét, nhưng năm nay kéo dài đến 2km. Sóng xô vào bờ và để lại màu trên cát cũng có màu sậm chứ không vàng nhạt và nhanh tan như trước kia”, ông Khắc miêu tả. Ngoài ra, ông Khắc cùng khẳng định, nước biển như những ngày qua là bất thường, tuy nhiên nguyên nhân hiện vẫn chưa rõ.

“Theo phỏng đoán, có nhiều khả năng, hoặc do dầu từ chiếc tàu mắc cạn trong cơn bão số 5 ở gần đó, cũng có thể do hoạt động xả thải từ các doanh nghiệp trong khu kinh tế Dung Quất”,vị Chủ tịch UBND xã đặt nghi vấn.

 Bãi tắm càng vắng vẻ, đìu hiu

Theo ông Trương Duy Khắc, Cục bảo vệ môi trường miền Trung và Tây Nguyên cũng đã về kiểm tra và lấy mẫu nước biển ở khu vực này để làm rõ nguyên nhân.

Nguồn : baophapluat.vn

Tạm giữ nam tài xế xe bán tải gây tai nạn khiến 2 mẹ con thương vong rồi bỏ chạy

(NLĐO)- Điều khiển xe ôtô bán tải gây tai nạn khiến 2 mẹ con thương vong rồi bỏ trốn, Vũ Quang Huy (Hà Nội) đã bị công an tạm giữ hình sự.

Ngày 5-12, một lãnh đạo Công an quận Ba Đình (TP Hà Nội) cho biết đơn vị đã ra Quyết định tạm giữ hình sự với Vũ Quang Huy (27 tuổi, trú tại Cầu Giấy, TP Hà Nội), là người điều khiển ôtô gây tai nạn sáng 30-11 khiến 2 mẹ con thương vong trên địa bàn, để làm rõ hành vi “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Tạm giữ nam tài xế xe bán tải gây tai nạn khiến 2 mẹ con thương vong rồi bỏ chạy - Ảnh 1.

Khu vực nơi xảy ra vụ tai nạn – Ảnh: Otofun

Bước đầu tại cơ quan công an, tài xế Vũ Quang Huy khai vào khoảng 9 giờ 15 phút ngày 30-11, nam tài xế này điều khiển ôtô bán tải di chuyển trên đường vành đai 2 hướng Cầu Giấy đi Bưởi. Khi đang điều khiển xe trên đường, bất ngờ phần đuôi xe ôtô va chạm với phần đầu xe máy. “Huy khai rằng, do bản thân điều khiển xe với tốc độ nhanh nên khi xảy ra va chạm tưởng là nhẹ đã không để ý nên đã tiếp tục điều khiển xe ôtô chạy tiếp ” – vị lãnh đạo Công an quận Ba Đình nói.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, vào khoảng 9 giờ 15 phút ngày 30-11, chị B.T.H. (SN 1986, trú tại Hà Nội) điều khiển xe máy Honda Lead mang BKS 29Y8-1394 chở cháu Q.V.T. (SN 2014, là con chị H.) đi trên đường vành đai 2, hướng Cầu Giấy về Bưởi, đã bất ngờ va chạm với 1 xe ôtô bán tải màu xanh. Cú va chạm mạnh khiến 2 mẹ con chị H. bị thương nặng phải vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng nên cháu T. ngồi sau xe đã tử vong trên đường đi cấp cứu.

Đáng chú ý, sau khi xảy ra vụ tai nạn, lái xe bán tải đã không dừng xe xuống xử lý vụ việc mà đã điều khiển xe bỏ trốn khỏi hiện trường. Sau đó, Công an đã phải thông báo để truy tìm chiếc xe gây ra vụ tai nạn.

Theo : nld.com.vn

Có được kết hôn ngay sau khi vừa mới xong thủ tục ly hôn không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về vấn đề: Có được kết hôn ngay sau khi vừa mới xong thủ tục ly hôn không?

Câu hỏi khách hàng:

Chào Luật sư! Trước đây tôi và vợ có sinh sống tại một căn hộ chung cư giá rẻ. Tôi và vợ đã ly hôn được 2 tháng. Nay tôi muốn tái hôn nhưng cán bộ làm công tác đăng ký kết hôn ở ủy ban xã nói chưa đủ điều kiện đăng ký kết hôn vì mới ly hôn. Vậy cán bộ xã nói vậy có đúng không? Pháp luật có quy định về thời hạn kết hôn sau khi ly hôn như thế nào? Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2014.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Trường hợp của bạn là ly hôn được 2 tháng. Nay bạn muốn tái hôn nhưng cán bộ làm công tác đăng ký kết hôn ở ủy ban xã nói chưa đủ điều kiện đăng ký kết hôn vì mới ly hôn. Từ đó cán bộ xã  không đăng ký kết hôn cho bạn điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Theo pháp luật hôn nhân ở Việt Nam thì hai bên Nam Nữ muốn kết hôn với nhau phải đủ độ tuổi kết hôn, kết hôn tự nguyện…và không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn.Căn cứ theo điều 8, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

  1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
  2. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  3. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  4. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  5. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
  6. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Và theo khoản 2, điều 5, Luật hôn nhân và gia đình 2014 các hành vi bị cấm kết hôn ở Việt Nam:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

  1. a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  2. b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  3. c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  4. d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

  1. e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
  2. g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
  3. h) Bạo lực gia đình;
  4. i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

Như vậy theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 không có quy định về thời gian sau khi ly hôn bao lâu sẽ được kết hôn trở lại nên sẽ được hiểu rằng nếu hai bên Nam Nữ muốn kết hôn thì phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn thì sẽ được kết hôn trở lại.

Như vậy, nếu bạn và bạn gái đó đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp cấm thì bạn hoàn toàn có thể đăng ký kết hôn được. Vậy việc cán bộ xã không đăng ký kết hôn cho bạn vì lý do bạn mới ly hôn thì không đúng với quy định của pháp Luật và bạn có quyền khiếu nại hành vi này của cán bộ xã, cùng với đó đề nghị họ đăng ký kết hôn cho bạn đúng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Việc khiếu nại này bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND xã/ phường nơi mà bạn đang muốn đăng ký kết hôn. Đề nghị UBND đăng ký kết hôn cho bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả

Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật quy định rất cụ thể đảm bảo quyền của các chủ thể. Theo khoản 1 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ quy định việc chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật liên quan đối với các quyền sau:

– Công bố tác phấm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (khoản 3, Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ)

– Các quyền liên quan đến quyền tài sản (Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ).

  1. Quyền nhân thân không được phép chuyển nhượng:

– Quyền đặt tên cho tác phẩm;

– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Riêng quyền nhân thân công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì vẫn được chuyển nhượng.

  1. Đặc điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả

Ngoài các đặc điểm chung của Hợp đồng theo Bộ luật dân sự thì Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả có những đặc điểm sau:

+ Là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu. Sau khi chuyển nhượng, bên chuyển nhượng sẽ không còn quyền sử dụng, định đoạt các quyền năng đó.

+ Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu.

+ Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

3. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả

Khi tiến hành ký kết một hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả thì nội dung của hợp đồng phải đảm bảo các điều khoản quy định tại Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:

“1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

  1. a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  2. b) Căn cứ chuyển nhượng;
  3. c) Giá, phương thức thanh toán;
  4. d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

  1. Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự.”

Như vậy, Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả cần đẩy đủ các nội dung theo Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ Hợp đồng này áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Có được đặt tên cho tác phẩm dịch không?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sách, báo, truyện,… do các tác giả người nước ngoài sáng tác và được dịch ra tiếng Việt. Vậy có được đặt lại tên cho tác phẩm dịch không?

Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về quyền nhân thân của tác giả như sau:

1. Đặt tên cho tác phẩm.

  1. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
  2. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố 
  3. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Theo quy định trên, đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân của tác giả. Quyền nhân thân được hiểu là quyền gắn liền với bản thân tác giả mà không thể chuyển giao cho người khác. Do vậy, quyền đặt tên cho tác phẩm là quyền của tác giả và được bảo hộ vô thời hạn. Tác giả có quyền không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

Mặt khác, căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì quyền nhân thân được quy định như sau: “Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác”.

Việc đặt tên tác phẩm bằng tiếng Việt không thuộc quyền nhân thân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, việc dịch lại tác phẩm, đặt tên bằng tiếng Việt vẫn phải xin phép tác giả, vì tác phẩm dịch thuộc tác phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật. Khoản 8 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tác phẩm phái sinh như sau: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn”.

Một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả là làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Như vậy, tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm của mình, tuy nhiên quyền này không được áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Điều này nhằm mục đích bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Các trường hợp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng. Trong một số trường hợp, Cục sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ, cụ thể khoản 1,2 Điều 117 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định như sau:

“1. Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;
  2. b) Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này;
  3. c) Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.
  4. Đơn đăng ký thiết kế bố trí bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu về hình thức theo quy định tại Điều 109 của Luật này.”

Như vậy, đối tượng sở hữu công nghiệp bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ do các nguyên nhân sau đây:

– Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ: Nhãn hiệu đã trùng hoặc gây tượng tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký; sáng chế không có tính mới hoặc không có khả năng áp dụng công nghiệp; chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm,… sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do thiếu sót trong quá trình tra cứu, thẩm định, đánh giá đối tượng sở hữu công nghiệp.

– Người nộp đơn không phản hồi, phản hồi muộn hoặc trả lời chwua thảo đáng công văn dự định từ chối đơn đăng ký của Cục sở hữu trí tuệ.

– Có bên thứ ba phản đối đơn đăng ký: Thông thường, Cục sở hữu trí tuệ sẽ đồng tình với ý kiến phản đối của bên thứ ba nếu bên thứ ba chứng minh được người nộp đơn không có quyền nộp đơn.

– Người nộp đơn không nộp đầy đủ các khoản phí theo quy định: Có 03 trường hợp xảy ra:

+ Do chủ sở hữu không có nhu cầu bảo hộ nữa;

+ Không biết việc nộp phí đăng ký mới được cấp bằng;

+ Do quá bận rộn mà quên đi nộp phí.

– Đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, cụ thể:

“1. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một sáng chế hoặc đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau hoặc đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.”

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp các thủ tục bị từ chối cấp văn bằng bảo hội thì Cục sở hữu trí tuệ thực hiện các công việc sau đây:

– Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối;

– Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu người nộp đơn không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng dự định từ chối;

– Cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nếu người nộp đơn có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng