Thời hiệu của quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Câu hỏi:

3 năm trước, vì tôi điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông đường bộ nên bị cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản với hình phạt duy nhất là phạt tiền và tạm giữ giấy phép lái xe của tôi. Sau thời gian đó tôi đi nước ngoài nên không thể chấp hành quyết định xử phạt đó. Đến nay tôi về nước thì cần giấy phép lái xe để tiếp tục điều khiển phương tiện để đi lại. Tôi xin hỏi, hiện giờ tôi nên làm gì để lấy lại giấy phép lái xe của tôi.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia tư vấn và nghiên cứu như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:
  • Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2015 và năm 2019;
  • Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
  1. Nội dung tư vấn:

Hiện tại, tuy thời hiệu thi hành quyết định xử phạt đã hết tuy nhiên bạn vẫn nên tự nguyện thi hành nghĩa vụ nộp phạt vào kho bạc nhà nước. Thủ tục thi hành quyết định xử phạt được quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Trong yêu cầu của bạn, cùng với vấn đề thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là vấn đề xử lý giấy phép bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, nếu bạn không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt đó thì bạn sẽ không lấy được giấy phép lái xe của bạn.

Khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định về thời hiệu khiếu kiện hành chính là 1 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính. Do đến nay đã 3 năm kể từ ngày bạn nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản nên bạn đã mất quyền khởi kiện quyết định nói trên.

Nếu hiện nay cơ quan có thẩm quyền chưa thi hành quyết định xử phạt hành chính đó thì sẽ không được thi hành quyết định nữa do đã quá thời hiệu thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2015.

Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt và không thuộc các trường hợp hoãn thi hành quyết định phạt tiền; giảm, miễn tiền phạt theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì phải bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại các điều 86, 87 và 88 Luật này. Đây là trách nhiệm của cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Do vậy, cá nhân, tổ chức bị xử phạt chỉ bị coi là cố tình trốn tránh, trì hoãn việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định pháp luật mà vẫn không thi hành; đồng thời, cố tình tìm cách trốn tránh, trì hoãn việc chấp hành quyết định đó như tẩu tán tài sản, gây khó khăn cho việc thi hành… Nếu hết thời hạn quy định người bị xử phạt không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt không có bất kỳ biện pháp nào buộc người bị xử phạt phải chấp hành quyết định đó thì không thuộc trường hợp người bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành quyết định. Như vậy, trường hợp của bạn không bị coi là cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành quyết định.

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Do vậy, trường hợp của bạn đã qua thời hạn nên được coi như chưa bị xử lý vi phạm hành chính.

Giấy phép lái xe của bạn hiện đang bị tạm giữ tại nơi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản nhằm đảm bảo thi hành quyết định xử phạt đó. Vì vậy để lấy lại giấy phép lái xe của bạn thì bạn phải thi hành quyết định đó trước, theo quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì:

“Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

…2. Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt…”

Vậy, trường hợp này bạn phải thi hành xong quyết định xử phạt thì sẽ được cơ quan đang tạm giữ giấy phép lái xe của bạn trả ngay giấy phép lái xe.

Như vậy, hiện tại để lấy lại giấy phép lái xe của bạn thì bạn phải thi hành xong quyết định xử phạt. Hiện tại, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt đó đã hết nên các cơ quan sẽ không có biện pháp cưỡng chế nào để thi hành nó và bạn cũng được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Xác định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính

Căn cứ pháp lý:

  • Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015
  • Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015.

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Trường hợp vụ án đã được thụ lý, Tòa án án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi có căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện đã hết theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015:

Điều 116. Thời hiệu khởi kiện

  1. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:

     a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

     b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

     c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.

     3. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

     a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

     b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.

     4. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Theo đó, thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được xác định là thời điểm người khởi kiện nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc thời điểm nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại. Thời điểm nhận được hay biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính được xác định dựa vào đối tượng bị tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và phân biệt như sau:

a) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và họ là đối tượng được nhận quyết định thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ nhận được quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc (được cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc giao trực tiếp, được nhận qua nhân viên bưu điện, qua chính quyền địa phương hoặc những người khác theo quy định của pháp luật).

b) Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và họ không phải là đối tượng được nhận quyết định và thực tế là họ không nhận được quyết định đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ biết được quyết định đó.

c) Trường hợp hành vi của cơ quan, tổ chức hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là thời điểm hành vi hành chính đó được thực hiện hoặc kể từ ngày được thông báo về thời điểm hành vi hành chính đó đã được thực hiện.

d) Trường hợp hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, tùy theo tính chất, nội dung vụ án mà thời gian để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ có thể bị kéo dài; đồng thời để việc giải quyết vụ án hành chính được toàn diện, đúng pháp luật cần triệu tập được đầy đủ những người có liên quan đến vụ án. Do đó, trong một số trường hợp Tòa án có thể ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính chỉ mang tính chất tạm thời, khi căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính không còn, Tòa án sẽ tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

Theo quy định tại Điều 141 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
  • Đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.
  • Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt đương sự.
  • Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan.
  • Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án.
  • Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó.

Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

Theo quy định tại Điều 145 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trong thời gian chuẩn bị xét xử, thẩm phán được hân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án phải gửi quyết định cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Tại phiên tòa, trường hợp có căn cứ quy định tại Điều 141 Luật Tố tụng hành chính, Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ vụ án:

Theo quy định tại Điều 142 Luật tố tụng hành chính năm 2015, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án không dẫn tới việc xóa tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó để theo dõi. Trường hợp căn cứ tạm đình chỉ không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án và hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Đối với tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.

Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. Cụ thể: Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính là việc tòa án ngừng việc giải quyết vụ án khi có căn cứ do pháp luật quy định.

Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

  1. Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
  2. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;
  3. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập;
  4. Người khởi kiện không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ;

  1. Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
  2. Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu;
  3. Thời hiệu khởi kiện đã hết;
  4. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này mà Tòa án đã thụ lý. Cụ thể như sau:

– Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;

– Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;

– Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;

– Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

– Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

– Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này;

– Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này;

– Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.

Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án:

Theo quy định tại Điều 144 Luật Tố tụng hành chính năm 2015:

– Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều 123, điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 143 của Luật này và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

– Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.

Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Đối với quyết định đình chỉ giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri có hiệu lực thi hành ngay. Đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị.

Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án:

Theo quy định tại Điều 145, Điều 165,  Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Tại phiên tòa, nếu có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 của Luật này thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Trường hợp đương sự xuất trình quyết định hành chính mới mà quyết định hành chính đó liên quan đến quyết định bị khởi kiện và không thuộc thẩm quyền của Tòa án đang xét xử sơ thẩm vụ án thì Hội đồng xét xử đình chỉ việc xét xử và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Xác định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính

Căn cứ pháp lý:

  • Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015
  • Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015.

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Trường hợp vụ án đã được thụ lý, Tòa án án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi có căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện đã hết theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015:

Điều 116. Thời hiệu khởi kiện

  1. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
  2. a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
  3. b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
  4. c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
  5. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
  6. a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
  7. b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
  8. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Theo đó, thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được xác định là thời điểm người khởi kiện nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc thời điểm nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại. Thời điểm nhận được hay biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính được xác định dựa vào đối tượng bị tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và phân biệt như sau:

  1. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và họ là đối tượng được nhận quyết định thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ nhận được quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc (được cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc giao trực tiếp, được nhận qua nhân viên bưu điện, qua chính quyền địa phương hoặc những người khác theo quy định của pháp luật).
  2. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là đối tượng bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc và họ không phải là đối tượng được nhận quyết định và thực tế là họ không nhận được quyết định đó thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày họ biết được quyết định đó.
  3. Trường hợp hành vi của cơ quan, tổ chức hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là thời điểm hành vi hành chính đó được thực hiện hoặc kể từ ngày được thông báo về thời điểm hành vi hành chính đó đã được thực hiện.
  4. Trường hợp hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật thì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện là kể từ ngày hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Thủ tục đối thoại trong tố tụng hành chính

Đối thoại là thủ tục tố tụng được Tòa án tiến hành trong thời gian chuẩn bị xét xử vụ án để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các Điều 135, 198 và 246 của Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

Theo quy định tại Điều 20 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, đối thoại là thủ tục bắt buộc trong tố tụng hành chính. Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại giữa các bên đương sự về việc giải quyết vụ án trừ các trường hợp vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được theo quy định tại Điều 135 Luật Tố tụng hành chính năm 2015:

Điều 20. Đối thoại trong tố tụng hành chính

Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này.”

Việc đối thoại phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc, trình tự thủ tục quy định tại Luật tố tụng hành chính năm 2015. Cụ thể như sau:

  1. Nguyên tắc thực hiện đối thoại:

Việc đối thoại được tiến hành theo các nguyên tắc quy định tại Điều 134 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, cụ thể như sau:

–  Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự;

–  Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý chí của họ;

–  Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

  1. Thủ tục thực hiện đối thoại:

Việc đối thoại được tổ chức khi có đầy đủ các thành phần tham gia theo quy định tại Điều 137 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 gồm: Thẩm phán, thư ký, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự (nếu có), người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có). Trường hợp cần thiết, Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phiên họp. Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên họp để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp và thông báo bằng văn bản việc hoãn phiên họp, mở lại phiên họp cho các đương sự.

Trình tự đối thoại được quy định tại khoản 4 Điều 138 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, theo đó Thẩm phán tiến hành thủ tục đối thoại như sau: (i) Thẩm phán phổ biến cho đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc đối thoại để họ tự nguyện thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án; (ii) Người khởi kiện trình bày bổ sung về yêu cầu khởi kiện, những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm của người khởi kiện về hướng giải quyết vụ án (nếu có); (iii) Người bị kiện trình bày bổ sung ý kiến về yêu cầu của người khởi kiện, những căn cứ ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện và đề xuất hướng giải quyết vụ án (nếu có); (iii) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày bổ sung và đề xuất ý kiến giải quyết phần liên quan đến họ (nếu có); (iiiii) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người khác tham gia phiên họp đối thoại (nếu có) phát biểu ý kiến; (iiiiii) Tùy từng trường hợp, Thẩm phán yêu cầu đương sự nêu văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, đồng thời kiểm tra hiệu lực pháp luật của văn bản đó. Thẩm phán có thể phân tích để các đương sự nhận thức đúng về nội dung văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để họ có sự lựa chọn và quyết định việc giải quyết vụ án; (iiiiiii) Sau khi các đương sự trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất; (iiiiiiii) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã thống nhất và những vấn đề chưa thống nhất.

  1. Hậu quả pháp lý của việc đối thoại:

(i) Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện vẫn giữ yêu cầu khởi kiện, người bị kiện giữ nguyên quyết định, hành vi bị khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.

(ii). Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

(iii). Trường hợp qua đối thoại mà người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện. Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.

Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì quyết định của Tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Theo hướng dẫn tại Văn bản số 55/TANDTC-PC ngày 20 tháng 03 năm 2018 của Tòa án nhân dân tối cao, vụ án hành chính được xác định là vụ việc đối thoại thành khi thuộc một các trường hợp dưới đây:

  • Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện; Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Khoản 2 Điều 140 Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
  • Trường hợp sau khi đối thoại, người bị kiện ban hành quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện rút đơn khởi kiện như đã cam kết tại phiên họp đối thoại; Tòa án ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Khoản 3 Điều 140 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính

Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, tùy theo tính chất, nội dung vụ án mà thời gian để tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ có thể bị kéo dài; đồng thời để việc giải quyết vụ án hành chính được toàn diện, đúng pháp luật cần triệu tập được đầy đủ những người có liên quan đến vụ án. Do đó, trong một số trường hợp Tòa án có thể ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính chỉ mang tính chất tạm thời, khi căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính không còn, Tòa án sẽ tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

Theo quy định tại Điều 141 Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
  • Đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.
  • Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt đương sự.
  • Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan.
  • Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án.
  • Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó.

Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính:

Theo quy định tại Điều 145 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trong thời gian chuẩn bị xét xử, thẩm phán được hân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án phải gửi quyết định cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

Tại phiên tòa, trường hợp có căn cứ quy định tại Điều 141 Luật Tố tụng hành chính, Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ vụ án:

Theo quy định tại Điều 142 Luật tố tụng hành chính năm 2015, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án không dẫn tới việc xóa tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó để theo dõi. Trường hợp căn cứ tạm đình chỉ không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án và hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Đối với tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.

Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án. Cụ thể: Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Trường hợp người có hành vi đánh bạc nhưng nếu chưa đủ căn cứ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về Quy định xử phạt hành chính khi chưa đủ yếu tố cấu thành tội hình sự.

Thư luật sư tôi bị bắt về tội đánh bạc nhưng tôi chỉ đánh có 500 nghìn và tất cả số tiền thu giữ trên chiếu bạc có 2 triệu đồng, tội bị xử phạt hành chính, xin hỏi luật sư tôi bị xử phạt như vậy có chính xác không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý: 

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

  1. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì trường hợp người có hành vi đánh bạc nhưng nếu chưa đủ căn cứ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

“Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
  3. a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;
  4. b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
  5. c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;
  6. d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
  7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  8. a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
  9. b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.
  10. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
  11. a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
  12. b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;
  13. c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
  14. d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
  15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
  16. a) Làm chủ lô, đề;
  17. b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
  18. c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
  19. d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
  20. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

  1. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản.

Chào Luật sư xin hỏi: Ngày 11/11/2017 em tôi có sang nhà bạn chơi và lấy cắp 01 chiếc điện thoại di dộng. Vì có camera quay được nên em tôi bị phát hiện. Đây là lần đầu tiên em tôi có hành vi trái pháp luật. Xin hỏi luật sư em tôi có bị đi tù không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13;

– Luật số 12/2017/QH14 của Quốc hội : Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự số 100/2015/QH13;

– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

  1. Chuyên viên tư vấn:

Việc xác định em bạn có phải đi tù không thì cần phải dựa vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, số lần vi phạm và giá trị của tài sản.

Căn cứ vào thông tin bạn đưa ra thì hành vi của em bạn cần phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi và giá trị tài sản mà em bạn lấy trộm để cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định xử lý, có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu giá trị tài sản lấy trộm là dưới 2 triệu, thủ đoạn, hành vi đơn giản em bạn sẽ bị xử lý hành chính: Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Trộm cắp tài sản

Nếu giá trị chiếc điện thoại trên 2 triệu thì em bạn có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017):

“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

  1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Có tính chất chuyên nghiệp
  4. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  5. d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

  1. e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
  2. g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  5. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  6. b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”.
  7. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy tùy vào tính chất, mức độ và giá trị của chiếc điện thoại bị đánh cắp mà các cơ quan có thẩm quyền có thể truy cứu TNHS đối với hành vi trộm cắp tài sản nếu trên căn cứ Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

———————————————–

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Không tự nguyện thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thì giải quyết thế nào?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Trường hợp đơn vị bi xử lý vi phạm hành chính, đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính từ năm 2015 nhưng hiện nay vẫn chưa thi hành quyết định xử phạt hành chính thì giải quyết thế nào?

Câu hỏi khách hàng:

Vào năm 2015 đơn vị em bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón mức phạt là 100.000.000đ, và đã bị tạm giữ 40 tấn phân bón không đạt tiêu chuẩn và một số máy móc dùng để sản xuất phân bón. Quyết định xử phạt ghi rõ tạm giữ phân bón, máy móc để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nhưng đơn vị em đã nhận Quyết định phạt vi phạm hành chính nhưng đến này không chấp hành quyết định xử phạt. Em hỏi: Căn cứ các quy định của pháp luật thì các cơ quan Nhà nước xử lý trong trường hợp này như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo quy định Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính phải có nghĩa  vụ thi hành hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:

“Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

  1. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”

Do đó, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với đơn vị bạn với mức xử phạt là 100.000.000 đồng cùng biện pháp khắc phục hậu quả thì đơn vị bạn có trách nhiệm thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính này. Trường hợp đơn vị bạn không tự nguyện chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể:

“Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
  2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
  3. a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
  4. b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
  5. c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
  6. d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.”

Tuy nhiên, quyết định xử phạt hành chính được ban hành từ năm 2015. Vì vậy, nếu hiện nay cơ quan có thẩm quyền chưa thi hành quyết định xử phạt hành chính đó thì sẽ không được thi hành quyết định nữa do đã quá thời hiệu thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

“Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
  2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn”

Trường hợp quyết định xử lý hành chính đối với đơn vị bạn có hành thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Công an có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Công an có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế?

Câu hỏi khách hàng:

Thưa Luật sư, tôi có mở quan xoa bóp, bấm huyệt. Ngày 12/04/2019 cơ sở kinh doanh của tôi bị đoàn kiểm tra của công an huyện xuống kiểm tra. Cơ sở của tôi bị lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi Không có tủ thuốc cấp cứu theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 32 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP.

Ngày 22/04/2019 tôi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt là 2.500.000 đồng do bên Công an Huyện gửi về. Tôi muốn hỏi luật sư về việc các anh công an huyện lập biên bản và xử phạt tôi như vậy có đúng hay không? Vì theo tôi việc xử phạt vi phạm hành chính về y tế phải do sở y tế xử phạt chứ không phải do cơ quan công an xử phạt.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012;

– Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung, Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

  1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
  2. a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
  3. b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;”

Xét về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, theo quy định tại khoản 1 Điều 94 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt sẽ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.

Chương 3 Nghị định 176/2013/NĐ-CP có quy định về người có thẩm quyền xử phạt tiền đối với hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế gồm có: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra viên, Chánh Thanh tra Sở Y tế và Chi Cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chánh Thanh tra Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng công an cấp xã, huyện; Giám đốc công an tỉnh,…

Theo quy định trên, lực lượng công an nhân dân cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, phạm vi xử phạt cụ thể được quy định tại Điều 92 như sau:

“4. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ có quyền:

  1. a) Phạt cảnh cáo;
  2. b) Phạt tiền đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số và đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá;”

Đối chiếu với quy định trên, lực lượng công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm về hành chính trong lĩnh vự y tế tuy nhiên, chỉ giới hạn ở việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm về: Chính sách dân số và vi phạm hành chính về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Trong khi đó, hành vi vi phạm của anh là vi phạm quy định về điều kiện hành nghề xoa bóp thuộc mục hai – Hành vi vi phạm hành chính về khám, chữa bệnh. Và theo chương 3, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh là của Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra y tế và Quản lý thị trường.

Do vậy, việc công an không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng lại lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về khám chữa bệnh, thậm chí ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là không đúng thẩm quyền.

Đối với việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bạn, bạn có thể thực hiện việc khiếu nại theo quy định lên chính thủ trưởng đơn vị của người ban hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó. Nếu quá thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định mà họ không giải quyết hoặc giải quyết không đúng thì bạn có thể làm đơn khiếu nại lên người có thẩm quyền cao hơn để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế là bao lâu ? Hết thời hạn có được phạt nữa không ?

Hỏi: Kính thưa công ty Luật Hiệp Thành, tôi muốn hỏi về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế hiện nay là bao lâu? Nếu hết thời hạn này thì hành vi vi phạm có bị phạt nữa không ? Xin cảm ơn sự tư vấn của công ty !

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

  1. Nội dung tư vấn: 

Theo điều 4 Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định hời hiệu xử phạt, thời hạn truy thu thuế như sau :

          “Điều 4. Thời hiệu xử phạt, thời hạn truy thu thuế và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế

  1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
  2. a) Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Đối với trường hợp làm thủ tục thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục thuế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

  1. b) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm; hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu xử phạt là 05 năm,kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi phạm là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm.

          Đối với các trường hợp theo quy định của pháp luật cơ quan thuế phải ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế thì thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm, hành vi trốn thuế là ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

          Trường hợp kỳ tính thuế có hành vi vi phạm nếu được gia hạn nộp thuế thì thời hiệu xử phạt tính từ ngày kế tiếp ngày được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đến ngày ra quyết định xử lý.

  1. c) Đối với trường hợp hồ sơ do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế để xử lý theo quy định tại Điều 25 Thông tư này thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
  2. d) Trong thời hiệu quy định tại Điểm a, b, c Khoản này mà người nộp thuế cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

          Ngày chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt là ngày người vi phạm tự giác đến cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt trình báo và nhận thực hiện các hình thức xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền phải lập biên bản ghi nhận việc này và lưu 01 bản vào hồ sơ vi phạm, 01 bản giao cho người vi phạm.

  1. Thời hạn truy thu thuế

          Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

          Trường hợp, người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế.

  1. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế

          Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuế theo hình thức phạt tiền (là ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó.”

Như vậy, về thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế sẽ có sự khác nhau giữa các hành vi cụ thể như trên. Nếu quá thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm đó thì người nộp thuế sẽ không bị xử phạt nữa nhưng sẽ vẫn phải nộp đủ số tiền thiếu thuế, số tiền trốn thuế, gian lận thuế, chậm nộp thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện vi phạm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng