Doanh nghiệp bất động sản nỗ lực gia hạn nợ trái phiếu

Trước áp lực đáo hạn ngày càng lớn, nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải tái cơ cấu nghĩa vụ tài chính nhằm duy trì hoạt động và đảm bảo dòng tiền.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục chứng kiến làn sóng gia hạn nợ, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Trước áp lực đáo hạn lớn, nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cơ cấu nghĩa vụ tài chính để duy trì hoạt động.

Một trong những trường hợp điển hình là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thế Kỷ (Cen Invest). Trái phiếu mã CIVCB2124001, phát hành tháng 10/2021 với lãi suất cố định 10,5%/năm, ban đầu có kỳ hạn 3 năm và dự kiến đáo hạn vào ngày 13/10/2024. Tuy nhiên, sau lần thỏa thuận thứ hai với trái chủ vào cuối tháng 10/2024, Cen Invest đã kéo dài thời gian tất toán đến ngày 13/10/2025.

Trước đó, trái phiếu này được đảm bảo bằng 50 triệu cổ phiếu CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, HoSE: CRE) của Cen Group cùng quyền tài sản từ hợp đồng hợp tác giữa Galaxy Land và CRE tại dự án khu đô thị Hoàng Văn Thụ (Hoàng Mai, Hà Nội). Tuy nhiên, với việc giá cổ phiếu CRE lao dốc từ mức hơn 25.000 đồng/cổ phiếu đầu năm 2022 xuống dưới 7.000 đồng/cổ phiếu, Cen Invest đã phải bổ sung tài sản đảm bảo.

sss
Cơ cấu trái phiếu đáo hạn theo ngành năm 2025 theo số liệu của VNDIRECT Research.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 11/2/2025, doanh nghiệp này đã thế chấp thêm 20,7 triệu cổ phần CTCP Đầu tư Thành Đạt VN (tương đương 67,87% vốn điều lệ), chủ đầu tư dự án khu dân cư Khe Cát tại Quảng Yên, Quảng Ninh, cùng quyền tài sản phát sinh từ dự án.

Không chỉ đóng vai trò tài sản thế chấp, Thành Đạt VN còn cam kết bảo lãnh thanh toán cho trái phiếu của Cen Invest, đồng thời không phát sinh thêm khoản vay mới hay dùng tài sản để đảm bảo cho nghĩa vụ khác. Nếu phải bán toàn bộ cổ phần tại Thành Đạt VN để thanh toán nợ, Cen Invest cam kết mức giá tối thiểu 373 tỷ đồng, với điều kiện được trái chủ chấp thuận. Giao dịch này sẽ hoàn tất muộn nhất vào ngày 31/05/2025, và số tiền thu về sau khi trừ chi phí sẽ được chuyển vào tài khoản trả nợ trái phiếu.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại CRE, doanh nghiệp vừa được trái chủ chấp thuận gia hạn trái phiếu CRE202001 thêm gần 9 tháng. Trái phiếu này có giá trị 450 tỷ đồng, phát hành cuối năm 2020 với kỳ hạn ban đầu 36 tháng, nhưng đã được gia hạn tổng cộng 22 tháng. Đến cuối năm 2024, công ty đã mua lại một phần nợ gốc, giảm dư nợ xuống còn khoảng 354 tỷ đồng.

Trái phiếu của CRE cũng được đảm bảo bằng gần 59 triệu cổ phiếu CRE, cùng với 50 triệu cổ phiếu Cen Invest, quyền tài sản từ Galaxy Land và một số tài sản khác. Tuy nhiên, do giá trị cổ phiếu sụt giảm, công ty phải điều chỉnh phương án thanh toán.

Theo văn bản gửi HNX ngày 24/1/2025, CRE cam kết chuyển toàn bộ dòng tiền từ hợp đồng hợp tác tại dự án Khe Cát vào tài khoản trả nợ cho trái chủ. Đồng thời, lãi suất trái phiếu cũng được điều chỉnh giảm từ 12%/năm xuống 10,5%/năm từ tháng 2/2025.

Ngoài Cen Invest và CRE, nhiều doanh nghiệp bất động sản khác cũng đang phải gồng mình gia hạn nợ trái phiếu. Đơn cử, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nam An đối mặt với khoản trái phiếu đáo hạn 4.700 tỷ đồng, Nam An đang gặp áp lực lớn khi tình hình tài chính khó khăn, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu vượt ngưỡng an toàn.

Hay tại Công ty cổ phần Đầu tư Kinh Doanh và Phát triển Đô thị Ngôi Sao Phương Nam, với 4.695 tỷ đồng trái phiếu đến hạn, doanh nghiệp này đang trong tình trạng báo động về khả năng thanh toán.

Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) đã tất toán trước hạn 2 lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng để giảm áp lực nợ, mặc dù kỳ hạn gốc đến tháng 3/2029 mới đáo hạn. Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Hải Phát cũng đã hoàn tất mua lại 390 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, đưa dư nợ trái phiếu về 0…

Theo báo cáo của bộ phận nghiên cứu Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT Research), năm 2025 sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp khi tổng giá trị trái phiếu đáo hạn ước tính lên đến 203.000 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2024. Trong đó, nhóm bất động sản đối mặt với áp lực lớn nhất với hơn 130.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn, chiếm 64% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường và cao gấp đôi so với năm 2024.

Một yếu tố đáng lo ngại là 56.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đã được gia hạn trước đó sẽ đến hạn thanh toán trong năm 2025, làm gia tăng áp lực thanh khoản cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn trầm lắng. Việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án vẫn còn chậm so với kỳ vọng, kéo theo khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp địa ốc.

Không chỉ ngành bất động sản, các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng cũng có khối lượng trái phiếu đáo hạn đáng kể trong năm 2025, với giá trị hơn 33.000 tỷ đồng, chiếm hơn 16% tổng giá trị đáo hạn.

Nhìn chung, với áp lực nợ ngày càng lớn, doanh nghiệp bất động sản không chỉ phải tìm cách tái cơ cấu nghĩa vụ tài chính mà còn phải đảm bảo dòng tiền ổn định để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Theo https://baodautu.vn/

Doanh nghiệp nước ngoài có được mua nhà ở tại Việt Nam không?

Câu hỏi: Chào Luật sư. Công ty tôi đang làm là công ty của nước ngoài, sếp tôi muốn mua nhà ở tại Việt Nam do Công ty đứng tên mua thì có được không ạ? Tôi xin cảm ơn luật sư rất nhiều.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Nhà ở năm 2014;

– Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.

  1. Luật sư tư vấn:

Theo điểm b khoản 1 Điều 159 và khoản 2 Điều 160 Luật nhà ở năm 2014 quy định về đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

Điều 159: Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

  1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

     b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

Điều 160: Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

  1. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.”

Do đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp thì được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 76. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu

“2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này.”

Theo đó, công ty 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nếu thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì chỉ được mua nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư dự án hoặc mua lại nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài đã mua nhà ở tại Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Trịnh Thị Phương
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014;
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐThướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
  • Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế.
  1. Thông qua hợp đồng sáp nhập và chuẩn bị hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp
  • Công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập và dự thảo điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.

Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;

  • Hồ sơ sáp nhập gồm:
  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập.
  1. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế của công ty bị sáp nhập
  • Khi có Hợp đồng sáp nhập và văn bản tương đương, các tổ chức kinh tế bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế. Trường hợp công ty bị sáp nhập đã phát sinh doanh thu trên 1.000.000.000 đồng/năm thì buộc phải quyết toán đóng mã số thuế.
  • Đối với các hợp đồng, giao dịch mà công ty bị sáp nhập đang thực hiện có thể thanh lý hợp đồng hoặc chuyển giao quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng sang cho công ty nhận sáp nhập.
  • Về sử dụng lao động: doanh nghiệp bị sáp nhập xây dựng phương án sử dụng lao động, báo giảm toàn bộ lao động tại cơ quan bảo hiểm xã hội; thanh lý hợp đồng lao động để Công ty nhận sáp nhập tiếp tục ký kết hợp đồng lao động với người lao động.

  1. Thay đổi đăng ký doanh nghiệp đối với công ty nhận sáp nhập

Công ty nhận sáp nhập thực hiện thay đổi đăng ký doanh nghiệp để ghi nhận cổ phần, cổ đông của công ty và các nội dung thay đổi khác sau khi nhận sáp nhập.

  1. Chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, công ty nhận sáp nhập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  1. Thay đổi thông tin đăng ký thuế của công ty nhận sáp nhập

Trong thời hạn 10 (mười) làm việc ngày kể từ ngày thay đổi đăng ký doanh nghiệp, Công ty nhận sáp nhập thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế. Hồ sơ gồm:

– Tờ khai Điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Hợp đồng sáp nhập;

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Những lưu ý khi giải thể doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định của Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014 trên, đối với doanh nghiệp của Quý khách hàng, để tiến hành giải thể doanh nghiệp cần phải đáp ứng được một trong các trường hợp sau:

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo quyết định giải thể doanh nghiệp của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần hoặc Quyết định của Chủ sở hữu, Hội đồng thành viên công ty TNHH;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Ngoài ra, Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Thứ nhất, thông qua quyết định giải thể Doanh nghiệp. Trong quyết định giải thể doanh nghiệp cần có những giấy tờ sau:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Lý do giải thể;

– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

– Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ hai, Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Hội đồng thành viên công ty TNHH tổ chức họp để thanh lý tài sản của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Thứ ba, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày họp thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp giải thể doanh nghiệp phải được gửi đến Cơ quan đăng kí kinh doanh là Sở kế hoạch và đầu tư; Cơ quan thuế; Người lao động trong doanh nghiệp. Sau đó Doanh nghiệp phải đăng quyết định giải thể doanh nghiệp lên trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng kí doanh nghiệp và niêm yết công khai quyết định giải thể doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Thứ tư, Doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ. Các khoản nợ của Doanh nghiệp phải thanh toán theo trình tự, đầu tiên là các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; Sau đó đến nợ thuế và cuối cùng là các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Thứ năm, tiến hành trả con dấu tại cơ quan công an. Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu. Trong trường hợp này, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp được thay thế bằng giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu (Căn cứ khoản 5 Điều 59 Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp)

Thứ sáu, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của cơ quan thuế bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Những lưu ý khi giải thể doanh nghiệp”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Bùi Thanh Hà

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Thủ tục để doanh nghiệp có thể sử dụng lao động nước ngoài

Đội ngũ luật sư, Công ty Luật TNHH Hiệp Thành xin cung cấp một số tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề sử dụng lao động nước ngoài đảm nhiệm chức vụ kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012.

– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 03/02/2016;

– Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 25/10/2016;

– Thông tư số 250/2016/TT-BTC Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài chính ban hành ngày 11/11/2016.

  1. Luật sư tư vấn

Thủ tục cần làm đối với doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài

Để có thể sử dụng một người lao động nước ngoài đảm nhiệm chức vụ kế toán trong doanh nghiệp, cần thực hiện các thủ tục theo trình tự sau:

Bước 1: Báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

2.1. Thành phần hồ sơ: Báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài bao gồm vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc – theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.

2.2. Trình tự thực hiện

– Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ như đã nêu trên trong thời hạn trước ít nhất là 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài tới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tiếp nhận sẽ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ. Với hồ sơ hợp lệ, công chức sẽ viết phiếu biên nhận cho người nộp hồ sơ, với các hồ sơ chưa hợp lệ, công chức tiếp nhận sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhân được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành xem xét và thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp.

– Người nộp hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo thời gian trong giấy biên nhận để nhận kết quả.

2.3. Thời hạn của thủ tục: 15 ngày kể từ ngày nhân được hồ sơ hợp lệ.

2.4. Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp – Người sử dụng lao động nước ngoài.

2.5. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.6. Kết quả của thủ tục: Thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài.

2.7. Lệ phí: Không

Bước 2: Xin cấp giấy phép lao động

  1. Thành phần hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm đầy đủ các thành phần sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động – theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  2. Văn bản chứng minh là chuyên gia là một trong các giấy tờ sau:

– Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài, bao gồm: tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác nhận; thông tin về chuyên gia: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch và ngành nghề của chuyên gia phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;

– Giấy tờ chứng minh người lao động có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

  1. Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng (đối với người lao động thuộc diện được quy định tại điểm a khoản 7 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP) hoặc văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 2 năm (quy định tại điểm c khoản 7 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP) là một trong các giấy tờ sau:

– Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động về việc đã tuyển dụng người lao động nước ngoài;

– Hợp đồng lao động;

– Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài;

– Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài.

  1. d) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động
  2. e) Phiếu lý lịch tư pháp
  3. f) Giấy chứng nhận sức khỏe

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

  1. Trình tự thực hiện

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần như đã nêu trên tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận phải vào sổ theo dõi theo Mẫu số q0 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành lưu hồ sơ, xem xét ra trả kết quả cho doanh nghiệp.

– Người nộp hồ sơ tới nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo thời gian trong giấy biên nhận.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp – Người sử dụng lao động nước ngoài.
  • Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
  • Kết quả của thủ tục: Giấy phép lao động hoặc văn bản trả lời không cấp giấy phép lao động.
  • Lệ phí: Theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Trịnh Văn Dũng
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP

  1. Nghị định này quy định chi tiết Điều 10, Điều 44, Điều 189 và Điều 208 của Luật Doanh nghiệp.
  2. Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Luật Doanh nghiệp.

….

Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2015.

Tải về 96_2015_ND-CP_293418

NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Nghị định này quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.

….

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2015.
  2. Nghị định này thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

Tải về 78_2015_ND-CP_290547

Doanh nghiệp phải công bố những thông tin bất thường nào

Khi công ty xảy ra một số sự kiện như: tài khoản ngân hàng bị phong tỏa, sửa đổi bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,….. sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ các các tổ chức, cá nhân có liên quan. Do đó pháp luật quy định trong một số trường hợp đặc bệt công ty phải công bố những thông tin bất thường của doanh nghiệp.

Căn cứ Điều 119 Luật doanh nghiệp năm 2014, công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử và ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

– Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;

– Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến kinh doanh của công ty;

– Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc bất kỳ giấy phép, giấy chứng nhận khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;

– Thay đổi người quản lý công ty, gồm thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, Kế toán trưởng, trưởng phòng tài chính kế toán;

– Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với một trong số các người quản lý doanh nghiệp;

– Có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;

– Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập, hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính;

– Có quyết định, thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn đầu tư tại các công ty khác.

Đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Doanh nghiệp phải công bố những thông tin bất thường nào”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Bùi Thanh Hà

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Quy định mới về miễn lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, các trường hợp được miễn lệ phí môn bài bao gồm:

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

– Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp

– Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

Tuy nhiên, căn cứ Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì từ ngày 25/2/2020 có thêm 03 trường hợp được miễn lệ phí môn bài, bao gồm:

– Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:

+ Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).

+ Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

+ Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được thành lập trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thời gian miễn lệ phí môn bài của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thực hiện miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

– Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và cơ sở giáo dục mầm non công lập”.

Như vậy, theo quy định mới này kể từ ngày 25/2/2020 doanh nghiệp thành lập mới sẽ được miễn lệ phí môn bài 01 năm. Ngoài ra, trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài.

Đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định mới về miễn lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp mới thành lập”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Bùi Thanh Hà

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Phân biệt Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Một số người nhầm lần giữ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp là một loại Giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, hai loại giấy này hoàn khác nhau về bản chất.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh khác nhau và được thể hiện ở các khía cạnh sau:

– Về ý nghĩa pháp lý:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước và Nhà nước có nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên của doanh nghiệp.

+ Giấy phép kinh doanh: Là sự cho phép của cơ quan nhà nước khi doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

– Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận/ giấy phép:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Ngành nghề kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; Tên của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của Luật doanh nghiệp; Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ và nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng qua định của pháp luật về phí và lệ phí.

+ Giấy phép kinh doanh: Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có để thực hiện kinh doanh ngành nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,…. Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện đối với mỗi ngành nghề kinh doanh cụ thể như điều kiện về cơ sở vật chất, vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề,….

– Về thời hạn:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Giấy phép kinh doanh: Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường vài tháng đến vài năm.

– Về thẩm quyền của Nhà nước:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Nếu hồ sơ hợp lệ, Nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Giấy phép kinh doanh: Trong trường hợp doanh nghiệp có đủ hồ sơ, đủ điều kiện nhưng cơ quan nhà nước vẫn có thể từ chối cấp để bảo vệ lợi ích công cộng.

Đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phân biệt Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Bùi Thanh Hà

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Quy định về con dấu của doanh nghiệp

Việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư mà không chịu sự điều chỉnh chung bởi Nghị định về quản lý con dấu của cơ quan công an như trước đây.

  1. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp

Căn cứ Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2014 và các vă bản hướng dẫn thi hành thì doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Cụ thể, Điều 12, Điều 13 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định như sau:

– Về thẩm quyền quyết định:

Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

+ Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.

+ Số lượng con dấu.

+ Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

– Về mẫu con dấu doanh nghiệp:

Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp, trừ những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây:

+ Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

+ Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

  1. Điều kiện sử dụng con dấu

Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:

– Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;

Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu

Vì vậy, trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc địa chỉ hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện để đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đối với trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.

Đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định về con dấu của doanh nghiệp”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Bùi Thanh Hà

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Mã số thuế của doanh nghiệp có thay đổi được không

Mã số thuế doanh nghiệp là một dãy 10 số được cấp riêng cho mỗi doanh nghiệp. Nhiều khách hàng thắc mắc là khi đổi tên hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, công ty có phải thay đổi mã số thuế doanh nghiệp không?

Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2005 quy định mã số doanh nghiệp riêng và mã số thuế riêng, doanh nghiệp phải làm 1 bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời làm thêm 1 bộ hồ sơ đăng ký mã số thuế.

Tuy nhiên, từ khi Luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, thủ tục này được cải cách và đơn giản hóa đi rất nhiều. Theo khoản 1 Điều 30 Luật Doanh nghiệp năm 2014, mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất. Theo đó, mã số thuế và mã số doanh nghiệp chính là một.

Sự thay đổi này đã giúp tránh được hiện tượng doanh nghiệp nợ thuế nhưng vẫn có thể giải thể khi làm thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Do cơ quan đăng ký kinh doanh không thể trực tiếp kiểm tra việc đóng thuế của doanh nghiệp.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số thuế duy nhất sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hoạt động.

Như vậy, mã số thuế doanh nghiệp gắn liền với mỗi doanh nghiệp, chỉ khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số này mới chấm dứt hiệu lực.

Một doanh nghiệp chấm dứt hoạt động khi bị giải thể, phá sản, doanh nghiệp bị chia trong trường hợp chia lại doanh nghiệp, doanh nghiệp bị sáp nhập trong trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp hợp nhất trong khi hợp nhất doanh nghiệp.

Do vậy, doanh nghiệp đổi tên hay chuyển đổi loại hình thì vẫn giữ nguyên mã số thuế được cấp ban đầu.

Đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mã số thuế của doanh nghiệp có thay đổi được không”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Bùi Thanh Hà

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com