Xúc phạm, làm nhục người khác trên mạng xã hội xử lý thế nào?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Trách nhiệm pháp lý khi có hành vi xúc phạm, làm nhục người khác trên mạng xã hội.

Câu hỏi khách hàng:

Chào luật sư. Sau đây tôi muốn nhờ luật sư tư vấn và giải đáp giúp tôi. Hiện nay có 1 người dùng mạng xã hội để đe doạ và cố ý muốn xúc phạm, bêu rếu danh dự nhân phẩm của tôi. Anh ta nhắn tin cho tôi, với nội dung đe doạ. Nói rằng tôi vu khống, xúc phạm anh ta. Ngoài ra anh ta còn add hết nick facebook của gia đình và bạn bè tôi rồi nói những lời nói không hay, khiến gia đình tôi phải suy nghĩ. Trong khi đó, việc xúc phạm em gái anh ta tôi không hề hay biết. Qua tìm hiểu, tôi được biết anh ta cố tình muốn hạ nhục tôi trước gia đình và xã hội. Xin hỏi đối với trường hợp này thì tôi có thể kiện cáo anh ta được không ạ? Và thủ tục pháp lý là gì? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

– Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội làm nhục người khác như sau:

“1- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

(a) Phạm tội 02 lần trở lên;

(b) Đối với 02 người trở lên;

(c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

(d) Đối với người đang thi hành công vụ;

(đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

(e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

(g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

(a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;

(b) Làm nạn nhân tự sát.

4- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội làm nhục người khác

(i) Mặt khách quan:

Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức sau đây:

Thể hiện bằng lời nói: Như sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.

Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.

Tất cả những hành vi, thủ đoạn trên chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tọi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.

Lưu ý: Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.

(ii) Khách thể:

Hành vi của tội phạm làm nhục người khác nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

(iii) Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.

(iv) Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc trường hợp quy định tại Điểu 12 Bộ luật Hình sự về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.

Hình phạt đối với người phạm tội làm nhục người khác

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 03 khung, cụ thể như sau:

(i) Khung 1 (khoản 1): Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt này được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

(ii) Khung 2 (khoản 2): Có mức phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Khung hình phạt này được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây: Phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ; đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

(iii) Khung 3 (khoản 3): Có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Khung hình phạt này được áp dụng trong các trường hợp phạm tội sau: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; làm nạn nhân tự sát.

Ngoài việc phải chịu một trong số hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn phải chịu hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy, căn cứ theo quy định này, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của người này đến cơ quan công an để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trường hợp hành vi của người này chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm g khoản 3 điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP:

”…3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Có được mang theo vũ khí để tự vệ không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Có được mang theo côn để tự vệ không?

Câu hỏi khách hàng:

Thưa luật sư có thể cho tôi hỏi một câu được không? Theo quy định mới côn không còn nằm trong danh mục vũ khí thô sơ vậy khi ra đường mang theo côn khi bị công an kiểm tra có bị phạt về tội tàng trữ vũ khí không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017;

– Nghị định 167/2013 NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo quy định pháp luật hiện hành thì “côn” đã được liệt kê vào nhóm vũ khí thô sơ tại Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

Theo quy định tại Điều 28 Luật này thì chỉ những đối tượng sau được trang bị vũ khí thô sơ:

“Điều 28. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ

  1. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:
  2. a) Quân đội nhân dân;
  3. b) Dân quân tự vệ;
  4. c) Cảnh sát biển;
  5. d) Công an nhân dân;

đ) Cơ yếu;

  1. e) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
  2. g) An ninh hàng không;
  3. h) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
  4. i) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
  5. k) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.

…”

Bên cạnh đó, một trong các hành vi bị cấm theo Điều 5 Luật này là hành vi “Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo”.

Như vậy theo quy định hiện hành thì cá nhân không thuộc các đối tượng trên thì không được tự ý trang bị vũ khí thô sơ, trong trường hợp này là côn, để tự vệ cho bản thân. Trường hợp duy nhất cá nhân được sở hữu vũ khí thô sơ đó là trong trường hợp sử dụng để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Trong trường hợp này, cá nhân sở hữu phải thực hiện thủ tục khai báo với Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, cụ thể như sau:

“Điều 30. Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ

  1. Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:

  1. b) Tập thể, cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ dùng làm hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo phải khai báo với Công an xã, phường, thị trấn nơi đặt trụ sở hoặc cư trú. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị; bản kê khai vũ khí thô sơ, bản sao giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ (nếu có); giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an xã, phường, thị trấn phải thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ cho tập thể, cá nhân sở hữu.

…”

Người có hành vi không khai đầy đủ, khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền” và mức xử phạt là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013 NĐ-CP.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Khách đến mua hàng bị mất xe, ai là người chịu trách nhiệm?

Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về:

Khách đến mua hàng bị mất xe, ai là người chịu trách nhiệm?

Câu hỏi khách hàng:

Nhà tôi bán hàng quần áo, có thuê 1 bảo vệ trông coi. Hôm qua tại cửa hàng xảy ra một vụ mất xe máy của khách, hiện khách vẫn giữ vé xe, đăng ký xe và chìa khóa xe đó. Khách hàng đã trình báo cơ quan công an. Mong Luật sư cho tôi biết trường hợp này tôi có phải bồi thường không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Trường hợp của bạn, bạn với bên khách hàng đã xác lập một hợp đồng gửi giữ xe máy. Theo quy định tại điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng gửi giữ tài sản được định nghĩa như sau:

“Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”

Hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự nên hợp đồng cũng có thể được xác lập dưới hình thức của giao dịch dân sự theo Khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó, giữa bạn và khách hàng đã xác lập một hợp đồng gửi giữ tài sản bằng hành vi. Quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng gửi giữ được BLDS quy định cụ thể như sau:

“Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản

  1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
  2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”

“Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

  1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
  2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
  3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
  4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.”

Như vậy, khi bạn và khách hàng đã giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản thì bạn có trách nhiệm bảo quản tài sản của khách, nếu có sự mất mát tài sản thì khách hàng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và bạn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp bất khả kháng.

Theo như bạn trình bày, bạn có thuê một người bảo vệ để trông xe, nhưng bạn chưa cung cấp thông tin rõ ràng, bạn thuê người này làm việc có ký hợp đồng hay không và nếu có hợp đồng thì trong hợp đồng có điều khoản về bồi thường tài sản khi xảy ra mất mát hay không. Nếu bạn không có hợp đồng với bảo vệ hoặc có hợp đồng nhưng không có điều khoản thỏa thuận về việc bồi thường khi tài sản được trông coi trong phạm vi của bảo vệ bị mất mát thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn thuộc về chủ cửa hàng là bạn. Giá trị bồi thường được xác định theo kết quả giám định đối với chiếc xe đã bị mất đó.

Tuy nhiên, khi bạn đã bồi thường cho khách hàng chiếc xe này thì sẽ phát sinh trách nhiệm hoàn trả của người bảo vệ đối với chủ của hàng là bạn. Người bảo vệ trong trường hợp này là người làm công trong cửa hàng của bạn, do lỗi của bảo vệ dẫn đến mất xe thì trách nhiện bồi thường được xác định theo Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ theo quy định trên, người bảo vệ là người làm công cho bạn đã có lỗi dẫn đến mất mát tài sản của khách hàng nên bạn có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại và có quyền yêu cầu người bảo vệ này phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Hành vi ghi, tham gia chơi lô đề bị xử phạt như thế nào

Chơi lô đề được xem là một hình thức đánh bạc theo quy định về tội đánh bạc của bộ luật hình sự mới nhất ở nước ta.  Sau đây, Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Hành vi ghi, tham gia chơi lô đề bị xử phạt như thế nào ?

Câu hỏi khách hàng:

Xin Luật sư cho biết Hành vi ghi, tham gia chơi lô đề sẽ bị xử phạt như thế nào. Xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

“Điều 248. Tội đánh bạc

  1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
  3. a) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;
  5. c) Tái phạm nguy hiểm.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”

Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình​ quy định:

“Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
  3. a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
  4. b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
  5. c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
  6. d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
  7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  8. a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
  9. b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.
  10. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
  11. a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
  12. b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
  13. c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
  14. d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
  15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
  16. a) Làm chủ lô, đề;
  17. b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
  18. c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
  19. d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
  20. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

  1. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Thủ tục xin cấp GCNQSDĐ được tặng cho

Câu hỏi khách hàng:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Gia đình tôi có 16000 mét vuông diện tích đất nông nghiệp, nhà có bốn anh em hồi xưa khi tôi còn nhỏ bố đã chia đều số đất đấy cho anh cả và anh hai đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giờ chúng tôi muốn chia lại số đất đấy đều cho cả bốn người, vậy cho tôi phải làm như thế nào để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tôi phải mất những chi phí gì?

Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;

– Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012;

– Nghị định 45/2011/NĐ-CP Quy định về lệ phí trước bạ

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Mảnh đất đó đã được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho hai anh của bạn, bây giờ bạn muốn làm thủ tục để chia lại mảnh đất đó đều cho bốn người. Như vậy, bạn chỉ có thể thực hiện theo thủ tục là tặng cho quyền sử dụng đất với điều kiện là 2 anh của bạn đồng ý việc tặng cho này.

Về thủ tục tặng cho như sau:

Theo quy định tại điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này…

  1. d) VIệc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”.

 

Như vậy, để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất từ anh bạn sang bạn trước tiên bạn và anh bạn phải đến một tổ chức công chứng trên địa bản tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc UBND cấp xã để công chứng/chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực thì bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên bạn tại văn phòng đăng ký đất đai, hồ sơ bao gồm:

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

Về nghĩa vụ thuế, phí phải nộp:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012 thì:

“Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau” là thu nhập được miễn thuế. Do vậy, khi tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ bạn sang cho bạn thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Ngoài ra, quy định tại khoản 10 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP Quy định về lệ phí trước bạ Quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:

“Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu”.

Nếu bạn thuộc trường hợp anh,em ruột tặng cho, do đó bạn có quyền sử dụng đất lần đầu thì sẽ được miễn lệ phí trước bạ.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Điều kiện kinh doanh dịch vụ tổ chức thi người đẹp, người mẫu, hoa hậu

Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Điều kiện kinh doanh dịch vụ tổ chức thi người đẹp, người mẫu, hoa hậu

Câu hỏi khách hàng:

Doanh nghiệp chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực giải trí và du lịch. Chúng tôi muốn tổ chức cuộc thi người đẹp danh cho toàn bộ khối nhân viên và khách hàng của chung tôi. Rất mong luật sư tư vấn cho chúng tôi các thủ tục. Cảm ơn luật sư

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

Nghị định 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Do bạn không nêu rõ quy mô tổ chức cuộc thi của bạn ở trong nước hay nước ngoài, bài viết này chúng tôi chỉ nêu đối với hoạt động tổ chức các cuộc thi trong nước, quy mô nhỏ

Đối tượng tổ chức thi người đẹp và người mẫu bao gồm Tổ chức Việt Nam có đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật hoặc quyết định thành lập có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tổ chức nước ngoài phối hợp với tổ chức Việt Nam có đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật hoặc quyết định thành lập có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức cuộc thi tại Việt Nam.

Việc tổ chức thi người đẹp và người mẫu phải đảm bảo có tên gọi phù hợp căn cứ vào mục đích, ý nghĩa và tiêu chí cuộc thi, và mỗi năm được tổ chức số lượng cuộc thi theo quy địn của pháp luật. Đối với mô hình công ty của bạn tổ chức, công ty thì theo Điều 18 Nghị đinh 79/2012/NĐ-CP Đối với cuộc thi người đẹp vùng, ngành, đoàn thể trung ương, mỗi năm tổ chức không quá 03 lần;

Điều kiện đối với thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu trong nước

– Thí sinh có vẻ đẹp tự nhiên là thí sinh chưa thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.

– Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

– Không có tiền án; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Đáp ứng các tiêu chí của cuộc thi do Ban tổ chức quy định.

Thẩm quyền cấp phép thi người đẹp, người mẫu của công ty:

+ Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu đối với Cuộc thi người mẫu có quy mô toàn quốc; Cuộc thi người đẹp có quy mô vùng, ngành, đoàn thể trung ương.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp và người mẫu đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương.

– 01 đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức cuộc thi

– Đề án tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu. Đề án bao gồm các nội dung su:

+ Tên cuộc thi thể hiện bằng tiếng Việt (Trường hợp tên cuộc thi có sử dụng tiếng nước ngoài thì viết tên bằng tiếng Việt trước, tên nước ngoài sau).
+Mục đích, ý nghĩa của cuộc thi.
+ Thể lệ cuộc thi quy định rõ điều kiện, tiêu chí của thí sinh dự thi.

+ Nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức cuộc thi.
+ Danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng và thời gian trao giải.
+ Trách nhiệm và quyền lợi của người tổ chức, thí sinh dự thi và thí sinh đạt giải.
+ Dự kiến thành phần Ban Chỉ đạo.
+ Dự kiến danh sách Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và Quy chế hoạt động.
+ Dự kiến kinh phí tổ chức cuộc thi.
+ Đơn đăng ký dự thi của thí sinh (Mẫu 03).
+ Ban Giám khảo (phải tuân theo quy định: Mỗi cuộc thi người đẹp, người mẫu chỉ thành lập 01 (một) Ban Giám khảo, Giám khảo gồm các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực: nhân trắc học, mỹ học, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, nhiếp ảnh, xã hội học. Tùy theo tính chất của từng cuộc thi, Ban Tổ chức có thể mời thêm các nhà chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác, Cơ quan cấp phép, đơn vị tổ chức, nhà tài trợ không tham gia Ban Giám khảo)

Thủ tục cấp giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu

Hồ sơ:

– 01 văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự định tổ chức

– 01 bản sao chứng thực hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận giữa tổ chức Việt Nam với tổ chức nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật, đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam).

Thời hạn cấp phép: Trong thời hạn 15 ngày làm việc (đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước) và 30 ngày làm việc (đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tư vấn phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất

Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất

Câu hỏi khách hàng:

Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: tôi có làm hợp đồng mua đất, nhưng trong hợp đồng chỉ có mình tên của chồng tôi đồng nghĩa sau này sổ đỏ chỉ ghi tên chồng tôi. Vậy nếu sau này có xảy ra trường hợp ly hôn thì em có quyền lợi gì? trong lúc làm thủ tục tôi có đưa cả giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, chứng minh thư của mình nhưng hợp đồng chuyển nhượng họ chỉ làm mỗi tên của chồng. Tôi cũng đã hỏi công chứng viên nhưng họ bảo không sao cả vì mua đất là lúc vợ chồng lấy nhau được 6 năm rồi nên đó là tài sản chung.

Vậy xin Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này để tôi được an tâm.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014;

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Như vậy, tài sản hình thành sau thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, với tài sản là quyền sử dụng đất thì theo Khoản 4 Điều 98 Luật đất đai 2013 lại quy định:

“4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.”

Đối với trường hợp của bạn, căn cứ vào quy định của pháp luật, mảnh đất hai vợ chồng bạn mua dù chỉ đứng tên một mình chồng bạn thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Nếu mảnh đất mua sau thời điểm Luật đất đai 2013 có hiệu lực, để đứng tên một người thì phải có văn bản thỏa thuận của bên kia là tài sản riêng hoặc văn bản thỏa thuận của vợ chồng cho một người đứng tên. Như vậy, nếu giữa hai vợ chồng có thỏa thuận nhưng không phải bản thỏa thuận là tài sản riêng thì dù đứng tên một người vẫn được xác định là tài sản chung.

Theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014, quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

  1. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
  2. a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  3. b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  4. c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  5. d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng bạn ly hôn thì hai bên đều có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản, cụ thể là quyền sử dụng đất. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định. Đồng thời, bạn có quyền yêu cầu chia tài sản chung là quyền sử dụng đất đó trên nguyên tắc chia đôi có tính đến công sức đóng góp mỗi bên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Sang tên đất là di sản thừa kế khi bố có con riêng

Sang tên đất là di sản thừa kế khi bố có con riêng. Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do bố để lại. Vậy, trường hợp con riêng chết, việc chia di sản thừa kế được thực hiện như thế nào?

Sau đây, Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Sang tên đất là di sản thừa kế khi bố có con riêng

Câu hỏi khách hàng:

Chào luật sư! Tôi có câu hỏi mong được giải đáp: Bố mẹ tôi có hai người con trai (tôi và em tôi). Năm 2006 bố mẹ tôi ly hôn tòa phân chia em tôi ở với bố còn tôi ở với mẹ, vậy nay tôi muốn đăng ký quyền sở hữu mảnh đất do bố tôi để lại thì tôi phải làm thủ tục như nào? (Bố tôi đã mất năm 2017 và em tôi đồng ý nhượng lại quyền sở hữu đó cho tôi. Trước kia sau khi ly hôn với mẹ tôi bố tôi có đưa một người về sống cùng và không đăng ký kết hôn hay có giấy tờ gì khác liên quan, sau một thời gian chung sống cùng Bố tôi bà kia cũng tự bỏ đi và sau này có nghe nói sau này sinh một người con bảo là của bố tôi, đứa bé đó hiện cũng đã chết). Vậy tôi phải làm thế nào và có bị tranh chấp gì không? Mong luật sư giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Trong trường hợp này, nếu bố bạn mất vào năm 2017 mà không để lại di chúc thì di sản là quyền sử dụng đất đối với mảnh đất bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

  1. a) Không có di chúc;…”

Theo khoản 1, Điều 651 BLDS 2015 quy định về Người thừa kế theo pháp luật:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  3. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Theo như căn cứ nêu trên thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của bố bạn trong trường hợp này bao gồm hai anh em bạn và người con riêng được xác định là đã mất sau thời điểm mở thừa kế của bố bạn. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, bạn, em bạn và người con riêng của bố bạn sẽ có quyền như nhau đối với mảnh đất mà bố bạn để lại. Như vậy, nếu bạn muốn đăng ký quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này thì bạn phải được sự đồng ý của hai người kia.

Xét trường hợp của em bạn: Theo thông tin bạn cung cấp, em bạn đồng ý từ chối nhận di sản, tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết; Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Vì thông tin bạn cung cấp không rõ rằng em bạn đã thực hiện thủ tục này chưa, nếu đã thực hiện rồi thì phần di sản em bạn từ chối nhận sẽ được chia đều cho bạn và người con riêng. Tuy nhiên, nếu việc từ chối chỉ là thỏa thuận miệng đến thời điểm hiện tại cũng đã hết thời hạn thực hiện quyền từ chối nhận di sản nên giữa em bạn và bạn phải có văn bản thỏa thuận về việc em bạn nhượng lại quyền sử dụng đối với phần di sản của em bạn cho bạn.

Xét trường hợp của người con riêng được xác định là đã chết của bố bạn: Vì người con riêng được xác định là chết sau thời điểm mở thừa kế nên trước khi chết, người con này vẫn có quyền đối với phần di sản mà họ được hưởng. Và theo quy định, khi người con này chết thì tài sản của họ sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của họ, ở đây là mẹ đẻ của người con này. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, phần di sản mà người con riêng này được hưởng thì mẹ đẻ của người con này sẽ có quyền đối với nó. Như vậy, nếu bạn muốn đăng ký quyền sử dụng đối với mảnh đất này thì bạn phải được sự đồng ý từ mẹ đẻ của người con riêng.

Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, người mẹ này đã bỏ đi nên việc bạn cần làm là gửi đơn lên Tòa án nhân dân huyện yêu cầu tuyên bố người này mất tích, nếu sau ba năm, kể từ ngày tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức gì là còn sống thì bạn yêu cầu Tòa án tuyên bố chết đối với người mẹ này. Chỉ khi người này được Tòa án tuyên là đã chết thì bạn mới có toàn quyền đối với mảnh đất mà bố bạn để lại và mới có thể thực hiện được thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này. Còn nếu trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có tuyên bố mất tích của Tòa án mà người này vẫn còn sống và trở về thì giữa bạn và người này cũng cần phải có thỏa thuận hợp pháp thì bạn mới được quyền đăng ký quyền sử dụng đối với mảnh đất bố bạn để lại.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Chưa nộp tiền án phí thì có được xóa án tích hay không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Chưa nộp tiền án phí thì có được xóa án tích hay không?

Câu hỏi khách hàng:

Năm 2012 tôi phạm tội đánh bạc và bị xử 3 năm tù. Tôi đã chấp hành xong hình phạt được 4 năm. Tôi liên hệ với Sở tư pháp để xin phiếu lý lịch tư pháp thì họ nói tôi chưa được xóa án tích do chưa nộp tiền án phí. Luật sư cho tôi hỏi chưa nộp tiền án phí thì chưa được xóa án tích có đúng không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2000 Nghị quyết

của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4 tháng 8 năm 2000 Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc và bị kết án 3 năm tù giam. Do đó bạn thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Bạn sẽ được đương nhiên xóa án tích khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không phạm tội mới trong vòng 02 năm kể tư khi chấp hành xong các hình phạt nêu trên.

“Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích

  1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
  2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
  3. a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  4. b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
  5. c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
  6. d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

  1. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.”

Nội dung “chấp hành xong bản án” được hướng dẫn bởi Điểm c Mục 11 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP như sau:

Được coi là chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết khác của bản án trong các trường hợp sau đây:

+ Người bị kết án tự mình đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án;

+ Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, còn các quyết định về tài sản trong bản án hình sự đã có người nộp thay cho người bị kết án (người thân của người bị kết án đã bồi thường thay, đã nộp tiền án phí, tiền phạt… thay cho người bị kết án hoặc người cùng người bị kết án phải liên đới bồi thường đã bồi thường đủ toàn bộ theo quyết định của bản án);

+ Người bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo đã chấp hành xong thời gian thử thách, trong trường hợp đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (nếu có).

Trường hợp một người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính từ lâu, không phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự 1999 (nay là Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017) nhưng chưa chấp hành xong hình phạt bổ sung hoặc các quyết định khác trong bản án (án phí hình sự, bồi thường thiệt hại v.v…), căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP thì người bị kết án chưa đủ điều kiện để được xem xét xóa án tích.

Trong trường hợp của bạn, từ khi chấp hành xong hình phạt cho đến nay đã được 4 năm,không phạm tội mới; tuy nhiên bạn chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí cho Nhà nước cho nên bạn chưa đủ điều kiện để được xóa án tích.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định Sở Tư pháp trả lời rằng bạn chưa được xóa án tích là có căn cứ pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Chồng yêu cầu ly hôn đơn phương khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng

Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Câu hỏi khách hàng:

Chào luật sư, tôi kết hôn với vợ được 12 tháng vì bác sĩ bảo cưới. Tuy nhiên, khi con đẻ ra được 3 tháng thì tôi phạt hiện thằng bé không phải là con ruột của tôi, hiện nay bé được 4 tháng. Hai bên đã có sự to tiếng qua lại với nhau. Hiện nay, cuộc sống trong gia đình luôn căng thẳng mà tôi cũng không muốn tiếp tục kéo dài khoảng thời gian này nữa nên đã đề nghị với vợ để có thể tiến hành ly hôn nhưng cô ấy không đồng ý. Vậy tôi có quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương cho tôi được không và khi ly hôn tôi có phải cấp dưỡng cho đứa bé không, mong luật sư giải đáp giùm tôi!

Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng, loại bỏ các trách nhiệm trong hôn nhân giữa vợ và chồng căn cứ theo bản án, quyết định của Tóa án. Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

  1. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  2. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Theo đó, vợ và chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, pháp luật có hạn chế quyền ly hôn của người chồng khi người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng để bảo vệ quyền, lợi ích của người mẹ và đứa trẻ. Bên cạnh đó, luật không quy định người vợ có thai, sinh con và đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi phải là con ruột của người cha. Do đó, hiện nay bé mới được 4 tháng và bạn không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương với vợ.

Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về xác định cha, mẹ:

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

  1. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Như vậy, theo nguyên tắc, hiện nay đứa trẻ đang được xác định là con chung của vợ chồng, khi bạn không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Quy định của pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng nhưng không hạn chế quyền ly hôn của người vợ, vậy nên bạn có thể thỏa thuận với người vợ về việc ly hôn, nếu không, bạn sẽ phải đợi đến khi đứa bé đủ 12 tháng trở lên thì bạn mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn đơn phương. Việc ly hôn sẽ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn theo quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sông chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Mà mối quan hệ cha – con ở đây là con ruột hoặc con nuôi, cho nên, khi bạn không muốn thực hiện nghĩa vụ này, bạn cần có những chứng cứ để yêu cầu Tòa án xác nhận không có quan hệ cha con giữa bạn và đứa trẻ:

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

+ Đơn yêu cầu xác nhận không có quan hệ cha con;

+ Bản sao Giấy khai sinh của trẻ;

+ Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của bạn;

+ Bản sao Sổ hộ khẩu;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

+ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh không có quan hệ cha, con (Giấy xét nhiệm ADN,…)

Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người mẹ.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Vợ chồng được cấp bao nhiêu bản giấy chứng nhận đăng ký kết hôn khi đăng ký?

Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Vợ chồng được cấp bao nhiêu bản giấy chứng nhận đăng ký kết hôn khi đăng ký?

Câu hỏi khách hàng:

Hiện tại em rất bối rối về vấn đề đăng kí kết hôn. Ngày 25/09 em cùng người yêu đi đăng kí kết hôn tại xã anh ấy. Do người quen nên bên đó không yêu cầu giấy tờ tùy thân CMTND. Tuy nhiên, xã lại chỉ cấp 1 bản chính giấy đăng kí kết hôn sau khi hai bên ký.

Em muốn hỏi: Theo quy định là mỗi bên vợ chồng sẽ được cấp 1 bản chính, xã làm thế có vi phạm thủ tục không và liệu em có thể hủy giấy đăng kí này không (em đang muốn hủy đăng ký) và có cơ sở nào khác để giấy đăng kí này mất hiệu lực ?

Mong luật sư có thể giúp em. Cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Khoản 2 Điều 18 Luật hộ tịch 2014 quy định:

Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn

  1. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

…”

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật trên thì khi bạn đăng ký kết hôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ cấp cho vợ chồng bạn mỗi bên 1 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn gửi lên Ủy ban nhân dân huyện (Điều 70 Luật hộ tịch 2014) để Ủy ban nhân dân huyện thu hồi lại Giấy chứng nhận kết hôn, cụ thể tại Điều 12 Luật hộ tịch 2014:

“Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:
  2. a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;
  3. b) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;
  4. c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;
  5. d) Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;

đ) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

  1. e) Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;
  2. g) Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào;
  3. h) Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình;
  4. i) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
  5. Giấy tờ hộ tịch được cấp cho trường hợp đăng ký hộ tịch vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ, g và h khoản 1 Điều này đều không có giá trị và phải thu hồi, hủy bỏ.

…”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Thừa kế quyền sử dụng đất khi chưa được cấp Giấy chứng nhận

Thừa kế quyền sử dụng đất khi chưa được cấp Giấy chứng nhận. Mẹ tôi có mua một mảnh đất từ năm 1989, chưa được cấp sổ đỏ, nay chồng tôi muốn thừa kế phần đất đó.

Sau đây, Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Thừa kế quyền sử dụng đất khi chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Câu hỏi khách hàng:

Xin chào luật sư! Tôi có một vấn đề mong luật sư tư vấn giúp tôi. Hiện nay gia đình tôi đang ở trên mảnh đất mẹ chồng tôi mua của chính quyền xã tôi từ năm 1989, mảnh đất đó đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ, hàng năm gia đình tôi vẫn đóng thuế đất ở đầy đủ. Năm 2018 mẹ chồng tôi không may mắc bệnh và qua đời, mọi giấy tờ liên quan đến đất ở cũng như các giấy tờ khác đều bị thất lạc. Hiện tại gia đình tôi có chồng tôi con tôi và tôi. Bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, chồng của mẹ tôi đều đã qua đời. Mẹ chồng tôi sinh được chồng tôi và em chồng tôi, em chồng tôi đã lấy chồng. Vậy tôi xin được hỏi: Bây giờ gia đình tôi muốn làm sổ đỏ cho mảnh đất ấy mang tên chồng tôi thì có được không và thủ tục như thế nào, và người vợ là tôi có quyền lợi gì trong mảnh đất đó sau khi mảnh đất đứng tên chồng tôi hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;

– Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Căn cứ theo Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

  1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
  2. a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  3. b) Đất không có tranh chấp;
  4. c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  5. d) Trong thời hạn sử dụng đất…”.

Bên cạnh đó, Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định về thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất, thì đối với trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận. Như vậy, mặc dù đất cuả mẹ chồng bạn chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì trong trường hợp này vẫn được thừa kế.

Do đó,chồng bạn hoàn toàn được thực hiện quyền thừa kế đối với quyền sử dụng đất nêu trên và khi không có giấy tờ liên quan đến không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có liên quan thì chồng bạn muốn được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ xác định theo điểm 1, mục II, Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao như sau:

“1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

  1. a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.
  2. b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.
  3. c) Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

1.4. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định tại tiểu mục 1.1, tiểu mục 1.2 mục 1 này và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất được hướng dẫn tại tiểu mục 1.3 mục 1 này, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Như vậy, trong trường hợp mặc dù mẹ chồng bạn chết mà có phần đất chưa được cấp giấy chứng nhận thì vẫn có thể giải quyết việc phân chia di sản thừa kế. Nếu mẹ bạn khi mất mà không để lại di chúc thì trong trường hợp này, đất đai do mẹ bạn để lại sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế theo quy định:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Và Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Bạn có nêu, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, chồng của mẹ bạn đều qua đời, nhà chồng bạn có 2 anh em, vì vậy, chồng bạn và em chồng bạn sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau, nếu em chồng bạn có thỏa thuận để lại toàn bộ phần di sản cho chồng bạn thì chồng bạn sẽ được quyền đứng tên riêng trên phần đất đó.

– Nếu mẹ chồng bạn để lại di chúc và bản di chúc hoàn toàn hợp pháp thì vấn đề chia dia sản sẽ phụ thuộc vào nội dung của di chúc, nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc và chồng bạn sẽ được quyền tương ứng đối với phần được chia trong nội dung di chúc. Đồng nghĩa với việc chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với phần đất được chia.

Trong trường hợp này, chồng bạn muốn đăng ký đất đứng tên mình thì phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế và thủ tục cấp giấy chứng nhận theo quy định.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng