Hình thức và thủ tục ngoài góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam

Luật sư tư vấn thành lập Công ty Cổ phần sản xuất Sơn

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn pháp lý về thủ tục đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành.

  1. Căn cứ pháp lý

– Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26/11/2014;

– Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26/11/2014.

  1. Nội dung tư vấn

Căn cứ các quy định của Luật Đầu tư năm 2014,  Luật Doanh nghiệp năm 2014  và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam (Công ty Việt Nam được hiểu là công ty được thành lập tại Việt Nam bao gồm: Công ty 100% vốn chủ sở hữu là người Việt Nam và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam) được quy định và thực hiện như sau:

2.1. Hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần thông qua việc mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn thông qua việc mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

– Góp vốn vào công ty hợp danh thông qua việc mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
– Góp vốn vào công ty Việt Nam theo hình thức khác.

Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là cá nhân người nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài góp vốn, mua cổ phần tại công ty 100% vốn Việt Nam.

2.2. Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam:

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty Việt Nam không hạn chế trừ các trường hợp như sau:

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

 

2.3. Thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam trong các trường hợp sau đây

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty Việt Nam.

2.4. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam:

– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

2.5. Hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam:

* Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam:

– Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.

Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

– Bước 2: Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau:

Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

* Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

– Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

– Bước 2: Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Nếu công ty chưa tách Giấy chứng nhận đầu tư thành giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục tách và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm dấu pháp nhân mới tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

– Bước 3: Sau khi tách giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan cấp phép đầu tư.

Lưu ý: việc thanh toán của bên nhận chuyển nhượng cho bên chuyển nhượng vốn góp: Căn cứ Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày 11/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc thanh toán cho các giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp đó. Do đó, khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn công ty Việt Nam phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một ngân hàng tại Việt Nam; có thể được mở bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ, tùy thuộc vào đồng tiền được dùng để góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Tội cướp tài sản khi có hành vi đánh đập buộc viết giấy nhận nợ

Luật Hiệp Thành giải đáp như sau :

Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự nhằm chiếm đoạt tài sản. Vậy đối với hành vi đánh đập buộc viết giấy nhận nợ có bị coi là tội cướp tài sản hay không? Luật sư đưa ra một số tư vấn pháp lý liên quan đến câu hỏi này như sau:

Hỏi: Thưa các Luật sư, công ty do tôi làm giám đốc trong quá trình làm ăn do thiếu vốn có vay lãi ở ngoài số tiền 2,4 tỷ đồng (có hợp đồng) và đã trả lãi được 2,8 tỷ đồng (lãi suất 5000/1000,000/ngày). Sau đó, tôi có trả được số tiền gốc là 600 triệu đồng và còn nợ lại 1,8 tỷ đồng.

Nay do khó khăn về tài chính nên tôi chưa trả được thì người cho vay cho người đến bắt tôi đánh đập và bắt viết giấy nhận nợ 1,8 tỷ đồng. Tôi xin hỏi hành vi của người cho vay có phạm tội cướp tài sản hay không và tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình ? Xin cảm ơn các Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý.

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

  1. Luật sư tư vấn

Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau :

“Điều 168. Tội cướp tài sản

  1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  5. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  6. d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

  1. e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  2. g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  3. h) Tái phạm nguy hiểm.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  5. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  6. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  7. c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  8. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
  9. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  10. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  11. c) Làm chết người;
  12. d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  13. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  14. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Trong đó, các yếu tố cấu thành tội phạm được hiểu là:

Thứ nhất, về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội cướp tài sản phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên và kh thực hiện hành vi phạm tội không bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm khả năng nhận thức, điều hiển hành vi của mình.

Thứ hai, về khách thể của tội phạm: Khách thể của tội cướp tài sản bao gồm hai quan hệ đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. Trong đó, quan hệ nhân thân là khách thể bị xâm phạm trước, rồi thông qua đó để xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản. Hành vi phạm tội phải xâm phạm đến cả hai quan hệ trên thì mới đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản.

Thứ ba, về mặt khách quan của tội phạm:

– Hành vi dùng vũ lực là hành động mà người phạm tội thực hiện để tác động lên cơ thể của nạn nhân. Người thực hiện tội phạm có thể sử dụng các hung khí như dao, kiếm, súng, gậy… hoặc cũng có thể sử dụng tay không để đấm, đá… Hành vi sử dụng vũ lực đó có thể gây ra thương tích cho nạn nhân hoặc không.

– Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực phải xảy ra ngay tức khắc và có thể bằng lời nói hoặc các hành động như dí dao, dí súng vào người nạn nhân buộc nạn nhân giao tài sản ngay tức khắc nếu không sẽ sử dụng vũ lực ngay. Cần phân biệt hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ở tội cướp tài sản với hành vi đe dọa vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản. Vì nếu hành vi đe dọa sử dụng vũ lực không có tính chất ngay tức khắc thì đấy là dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản.

– Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được là các hành vi không phải sử dụng vũ lực, cũng không đe dọa sử dụng vũ lực nhưng làm cho nạn nhân không thể chống cự được như đánh thuốc mê …

– Hậu quả tội phạm : đối với tội cướp, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Thứ tư, về mặt chủ quan của tội phạm:

– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý

– Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đối với trường hợp của bạn, có thể xác định rằng chủ nợ đã có hành vi đánh đập (tức là sử dụng vũ lực) để buộc bạn phải viết giấy nhận nợ với mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn. Do đó, nếu thỏa mãn các điều kiện khác nữa thì đã đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Với số tiền chiếm đoạt là 1,8 tỷ đồng, người đó có thể phải chịu mức án từ 18 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên viết đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu xử lý hành vi phạm tội của chủ nợ theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Công an có quyền được kiểm tra khách thuê phòng tại nhà nghỉ, khách sạn hay không?

Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về vấn đề: Công an có quyền được kiểm tra khách thuê phòng tại nhà nghỉ, khách sạn hay không?

Câu hỏi khách hàng:

Thưa luật sư, hôm qua có một đoàn công an khoảng 7 người qua cơ sở kinh doanh nhà nghỉ của tôi kiểm tra, nhưng mà họ đi kiểm tra tất cả các phòng và không có thông báo trước. Luật sư cho tôi hỏi họ có được làm như vậy hay không? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật số 03/2016/QH14 Sửa đổi, bổ sung điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của luật đầu tư được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2016;

– Nghị định số 96/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

  1. Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (kinh doanh dịch vụ lưu trú) được quy định tại Phụ lục 4, số thứ tự 214 về Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (Ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2014).

Điều kiện để kinh doanh dịch vụ lưu trú được quy định tại Nghị định số 96/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Khoản 22, Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định: “Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.

Tổ chức, cá nhân có nhà cho người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuê (có hợp đồng thuê nhà) để ở, học tập, làm việc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.”

  1. Thẩm quyền kiểm tra, thanh tra cơ sở kinh doanh của cơ quan Công an

– Căn cứ nội dung và thẩm quyền kiểm tra hành chính nhà nghỉ, khách sạn của lực lượng công an được quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP thì Cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo phương thức định kỳ không quá một lần trong một năm hoặc đột xuất.

Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh; phục vụ tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, cơ quan công an có thẩm quyền được thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất. Tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra đột xuất chỉ thực hiện khi cơ sở kinh doanh lưu trú có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có văn bản chỉ đạo của cơ quan công an cấp trên.

– Ngoài ra, Khoản 3 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền thanh tra, kiểm tra như sau: Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất.

Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý.

Sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh đó.

Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng cơ quan công an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản chỉ đạo của công an cấp trên.

=> Như vậy, cơ quan công an có thẩm quyền kiểm tra hành chính người thuê phòng lưu trú khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự trong hoạt động cho thuê lưu trú của nhà nghỉ, khách sạn. Người bị kiểm tra hành chính có quyền khiếu nại hành vi hành chính của cơ quan công an kiểm tra nếu việc kiểm tra không đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục kiểm tra.

Theo Bộ Công an, việc thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nói chung và cơ sở kinh doanh lưu trú nói riêng được quy định tại Điều 8 Thông tư số 42/2017/TT-BCA của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Luật sư tư vấn thành lập Công ty Cổ phần sản xuất Sơn

  1. Quy định về việc Kiểm tra định kỳ

Cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP thực hiện kiểm tra định kỳ cơ sở kinh doanh không quá một lần trong một năm và phải kết hợp kiểm tra các nội dung khác liên quan đến an ninh, trật tự (nếu có), cụ thể:

Thứ nhất, Thủ trưởng cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quyết định thành lập đoàn hoặc tổ kiểm tra (sau đây viết gọn là đoàn kiểm tra);

Thứ hai là Lập kế hoạch kiểm tra;

Phòng hướng dẫn quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và con dấu thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Đội đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và con dấu thuộc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh; Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp huyện có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm tra định kỳ đối với cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, trình lãnh đạo có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP phê duyệt.

Thứ ba là về Nội dung kế hoạch kiểm tra định kỳ, gồm:

– Lý do, căn cứ tiến hành kiểm tra;

– Mục đích, yêu cầu kiểm tra;

– Đối tượng kiểm tra;

– Nội dung kiểm tra;

– Thành phần đoàn kiểm tra;

– Thời gian tiến hành kiểm tra;

Thứ tư là việc Thực hiện kiểm tra

– Trước khi thực hiện kiểm tra, cơ quan Công an có thẩm quyền phải có văn bản thông báo trước 05 ngày làm việc cho cơ sở kinh doanh về thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra;

– Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho thành viên đoàn kiểm tra theo kế hoạch;

– Thành viên đoàn kiểm tra phải nghiên cứu, nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch kiểm tra; chủ động thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn kiểm tra;

– Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP và kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt;

– Việc kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra theo mẫu ĐK5a ban hành kèm theo Thông tư này, có chữ ký của người lập biên bản, đại diện đoàn kiểm tra và người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự hoặc người đại diện của cơ sở kinh doanh. Biên bản kiểm tra phải lập ít nhất 02 bản và giao cho cơ sở kinh doanh 01 bản.

Trường hợp phát hiện cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự thì ngoài việc lập biên bản kiểm tra còn phải lập biên bản vi phạm hành chính để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới các lĩnh vực khác nếu không thuộc thẩm quyền xử lý thì trưởng đoàn kiểm tra phải kịp thời báo cáo lãnh đạo quản lý trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo; không được tự ý giải quyết công việc không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thứ năm là Kết thúc kiểm tra

– Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra cho lãnh đạo đã phê duyệt kế hoạch;

– Lãnh đạo có trách nhiệm phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc việc khắc phục tồn tại, thiếu sót hoặc xử lý vi phạm của cơ sở kinh doanh (nếu có).

  1. Quy định về việc kiểm tra đột xuất

Thủ trưởng các cơ quan Công an quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quyết định việc kiểm tra đột xuất đối với cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp thành lập đoàn kiểm tra thì trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm đề xuất biện pháp, nội dung thực hiện công tác kiểm tra và báo cáo lãnh đạo phê duyệt và quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

Thứ hai, trong trường hợp vì lý do cấp thiết không thành lập đoàn kiểm tra mà lãnh đạo chỉ phân công cán bộ thực hiện thì cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra;

Thứ ba, đối với đoàn kiểm tra hoặc cán bộ kiểm tra thuộc các lực lượng nghiệp vụ khác không trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh thì cán bộ phụ trách đoàn kiểm tra phải xuất trình Giấy chứng minh Công an nhân dân cho người đại diện của cơ sở kinh doanh;

Thứ tư, nội dung kiểm tra, lập biên bản kiểm tra, kết thúc kiểm tra thực hiện theo quy định tương tự như khi kiểm tra định kỳ.

Khi có đoàn đến kiểm tra cơ sở kinh doanh nhà nghỉ của mình, bạn căn cứ vào các quy định của pháp luật như trên để làm việc và xem xét rằng cơ quan chức năng đã làm theo đúng quy định hay chưa, nếu cơ quan công an thực hiện việc kiểm tra không đúng quy định thì bạn có quyền khiếu nại hành chính hoặc khiếu kiện hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

 

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Nhận dạng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề nhận dạng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

  1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015.

  1. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 190 BLTTHS năm 2015 thì chủ thể có thẩm quyền tiến hành việc nhận dạng là Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra. Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không trực tiếp tiến hành nhận dạng.

Những người phải tham gia việc nhận dạng được quy định tại khoản 2 Điều 190 BLTTHS năm 2015, gồm:

– Người nhận dạng: Có thể là người làm chứng, bị hại hoặc bị can. Nếu lựa chọn những người tham gia tố tụng khác như người bị bắt, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… làm người nhận dạng thì kết quả nhận dạng sẽ không có giá trị pháp lý và không được dùng làm chứng cứ giải quyết vụ án. Tuy Điều 190 BLTTHS năm 2015 không quy định rõ nhưng theo tác giả, người nhận dạng phải đáp ứng các điều kiện, đó là: Họ phải là người đã tri giác và còn lưu giữ được những tình tiết, vết tích, đặc điểm của đối tượng cần nhận dạng; họ phải là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình; là người có khả năng tri giác; là người được Điều tra viên chọn làm người nhận dạng.

– Người chứng kiến: Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả nhận dạng và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào biên bản. Những người sau đây không được làm người chứng kiến việc nhận dạng: Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc; người dưới 18 tuổi…

Về đối tượng nhận dạng: Đối tượng nhận dạng là người, ảnh hoặc vật được đưa ra để nhận dạng. Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi. Đối tượng nhận dạng gồm:

– Đối tượng nhận dạng chính: Là đối tượng cần xác định có liên quan đến vụ án hình sự.

– Đối tượng nhận dạng tương tự: là đối tượng không liên quan đến vụ án, tự nguyện tham gia việc nhận dạng, có bề ngoài tương tự đối tượng nhận dạng chính, được đưa ra nhận dạng cùng đối tượng nhận dạng chính để bảo đảm sự khách quan của việc nhận dạng. Đối tượng tương tự là người thì phải cùng giới, gần giống đối tượng nhận dạng chính về chiều cao, màu da, độ tuổi. Đối tượng tương tự là vật thì vật đó phải cùng loại, gần giống đối tượng nhận dạng chính về kích thước, màu sắc…

Về điều kiện tiến hành nhận dạng: Khoản 1 Điều 190 BLTTHS 2015 quy định Điều tra viên tiến hành nhận dạng “khi cần thiết”. Về trường hợp nào là cần thiết để tiến hành nhận dạng thì hiện nay chưa có hướng dẫn. Vậy nên, Điều tra viên cần xem xét đến các yếu tố cấu thành tội phạm, các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự và các tình tiết khác (khả năng tri giác của người nhận dạng, đặc điểm riêng biệt của đối tượng…) để quyết định có tiến hành biện pháp điều tra này hay không?

Về trình tự, thủ tục tiến hành nhận dạng:

– Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được (khoản 4 Điều 190).

Việc hỏi trước giúp cho người nhận dạng có thời gian, điều kiện để nhớ lại các tình tiết, vết tích và đặc điểm của đối tượng mà họ đã tri giác trước đây; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá lời khai của họ sau khi việc nhận dạng kết thúc và cũng để xác định lại việc có cần thiết tiến hành nhận dạng hay không. Tuy vậy, quy định trên dẫn đến hai cách hiểu khác nhau khi áp dụng. Cách hiểu thứ nhất: Trong buổi nhận dạng, Điều tra viên phải hỏi người nhận dạng, rồi sau đó mới cho họ bắt đầu nhận dạng. Cách hiểu thứ hai: Điều tra viên phải hỏi người nhận dạng trước khi tiến hành nhận dạng (chẳng hạn như Điều tra viên hỏi người nhận dạng trước khi tiến hành nhận dạng 10 ngày). Theo tác giả, Điều tra viên nên hỏi người nhận dạng trước khi tiến hành nhận dạng một thời gian hợp lý. Nếu thời gian từ khi hỏi đến khi tiến hành nhận dạng quá lâu thì họ có thể quên đi các tình tiết, vết tích, đặc điểm của đối tượng nhận dạng.

Khi hỏi người nhận dạng, Điều tra viên cần hỏi thật kỹ họ về các tình tiết, vết tích, đặc điểm của đối tượng nhận dạng; các yếu tố khách quan trong khi họ tri giác đối tượng như ánh sáng, khoảng cách; các yếu tố chủ quan trong khi họ tri giác đối tượng…

 

– Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải thông báo việc tiến hành nhận dạng cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc nhận dạng (khoản 1 Điều 190).

So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát để cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc nhận dạng. Việc bổ sung quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên, đồng thời bảo đảm hoạt động này thực hiện đúng quy định của pháp luật.

– Nếu người nhận dạng là người dưới 18 tuổi thì trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên còn phải thông báo cho người bào chữa, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự (Điều 420, 421).

– Nếu có người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản nhận dạng (khoản 3 Điều 190). Có nhiều nguyên nhân làm cho người làm chứng hoặc bị hại từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối: sợ bị trả thù, có mối quan hệ gia đình, bạn bè…, làm ảnh hưởng đến kết quả nhận dạng. Vậy nên, việc quy định như trên là cần thiết, bảo đảm sự đúng đắn trong lời khai của người làm chứng, bị hại.

– Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba, trừ trường hợp nhận dạng tử thi (khoản 1 Điều 190). Số người, ảnh hoặc vật đưa ra quá nhiều sẽ làm cho người được nhận dạng mất tập trung, khó khăn trong việc nhận dạng. Ngược lại, nếu  đưa người, ảnh hoặc vật ra quá ít thì việc nhận dạng sẽ không được khách quan.

– Trong quá trình tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Điều tra viên đặt câu hỏi gợi ý rất dễ làm cho người nhận dạng khai báo theo ý của Điều tra viên, làm ảnh hướng đến tính khách quan của kết quả nhận dạng. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người, vật hay ảnh đó.

– Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người, vật hay ảnh đó.

– Kết thúc việc nhận dạng, Điều tra viên phải lập biên bản. Biên bản nhận dạng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng; điều kiện ánh sáng khi thực hiện nhận dạng (khoản 5 Điều 190).

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.
Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự (Phần 2)

2.3. Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện

– Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 185 BLDS năm 2015, riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước; yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Quy định thời hiệu khởi kiện góp phần quan trọng vào việc ổn định các quan hệ kinh tế – xã hội, hạn chế việc lạm dụng quyền khởi kiện. Tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tranh chấp pháp luật quy định thời hiệu.

– Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan mà việc khởi kiện không được thực hiện trong thời hạn quy định. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, pháp luật quy định không tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan; người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện; người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện (Điều 186 BLTTDS 2015)

– Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được quy định cụ thể trong BLDS năm 2015, Luật Thương mại năm 2005, BLLĐ năm 2012.

2.4. Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật

Nếu sự việc đã được tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ các trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 04/2017 bao gồm:

– Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

– Đã có đủ điều kiện khởi kiện;

Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.

Ví dụ: Công ty A là người sử dụng lao động ký hợp đồng với ông B, trong hợp đồng ghi rõ ông B sẽ được Công ty cho đi học nghề 01 năm, đồng thời ông B có nghĩa vụ làm việc tại Công ty ít nhất là 05 năm kể từ thời điểm học xong. Tuy nhiên, sau khi học xong ông B chỉ làm việc ở Công ty A 02 năm. Công ty A khởi kiện ông B ra Tòa án buộc ông B hoàn trả chi phí đào tạo học nghề khi chưa tiến hành thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Trường hợp này, theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012, khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Công ty A chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án.

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

– Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan (nhưng việc khởi kiện vụ án sau không phải khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp);

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Tòa án chỉ được thụ lý vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. Điều kiện này nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc đã được giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo cũng một sự việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện của đương sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự (Phần 1)

Để tranh chấp có thể được đưa ra giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền cần rất nhiều yếu tố khác nhau; đặc biệt là tranh chấp đó phải được Tòa án thụ lý để phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong tố tụng dân sự và quan hệ tranh chấp được lấy lại cân bằng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu biết đúng về điều kiện khởi kiện của các vụ án mà mình đang gặp phải. Do đó, dưới dấy Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn pháp về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự nói chung theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

  1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

– Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 05 tháng 05 năm 2017 hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

  1. Nội dung tư vấn

2.1. Về chủ thể khởi kiện

– Điều 186 BLTTDS 2015 quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp phá kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham giam vào quan hệ pháp luật TTDS. Các chủ thể này bao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định. Cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi TTDS đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm.

– Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợi cần phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải do người đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án. Pháp luật cũng đòi hỏi cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 186 BLTTDS 2015). Quy định này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong TTDS, nó không cho phép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởi kiện để rồi lại xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Cá nhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện, trừ việc ly hôn.

– Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của pháp luật. Ngoài những trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác được khởi kiện những vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định tại các Điều 119, Điều 102 LHN&GĐ 2015, BLTTDS còn quy định các cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách (Điều 187 BLTTDS 2015). Để có nhận thức thống nhất về các loại cơ quan, tổ chức được khởi kiện vụ án dân sự cần có sự phân biệt như sau:

– Các bộ phận, đơn vị, văn phòng đại diện của các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, phụ thuộc vào các cơ quan nhà nước không phải là pháp nhân, không có quyền khởi kiện vụ án dân sự.

– Các tổ chức quy định trong Điều 1 BLTTDS bao gồm các tổ chức có tư cách pháp nhân và các tổ chức không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân được khởi kiện vụ án dân sự phải là những tổ chức được pháp luật quy định có quyền tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

2.2. Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền Tòa án

Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước. Đồng thời việc phân định thẩm quyền giữa các Tòa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện. Thẩm quyền của Tòa án được xác định một cách chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án với các cơ quan nhà nước khác, giữa các Tòa án và các bộ phận trong một Tòa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để vụ án được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử. Cụ thể là:

– Vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS 2015;

–  Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 35, 36, 37, 38 BLTTDS 2015;

– Vụ việc được khởi kiện đúng thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015;

– Trong trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòa án theo Điều 40 BLTTDS thì yêu cầu đương sự cam kết không khởi kiện tại các tòa án khác. Nếu do thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận.

– Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác gaiải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó.

– Khi xác định thẩm quyền, Tòa án cũng phải xác định đó là loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại hay lao động để vào sổ thụ lý loại án đúng với quy định. Việc xác định này có ý nghĩa rất lớn khi xác định các quy phạm pháp luật nội dung để áp dụng. Chẳng hạn nếu đó là tranh chấp về hôn nhân và gia đinh sẽ áp dụng các quy định trong LHNHĐ, BLDS… Nếu là tranh chấp lao động sẽ áp dụng BLLĐ…

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác anh/chị vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Bắt giữ và giam giữa người trái pháp luật thì bị xử lý như thế nào?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi giam giữ người trái pháp luật.

Sự việc cơ quan chức năng ở Thanh Hoá vừa giải cứu ông Năm, trú tại xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, sau khi ông này bị vợ nhốt trong “chuồng cọp” phải cách ly với thế giới bên ngoài suốt hơn 3 năm qua, đang khiến dư luận xôn xao. Như vậy, việc bắt nhốt người này được BLHS quy định như thế nào?

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Hành vi làm nhục và bắt giam người trái pháp luật có phải chịu trách nhiệm hình sự

Luật sư tư vấn:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015.

  • Luật sửa đổi Bộ luật hình sự số 12/2017/QH14 Được Quốc hội khoá 14 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017.
  1. Nội dung tư vấn:

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định, hướng dẫn tại Điều 157 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sing năm 2017, cụ thể như sau:

“Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

  1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Đối với người thi hành công vụ;
  6. d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

  1. e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  2. g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;
  3. h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
  5. a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;
  6. b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;
  7. c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.
  8. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, các yếu tố cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo Điều 157 BLHS năm 2015 bao gồm:

– Khách thể: Hành vi phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền tự do thân thể của công dân được pháp luật bảo vệ. Ở đây, ông Lê Văn Năm bị bà Nghĩa (Vợ ông Năm) nhốt trong chuồng đựng cọp suốt 3 năm, không cho ông tiếp xúc với thế giới bên ngoài đã xâm phạm đến quyền tự do thân thể của ông.

– Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều này. Theo đó, bà Nghĩa (Vợ ông Năm) đã là người trên 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có có năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, bà phải chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi do mình gây ra.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Bà nghĩa trong trường hợp trên đã cùng với 5 – 6 thanh niên bắt, trói và xích chân tay ông Nam. Sau đó, bà nhốt ông trong chiếc lồng sắt được để trong nhà và giam giữ ông trong suốt 3 năm. Có thể thấy, từ đầu đến cuối việc bà Nghĩa thực hiện hành vi phạm tội đều là do bà có chủ đích, lỗi của bà Nghĩa là lỗi cố ý.

– Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

+ Đối với tội bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ. Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay… (sau đó thường là người bị hại bị dẫn về nơi nhất định để tạm giữ hoặc tạm giam).

+ Giữ người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội (như bắt ở trong nhà,…)

+ Giam người trái pháp luật: Được thể hiện qua hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt ở trong phòng, trong nhà…).

Dấu hiệu khác:

+ Người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ, giam người khác.

+ Người có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng thực hiện việc bắt, giữ, giam người không đúng quy định của pháp luật như: Không có lệnh bắt, hoặc khi có lệnh bắt nhưng lai không lập biên bản theo đúng quy định không có người chứng kiến, tạm giam quá thời hạn hoặc bắt sai đối tượng…

Bà Nghĩa trong trường hợp này không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ, giam người khác. Theo đó, bà đã thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật ông Nam trong suốt 3 năm trời. Bà đã khống chế ông Nam để bắt nhốt ông vào chiếc lồng sắt thông qua việc trói và xích chân tay của ông. Sau đó, bà liên lục giam giữ ông Nam trong chiếc lồng, không cho ông Nam được ra ngoài và ông luôn phải chịu sự sự kiểm soát bà và các con.

Từ những phân tích trên đây, có thể thấy bà Nghĩa đã thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm bắt, giữ hoặc giam người trái pháp được quy định tại Điều 157 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Như vậy, bà Nghĩa sẽ phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về loại tội này theo quy định của pháp luật.

Tùy vào mức độ phạm tội và mức độ suy giảm về sức khỏe của ông Nam mà bà Nghĩa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về khung hình phạt theo mức từng độ sau:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Ngoài ra, bà Nghĩa còn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự: Mức phạt? Có phải đi tù không?

Luật Hiệp Thành giải đáp như sau :

Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng kí thực hiện nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Nghĩa vụ quân sự là quyền và nghĩa vụ của công dân khi đến tuổi theo quy định sẽ tham gia theo lệnh gọi nhập ngũ của quân đội nhân dân Việt Nam, nếu có nhu cầu sẽ tự nguyện đăng kí tham gia đối với nam từ đủ 17 tuổi và đối với nữ từ đủ 18 tuổi sẽ đăng kí tại Ban chỉ huy quân sự cấp xã, trường hợp nữ sẽ không bắt buộc. Công dân ở đây sẽ phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam, phục vụ dự bị trong các trường hợp khi hết tuổi gọi nhập ngũ mà chưa phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ trong công an nhân dân. Những vấn đề này được quy định cụ thể trong Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Sau đây, Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự và hậu quả pháp lý.

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015;

– Nghị định số 120/2013/NĐ-CP  ngày 09 tháng 10 năm 2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.

  1. Luật sư tư vấn:

Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định về vấn đề nêu trên như sau:

Thứ nhất,  hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm pháp luật nghĩa vụ quân sự, trừ những trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 41, Luật nghĩa vụ quân sự 2015 :

– Được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự: Liên quan đến vấn đề về điều kiện sức khỏe được tạm hoãn nghĩa vụ dân sự ở đây ở đây còn có rất nhiều người nhầm lẫn rằng chỉ cần bị cận thì được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, chỉ cần đeo kính đi khám là mặc nhiên bị cận, về vấn đề cận thị được quy định tại Khoản 3, Điều 4, quy định về tiêu chuẩn tuyển quân trong đó có nói đến tiêu chuẩn sức khỏe ở đây, trường hợp cận từ 1.5 diop trở lên và kèm theo sức khỏe loại 3 hoặc cận từ 3 diop trở lên thì sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Một người khi đã bị cận và xác định được mức độ cận thị của mình thì khi đi khám nghĩa vụ quân sự nếu có nên mang theo giấy khám mắt đo độ cận được cấp bởi bệnh viện cấp Quận, Huyện trở lên để chứng minh tình trạng sức khỏe của mình. Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không có nghĩa là được miễn hoàn toàn tham gia nghĩa vụ quân sự, những người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong kì gọi nhập ngũ lần này còn lần tới  sẽ vẫn phải có trách nhiệm tham gia nghĩa vụ quân sự bao gồm việc chấp hành lệnh gọi đăng kí nhập ngũ, tham gia khám sức khỏe, tham gia huấn luyện theo kế hoạch Hội đồng nghĩa vụ quân sự, được tiếp tục tạm hoãn nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 41 chứ không có quy định về số lần tối đa được tạm hoãn.

– Được miễn nghĩa vụ quân sự khi: được quy định khá cụ thể tại Điều 41 của Luật này khi mà không có nhiều tranh cãi theo đó người được miễn nghĩa vụ ở đây là con liệt sĩ, con thương binh hạng một hoặc con một của thương binh hạng hai, của người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, …

Thứ hai, xử lý hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự và hình phạt tương ứng

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng cơ yếu thì mức phạt ở đây giao động từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

– Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian, địa điểm được ghi trong giấy tập trung sơ tuyển mà không có lý do chính đáng, kể cả trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự cũng phải đến tập trung sơ tuyển, nếu không cũng sẽ bị xử phạt theo quy định. Kèm theo áp dung biện pháp khắc phục hậu quả bổ sung là buộc thực hiện hiện nghĩa vụ sơ tuyển theo đúng kế hoạch của Hội đồng sơ tuyển quân sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền ra quyết định áp dụng hình phạt bổ sung này

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với hành vi không có mặt đúng thời gian, địa điểm nơi kiểm tra, khám sức khỏe theo giấy triệu tập nếu không có lý do chính đáng. Phạt từ 2.000.000 đồng 4.000.000 đồng đối với hành vi làm gian dối, làm sai lệch kết quả sức khỏe để nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự, ví dụ như làm giấy khám sức khỏe giả, đưa tiền, đút lót bác sĩ khám sức khỏe, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt triệt để. Không chỉ bị phạt tiền mà còn áp dụng kèm theo hình phạt bổ sung trong trường hợp này là: hành vi trốn tránh kiểm tra, khám sức khỏe theo giấy chịu tập buộc phải thực hiện việc kiểm tra, khám sức khỏe theo đúng kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự; hành vi đút lót, đưa tiền cho bác sĩ khám sức khỏe buộc phải nộp lại số tiền đó xung quỹ nhà nước và buộc phải thăm khám lại theo đúng quy trình và kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện có thẩm quyền ra quyết định áp dụng hình phạt bổ sung trong trường hợp này.

– Phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối vớ hành vi không có mặt nơi tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng, sau khi phạt tiền thì buộc người vi phạm phải thực hiện nhập ngũ theo quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định hình phạt bổ sung buộc phải thực hiện nhập ngũ theo quy định.

Trường hợp được xem là có lý do chính đáng như sau: người phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời gian khám sức khỏe, lệnh kêu gọi nhập ngũ mà bị ốm, có xác nhận của bác sĩ  trong trường hợp cần có thời gian nghỉ ngơi, điều trị hoặc người thân của người này bao gồm bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, vợ, con đẻ, con nuôi của người này bị ốm nặng, hoặc chết nhưng chưa tổ chức tang lễ; nhà ở của người này hoặc người thân bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn trong trường hợp bất khả kháng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và người thân; ngoài ra trường hợp người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy khám sức khỏe, giấy gọi sơ tuyển,lệnh gọi nhập ngũ mà nguyên nhân là do hành vi của cơ quan nhà nước, người khác gây khó khắn, cản trở thì đương nhiên được xem là có lý do chính đáng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật hình sự 2015 trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự ở đây nếu đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết ấn về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mức phạt ở đây là phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm, mức phạt cũng không hề nhẹ nên mọi người không nên trốn tránh nghĩa vụ quân sự làm gì trong khi đây là trách nhiệm của công dân để phục vụ đất nước. Một mức phạt hình sự cao hơn đó là phạt tù từ 1 năm đến 5 năm nếu cố tình gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho chính mình, lôi kéo người khác cùng thực hiện để làm ảnh hưởng đến kết quả khám sức khỏe mục đích để nhằm ghi nhận không đủ điều kiện sức khỏe là một hành vi gian dối bị lên án.

Do đó người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt tiền theo Nghị định 120/2013 NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng cơ yếu hoặc bị xem xét xử phạt tù theo Bộ luật hình sự 2015.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề Trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự và hậu quả pháp lý. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Có tiền sự thì có được kết hôn với người làm trong ngành công an không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về điều kiện kết hôn đối với công an.

Câu hỏi khách hàng:

Chào Luật sư, cách đây mấy tháng tôi có xô xát dẫn đến đánh nhau với một số đối tượng. Tôi bị Công an xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cố ý gây thương tích. Liệu rằng tôi có bị xem là có tiền án, tiền sự và bị cấm kết hôn với người làm trong ngành công an hay không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Thứ nhất, về việc bạn bị xử phạt vi phạm hành chính thì có bị coi là có tiền án, tiền sự hay không.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định nào trực tiếp định nghĩa khái niệm về “tiền án”, “tiền sự”. Trước đây, Nghị quyết 01/ của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/10/1990 (nay đã hết hiệu lực) có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau:

“b) Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa”.

Như vậy, tiền án được đặt ra khi phát sinh trách nhiệm hình sự. Người có tiền án (có án tích) là người đã bị kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án tích. Người được xóa án tích thì coi như chưa bị kết án (Điều 69 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017). BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định 03 hình thức xóa án tích như sau:

Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích

  1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án

  1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 72. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính. Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa đủ điều kiện để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Điều 7 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

  1. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”

Như vậy, trường hợp của bạn, bạn bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cố ý gây thương thích, chưa đủ thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt nên bạn không đủ điều kiện để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Tức bạn là người đang có tiền sự.

Thứ hai, về việc người đang có tiền sự có được kết hôn

Việc kết hôn với người thuộc ngành công an phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định của luật hôn nhân và gia đình (điều kiện kết hôn, không thuộc các trường hợp cấm kết hôn)
  2. Đáp ứng các điều kiện theo quy định trong nội bộ ngành công an, thông thường là thẩm tra lý lịch ba đời.

Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:

  1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
  2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
  3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
  4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
  5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)

Bên cạnh đó, còn một số các quy định khác nhưng tùy thuộc vào từng địa phương.

Nội dung cụ thể của việc xét lý lịch bạn có để liên hệ với Cơ quan Công an nơi bạn sinh sống để nắm được các tiêu chuẩn cụ thể.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Đối tượng miễn, giảm thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất lần đầu?

Mức thuế chuyển mục đích sử dụng đất hiện nay khá cao chiếm 50-100% giá trị chênh lệch của hai loại đất mà người dân, doanh nghiệp có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng. Vậy, trường hợp nào được miễn giảm thuế chuyển mục đích sử dụng đất? Luật sư giải đáp cụ thể:

Câu hỏi khách hàng:       

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi muốn chuyển quyền sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn để xây dựng nhà ở. Tôi có nghe nói, nếu chuyển lần đầu thì có được miễn giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất phải không? Và nếu được giảm thì giảm bao nhiêu phần trăm trên tổng giá trị thuế phải nộp?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;

– 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

– Nghị định 45/2014/NĐ-CP thu tiền sử dụng đất

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo Điều 57 Luật Đất đai 2013 về Chuyển mục đích sử dụng đất:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

  1. a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
  2. b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
  3. c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
  4. d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

  1. g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
  2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”

Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Theo Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013quy định như sau:

“1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

  1. Cơ quan tài nguyên môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển nhượng sử dụng đất, hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cập nhật chỉ đạo sửa cơ sở dữ liệu đất đau, hồ sơ địa chính

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

  1. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định

 

 

 

Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất:

Theo khoản 2 điều 5 Nghị định 45/2014NĐ-CP quy định:

“Đối với hộ gia đình, cá nhân:

  1. a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. c) Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụngđất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

– Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, khi được chuyển mục đích sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết địnhchuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, khi được chuyển mục đích sang đất ở đồng thời với chuyển từ thuê đất sang giao đất thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ (-) tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. – Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở dưới hình thức được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. d) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp theo pháp luật đất đai của người sử dụng đất sang đất ở thì căn cứ vào nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng để thu tiền sử dụng đất theo mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Bị tai nạn trên đường đi làm có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Câu hỏi khách hàng:

Chào luật sư, mong luật sư giải đáp cho tôi thắc mắc sau: Người nhà tôi là công nhân làm việc cho một công ty, khi trên đường đi làm có bị tai nạn giao thông. Trong trường hợp này thì người nhà tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;

– Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;

– Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

– Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định về Tai nạn lao động như sau:

“8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

Để được hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 45 như sau:

“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
  2. b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
  3. c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
  4. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
  5. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Điều 40 quy định các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động bao gồm:

– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Như vậy, từ những quy định trên, người lao động có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tuy nhiên phải đảm bảo những yếu tố về thời gian và tuyến đường nhất định, bởi tại nạn lao động theo quy định về giải thích từ ngữ ở trên thì tại nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Đồng thời, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn và không thuộc các trường hợp tại Điều 40 như quy định trên.

Mức hưởng chế độ tai nạn lao động được thực hiện theo quy định tại điều 48 và Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, sẽ có hai hình thức hưởng như sau:

– Thứ nhất, trợ cấp một lần:

Áp dụng khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

“a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

  1. b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

– Thứ hai, trợ cấp hàng tháng:

Áp dụng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. Mức hưởng trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

“a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

  1. b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

Cách tính cụ thể được hướng dẫn chi tiết tại Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH.

 

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động thực hiện theo quy định tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động, theo đó, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Sổ Bảo hiểm xã hội;

– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án khi đã điều trị tại nạn lao động đối với trường hợp nội trú

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tại nạn lao động theo mẫu.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

05 lưu ý quan trọng đối với doanh nghiệp trong năm 2019 Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý thành viên những chính sách, chủ trương có tác động lớn đến các doanh nghiệp trong năm 2019 sau đây:

  1. Ban hành mới 86 biểu mẫu sử dụng trong đăng ký kinh doanh

Khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh thì các biểu mẫu thực hiện thủ tục sẽ áp dụng mẫu mới được ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT bắt đầu từ ngày 11/3/2019.

Cụ thể, 86 biểu mẫu được ban hành mới bao gồm:

– 5 mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và 5 mẫu Danh sách kèm theo như Danh sách về cổ đông, thành viên hợp danh, người đại diện;

– 25 mẫu Thông báo và các văn bản khác do doanh nghiệp phát hành;

– 6 biểu mẫu quy định cho hộ kinh doanh;

– 45 mẫu văn bản quy định cho cơ quan đăng ký kinh doanh

  1. Doanh nghiệp phải tự kiểm tra việc chấp hành PLLĐ ít nhất 01 lần/năm

Đây là hoạt động tự kiểm tra của doanh nghiệp được quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH ngày 17/10/2018.

Theo đó, doanh nghiệp phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động ít nhất mỗi năm 01 lần nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có giải pháp cải tiến tuân thủ. Cụ thể như sau:

– Thời gian kiểm tra: Do doanh nghiệp quyết định;

– Thời kỳ kiểm tra: Từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra;

– Nội dung tự kiểm tra: Việc thực hiện báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; giao kết và thực hiện hợp đồng lao động….

Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.

  1. Lộ trình triển khai sử dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp

Lộ trình triển khai hóa đơn điện tử đổi với doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP như sau:

– Cơ sở kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã hoặc đã đăng ký hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng;

– Cơ sở kinh doanh mới thành lập chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, tự in hoặc mua của cơ quan thuế (hóa đơn giấy) theo quy định;

– Cơ sở kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn giấy trước 01/11/2018 thì tiếp tục sử dụng đến hết 31/10/2020.

  1. Doanh nghiệp dưới 10 NLĐ miễn gửi thang, bảng lương

Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động 2012 về tiền lương.

  1. Chế độ kế toán mới dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo Thông tư 132/2018/TT-BTC thì doanh nghiệp siêu nhỏ bắt đầu từ ngày năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/4/2019 sẽ:

+ Được lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán được hướng dẫn theo Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC năm 2016.

+ Không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng và được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng.

Thông tư 132/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/02/2019.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng