Lận đận danh phận condotel

Không như kỳ vọng, các chuyên gia cho biết số lượng condotel hiện nay đang rất lớn, song tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai năm 2024, danh phận của condotel vẫn rất mờ nhạt.

Từng là “gà đẻ trứng vàng”, phát triển ồ ạt trong giai đoạn 2015 – 2018, thế nhưng sau ồn ào từ việc thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, khó khăn trong cấp sổ hồng, đến vụ vỡ trận cam kết lợi nhuận Cocobay, phân khúc condotel rơi vào trầm lắng và chưa tìm thấy lối ra.

 Nguồn cung và lượng tiêu thụ condotel trong tháng 5/2024. Nguồn: DKRA

Nguồn cung và lượng tiêu thụ condotel trong tháng 5/2024. Nguồn: DKRA

Condotel “dò đáy”

Thực tế, theo báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), condotel xuất hiện ở nước ta từ năm 2014 và phát triển bùng nổ ở giai đoạn 2015 – 2018, hàng chục nghìn sản phẩm condotel với tổng giá trị khoảng 297.128 tỷ đồng được tung ra thị trường tại nhiều địa bàn có lợi thế du lịch như Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Đà Nẵng…

Thế nhưng bắt đầu từ năm 2019, sau những “cú đấm bồi” từ pháp lý đến cam kết lợi nhuận, dịch bệnh… loại hình sản phẩm này mất điểm trong mắt các nhà đầu tư, rơi vào trầm lắng.

Đã có nhiều kỳ vọng rằng khi các “luật đinh” của thị trường bất động sản được sửa đổi, bổ sung, condotel sẽ có “danh phận”, sớm phục hồi và ổn định.

Song, báo cáo phân tích mới đây của DKRA cho thấy sức cầu condotel hồi quý I/2024 đã xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, lượng tiêu thụ chỉ bằng 35% so với cùng kỳ, 90% dự án không ghi nhận phát sinh giao dịch trong quý. Trong khi đó, 2 tháng đầu của quý II, thị trường cũng chỉ ghi nhận 1 dự án ở giai đoạn tiếp theo và tiêu thụ được 1 căn.

Theo ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch VARS, lượng giao dịch kém do nguồn cung yếu, hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm giá trị cao, phải cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm đã cắt lỗ từ trước của các chủ đầu tư. Trong khi, niềm tin nhà đầu tư chưa được phục hồi do hành lang pháp lý chưa rõ ràng, chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết, thanh khoản kém.

“Một số dự án condotel vẫn “đóng” giỏ hàng, không phát sinh giao dịch do vướng mắc pháp lý. Để “hồi sinh” loại hình condotel, Nhà nước cần sớm “lấp đầy” khoảng trống pháp lý cho người mua, quy định ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm rõ ràng của chủ đầu tư, khách mua, đơn vị quản lý…”, ông Đính chia sẻ.

Mờ nhạt danh phận condotel

Cũng theo đánh giá của nhiều chuyên gia “mùa đông condotel” sẽ tiếp tục kéo dài. Sức cầu chung tiếp tục giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn.

Bởi lẽ, dù đã được nhắc đến tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 nhưng nội dung của 2 bộ luật quan trọng trên cho thấy, bóng dáng của loại hình condotel vẫn còn khá mờ nhạt.

Cụ thể, tại Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có 6 lần cụm từ “du lịch” được nhắc đến, tuy nhiên cụ thể loại hình căn hộ du lịch (condotel) là gì, định nghĩa, chức năng, quyền sở hữu,…. dường như vẫn chưa được thể hiện một cách rõ ràng.

Hay tại Luật Đất đai 2024 nội dung liên quan đến đất đai gắn với loại hình căn hộ du lịch, nghỉ dưỡng cũng chưa thật sự xuất hiện một cách rõ ràng, tường minh.

Tại điều 9 quy định về phân loại đất hiện không xuất hiện cụm từ “du lịch, nghỉ dưỡng” nào và loại hình condotel được cho là nằm trong phạm trù điều chỉnh của khoản đ, điểm 2 điều 9 “ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản”.

Tại điều 143 quy định về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn, dự án sản xuất kinh doanh có nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau, loại hình condotel có thể nằm trong phạm trù của khoản C, điểm 1.

Song, khái niệm về căn hộ du lịch, nghỉ dưỡng (condotel) liên quan đến xác định mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… vẫn chưa được tách bạch một cách rõ ràng, tường minh.

Trao đổi riêng với DĐDN, ông Đỗ Viết Chiến – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng condotel là loại sản phẩm mới so, thiếu hành lang pháp lý rõ ràng, thế nhưng nhiều địa phương lại cấp phép cho phát triển ồ ạt, số lượng condotel trên cả nước hiện nay là rất lớn và khó để “xử lý”.

Việc định danh cho phân khúc này đã được tính toán nhiều lần, thế nhưng rất khó. Bởi xét trên khía cạnh quy hoạch, xác định đơn vị ở sẽ làm gia tăng dân số, và đặt ra những yêu cầu nhiều hơn về hạ tầng xã hội như y tế, trường học…Cũng từ đó, để xác định loại đất thực hiện dự án là gì cũng khó khăn.

Theo ông Chiến, khung pháp lý vẫn tiếp tục là trở ngại lớn cho condotel, ngay cả Luật Đất đai 2024 hay trước đó là Nghị định 10/2023/NĐ-CP cũng khó cởi trói vấn đề cấp sổ hồng. Muốn giải phóng hàng tồn kho lớn không phải là câu chuyện một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian triển khai dài và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bên, từ Chính phủ, các ban ngành cho đến các chủ đầu tư và nhà đầu tư.

Theo: https://cafef.vn

Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường căn hộ condotel

– Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cũng như thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, lành mạnh và bền vững. Trong đó, HoREA đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường căn hộ du lịch nghỉ dưỡng (condotel) một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Cụ thể, HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đối với căn hộ condotel phục vụ mục đích du lịch.

Hiện nay, quy chuẩn và tiêu chuẩn của phòng khách sạn (không có bếp riêng), căn hộ khách sạn (phòng suite có bếp riêng), biệt thự trong khu du lịch nghỉ dưỡng đã tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế theo Luật Du lịch 2017. Tuy nhiên, quy chuẩn xây dựng condotel vẫn chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tiễn của thị trường.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thứ hai, HoREA đề xuất Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ các địa phương trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel (sổ hồng) gắn liền với quyền sử dụng đất có thời hạn tối đa 50 năm, theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024.

Đồng thời, đối với các dự án căn hộ condotel có nguồn gốc từ đất ở chuyển đổi sang đất thương mại, dịch vụ (du lịch) hoặc thuộc khu vực đã điều chỉnh quy hoạch thành đất ở, hiệp hội đề nghị cấp sổ hồng cho nhà đầu tư và khách hàng. Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận là chủ đầu tư đã chuyển đổi dự án căn hộ condotel thành dự án nhà ở thương mại và nhà đầu tư, khách hàng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất đai với Nhà nước.

Thứ ba, HoREA kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cho phép cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua căn hộ condotel thuộc các dự án ngoài khu vực bảo vệ quốc phòng, an ninh. Đề xuất này nhằm tăng thanh khoản, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư phát triển condotel, đồng thời tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển bền vững theo Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.

Theo HoREA, từ năm 2014 đến nay trên phạm vi cả nước đã xuất hiện cơn sốt đầu tư phát triển một loại hình sản phẩm bất động sản du lịch mới, gồm các dự án căn hộ khách sạn, biệt thự, nhà phố trong các khu du lịch nghỉ dưỡng. Loại hình này tập trung phát triển tại các khu vực ven biển, hải đảo như Vân Đồn, Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc, và tại Lâm Đồng, Đồng Nai… Trong đó, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc là 3 địa bàn đang phát triển “nóng”.

Theo số liệu thống kê của 16 tỉnh thành cho thấy, chỉ riêng các khu du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn (từ 50 ha trở lên) đã có 77 dự án, với tổng diện tích 18.019 ha; có 16.537 phòng khách sạn, 12.056 căn hộ condotel, 11.174 biệt thự nghỉ dưỡng. Ngoài ra, còn có hơn 120 dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quy mô vừa và nhỏ, có diện tích dưới 50 ha/khu.

Từ năm 2015 đến tháng 9/2017, cả nước đã có 71 dự án condotel, officetel được cấp phép với tổng số 25.639 căn. Trong đó, có 15.010 căn hộ condotel (Hà Nội 4.114 căn, TP. HCM 208 căn, Đà Nẵng 4.565 căn và các tỉnh khác 5.823 căn); 10.629 căn officetel (Hà Nội 3.726 căn, TP. HCM 6.424 căn và các tỉnh khác 479 căn).

HoREA cho rằng, những số liệu này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường condotel và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ để đảm bảo sự phát triển minh bạch, bền vững và phù hợp với thực tiễn thị trường.

PV (t/h

Condotel, Flexhome sẽ còn “nghỉ dưỡng” trong năm 2025?

Chuyên gia dự báo thị trường giao dịch các loại hình bất động sản du lịch nghỉ dưỡng như căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự biển, căn hộ biển (flexhome), sẽ tiếp tục ảm đạm trong năm 2025.

Theo DKRA, năm 2025 sẽ có khoảng 6.500 sản phẩm mở bán gồm 3.000 căn condotel, 1.500 căn biệt thự và gần 2.000 căn nhà phố thương mại. Con số này tăng gần 3 lần so với 2024, nhưng nếu so với giai đoạn cao điểm 2018-2019 chỉ bằng một phần nhỏ.

Hội môi giới bất động sản Việt Nam (Vars) cũng cho rằng năm nay, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tăng khoảng 80% so với năm ngoái (tương đương gần 8.000 sản phẩm), chủ yếu là căn hộ dịch vụ. Việc hoàn thiện khung pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án hạ tầng, hấp lực từ ngành du lịch… là lực đỡ cho việc tăng nguồn cung ra thị trường.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, 2025 mới chỉ là năm bất động sản nghỉ dưỡng “bớt khó”, còn để tăng nhiệt và bứt phá, đây chưa phải thời điểm.

Ông Võ Hồng Thắng, Phó tổng giám đốc DKRA, cho rằng vướng mắc pháp lý đã có hướng ra nhưng chưa được giải quyết triệt để. Phần lớn nhà đầu tư loại hình này vẫn chờ tín hiệu từ thị trường khi hành lang pháp lý mới được áp dụng. Điều này dẫn đến thanh khoản khó có sự đột phá dù nguồn cung cải thiện.

Bên cạnh đó, phân khúc du lịch, nghỉ dưỡng cũng chịu thách thức không nhỏ khi áp dụng bảng giá đất mới theo giá thị trường.

Cụ thể là giá đất tăng cao sẽ kéo theo gia tăng chi phí thuê đất, bất động sản nghỉ dưỡng thuộc loại hình đất thương mại dịch vụ có thời hạn sở hữu. Với những dự án cần gia hạn thời gian thuê, chi phí đóng tiền là một ẩn số lớn, tác động mạnh đến cả chủ đầu tư và nhà đầu tư đang sở hữu tài sản này. Nếu tính toán không kỹ, bất động sản nghỉ dưỡng rất dễ trở thành tiêu sản. Điều đó tạo tâm lý thận trọng với loại hình này.

Theo ông Lưu Quang Tiến, để bất động sản nghỉ dưỡng sôi động, vẫn cần thêm một vài năm nữa. Rào cản lớn của phân khúc này là câu chuyện hiệu suất đầu tư và bội thực nguồn cung. Sau nhiều năm tăng trưởng nóng, giá bán và nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng đang khá nhiều, giá cũng cao nhưng khai thác thương mại lại chưa được như kỳ vọng. Ngoài ra, những tranh chấp giữa chủ đầu tư và người mua tại nhiều dự án trước đó tạo tâm lý thận trọng khi tiếp cận và lựa chọn bất động sản nghỉ dưỡng.

“Trong bối cảnh nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng cải thiện chưa nhiều, tâm lý đầu tư còn yếu thì 2025 sẽ là năm bớt khó khăn nhưng chưa thể hoàn toàn khởi sắc”, ông Tiến đánh giá.

Theo giới chuyên gia, hiện nay có 2 vấn đề lớn có thể quyết định “cục diện” của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng là thanh khoản và niền tin.

Theo đó, trong giai đoạn cao điểm 2015-2019, mỗi năm thị trường cho ra hàng nghìn căn biệt thự, nhà phố, condotel, nhưng chất lượng khai thác thấp, thị trường hấp thụ không kịp. Việc phụ thuộc lớn vào dòng khách quốc tế khiến nguồn thu từ hoạt động cho thuê và kinh doanh của các dự án bất động sản nghỉ dưỡng bị ảnh hưởng.

Chính sách cam kết lợi nhuận của chủ đầu tư từng là “chiêu bài” thu hút khách hàng nhiều năm trước, hiện trở thành điểm yếu gây ra nhiều vụ đổ vỡ khi chủ đầu tư không thực hiện được cam kết, khiến nhà đầu tư quay lưng. Không giải được bài toán lợi nhuận, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ còn khó khăn.

Theo bà Phạm Thị Miền, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường của Vars, lực cầu năm nay sẽ có sự cải thiện ở các thị trường trọng điểm có hạ tầng tốt và lượng khách quốc tế ổn định. Còn với thị trường chung, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể tạo bứt phá. Một số khu vực vẫn đang thừa nguồn cung nghỉ dưỡng cao cấp chưa đưa vào vận hành do chưa hoàn thiện hạ tầng, tiện ích. Nếu muốn chờ thị trường này nhộn nhịp như năm 2018, sẽ phải mất thêm một vài năm nữa.

Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng, căn hộ dịch vụ (condotel) sẽ là phân khúc có thể tín hiệu khởi sắc nhưng chỉ với những dự án đã được cấp sổ. Còn với biệt thự và nhà phố thương mại nghỉ dưỡng, nhu cầu sẽ kén chọn hơn và chỉ tập trung vào những thị trường trọng điểm về du lịch, với giá bán trên dưới 10 tỷ đồng.

Theo An Diệp

Nhịp sống thị trường

Tư vấn về hành vi lấn chiếm đất đai

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về lấn chiếm quyền sử dụng đất.

Thưa quý luật sư, tôi có trường hợp như sau, anh A có hai lô đất có sổ đỏ , một lô diện tích 285m2, một lô diện tích 200m2, anh A bán cho anh B là em trai mảnh đất có diện tích 200m2, đã sang tên sổ đỏ cho anh B, 2 lô đất này không có rào chắn.

Sau khi bán đất, anh A vào nam làm việc hơn 10 năm trở về bán mảnh đất còn lại cho người khác, nhưng anh B lại tự ý xây chuồng trại lên mảnh đất của anh A mà không xin phép, tổng diện tích lấn chiếm là 35m2. Anh A có yêu cầu anh B di chuyển chuồng trại ra chỗ khác để anh A bán đất, nhưng anh B nhất quyết không đồng ý, anh A tạo điều kiện đưa một số tiền cho anh B nhưng anh B không nhận. Giờ có cách nào để lấy lại đất cho anh A được không ạ. Xin quý luật sư tư vấn giúp em .

Em xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013.

Nghị định 102/2014/NĐ-CP Nghị định được Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 11 năm 2014

  1. Nội dung tư vấn:

Tại Điều 12 Luật đất đai 2013 có quy định:

“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

  1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

  1. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
  2. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

Tại Điều 10 Nghị định 102/2014, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có quy định như sau:

“Điều 10. Lấn, chiếm đất

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
  2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
  3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi lấn đất, chiếm đất có thể sẽ bị phạt tiền như sau:

– Đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

– Đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

– Đối với hành vi lấn, chiếm đất ở thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm đất sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm hoặc buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.

Ngoài ra, người sử dụng đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi lấn, chiếm đất nếu đáp ứng hết tất cả các điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 228 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai:

“1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Phạm tội 02 lần trở lên;
  4. c) Tái phạm nguy hiểm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”

Theo quy định trên, khi anh B có hành vi xâm lấn, anh A có quyền khởi kiện, yêu cầu phía bên kia dừng hành vi xâm chiếm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Nếu anh B không trả lại phần đất lấn chiếm, anh A có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản để giải quyết.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai:

Khoản 3, 4 Điều 202 Luật Đất Đai:

-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

-Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

+) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trườnghoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Những khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tòa án

Tòa án và trọng tài thương mại đều là những hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Thủ tục của hai cơ quan này đều dựa trên những nguyên tắc chung như tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, đảm bảo sự độc lập của người tài phán. Tuy nhiên, cơ chế tố tụng của hai cơ quan này có những sự khác biệt cơ bản về tính chất pháp lý, thẩm quyền, điều kiện thụ lý, nguyên tắc xét xử…Cho đến nay thì hai phương thức hành nghề – xét xử và trọng tài – được gọi là những sự lựa chọn có thể thay thế trong một tình huống giải quyết tranh chấp. Cái ranh giới của sự pha trộn đó có khi gây ra sự nhầm lẫn và cũng cần được nhìn nhận rõ nét hơn cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Khác nhau về thẩm quyền, pháp lý

Theo đó, giữa tòa án và trọng tài có sự khác biệt rõ về tính chất pháp lý. Tòa án là cơ quan nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp. Trong quá trình tố tụng, tòa án nhân danh Nhà nước để xem xét, xử lý vi phạm pháp luật nhằm duy trì trật tự công cộng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà kinh doanh.

Trong khi các trung tâm trọng tài là các tổ chức phi chính phủ, mang tính chất xã hội, nghề nghiệp. Các trung tâm trọng tài không do Nhà nước quyết định thành lập, mà do các trọng tài viên thỏa thuận xin phép Nhà nước để được thành lập. Các trung tâm trọng tài không nằm trong cơ cấu thiết chế nào của bộ máy nhà nước và cũng không phải là một cơ quan xét xử của Nhà nước.

Trọng tài được thành lập nhằm cung cấp cho các nhà kinh doanh một cơ chế giải quyết tranh chấp nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện, phù hợp với tâm lý của doanh nghiệp. Chính sự khác biệt cơ bản này làm nên sự khác biệt về tố tụng giữa hai cơ quan trên.

Về thẩm quyền theo vụ việc, tòa án có thẩm quyền rộng hơn (giải quyết hầu hết tất cả tranh chấp trong kinh doanh) so với trọng tài. Thẩm quyền của trọng tài chỉ được xác lập khi có sự thỏa thuận của các bên trong tranh chấp.

Thẩm quyền theo lãnh thổ thì không phải vụ tranh chấp trong kinh doanh nào cũng được tòa thụ lý giải quyết. Đơn kiện chỉ được tòa án thụ lý giải quyết khi được chuyển đến tòa án có thẩm quyền giải quyết. Ngược lại, ở cơ chế trọng tài, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn bất cứ trung tâm trọng tài nào để giải quyết theo ý muốn và sự tín nhiệm của họ. Khi tranh chấp đã được các bên thỏa thuận đưa ra trung tâm trọng tài nào giải quyết thì trung tâm đó có quyền thụ lý tranh chấp.

Như vậy, về thẩm quyền vụ việc thì tòa án có thẩm quyền rộng hơn so với trọng tài, còn thẩm quyền lãnh thổ trong tố tụng trọng tài lại không được đặt ra.

7 khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tòa án - ảnh 2

7 khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tòa án - ảnh 3

Trọng tài chỉ xét xử một lần

Trung tâm trọng tài chỉ xét xử một lần đối với các tranh chấp kinh doanh, thương mại, phán quyết của trọng tài là chung thẩm, có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo, kháng nghị. Đây là nguyên tắc đặc trưng của tố tụng trọng tài so với tòa án. Nó xuất phát từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí và quyền định đoạt của các bên đương sự. Họ đã tự lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải phục tùng quyết định của người đó.

Đối với tố tụng tòa án thì có nhiều cấp xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm, thậm chí còn bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

Về điều kiện khởi kiện, do xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện nên các bên đương sự hoàn toàn có thể lựa chọn các hình thức trọng tài mà họ cho là phù hợp. Lựa chọn này trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa các chủ thể, không có sự áp đặt ý chí của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.

Chính vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra, các bên chỉ có thể đưa vụ tranh chấp ra trung tâm trọng tài để giải quyết khi đã có sự thỏa thuận trước về việc này. Điều này có nghĩa là sự thỏa thuận trọng tài là điều kiện quyết định quyền khởi kiện của đương sự. Đây là điều mà trong tố tụng tòa án không có.

Trọng tài không có nguyên tắc xét xử tập thể như tòa án. Việc chọn một hay nhiều trọng tài viên để giải quyết tranh chấp cho mình là quyền của các bên tranh chấp, pháp luật không can thiệp. Pháp luật chỉ can thiệp khi các bên không thỏa thuận được về cách thức lựa chọn trọng tài viên.

Ví dụ, khi các bên không nhất trí chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp thì mỗi bên tranh chấp sẽ chọn cho mình một trọng tài viên. Hai người được chọn sẽ chọn một người thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Trường hợp hai trọng tài không chọn được người thứ ba đó thì quyền quyết định thuộc về chủ tịch trung tâm trọng tài.

Công khai hay giữ kín thông tin?

Cũng theo LS Hậu, việc xét xử của tòa án không chỉ có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự mà còn có ý nghĩa giáo dục việc tuân theo pháp luật. Do vậy, hầu hết các phiên tòa đều được tiến hành công khai, các bản án thường được công bố rộng rãi trước công chúng. Điều này dẫn đến khó khăn khi bảo vệ các thông tin bí mật kinh doanh. Trong khi tố tụng trọng tài thì mọi tình tiết và kết quả không được công bố (nếu không có sự chấp thuận của các bên). Xuất phát từ nhu cầu phải bảo vệ bí mật nghề nghiệp kinh doanh mà pháp luật không buộc các phiên họp xét xử trọng tài phải công khai. Quyết định của trọng tài cũng sẽ được giữ bí mật, không công khai nếu các bên không có yêu cầu. Nguyên tắc này hoàn toàn khác với nguyên tắc xét xử công khai của tòa án.

Tố tụng trọng tài là một thủ tục hết sức mềm dẻo và linh hoạt. Các thủ tục đơn giản, thuận tiện, đảm bảo thời cơ kinh doanh của các bên tranh chấp.

Ví dụ, các bên tranh chấp có thể chọn tổ chức trọng tài, trọng tài viên mà mình tin tưởng để giải quyết vụ kiện, chọn địa điểm để tiến hành trọng tài, thậm chí các bên có thể thỏa thuận với nhau lập ra quy tắc tố tụng áp dụng cho vụ kiện.

Trong khi tòa án bị ràng buộc bởi các quy tắc tố tụng nghiêm ngặt, phải tuân thủ các yêu cầu nhiều khi mang tính nghi thức, luật áp dụng được coi là bất di bất dịch.

Công bố kết luận điều tra vụ học sinh Trường Gateway chết trên xe đưa đón

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) vừa hoàn tất điều tra vụ bé trai 6 tuổi Trường Gateway tử vong trên xe đưa đón, qua đó làm rõ những tình tiết “bí ẩn” và trách nhiệm của những người liên quan trong vụ án

Theo đó, vụ việc bé Lê Hoàng Long (6 tuổi, học sinh lớp 1 Tokyo, Trường tiểu học Gateway) tử vong trong xe ôtô đưa đón, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố hai bị can Nguyễn Bích Quy (SN 1964, người đưa đón) và Doãn Quý Phiến (SN 1966, tài xế) về tội “vô ý làm chết người”.

Bị can Nguyễn Thị Thủy (SN 1990, chủ nhiệm lớp 1 Tokyo) bị đề nghị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Quả bóng bay trên xe của học sinh quên từ hôm trước

Theo kết luận điều tra, khoảng 6h ngày 6-8-2019, tài xế Doãn Quý Phiến lái ôtô 16 chỗ BKS 29B-069.56 đón bà Quy để đi đón 13 học sinh Trường Gateway, trong đó có cháu Lê Hoàng Long (6 tuổi, trú tại tòa Trung Yên Plaza).

Thời điểm ở nhà đi, bé Long mặc áo phông đỏ có dòng chữ “Gateway”. Gia đình cũng chuẩn bị cho bé Long một áo phông màu ghi khác có dòng chữ “Gateway” và cho sách vở vào balô trước khi tới trường.

Lúc lên xe, bé Long ngồi hàng ghế thứ 4 từ trên xuống (xe có 5 hàng ghế). Vị trí bé Long ngồi trên trần ôtô có một quả bóng bay màu vàng.

Theo kết luận điều tra, quả bóng bay này do một học sinh khác lấy ở sân trường mang lên ôtô từ một ngày trước (ngày 5-8).

Sau khi đủ học sinh lên xe, tài xế Phiến lái xe tới Trường Gateway (số 89 Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội).

Tới trường, tài xế Phiến dừng xe ở cổng phụ và ngồi ở ghế lái, bà Quy mở cửa cho các cháu xuống.

Bà Quy bế và dắt hai bé sinh đôi xuống trước vì các cháu quấy khóc, sau đó không kiểm tra bên trong xe còn học sinh hay không mà đóng ngay cửa xe, để quên bé Long trong ôtô.

Tài xế Phiến cũng không kiểm tra lại mà lái ôtô về ký túc xá Học viện Báo chí và tuyên truyền gửi. Sau khi dừng đỗ, tài xế Phiến xuống xe, tắt máy, bấm khóa tự động rời đi, không kiểm tra khoang hành khách, không làm vệ sinh trong xe và mặt ngoài xe ôtô.

Kết luận điều tra cũng cho thấy, mặc dù không kiểm đếm học sinh khi xuống xe nhưng bà Quy vẫn ghi vào sổ nhật ký xe buýt là học sinh đi thực tế là 13, không có học sinh xuống muộn. Từ đó dẫn đến việc để quên bé Long trên ôtô.

Công an xác định hành vi của bà Quy, ông Phiến đã cấu thành tội “vô ý làm chết người”, quy định tại điều 128 Bộ luật hình sự.

Công bố kết luận điều tra vụ học sinh Trường Gateway chết trên xe đưa đón - Ảnh 2.

Trường tiểu học Gateway nơi xảy ra vụ bé trai 6 tuổi tử vong trên xe đưa đón – Ảnh: NAM TRẦN

Giáo viên thấy học sinh vắng không báo nhà trường

Theo kết luận điều tra, khoảng 7h50 ngày 6-8-2019, cô Nguyễn Thị Thủy vào lớp điểm danh, phát hiện bé Long vắng nhưng không ghi sĩ số, không cập nhật kết quả lên hệ thống, phần mềm của nhà trường.

Gần trưa, nhân viên giáo vụ nhà trường nhắc nhở và hướng dẫn bị can Thủy cập nhật sĩ số điểm danh lên hệ thống.

Sau đó, bị can Thủy cập nhật nhưng đề bé Long vắng có lý do lên hệ thống quản lý học sinh của nhà trường.

Đến chiều cùng ngày, khi đón các học sinh về, bà Quy phát hiện bé Long nằm bất tỉnh trong xe ôtô sau ghế lái. Dù được nhân viên y tế tại trường sơ cứu và đưa vào viện nhưng bé Long được chẩn đoán “ngừng tuần hoàn ngoại viện”.

Sau khi xảy ra sự cố, ngày 7-8, bị can Nguyễn Thị Thủy nhờ nhân viên giáo vụ kiểm tra lại cập nhật điểm danh học sinh trên phần mềm. Bị can Thủy còn nhờ giáo vụ sửa bé Long vắng mặt không có lý do.

Tại cơ quan công an, bị can Thủy khai biết rõ học sinh vắng mặt không lý do nhưng không liên lạc, trao đổi với gia đình dẫn đến không phát hiện ra sự việc bé Long bị bỏ quên trong ôtô.

Bé Long tử vong do sốc nhiệt

Theo kết luận điều tra, bé Long tử vong do suy hô hấp tuần hoàn do sốc nhiệt trong không gian không giới hạn, loại trừ nguyên nhân tử vong do tác động ngoại lực.

Quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy đã trưng cầu Viện Khoa học hình sự – Bộ Công an giám định hình ảnh thu tại Trường Gateway.

Theo bản kết luận giám định, 65 tập tin video, 52 tập tin hình ảnh thu thập tại Trường Gateway không phát hiện dấu vết cắt ghép, chỉnh sửa nội dung.

Ngoài ra, hình ảnh thu tại ký túc xá Học viện Báo chí và tuyên truyền cũng không phát hiện dấu vết chỉnh sửa.

Theo Tuổi trẻ

Mua giấy tờ từ người nhặt rác đêm để đi lừa đảo

Mới đây, xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Trần Chấn Đức (SN 1965, ngụ tại phường 5, quận 5) bốn năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp với bản án về tội mua bán trái phép ma tuý đang thi hành, tổng cộng bị cáo phải chấp hành chung là 20 năm tù.

Đức đã lợi dụng sự thiếu kiểm tra của nhân viên tín dụng Công ty Home Credit làm việc tại các cửa hàng Thế giới di động để lừa đảo. Trong vòng hai tháng (tháng 12-2016 đến tháng 2-2017), Đức đến các cửa hàng Thế giới di động để mua điện thoại trả góp theo chương trình của công ty Home Credit.

Mua giấy tờ từ người nhặt rác đêm để đi lừa đảo - ảnh 1
Bị cáo Trần Chấn Đức. Ảnh: H.Y

Cơ quan chức năng xác định Đức đã chiếm đoạt từ 16 hợp đồng tín dụng của công ty này với số tiền 81,5 triệu đồng. Quá trình điều tra, công an không thu giữ được bản chính của 16 giấy chứng minh nhân dân và giấy phép lái xe mà Đức sử dụng để lừa đảo nên không giám định được. Vì vậy, không có căn cứ để khởi tố điều tra xử lý đối với Đức về tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Đối với 3 hợp đồng vay khác gần 20 triệu đồng liên quan đến 3 đối tượng, cơ quan điều tra chưa xác định được lai lịch. Còn Đức không thừa nhận và không có chứng cứ để chứng minh Đức tham gia giúp sức thực hiện hành vi chiếm đoạt nên cơ quan điều tra tiếp tục điều tra làm rõ.

HOÀNG YẾN

Đất đang thế chấp trong ngân hàng có xây dựng nhà ở được không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Đất đang thế chấp trong ngân hàng có xây dựng nhà ở được không?

Câu hỏi khách hàng:

Chào Luật sư, năm 2018 gia đình tôi có thế chấp một mảnh đất tại phường A thành phố B để vay khoản tiền 500 triệu tại ngân hàng. Nay gia đình tôi muốn xin giấy phép xây dựng để xây nhà trên đất thì có được không? Thủ tục để xin giấy phép xây dựng trong trường hợp này như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015

– Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014;

– Thông tư số 15/2016/TT-BXD  ngày 30 tháng 06 năm 2016 hướng dẫn về Cấp giấy phép xây dựng

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Thứ nhất, có được xây dựng nhà trên đất đang thế chấp trong Ngân hàng không?

Căn cứ quy định tại Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015 về các quyền của bên thế chấp như sau:

– Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

– Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

– Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và lấy giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

– Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thé chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.

– Trường hợp tài sản thế chấp là khi hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

– Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

– Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Như vậy, theo quy định trên, đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, bạn vẫn được quyền làm tăng giá trị tài sản thế chấp, trong đó có việc xây dựng nhà trên đất.

Thứ hai, trình tự thủ tục xây dựng nhà trên đất đang thế chấp trong ngân hàng

Do đất này bạn đang thế chấp trong Ngân hàng, nên về thủ tục, ngoài việc xin giấy phép xây dựng tại UBND, bạn cần thông báo cho Ngân hàng về việc xây dựng nhà trên đất về đề nghị Ngân hàng tạo điều kiện cung cấp các hồ sơ, tài liệu để bạn có thể thực hiện được việc xin Giấy phép xây dựng. Thông thường, Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn ký thêm phụ lục hợp đồng để thế chấp cả ngôi nhà mới xây dựng trên đất nhằm tránh tranh chấp phát sinh sau này khi xử lý tài sản thế chấp.

Căn cứ vào Thông tư số 15/2016/TT-BXD, nếu đất của gia đình bạn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 93 Luật xây dựng 2014 về Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ, bạn tiến hành làm hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 17 Thông tư 15/2016/TT-BXD). Hồ sơ bao gồm:

  1. i) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD.
  2. ii) Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

iii) Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật xây dựng gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 –1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện,thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được các cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

  1. iv) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Đối với nhà ở riêng lẻ dưới 03 tầng và có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2, hộ gia đình có thể tự tổ chức thiết kế và chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.

Như vậy, mặc dù đất đang thế chấp trong ngân hàng, gia đình bạn vẫn được xây nhà trên đất. Tuy nhiên bạn cần phải thống báo với Ngân hàng về việc muốn xây nhà trên đất, yêu cầu Ngân hàng cung cấp bản sao các giấy tờ và bạn 02 bộ hồ sơ như hướng dẫn ở trên đến UBND cấp quận huyện để thực hiện việc xin Giấy phép xây dựng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Băng nhóm thanh, thiếu niên táo tợn gây ra liền 4 vụ cướp trong 1 đêm

(NLĐO)- Chỉ trong một đêm, một ổ nhóm thanh, thiếu niên mang theo dao, kiếm thực hiện liền 4 vụ cướp tài sản với hành vi rất manh động, táo tợn. Khi phát hiện “con mồi” chúng liền áp sát, sử dụng dao, kiếm uy hiếp để cướp tài sản.

Ngày 5-12, Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, đã trực tiếp kiểm tra, động viên và quyết định thưởng “nóng” Ban Chuyên án gồm: Phòng Cảnh sát hình sự, Công an quận Long Biên, Công an huyện Gia Lâm với thành tích điều tra, truy bắt nhanh ổ nhóm 5 đối tượng dùng dao kiếm gây ra 4 vụ cướp trong đêm 29-11 vừa qua.

Băng nhóm thanh, thiếu niên táo tợn gây ra liền 4 vụ cướp trong 1 đêm - Ảnh 1.

Các đối tượng bị lực lượng Cảnh sát hình sự bắt giữ

Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội phát hiện 1 nhóm đối tượng sử dụng xe máy, mang theo hung khí như dao, kiếm phóng lợn lợi dụng những tuyến đường vắng, khu vực giáp ranh quận Long Biên và huyện Gia Lâm (TP Hà Nội) để cướp tài sản. Khi phát hiện “con mồi”, các đối tượng đã áp sát, sử dụng dao, kiếm để uy hiếp, buộc bị hại phải đưa tài sản cho chúng.

Những hình ảnh vi phạm của các đối tượng được hệ thống camera ghi lại, gây bức xúc, lo ngại cho người dân.

Trước tình hình trên, Công an TP Hà Nội trực tiếp chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự nhanh chóng phối hợp với Công an quận Long Biên, Công an huyện Gia Lâm… tập trung các biện pháp nghiệp vụ điều tra, xác minh và truy bắt những đối tượng gây án.

Băng nhóm thanh, thiếu niên táo tợn gây ra liền 4 vụ cướp trong 1 đêm - Ảnh 2.

Các đối tượng sử dụng xe máy đã được tháo rời biển kiểm soát để đi cướp nhằm tránh bị lực lượng Công an phát hiện

Chỉ sau 3 ngày triển khai lực lượng, Đội Chống cướp giật của Phòng Cảnh sát hình phối hợp với Công an quận Long Biên và Công an huyện Gia Lâm đã bắt giữ 5 đối tượng trong ổ nhóm tội phạm gồm: Hà Việt Khánh (sinh năm 2001) và Dương Bảo A. (sinh năm 2002, cùng ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội); Trần Hoài N. (sinh năm 2003, ở phường Nhân Chính, quận Hoàng Mai, Hà Nội); Trần Nhật A. (sinh năm 2003, ở phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội); Đỗ Quốc D. (sinh năm 2002, ở phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). 2 trong số 5 đối tượng này có tiền án về tội cướp tài sản, cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng.

Một chiếc điện thoại iPhone XS của bị hại cùng 2 xe máy các đối tượng dùng để đi cướp tài sản cũng bị lực lượng Cảnh sát hình sự thu giữ.

Qua đấu tranh khai thác, bước đầu các đối tượng đã khai nhận gây ra 4 vụ cướp tài sản trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, rạng sáng ngày 29-11, các đối tượng chở nhau trên nhiều xe máy và cầm theo tuýp sắt có hàn dao phóng ở đầu đi trên đường đê thuộc địa phận huyện Gia Lâm với mục đích cướp tài sản. Tại đây, các đối tượng phát hiện chị Nguyễn Th.L. (ở Hà Nội), điều khiển xe máy đang đi một mình xuống dốc Đa Tốn nên đã đuổi theo để cướp. Áp sát được xe của chị L., các đối tượng dùng dao đe dọa, yêu cầu chị L. bỏ hết tài sản. Quá sợ hãi, chị L. đã buộc phải đưa cho các đối tượng 1 chiếc điện thoại iPhone 6S.

Băng nhóm thanh, thiếu niên táo tợn gây ra liền 4 vụ cướp trong 1 đêm - Ảnh 3.

Một số điện thoại tang vật vụ án đã được Phòng Cảnh sát hình sự thu giữ

Ngay sau đó, các đối tượng tiếp tục sử dụng 3 xe máy đi vào trong ngõ 720 đường Nguyễn Văn Cừ hướng về cầu Chui, Long Biên để cướp tài sản. Tại đây, nhóm đối tượng trên phát hiện anh Đỗ M.H. (ở Hà Nội) đang đi xe máy điện theo chiều ngược lại liền quay đầu đuổi theo chặn đánh cướp tài sản. Đối tượng Khánh nhảy xuống dùng tuýp sắt hàn dao phóng lợn chém vào đầu xe của anh H. nhưng may mắn anh Hiếu đã tránh được và phóng xe bỏ chạy. Các đối tượng đuổi theo đến trước cửa 1 chung cư gần đó thì chặn được xe của anh H.. Đối tượng D. xuống xe dùng vũ lực đe dọa và lục soát lấy đi của anh H.: 01 điện thoại iPhone 6S cùng 200.000 đồng rồi cả nhóm tẩu thoát.

Khi đến đê sông Đuống cách cầu Đuống khoảng 300 mét, ổ nhóm đối tượng này tiếp tục phát hiện thấy anh Nguyễn V.N. (ở Hà Nội) đang điều khiển xe máy đi ngược chiều đường. Các đối tượng cũng sử dụng dao kiếm chặn đầu xe của anh N. và chiếm đoạt 1 chiếc điện thoại, ví tiền.

Đến khoảng hơn 3 giờ sáng cùng ngày 29-11, vẫn thủ đoạn sử dụng xe máy áp sát và dùng hung khí nguy hiểm để để đe dọa, các đối tượng đã buộc anh Đinh Q.A. (ở Hà Nội) phải đưa 1 điện thoại iPhone XS. Sau khi cướp được tài sản, các đối tượng phóng xe tẩu thoát. Đến khoảng 4 giờ sáng, các đối tượng chạy về khu vực ga Trần Quý Cáp để L. và N. vào bán số điện thoại cướp được lấy tiền chia nhau.

Mở rộng điều tra, cũng với phương thức thủ đoạn như trên, các đối tượng còn khai nhận gây ra 2 vụ cướp tài sản khác vào rạng sáng ngày 29-11 trên địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Những vụ án này đang được Phòng Cảnh sát hình sự xác minh tìm bị hại, đồng thời mở rộng điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng trước pháp luật.

Đại tá Nguyễn Thanh Tùng đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự cùng với Công an các quận Long Biên, huyện Gia Lâm và lực lượng Cảnh sát hình sự toàn TP Hà Nội tiếp tục mở rộng điều tra vụ án và sớm đưa các đối tượng ra xét xử trước pháp luật nhằm răn đe, phòng ngừa, không để xảy ra vi phạm tương tự trên địa bàn, đảm bảo tuyệt đối bình yên cho nhân dân Thủ đô.

Nguồn : nld.com.vn

Lô heroin 180 tỷ đồng nguỵ trang trong 6 bao tải

TP HCM – Nhà kho ở khu đường vắng thuộc huyện Bình Chánh được thuê hai triệu đồng mỗi tháng để cất 6 bao tải chứa 446 bánh heroin có giá trị gần 180 tỷ đồng.

446 bánh heroin bị thu giữ. Ảnh. Sơn Hà

446 bánh heroin bị thu giữ. Ảnh: Sơn Hà

Thiếu tướng Phạm Văn Các, Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C04, Bộ Công an) cho biết ngày 3/11 khi đồng loạt khám xét 5 địa điểm ở huyện Bình Chánh, nhà chức trách phát hiện nhà kho.

446 bánh heroin được ngụy trang trong 6 bao tải chứa hạt nhựa. Lô ma túy này đang chuẩn bị “xuất đi nước ngoài bằng đường biển”, ước tính trị giá hơn 6 triệu USD (gần 180 tỷ đồng). Nếu mọi việc trót lọt, giá sau đó có thể tăng gấp 3-4 lần, tướng Các nói.

C04 đã phối hợp với Cảnh sát Đài Loan (Trung Quốc) bắt hai nghi can cầm đầu đường dây là Yang Po Hung (A Hùng) và Yang Kai Chen (A Chen), đồng thời truy nã một người Đài Loan khác. Nhà chức trách xác định đường dây của chúng vận chuyển heroin bằng hình thức giấu trong các bao nhựa, phế liệu, băng keo đóng trong các container đưa từ Campuchia về Việt Nam rồi sang Đài Loan.

Theo lãnh đạo Cục C04, việc phát hiện ma tuý số lượng lớn này nằm trong diễn biến mở rộng điều tra đường dây vận chuyển 895 bánh Heroin trên xe bán tải hồi tháng 3 tại TP HCM. Nghi can cầm đầu đường dây này đã trốn khỏi TP HCM, sang Camphuchia chỉ đạo Yang Po Hung (A Hùng) và Yang Kai Chen (A Chen) từ Đài Loan đến TP HCM để tiếp tục điều hành hoạt động.

A Hùng và A Chen thuê một số người Việt Nam đứng tên thuê 5 địa điểm tại huyện Bình Chánh để làm chỗ ở, xưởng sản xuất băng keo nhựa và hạt nhựa. Trong số này kho chứa ma túy được thuê với giá hai triệu đồng một tháng. Chúng núp bóng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa để cất giấu, vận chuyển ma túy.

Liên quan đường dây này, ngày 18/10, cảnh sát Đài Loan (Trung Quốc) bắt giữ container chứa 400 bao tải hạt nhựa PVC được vận chuyển từ TP HCM, thu giữ 56 bánh heroin giấu trong 11 bao tải chứa hạt nhựa.

“Kết thúc chuyên án, Việt Nam và Đài Loan thu giữ tổng cộng 1.397 bánh heroin. Đây là lượng ma tuý lớn nhất trong một chuyên án mà Bộ Công an triệt phá”, lãnh đạo Cục C04 nói.

  Nguồn : Vnexpress

Vụ anh trai giết cả nhà em ruột: Kiểm điểm nhiều cán bộ Công an Đan Phượng

Theo Trung tướng Đoàn Duy Khương, vụ ở anh trai sát hại cả nhà em ruột ở huyện Đan Phượng là vụ điển hình về phòng ngừa xã hội rất yếu kém, trong đó có trách nhiệm của lực lượng của công an, nhất là công an cơ sở.

Hành trình mẹ Hồ Duy Hải níu mạng sống của con

(PL)- 12 năm đằng đẵng mẹ tử tù Hồ Duy Hải ngược xuôi Nam Bắc, bán cả căn nhà duy nhất để kêu oan cho con, bà cũng cạn khô nước mắt vì con.

Câu chuyện về việc những người mẹ đi kêu oan để níu lại mạng sống tử tù Hồ Duy Hải đã được nhiều cơ quan báo chí phản ánh. Thế nhưng ít ai biết rằng trong hành trình ấy bà và những người thân đã phải trải qua biết bao khó khăn, thử thách và đánh đổi bằng sự cố gắng không biết mệt mỏi.

Tài sản trong nhà cứ cạn kiệt dần

Từ TP.HCM đến huyện Thủ Thừa, Long An không xa bởi chỉ phải di chuyển chừng 40 km. Nhưng đến xã Nhị Thành hỏi thăm nhà bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải thì được biết bà Loan cùng con gái đã dọn đi chỗ khác cách đây mấy tháng. Thế rồi chúng tôi cũng tìm ra được chỗ ở mới của bà Loan, nằm sâu trong một con đường nhỏ, bên cạnh cánh đồng, phía sau một ngôi chùa.

Đây không phải là nhà của bà Loan mà là hai mẹ con bà đang ở nhờ nhà người anh. Bàn tay chai sạn gạt vội giọt nước mắt trên má, bà Loan kể về hành trình giữ lại mạng sống cho Hồ Duy Hải với tâm trạng nghẹn ngào.

Bà bảo suốt 12 năm trời cứ trông đến ngày thăm nuôi, bà đến trại giam cách nhà chừng 20 km thăm Hải. Thời gian còn lại bà đi cậy nhờ, cầu cứu khắp nơi kêu oan cho con. Bà phải gom góp tiền bạc để cố gắng lặn lội ra Hà Nội, gõ cửa từng cơ quan với niềm hy vọng phải giữ được mạng sống của con. Khi chúng tôi đến nhà cũng là thời điểm bà mới đi Hà Nội về được mấy bữa ngay trước khi có kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND Tối cao.

Bà Loan nhớ lại: “Năm 2007, tôi vừa đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan về được vài tháng thì Hải khi ấy mới 23 tuổi bị bắt và vướng vòng lao lý từ đó. Bao nhiêu tiền tích cóp tôi đều dùng mua vé máy bay ra Hà Nội cầu cứu cho con. Tôi gửi đơn khắp nơi với tâm thế người này không xem được hồ sơ thì có người khác xem”.

Thời gian đầu ở Hà Nội do chưa biết đường đi xe buýt nên bà Loan phải mướn xe đạp mỗi ngày 10.000 đồng. Rồi người dân thương tình cho mượn cả bếp nấu nướng không mất tiền. Bà gửi đơn nhiều đến mức ngay cả tiệm phôtô hồ sơ ở Hà Nội cũng nhớ mặt bà. Tới nay bà Loan đã gửi tổng cộng hơn 2.000 bộ hồ sơ. Có những lúc kiệt sức vì mệt mỏi và đói, gặp cán bộ bà đã không còn đủ sức để trình bày sự việc mà ngã xuống đất, sùi cả bọt mép. Sau chẳng còn tiền đi máy bay bà Loan chuyển sang đi tàu lửa, loại ghế cứng.

Hành trình mẹ Hồ Duy Hải níu mạng sống của con - ảnh 2
Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của tử tù Hồ Duy Hải, luôn tìm mọi cách để níu giữ mạng sống của con, chờ có ngày “đèn trời soi xét”. Ảnh: Internet

Chỉ mong con được về nhà

Xuyên suốt câu chuyện với PV, bà Loan cứ liên tục khẳng định: “Con tôi vô tội. Con tôi trắng án 100%”. Nói rồi bà dẫn chứng một loạt những bất thường trong hồ sơ vụ án như thể một người luật sư đã thuộc làu vụ án. Bà bảo các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường không trùng khớp với 10 ngón tay của Hồ Duy Hải. Ngay cả nhân chứng cũng khai nhìn thấy một thanh niên và không thể nhận diện được…, vậy sao có thể cho rằng Hải giết người, cướp của được?

Mấy hôm trước bà Loan nhận được thông báo của VKSND Tối cao đã ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm để điều tra lại, bà mừng lắm. Nghe vậy bà tưởng Hải đã được thả nên lật đật cùng gia đình đi đón Hải về nhưng tới nơi cán bộ trại giam không đồng ý và giải thích cho bà hiểu.

Bà Ren kể đã có lúc gia đình sợ Hải không còn sống nên đã đến trại xin cán bộ cho được nhìn cái lưng Hải thôi cũng được. “Giờ chỉ mong Hải được về nhà thì chúng tôi mới yên tâm, những chuyện tiếp theo là chuyện của các cơ quan chức năng. Nếu Hải thực sự cướp của, giết người thì gia đình cũng tẩy chay chứ không riêng gì xã hội” – bà Ren tiếp lời.

Bà Rưỡi là người theo sát bà Loan nhất, bà bảo vụ đi kêu oan này ảnh hưởng đến nhân thân nhiều lắm. Đi tiệc cưới cũng nghe người ta kề vai nói hình ảnh bà lên báo chí, lên cả nước rồi. Nhưng bà vẫn quả quyết rằng tôi đi đòi công bằng, kêu oan cho cháu chứ không ngại ngần gì.

Chia tay chúng tôi, bà Loan nói: “Giờ có kháng nghị là con trai tôi có thêm một cơ hội được sống. Vụ án còn nhiều uẩn khúc oan ức mà họ đòi xử chết con tôi, thử hỏi có người mẹ nào chịu được…”. Nói đoạn, giọng của người mẹ tử tù nghẹn lại nhưng nước mắt thì không thể chảy nữa vì nó đã cạn khô theo năm tháng…

“Sao Hải chưa về?”

Đang dở câu chuyện, bà Loan đi vào trong phòng nâng người mẹ hơn 90 tuổi ngồi dậy. “Họ sắp thả Hải, nếu cháu ngoại của má về má vui không, cười cái coi. 12 năm rồi má nhớ nó dữ lắm rồi phải không” – bà Loan lạc giọng.

Bình thường bà ngoại Hải không nói được gì nhưng cứ nhắc tên Hải là bà lắp bắp mấy từ trong miệng mà tôi nghe không rõ. Mấy năm đầu Hải mới bị tạm giam, bà ngoại Hải còn đủ sức khỏe vô trại thăm cháu nhưng nhiều năm nay bà không còn đi được nữa, phải nằm một chỗ.

Bà Loan kể tiếp lâu lâu bà ngoại Hải cũng hỏi: “Sao Hải chưa về? Mày nói dóc tao hoài, nếu nó về thì kêu nó lại nắm tay tao cái coi”.

Theo NGÂN NGA