Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2017

Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước.

….

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017.

Tải về Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2017

Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2009

Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009.

Tải về Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2009

Luật Tổ chức Quốc hội 2014

  1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014.

Tải về Luật Tổ chức Quốc hội 2014

Luật Tổ chức Chính phủ 2015

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015.

Luật Tổ chức Chính phủ 2015

Luật Tiếp cận thông tin 2016

Luật này quy định về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện quyền tiếp cận thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016.

Tải về Luật Tiếp cận thông tin 2016

Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam:

  1. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam

  1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
  2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2014.

  Tải về Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014

Luật Quốc tịch Việt Nam 2008

Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008.

Tải về Luật Quốc tịch Việt Nam 2008

 

Luật Phá sản 2014

Luật này quy định về trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố phá sản và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

….

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

Tải về Luật Phá sản 2014

Việc xem xét nguyện vọng của con từ 07 tuổi trở lên khi ly hôn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2015 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

Theo đó, khi giải quyết vụ án ly hôn, Tòa án cần lấy ý kiến của con chưa thành niên từ 07 tuổi trở lên về nguyện vọng được ở cùng bố hay mẹ sau khi bố mẹ ly hôn.

Về thủ tục giải quyết, khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

Việc xem xét ý kiến, nguyện vọng của con từ 07 tuổi trở lên không phải là căn cứ duy nhất để quyết định bố hay mẹ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tại mục 8 Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 05 tháng 01 năm 2018 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về trường hợp không thể lấy được ý kiến của con từ đủ 07 tuổi trở lên khi giải quyết vụ án ly hôn:

8. Trong vụ án ly hôn, vợ, chồng có con từ đủ 07 tuổi trở lên nhưng không biết địa chỉ cư trú của con ở đâu nên Tòa án không lấy được lời khai của con. Trường hợp vợ, chồng đều muốn nuôi con thì phải giải quyết như thế nào? Tòa án có quyền giao con cho một bên đương sự nuôi mà không cần hỏi ý kiến của con được không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con“.

Theo quy định nêu trên thì nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên chỉ là một trong những yếu tố Tòa án phải xem xét trong quá trình giải quyết vụ án, việc quyết định giao con cho bên nào trực tiếp nuôi phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Mặt khác, theo quy định tại Điều 214, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì việc không lấy được lời khai của các con không phải là căn cứ để đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Do vậy, Tòa án giải quyết theo thủ tục chung và căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con.

Theo đó, Tòa án cần xem xét đánh giá điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục của các bên để quyết định giao con cho bên nào trực tiếp nuôi nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Điều này là hoàn toàn cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án bởi rất nhiều trường hợp trẻ chưa đủ khả năng nhận thức để xác định nguyện vọng của bản thân và tự chủ trong việc quyết định lựa chọn sẽ ở cùng bố hay ở cùng mẹ.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Việc xem xét nguyện vọng của con từ 07 tuổi trở lên khi ly hôn”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Bùi Thanh Hà

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Thời hiệu thừa kế theo Bộ luật Dân sự năm 2015

  1. Thời hiệu thừa kế theo quy định của BLDS 2015

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định mở rộng thời hiệu thừa kế. Theo đó, tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 về việc thi hành BLTTDS. Theo đó, từ ngày 01/01/2017, Tòa án áp dụng các quy định của BLDS để giải quyết các vụ việc dân sự.

Khoản 4, Điều 4, Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn:

4. Từ ngày 01/01/2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 và các Luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động”.

Quy định về thời hiệu thừa kế tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được áp dụng đói với cả những giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành. Cụ thể, Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 688. Điều khoản chuyển tiếp

  1. Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật này có hiệu lực thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:

….

  1. d) Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.”

Theo đó, thời hiệu thừa kế theo BLDS năm 2015 được áp dụng đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/01/2017. Tuy nhiên, không áp dụng quy định thời hiệu tại Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực.

Ngoài ra, tại mục I Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc áp dụng thời hiệu thừa kế đối với trường hợp người để lại di sản thừa kế chết trước năm 1987. Cụ thể như sau:

Trường hợp người để lại di sản thừa kế chết trước năm 1987 mà hiện nay Tòa án mới thụ lý, giải quyết tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được xác định như thế nào?

Kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính thì từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự “Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đối với trưng hp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.

Khi xác định thời hiệu khi kiện chia di sản thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-7-1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-01-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia; thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-9-2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

Theo đó, trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.

  1. Những trường hợp được khởi kiện lại

Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (HĐTP TANDTC) thì từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của BLTTDS số 92/2015/QH13, BLDS số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết

Khoản 3 Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05-5-2017 của HĐTP TANDTC hướng dẫn “các trường hợp khác theo quy định của pháp luật” được khởi kiện lại theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS. Theo hướng dẫn này thì:

(1) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do “thời hiệu khởi kiện đã hết”, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015.

(2) Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó.

(3) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015. Trong trường hợp này, Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.

(4) Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Thời hiệu thừa kế theo Bộ luật Dân sự năm 2015”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Quy định về tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng dân sự

  1. Quy định về tạm ngừng phiên tòa

Khoản 1 Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Bộ LTTDS) quy định: Trong quá trình xét xử Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi có một trong 6 căn cứ sau:

– Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;

– Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;

– Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;

– Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại;

– Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;

– Cần phải báo cáo Chánh án Tòa án để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật này

Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Thời hạn tạm ngừng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng văn bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa.

  1. Phân biệt hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa

Hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa đều để lại hệ quả pháp lý là phiên tòa sẽ không được xét xử trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, tính chất pháp lý của hoãn phiên tòa và tạm ngừng phiên tòa lại khác nhau. Theo đó, Theo quy định tại khoản 1 Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau:

– Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án mà không có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký dự khuyết thay thế   theo quy định khoản 2 Điều 56 BLTTDS;

– Trong trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế như quy định tại khoản 2 Điều 62 BLTTDS;

– Trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch mà không có người khác thay thế như quy định tại khoản 2 Điều 84 BLTTDS;

– Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng như quy định tại các Điều 227 BLTTDS;

– Trường hợp người làm chứng, người giám định, người phiên dịch vắng mặt thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử như quy định tại Điều 229, Điều 230 và Điều 231 BLTTDS.

Bên cạnh đó, khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa theo quy định tại Điều 241 mà không thuộc trường hợp Tòa án buộc phải hoãn phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do.

Và thời hạn hoãn là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. Việc hoãn phiên tòa phải được thực hiện bằng một quyết định. Trong quyết định hoãn phiên tòa phải nêu đầy đủ các nội dung về ngày, tháng năm ra quyết định; tên Toà án và họ, tên những người tiến hành tố tụng; vụ án được đưa ra xét xử; lý do của việc hoãn phiên toà; thời gian, địa điểm mở lại phiên toà. Quyết định hoãn phiên tòa phải được chủ tọa phiên tòa thay mặt HĐXX ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Quy định về tạm ngừng phiên tòa trong tố tụng dân sự”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Người đại diện của đương sự trong Tố tụng dân sự

  1. Người đại diện trong tố tụng dân sự

Người đại diện của đương sự tham gia tố tụng dân sự là người thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trước Tòa án. Và theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyềm. Họ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cũng chính là người đại diện theo pháp luật trong Bộ luật Dân sự, Theo đó, người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm các trường hợp sau, trừ trường hợp người bị hạn chế quyền đại diện theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng Dân sự:

  • Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  • Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  • Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện theo hai trường hợp trên.
  • Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng dân sự được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi đại diện.

Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự là người đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự. Theo đó, người đại diện theo ủy quyền của các nhân bao gồm các trường hợp sau:

  • Cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, ngoại trừ trường hợp pháp luật quy định các giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.

  1. Các trường hợp không được đại diện

Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những trường hợp không được làm người đại diện, cụ thể:

* Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:

  • Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
  • Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.

* Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

* Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.

  1. Chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự

Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự. Cụ thể:

  • Việc chấm dứt đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại khoản 4 Điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015, việc đại diện theo pháp luật chấm dứt trong những trường hợp:

  • Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
  • Người được đại diện là cá nhân chết;
  • Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
  • Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

 

  • Việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền

Theo quy định tại khoản 3 Điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015, việc đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong những trường hợp sau đây:

  • Theo thỏa thuận;
  • Thời hạn ủy quyền đã hết;
  • Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
  • Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
  • đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
  • Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
  • Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Người đại diện của đương sự trong Tố tụng dân sự”. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Phạm Thị Thanh Hiếu

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email: luathiepthanh@gmail.com