Đổi họ cho con sau khi ly hôn như thế nào?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc Đổi họ cho con sau khi ly hôn?

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng đã ly hôn được 2 năm, chúng tôi có một con chung, sau khi ly hôn thì tôi được Tòa án giao quyền nuôi con. Giờ tôi muốn đổi họ cho cháu sang họ mẹ thì phải làm như thế nào ? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hộ tịch năm 2014;

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Nghị định 123/2015/NĐ – CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

  1. Nội dung tư vấn:

Tại khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch 2014 quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:

“1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự”.

Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ như sau:

1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

  1. a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
    b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
  2. c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
  3. d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

  1. e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
  2. g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
  3. h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
  4. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó”.

Đối chiếu vào những quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch 2014 thì việc chị muốn đổi họ cho con chị phải có căn cứ để đổi họ cho con theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự thì chị có quyền thay đổi cho con đẻ từ họ cha sang họ mẹ.

Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ – CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì:

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó”.

Theo quy định nêu trên thì việc chị đổi họ cho con phải có sự đồng ý đồng thời của cả cha và mẹ. Do đó, chị phải hỏi ý kiến của chồng cũ chị về việc có đồng ý đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ hay không? Việc đồng ý đổi họ cho con từ họ cha sang họ của mẹ phải được thể hiện trong Tờ khai thay đổi đăng ký hộ tịch. Ngoài ra, nếu con chị đã trên 9 tuổi, khi chị đổi họ cho con sang họ chị ngoài việc phải có sự đồng ý của chồng chị thì còn phải có sự đồng ý của con chị.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đổi họ cho con sau ly hôn có cần người cha đồng ý?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Thay đổi họ cho con khi cha vắng mặt

Câu hỏi khách hàng:

Vợ chồng chúng tôi đã ly hôn. Hiện nay tôi nuôi 2 con chung,1 cháu 2 tuổi và 1 cháu 8 tuổi. Sau ly hôn chồng tôi cũng bỏ đi biệt tích, không khi nào cấp dưỡng cho con . Vậy tôi muốn làm thủ tục đổi họ cho 2 con sang họ mẹ thì có được không ạ?

Chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015;

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014;

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định hướng dẫn luật Hộ tịch năm 2014

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ tên trong các trường hợp sau: Việc sử dụng họ tên đang dùng gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó; Thay đổi họ cho con từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại…

Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con sinh ra do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Do đó cả vợ và chồng đều là người có quyền và nghĩa vụ với con kể cả khi vợ chồng đã ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Trường hợp của bạn, bạn là vợ là người trực tiếp nuôi 2 con sau ly hôn, trong khoảng thời gian này người chồng bỏ đi biệt tích và không đáp ứng nghĩa vụ của người chồng. Tại điều 82 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng cho con. Người chồng đã vi phạm nghĩa vụ này tuy nhiên pháp luật không tước đi quyền làm cha của họ. Về mặt pháp luật hộ tịch, cụ thể là trên giấy khai sinh vẫn có thông tin của người cha .

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nghị định hướng dẫn luật hộ tịch 2014 quy định:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

  1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó”.

Như vậy việc thay đổi họ của 2 con của bạn buộc phải thể hiện rõ sự đồng ý của người cha trong tờ khai xin thay đổi, đó là yêu cầu bắt buộc.

Như vậy, bạn nộp giầy tờ để thay đổi họ như sau:

+) Tờ khai đăng ký việc thay đổi hộ tịch (theo mẫu), trong đó có thể hiện sự đồng ý của chồng cũ về việc thay đổi họ cho con;

+) Bản chính giấy khai sinh của con;

+) Các giấy tờ làm căn cứ cho việc thay đổi (chứng minh nhân dân , sổ hộ khẩu…)

Việc người chồng bỏ đi biệt tích là một yếu tố khó khăn để thể hiện được ý kiến của người cha trong tờ khai. Do đó trong trường hợp này tạm thời bạn chưa thể làm thủ tục đổi họ cho con, trừ trường hợp tòa án tuyên người chồng đã chết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng