Danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ ô tô lao xuống vực ở Tam Đảo

Cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc xác định được danh tính các nạn nhân trong vụ tai nạn nghiêm trọng làm 4 người chết vào chiều qua.

Các nạn nhân gồm: Đặng Đình P. (SN 1936), Vũ Thị Th. (SN 1942), Nguyễn Văn T. (SN 1971), cùng trú tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Cả 3 người này đều đi trên ô tô.

Người thứ 4 là anh Phùng Đức Ch., đi xe máy (SN 2001, trú tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ ô tô lao xuống vực ở Tam Đảo
Danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ ô tô lao xuống vực ở Tam Đảo
Khu vực xảy ra vụ tai nạn
Danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ ô tô lao xuống vực ở Tam Đảo
Ô tô đâm vào xe máy rồi lao xuống vực

Vụ tai nạn xảy ra vào 14h30 hôm qua, tại km21, quốc lộ 2B theo hướng Vĩnh Yên – Tam Đảo.

Vào khoảng thời gian trên, xe ô tô BKS 24A-100… đâm vào xe máy (chưa rõ biển số) và lao xuống vực sâu 200m.

Vụ tai nạn làm 4 người chết và 1 người bị thương (ngồi trên ô tô).

Nguồn : vietnamnet.vn

Mức xử phạt khi vượt xe gây tai nạn giao thông

Câu hỏi:

Kính gửi Quý luật sư ! Tôi có câu hỏi muốn gửi đến các luật sư như sau:

Hôm mùng 16/5/2017 anh trai em có và chạm với taxi đi cùng chiều. Hai xe đi song song khoảng một đoạn thì xe taxi bất ngờ tấp vào lề để bắt khách nhưng có tín hiệu đèn anh trai em lách sang trái nhưng không hết nên đã tông vào đèn phi nhanh sau bên trái xe. Và ông tài xế xe taxi không tham gia đưa anh trai em đi bệnh viện cấp cứu. Như vậy chuyên gia cho em hỏi là anh trai em và chiếc xe này ai đúng ai sai. Và nếu sai thì sai như thế nào??? Em cảm ơn ạ!!!?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bác đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Trường hợp bạn không nêu chi tiết, cụ thể của diễn biến tình huống, nên theo thông tin bạn cung cấp chúng tôi hiểu tình huống như sau: Anh trai bạn điều khiển xe đi song song với xe taxi, chiếc xe taxi vì đón khách bên đường lên vượt xe của anh bạn để tạt vào lề đường đón khách. Do không tránh kịp nên xảy ra tai nạn. Nếu trường hợp là đúng như vậy thì để xem xét hành vi của xe taxi là đúng hay sai, bạn cần tham khảo quy định tại Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc vượt xe như sau:

“Điều 14. Vượt xe

  1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
  4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
  5. a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
  6. b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
  7. c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
  8. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
  9. a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
  10. b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
  11. c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
  12. d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

  1. e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.”

Theo đó, bạn cần đối chiếu lại về trình tự vụ việc xảy ra tai nạn khi đó để xác định hành vi của lái xe taxi là đã phù hợp với quy định của Điều 14 nêu trên chưa. Trường hợp người điều khiển xe taxi vượt xe sai quy định nêu trên thì tùy vào mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, Điều 102, Điều 202 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đối với hành vi người lái xe taxi không đưa anh trai bạn tới bệnh viện cấp cứu thì tùy thuộc vào mức độ sức khỏe của anh bạn và tình huống cụ thể tại thời điểm tai nạn xảy ra.

– Nếu anh bạn sau khi gặp tai nạn bị chết do không nhận được sự cứu giúp của người lái xe taxi mà người đó hoàn toàn đủ điều kiện để cứu giúp thì theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
  2. a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
  3. b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
  4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

– Nếu anh bạn chỉ bị thương và người lái xe taxi nhận được yêu cầu đưa anh bạn đi cấp cứu mà không thực hiện thì sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

“3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
  2. b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tai nạn giao thông nhưng không có lỗi thì có phải bồi thường không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự: người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Bồi thường trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Câu hỏi khách hàng:

Xin chào Luật sư, tôi cần được tư vấn về vụ việc tai nạn giao thông như sau: tôi điều khiển xe ô tô, đi đúng đường; có một bạn thanh niên đi xe máy đi ngược chiều tôi và đâm vào xe tôi. Bạn đó bị thương, và gia đình đang yêu cầu tôi bồi thường 500 triệu. Vậy cho tôi hỏi, nếu như trường hợp tôi không có lỗi thì tôi có phải bồi thường không? Xin được tư vấn?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

– Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo quy định của Bộ luật dân sự: người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Bồi thường trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  1. Thứ nhất: phải có hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật là các hành vi trái với những quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho những người xung quanh và xâm phạm đến các mối quan hệ xã hội mà nhà nước bảo vệ.

  1. Thứ hai: phải có lỗi

“Lỗi” là yếu tố thuộc mặt chủ quan của người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, theo quy định của pháp luật lỗi được chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, mong muốn thiệt hại xảy ra với người khác hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù có thể biết trước hoặc pháp luật quy định phải biết thiệt hại sẽ xảy ra hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc tin rằng mình có thể ngăn chặn được.

  1. Thứ ba, phải có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại trong trường hợp tai nạn giao thông thường có:

Thiệt hại về vật chất: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm gồm có:

– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm có:

-Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

-Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm gồm có:

-Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

Đối với trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng người có lỗi gây thiệt hại còn phải có trách nhiệm bồi thường thêm một khoản tiền khác, gọi là “tiền bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị hại. Mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận, nếu trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường tinh thần khi gây thiệt hại về sức khỏe có thể được áp dụng là không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Mức bồi thường về tinh thần cho trường hợp gây thiệt hại về tính mạng tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Bên cạnh đó trong những vụ việc thông thường còn có thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm:

– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

  1. Thứ tư: phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật:

Điều này có nghĩa hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật.

Vì vậy khi xảy ra tai nạn giao thông chỉ khi nào xác định được đầy đủ bốn yếu tố trên thì mới đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vi phạm. Trong trường hợp của bạn, bạn không có lỗi mà lỗi xuất phát từ người bị thiệt hại thì bạn sẽ không có trách nhiệm phải bồi thường.

Bạn có thể hỗ trợ cho gia đình bị hại một phần chi phí chữa bệnh, chăm sóc nếu hai bên có thỏa thuận.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nại giao thông gây chết người

Luật Hiệp Thành tư vấn về trường hợp Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nại giao thông gây chết người. Nội dung tư vấn như sau:

Câu hỏi: Thưa Luật sư. Tôi xin được luật sư tư vấn giúp tôi là như thế này: Tôi có điều khiển xe ô tô đi đúng phần đường, không có nồng độ cồn, không chạy quá tốc độ, giấy tờ đầy đủ. Khi đang lưu thông thì có 1 xe mô tô A chuyển làn bên hướng ngược chiều bị một xe mô tô B đi hướng ngược lại với chiều lái xe của tôi và va chạm với xe mô tô A và tiếp tục va chạm vào xe của tôi. Lúc đó tôi có xuống xe kêu người dân xung quanh cấp cứu người bị nạn và thông báo cho cảnh sát giao thông đến. Khi cảnh sát giao thông đến thì có kiểm tra nồng độ cồn và giấy tờ các kiểu xong rồi bảo tôi về trụ sở công an đợi. Thì vài giờ đồng hồ sau thì có cán bộ điều tra gọi tôi lên lấy lời khai và thông báo cho tôi là người điều khiển mô tô B đã tử vong và làm thủ tục các kiểu và cho tôi về hiện tại thì xe và giấy tờ bị công an giam giữ. Xin hỏi Luật sư trong trường hợp như vậy tôi có vi phạm về an toàn giao thông và có trách nhiệm bồi thường không? Xin chân thành cám ơn Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

– Bộ luật dân sự năm 2015.

  1. Luật sư tư vấn:

Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. a) Làm chết người;
  2. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

…”

Trong các vụ tai nạn giao thông, cơ quan công an căn cứ vào một số yếu tố như hoàn cảnh khi xảy ra tai nạn, lỗi của các bên, hành vi vi phạm pháp luật giao thông, hậu quả của tai nạn… để xác định trách nhiệm của các bên. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn điều khiển xe ô tô đi đúng phần đường, không có nồng độ cồn, không chạy quá tốc độ, giấy tờ đầy đủ nhưng cơ quan công an cũng căn cứ vào một số vấn đề như bạn có đang nghe điện thoại hay không chú ý lái xe không, phản ứng của bạn khi người bị nạn va chạm với xe của mình,… để kết luận về việc bạn có vi phạm luật giao thông không và xác định trách nhiệm của bạn.

Trong trường hợp bạn có hành vi vi phạm giao thông đường bộ, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của Điều trên và phải bồi thường cho gia đình người bị nạn theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

  1. a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
  2. b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  3. c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  4. d) Thiệt hại khác do luật quy định.
  5. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Trường hợp cơ quan công an xác định bạn không có hành vi vi phạm giao thông, bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc bồi thường thiệt hại sẽ do gia đình nạn nhân và bạn, người va chạm với nạn nhân trước đó thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định dựa vào một số yếu tố như lỗi các bên, thiệt hại về tính mạng, thiệt hại tài sản (về phương tiện, chi phí cấp cứu,…), thiệt hại tinh thần,…

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Chưa đủ 18 tuổi gây tai nạn giao thông thì xử lý như thế nào?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về trách nhiệm của người Chưa đủ 18 tuổi gây tai nạn giao thông.

Kính chào luạt sư! Tôi muốn hỏi về trường hợp của cháu tôi như sau: Cháu tôi hiện tại 17 tuổi, một hôm đi chơi cháu có đâm vào một người đi xe máy. Cháu tôi chưa có bằng lái xe. Nên tôi muốn hỏi, nếu như cháu tôi chưa đủ 18 tuổi- chưa thành niên thì cháu tôi có trách nhiệm gì không?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày ngày 27 tháng 11 năm 2015.

– Luật sửa đổi Bộ luật hình sự số 12/2017/QH14 Được Quốc hội khoá 14 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017.

– Bộ luật tố tụng dân sự số: 92/2015/QH13 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015

  1. Nội dung tư vấn

Người gây tại nạn giao thông tùy thuộc vào mức độ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường dấn sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  1. Về trách nhiệm dân sự

Người gây tai nạn giao thông sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường, đối với trường hợp gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải bồi thường những khoản sau:

Thiệt hại của tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, dựa trên giám định thực tế mức độ thiệt hại

Lợi ích của chủ tài sản gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. Ví dụ trước khi bị tai nạn, người bị thiệt hại dùng chiếc xe của mình để hành nghề taxi, nay xe bị hư hỏng sẽ dẫn đến thu nhập của người này bị giảm sút- người gây tai nạn phải bồi thường khoản thiệt hại này

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại như chi phí thuê địa điểm trông giữ xe…

Đối với trường hợp gây thiệt hại sức khỏe của người khác sẽ phải bồi thường những khoản sau:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại như tiền thuê phương tiện đưa người bị hại đi cấp cứu, tiền thuốc, chi phí khám chữa bệnh, chi phí thẩm mỹ phục hồi sức khỏe..

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, người bị thiệt hại được bồi thường khoản này nếu trước khi bị tai nạn họ là người có thu nhập; điều đó được hiểu những người không có thu nhập sẽ không được bồi thường khoản này.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, đây là những khoản chi phí mà thân nhân người bị hại phải bỏ ra để giúp người bị thiệt hại phục hồi sức khỏe và khoản tiền thu nhập bị giảm sút trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại

Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là khoản tiền động viên của người gây thiệt hại để bù đắp cho những mất mát của gia đình người bị hại, thông thường khoản tiền này sẽ do hai bên thương lượng; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đối với trường hợp gây thiệt hại đến tính mạng người khác thì phải bồi thường những khoản sau:

Những thiệt hại bồi thường cho người bị thiệt hại về sức khỏe như đã phân tích ở trên, trong trường hợp người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe trước khi mất

Chi phí hợp lý cho việc mai táng gồm có các chi phí liên quan như mua quan tài, khăn tang, hương hoa nến, thuê xe tang

Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

Tiền bù đắp tinh thần, cũng giống như trường hợp xâm phạm đến sức khỏe, các bên sẽ thỏa thuận về mức bù đắp; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trong trường hợp người gây tai nạn giao thông là người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi thì trách nhiệm bồi thường sẽ do chính người đó thực hiện bằng tài sản của mình, nếu không có tài sản thì cha mẹ người đó sẽ phải bồi thường phần còn thiếu.

Vì thế cháu của bạn vẫn là người phải có trách nhiệm bồi thường dân sự.

Trên thực tế, việc bồi thường đôi khi không hoàn toàn dựa trên các căn cứ trên; tuy nhiệm Luật quy định các khoản bồi thường kể trên là căn cứ để giải quyết trong trường hợp các bên có tranh chấp với nhau về mức bồi thường, hỗ trợ.

Chưa đủ 18 tuổi gây tai nạn giao thông thì xử lý như thế nào?

  1. Trách nhiệm hình sự

Về tai nạn giao thông đường bộ thì Bộ luật hình sự có quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (điều 260), một người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi:

Có hành vi vi phạm là vi phạm các quy tắc về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; người vi phạm có thể là do cố ý hoặc vô ý

Có thiệt hại xảy ra: thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng ở mức độ như sau:

Về tài sản: gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên

Về sức khỏe: gây thương tích, tổn hại sức khỏe của 1 người với tỷ lệ 61% trở lên hoặc của 2 người và tổng tỷ lệ là từ 61-121%

Về tính mạng: làm chết một người

Thiệt hại càng lớn thì mức phạt tù tương ứng sẽ càng cao

Hậu quả: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại, có nghĩa chính hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại.

Người đang 17 tuổi, chưa đủ 18 tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng đủ các yếu tố trên; bởi theo quy định Bộ luật hình sự thì người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Theo như thông tin cung cấp thì người phạm tội là người 17 tuổi, chưa có giấy phép lái xe, như đã phân tích ở trên khi kết luận của công an chứng minh hành vi cấu thành tội phạm thì mức phạt có thể áp dụng là từ 3 đến 10 năm tù theo khoản 2 điều 260.

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  2. a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

Để được giảm nhẹ trách nhiệm (giảm xuống mức phạt thấp hơn) người gây thiệt hại cần phải thực hiện việc bồi thường để có tình tiết giảm nhẹ, từ đó Tòa án sẽ xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về câu hỏi: Công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông không?

Câu hỏi khách hàng:

Tôi là Nguyễn Minh Tiến, 24 tuổi. Hôm 24/1/2017 vừa qua tôi điều khiển xe tại quê nhà, khi đang đi thì Công an xã gọi tôi lại và xử phạt tôi về lỗi không đội mũ bảo hiểm. Hơn nữa còn giữ xe của tôi đến nay vẫn chưa trả. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, công an xã có thẩm quyền xử phạt và giữ xe của tôi không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Nghị định số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo như nội dung bạn đã trình bày, bạn có hành vi vi phạm quy định giao thông đường bộ đó là không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Căn cứ theo Điểm I khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì:

“3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;”

Theo Khoản 4 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Trưởng công an xã như sau:

“4. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm, Khoản, Điều của Nghị định này như sau:

  1. a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm i Khoản 4 Điều 5;
  2. b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm d, Điểm đ, Điểm g, Điểm k Khoản 4; Điểm d, Điểm e Khoản 5 Điều 6;
  3. c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d Khoản 3; Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4 Điều 7;
  4. d) Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4; Khoản 5 Điều 8;

đ) Điều 9, Điều 10;

  1. e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 11;
  2. g) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 12;
  3. h) Khoản 1, Khoản 2 Điều 15;
  4. i) Điều 18; Khoản 1 Điều 20;
  5. k) Điểm b Khoản 3 Điều 23;
  6. l) Khoản 1 Điều 29;
  7. m) Khoản 4 Điều 31; Điều 32; Khoản 1 Điều 34;
  8. n) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 5, Khoản 6 Điều 46; Khoản 1 Điều 48; Khoản 1 Điều 49; Khoản 1, Khoản 2 Điều 51; Khoản 1 Điều 68; Điều 69.

Đối chiếu theo quy định trên thì Trưởng công an xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Bởi vậy, trường hợp này bạn cần xem xét người xử phạt bạn có phải là Trưởng công an xã hay không. Vì trưởng công an xã mới có thẩm quyền xử phạt.

Tuy nhiên đối với hành vi này bạn chỉ bị xử phạt hành chính, không áp dụng hình phạt giữ phương tiện. Cho nên công an xã giữ xe của bạn như vậy là không đúng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Tạm giữ nam tài xế xe bán tải gây tai nạn khiến 2 mẹ con thương vong rồi bỏ chạy

(NLĐO)- Điều khiển xe ôtô bán tải gây tai nạn khiến 2 mẹ con thương vong rồi bỏ trốn, Vũ Quang Huy (Hà Nội) đã bị công an tạm giữ hình sự.

Ngày 5-12, một lãnh đạo Công an quận Ba Đình (TP Hà Nội) cho biết đơn vị đã ra Quyết định tạm giữ hình sự với Vũ Quang Huy (27 tuổi, trú tại Cầu Giấy, TP Hà Nội), là người điều khiển ôtô gây tai nạn sáng 30-11 khiến 2 mẹ con thương vong trên địa bàn, để làm rõ hành vi “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Tạm giữ nam tài xế xe bán tải gây tai nạn khiến 2 mẹ con thương vong rồi bỏ chạy - Ảnh 1.

Khu vực nơi xảy ra vụ tai nạn – Ảnh: Otofun

Bước đầu tại cơ quan công an, tài xế Vũ Quang Huy khai vào khoảng 9 giờ 15 phút ngày 30-11, nam tài xế này điều khiển ôtô bán tải di chuyển trên đường vành đai 2 hướng Cầu Giấy đi Bưởi. Khi đang điều khiển xe trên đường, bất ngờ phần đuôi xe ôtô va chạm với phần đầu xe máy. “Huy khai rằng, do bản thân điều khiển xe với tốc độ nhanh nên khi xảy ra va chạm tưởng là nhẹ đã không để ý nên đã tiếp tục điều khiển xe ôtô chạy tiếp ” – vị lãnh đạo Công an quận Ba Đình nói.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, vào khoảng 9 giờ 15 phút ngày 30-11, chị B.T.H. (SN 1986, trú tại Hà Nội) điều khiển xe máy Honda Lead mang BKS 29Y8-1394 chở cháu Q.V.T. (SN 2014, là con chị H.) đi trên đường vành đai 2, hướng Cầu Giấy về Bưởi, đã bất ngờ va chạm với 1 xe ôtô bán tải màu xanh. Cú va chạm mạnh khiến 2 mẹ con chị H. bị thương nặng phải vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng nên cháu T. ngồi sau xe đã tử vong trên đường đi cấp cứu.

Đáng chú ý, sau khi xảy ra vụ tai nạn, lái xe bán tải đã không dừng xe xuống xử lý vụ việc mà đã điều khiển xe bỏ trốn khỏi hiện trường. Sau đó, Công an đã phải thông báo để truy tìm chiếc xe gây ra vụ tai nạn.

Theo : nld.com.vn