Thủ tục để doanh nghiệp có thể sử dụng lao động nước ngoài

Đội ngũ luật sư, Công ty Luật TNHH Hiệp Thành xin cung cấp một số tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề sử dụng lao động nước ngoài đảm nhiệm chức vụ kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/06/2012.

– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 03/02/2016;

– Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 25/10/2016;

– Thông tư số 250/2016/TT-BTC Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài chính ban hành ngày 11/11/2016.

  1. Luật sư tư vấn

Thủ tục cần làm đối với doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài

Để có thể sử dụng một người lao động nước ngoài đảm nhiệm chức vụ kế toán trong doanh nghiệp, cần thực hiện các thủ tục theo trình tự sau:

Bước 1: Báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

2.1. Thành phần hồ sơ: Báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài bao gồm vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc – theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.

2.2. Trình tự thực hiện

– Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ như đã nêu trên trong thời hạn trước ít nhất là 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài tới Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tiếp nhận sẽ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ. Với hồ sơ hợp lệ, công chức sẽ viết phiếu biên nhận cho người nộp hồ sơ, với các hồ sơ chưa hợp lệ, công chức tiếp nhận sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhân được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành xem xét và thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp.

– Người nộp hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo thời gian trong giấy biên nhận để nhận kết quả.

2.3. Thời hạn của thủ tục: 15 ngày kể từ ngày nhân được hồ sơ hợp lệ.

2.4. Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp – Người sử dụng lao động nước ngoài.

2.5. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

2.6. Kết quả của thủ tục: Thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài.

2.7. Lệ phí: Không

Bước 2: Xin cấp giấy phép lao động

  1. Thành phần hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm đầy đủ các thành phần sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động – theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  2. Văn bản chứng minh là chuyên gia là một trong các giấy tờ sau:

– Văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài, bao gồm: tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác nhận; thông tin về chuyên gia: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch và ngành nghề của chuyên gia phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến sẽ làm việc tại Việt Nam;

– Giấy tờ chứng minh người lao động có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;

  1. Văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng (đối với người lao động thuộc diện được quy định tại điểm a khoản 7 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP) hoặc văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 2 năm (quy định tại điểm c khoản 7 Điều 10 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP) là một trong các giấy tờ sau:

– Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động về việc đã tuyển dụng người lao động nước ngoài;

– Hợp đồng lao động;

– Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài;

– Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài.

  1. d) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động
  2. e) Phiếu lý lịch tư pháp
  3. f) Giấy chứng nhận sức khỏe

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

  1. Trình tự thực hiện

– Doanh nghiệp nộp hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần như đã nêu trên tới Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận phải vào sổ theo dõi theo Mẫu số q0 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành lưu hồ sơ, xem xét ra trả kết quả cho doanh nghiệp.

– Người nộp hồ sơ tới nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo thời gian trong giấy biên nhận.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục: Doanh nghiệp – Người sử dụng lao động nước ngoài.
  • Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
  • Kết quả của thủ tục: Giấy phép lao động hoặc văn bản trả lời không cấp giấy phép lao động.
  • Lệ phí: Theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Trịnh Văn Dũng
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Thủ tục cấp giấy phép lao động và visa cho người nước ngoài ?

Hỏi: Xin chào các Luật sư. Hiện nay công ty chúng tôi mới bắt đầu đi vào hoạt động, trong đó có một số bộ phận nhân sự liên quan đến người nước ngoài. Được biết pháp luật Việt Nam đã có quy định cụ thể về vấn đề này (cấp giấy phép lao động và Visa cho người nước ngoài). Vì vậy, xin luật sư tư vấn cho tôi trường hợp người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam muốn xin giấy phéo lao động và Visa thì phải làm như thế nào? hồ sơ thủ tục ra làm sao và cần những loại giấy tờ gì? Cảm ơn các Luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến đội ngũ Luật sư của Công ty Luật TNHH Hiệp Thành chúng tôi. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Lao động năm 2012;

– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật -lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 11/2016/NĐ-CP;

– Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt nam số năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định:

Hồ sơ cần chuẩn bị tại Việt Nam

Nếu người xin cấp giấy phép lao động chưa có giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài thì thực hiện khám sức khỏe và xin cấp Giấy chứng nhận sức khoẻ cấp theo qui định của Bộ Y Tế Việt Nam tại các bệnh viện; Danh sách bệnh viện tham khảo tại Công văn số 143/KCB-PHCN&GĐ về danh sách cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Trường hợp người nước ngoài đã cư trú ở Việt Nam thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi huyện/thành phố người nước ngoài cư trú cấp. (Lưu ý: Hồ sơ chuẩn bị để có thể được cấp lý lịch tư pháp tại Việt Nam là có xác nhận tạm trú của công an xã/phường theo mẫu của Sở Tư pháp)

02 ảnh mầu (02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ

01 Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

Như vậy: thời hạn để công ty bạn ký kết hợp đồng với người nước ngoài thì cần có điều kiện là giấy tờ có giá trị đi lại của người nước ngoài đó còn giá trị. Thời hạn có giá trị đi lại bao lâu thì phụ thuộc vào giấy tờ có giá trị đi lại của người đó. Nên khi hết hạn giá trị đi lại là lúc trễ thời hạn xin cấp giấy phép lao động. Khi đã hết thời hạn có giá trị thì người lao động không được ký kết hợp đồng lao động tại Việt Nam nữa (trường hợp công ty bạn chưa ký hợp đồng) hoặc họ có thể gia hạn thẻ tạm trú để thực hiện hợp đồng (trường hợp công ty bạn đã ký hợp đồng với họ).

Những tài liệu cần chuẩn bị cho thủ tục xin cấp visa 

–   Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh cho người ngoài (Bao gồm bản sao đăng ký kinh doanh, bản sao giấy chứng nhận mẫu dấu, bản sao đăng ký mã số thuế, Bản đăng ký mẫu chứ ký và con dấu);

–    Hộ chiếu của người nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu 06 tháng;

–    Giấy phép lao động (Đối với trường hợp là người lao động nước ngoài muốn xin visa có thời hạn từ 03 tháng trở lên; Nhà đầu tư, trưởng văn phòng dự án, tổ chức phi chính phủ, luật sư nước ngoài được cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam không phải xin cấp giấy phép lao động)

–     Mẫu đơn đề nghị xin cấp visa Việt Nam.

Lưu ý về đơn đề ghị cấp Visa Việt Nam.

Mẫu đơn này được xác nhận bởi công ty hoặc tổ chức tại Việt Nam nếu do tổ chức và công ty tại Việt Nam bảo lãnh.

Mẫu đơn này được xác nhận bởi công an xã, phường nếu việc xin visa đó là do cá nhân người Việt Nam bảo lãnh. (Xã hoặc phường người Việt Nam có hộ khẩu thường trú).

–  Những tài liệu khác theo yêu cầu cụ thể của Phòng quản lý xuất nhập cảnh (Như hợp đồng thuê nhà, danh sách người lao động nước ngoài ……)

Cơ quan thẩm quyền giải quyết (nộp hồ sơ tại đâu): Cơ quan xuất nhập cảnh tỉnh thành phố hoặc cục xuất nhập cảnh.

Thời gian: Thời gian cấp visa thông thường là 5 ngày làm việc theo quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Trịnh Văn Dũng
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Quy định về đi xuất khẩu lao động trong thời gian thử thách án treo

Xuất khẩu lao động là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước qui định. Dưới đây, đội ngũ Luật sư Công ty luật TNHH Hiệp Thành xin đưa ra một số tư vấn pháp lý liên quan đến quy định đi xuất khẩu lao động trong thời gian thử thách án treo.

Câu hỏi: Chào Luật sư, cách đây hơn 1 năm tôi đã phạm tội, bị kết án 1 năm nhưng được hưởng án treo 1 năm cùng 20 tháng thử thách. Tôi đã kết thúc án treo được 2 tháng, và còn 5 tháng thử thách nữa. Mong Luật sư cho tôi biết liệu tôi có được phép đi xuất khẩu lao động hay không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Hiệp Thành chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Hình sự 100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2015; được sửa đổi bổ sung năm 2017;

– Luật thi hành án hình sự số 53/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 17/06/2010;

– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH 11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2006;

– Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BCA ngày 31/12/2015 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

  1. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 42 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài bao gồm:

“Người lao động được đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
  3. Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;
  4. Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
  5. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
  6. Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
  7. Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Ngoài ra, căn cứ Điều 21 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BCA ngày 31/12/2015 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

“1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

  1. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
  2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
  3. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
  4. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
  5. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
  6. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”

Căn cứ vào các quy định trên, bạn tuy đã thi hành án treo nhưng còn 5 tháng thử thách tức là bạn đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự nên bị cấm xuất cảnh. Bởi vậy bạn sẽ không được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Mặt khác, căn cứ quy định tại Điều 64 Luật thi hành án hình sự 2010 thì người được hưởng án treo có các nghĩa vụ sau:

  1. Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
  2. Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.
  3. Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.
  4. Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục.

Như vậy, khi đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên bạn phải đến Công an phường để thực hiện việc khai báo tạm vắng. Khi đến khai báo tạm vắng, phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân và ghi vào phiếu khai báo tạm vắng. Căn cứ vào Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017; Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTPcủa Hội đồng thảm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo, người được hưởng án treo hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình và phải chấp hành thời gian thử thách theo bản án của Tòa án. Ba tháng một lần trong thời gian thử thách bạn phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; nếu đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng thì phải có nhận xét của Công an xã nơiđến lưu trú hoặc tạm trú để trình với UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục. Bạn phải chấp hành các nghĩa vụ này và không thể đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài được.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Trịnh Văn Dũng
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

Hiện nay, những quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được Luật Lao động và những văn bản dưới luật điều chỉnh một cách cụ thể, rõ ràng. Theo đó, người lao động nước ngoài khi vào làm việc tại Việt Nam chỉ được thông qua một trong các hình thức đã được quy định cụ thể tại Điều 2 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2016. Bài viết này Luật sư xin được tập trung đề cập đến hình thức người lao động nước ngoài là nhà quản lý, chuyên gia và lao động kỹ thuật.

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Doanh nghiệp năm 2014;

– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

– Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 Hướng dẫn Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

  1. Luật sư tư vấn

Về vị trí chuyên gia nước ngoài

Trước hết, chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam được định nghĩa là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;

– Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

So với quy định cũ tại Nghị định số 102/2010/NĐ-CP quy người lao động nước ngoài với tư cách là chuyên gia phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đã giảm điều kiện về số năm kinh nghiệm làm việc của người lao động nước ngoài là chuyên gia nhưng đồng thời yêu cầu cụ thể kinh nghiệm đó phải trong chuyên ngành được đào tạo và phải phù hợp với vị trí công việc mà chuyên gia này sẽ làm việc tại Việt Nam.

Liên quan đến văn bản chứng minh là chuyên gia, ngoài bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam, theo Thông tư số 40/2016/TT-BLDTBXH quy định rằng chuyên gia đó cũng có thể cung cấp văn bản xác nhận mình là chuyên gia do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (nơi họ đang hoặc đã từng công tác) tại nước ngoài cung cấp. Văn bản này yêu cầu phải nêu đầy đủ các thông tin cơ bản như: tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác nhận; thông tin về chuyên gia: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch và ngành nghề của chuyên gia phù hợp với vị trí công việc mà chuyên gia này sẽ làm việc tại Việt Nam.

Hiện tại, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định về mẫu cho văn bản xác nhận, do vậy doanh nghiệp nước ngoài có thể linh hoạt soạn thảo một văn bản xác nhận theo mẫu của tổ chức mình cho người lao động miễn sao đầy đủ các nội dung cơ bản như quy định tại Thông tư số 40/2016/TT-BLDTBXH nêu trên.

Về vị trí lao động kỹ thuật

Lao động kỹ thuật nước ngoài được định nghĩa là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo.

Liên quan đến văn bản chứng minh là lao động kỹ thuật, Nghị định 11 và Thông tư 40 quy định cụ thể về một số văn bản chứng minh như sau:

– Giấy tờ chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về việc người lao động nước ngoài đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm và chuyên ngành đó phải phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài sẽ làm việc tại Việt Nam;

– Giấy tờ chứng minh đã có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài sẽ làm việc tại Việt Nam.

Đối với lao động kỹ thuật, vấn đề đặt ra là thời hạn đào tạo 01 năm và thời hạn 03 năm kinh nghiệm làm việc có bắt buộc phải độc lập với nhau hay không? Liệu 01 năm đào tạo có thể thực hiện cùng lúc với thời hạn 03 năm làm việc tại vị trí với chuyên ngành được đào tạo không? Bởi lẽ, nhiều tổ chức nước ngoài có chính sách đào tạo nhân viên của mình và nhân viên này trong thời gian được đào tạo vẫn làm việc cho doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, quyết định chấp nhận hay không sẽ tùy thuộc từng trường hợp cụ thể cũng như quan điểm của chuyên viên phụ trách.

Về vị trí nhà quản lý

Nhà quản lý theo định nghĩa mới bổ sung trong Nghị định 11 là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

Liên quan đến văn bản chứng minh là nhà quản lý, cả Nghị định 11 và Thông tư 40 cũng chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên trên thực tiễn giải quyết vụ việc và tham khảo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền thì cũng giống như đối với chuyên gia, nhà quản lý chỉ cần cung cấp được văn bản xác nhận là nhà quản lý do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài mà người lao động đó đã từng làm việc xác nhận, miễn sao thể hiện rõ được vị trí công việc quản lý tương đương với vị trí sẽ làm việc tại Việt Nam và đầy đủ thông tin cơ bản (như với trường hợp của chuyên gia nêu trên). Đặc biệt đối với vị trí này, người lao động nước ngoài phải giữ vị trí quản lý tại một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của nước ngoài trước khi sang Việt Nam giữ chức vụ quản lý, không có trường hợp người lao động làm tại vị trí khác không phải vị trí quản lý được sang làm nhà quản lý tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.

Hy vọng rằng với những thông tin cập nhật về việc áp dụng Nghị định 11 nêu trên, chúng tôi đã giúp các doanh nghiệp hiểu rõ thêm quy định về hình thức người lao động nước ngoài là nhà quản lý, chuyên gia và lao động kỹ thuật khi sang làm việc tại Việt Nam.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Trịnh Văn Dũng
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Chuyên gia nước ngoài làm việc thời hạn 6 tháng tại Việt Nam có được miễn Giấy phép lao động hay không

Giấy phép lao động là giấy do cơ quan có thẩm quyền (Sở LĐTBXH tỉnh) cấp, cho người lao động được phép lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không phải người lao động nước ngoài nào khi sang  lao động, làm việc tại Việt Nam cũng được miễn Giấy phép.

Hỏi: Thưa Luật sư, đơn vị tôi có mời một chuyên gia sang làm việc với thời hạn khoảng 06 tháng, vậy chúng tôi có phải xin giấy phép lao động không? Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến đội ngũ Luật sư – Công ty Luật TNHH Hiệp Thành chúng tôi. Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý: 

– Bộ luật lao động năm 2012;

– Nghị định số 11/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

– Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày  Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  1. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 7 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định:

“Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

  1. Người lao động nước ngoài quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 172 của Bộ luật Lao động.
  2. Các trường hợp người lao động nước ngoài khác không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:
  3. a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;
  4. b) Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
  5. c) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  6. d) Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;

đ) Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

  1. e)Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;
  2. g) Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;
  3. h) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;

“i) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên;”

  1. k) Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
  2. l) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”

“m) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại”

Cùng với đó, Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định :

“Điều 172. Công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

  1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
  9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.”

Vậy theo các quy định nêu trên, nếu chuyên gia đơn vị bạn mời sang Việt Nam với thời hạn 06 tháng thì chuyên gia không thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động theo điểm e khoản 2 điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP nêu trên Vì vậy bạn sẽ phải liên hệ với các cơ quan nhà nước để xin cấp giấy phép Lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật gia Trịnh Văn Dũng
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Hà Nội áp dụng nhiều hình thức cách ly trong Covid-19

Lãnh đạo thành phố cho rằng việc áp dụng các hình thức cách ly xuất phát từ thực tiễn chứ “không vì lý do gì khuất tất”.

Chiều 16/3, phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của thành phố, Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Chung cho hay, thành phố đang áp dụng 4 hình thức phong tỏa, cách ly người liên quan bệnh nhân Covid-19, tùy từng trường hợp. Trong đó có cách ly tại chung cư, cụm dân cư, đoạn phố…

Một số hộ dân ở Ngõ 165 Cầu Giấy bị cách ly sau khi phát hiện trường hợp bệnh nhân CoVid-19. Ảnh: Ngọc Thành.

Một số hộ dân ở ngõ 165 Cầu Giấy nằm trong khu vực bị cách ly.

Tại phố Trúc Bạch, quận Ba Đình sau khi phát hiện “bệnh nhân 17”, chính quyền đã cách ly một đoạn phố. “Khu vực đó có nguy cơ trở thành ổ dịch, thành phố cách ly cả đoạn phố là hoàn toàn đúng. Từ ngày 6/3 đến nay, đoạn phố đó chưa phát sinh trường hợp nhiễm mới”, ông Chung nêu.

Với trường hợp “bệnh nhân 50” ở Núi Trúc, người này về nơi ở trong thời gian rất ngắn (ở một đêm), sử dụng cầu thang lên thẳng tầng 10. Tòa chung cư đó công tác vệ sinh khử khuẩn tốt, toàn bộ nhân viên ở đó đeo khẩu trang. Trên cơ sở những đánh giá thực tế, thành phố chỉ cách ly tầng 10 – nơi bệnh nhân sống, mà không cách ly cả tòa chung cư như một số địa phương đã làm.

Theo ông Chung, những phương án phong tỏa trên “không vì lý do gì khuất tất” mà hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn và đều có đánh giá của các chuyên gia dịch tễ, xác minh lịch sử dịch tễ của bệnh nhân. Hiện, các điểm thành phố phong tỏa chưa phát sinh những phức tạp mới.

Người cách ly để chữa bệnh thì được đưa tới Bệnh viện Nhiệt đới trung ương. Tại đây có đầy đủ trang thiết bị y tế tốt nhất với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao. Để phòng ngừa bệnh, người thuộc diện này có thể cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung hoặc tại gia đình.

Chủ tịch thành phố cho hay, những ngày tới, với công dân từ các nước châu Âu về đông, thành phố đã lên kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, địa điểm tiếp đón, cách ly.

Khu tái định cư Thượng Thanh (quận Long Biên) có 427 căn hộ có thể cách ly được khoảng 2.000 người. Khu nhà ở sinh viên tại phường Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai có thể đáp ứng 2.000 trường hợp. Bệnh viện đa khoa Mê Linh (cũ) sẽ được thành phố sửa lại với mục đích phục vụ 200 bệnh nhân. Ngoài ra, cơ sở vật chất sẵn có ở các trường dạy nghề ở Phú Xuyên, Sơn Tây, Chương Mỹ… cũng có thể được sử dụng.

Việc cách ly tại các khu vực trên là để phòng ngừa, những người cách ly ở đó chưa mắc bệnh. Những trường hợp có dấu hiệu bệnh sẽ được đưa đến các cơ sở y tế và chữa trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Theo Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, Hà Nội đang kiểm soát tốt dịch. Tất cả  trường hợp phát hiện dương tính đều được xác minh lịch sử dịch tễ rõ ràng, tổ chức khoanh vùng, cách ly chặt chẽ. Ông đề nghị các đơn vị liên quan của thành phố tiếp tục tinh thần chống dịch như thời gian qua.

“Nếu giữ được phong độ như hiện nay thì khoảng một tháng nữa biểu đồ dịch sẽ đi xuống”, ông Chung nói và cho biết thành phố đang chống dịch với tinh thần “còn người là còn tất cả”, kinh tế có thể hồi phục sau.

Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền thông tin, việc khoanh vùng cách ly khu vực có bệnh được thực hiện như sau: đoạn phố Trúc Bạch cách ly 66 hộ gia đình với 189 người; Bệnh viện Hồng Ngọc cách ly 121 người; phố Nguyễn Khắc Nhu cách ly 3 hộ gia đình với 4 người; ngõ 165 Cầu Giấy cách ly 9 hộ với 25 người; phố Núi Trúc cách ly 8 căn hộ chung cư với 5 người.

Thành phố hiện có 9 khu cách ly tập trung với gần 3.000 người, trong đó gần 1.500 trường hợp hết thời hạn cách ly, có kết quả kiểm tra sức khỏe tốt, đã được về địa phương.

Gần 400 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại các bệnh viên trên địa bàn.

 

Đến 20h ngày 16/3, Hà Nội ghi nhận 14 trường hợp nhiễm Covid-19, chưa trường hợp nào tử vong. Cơ quan y tế đã rà soát 376 người tiếp xúc F1 với 11 ca nhiễm và đã lấy mẫu xét nghiệm với 371 trường hợp, trong đó 364 mẫu có kết quả âm tính, còn 12 mẫu chờ kết quả.

Thành phố xác định 918 người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2), đã được cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà và lấy kết mẫu của 128 trường hợp. Kết quả là 128/128 mẫu âm tính.

Nguồn : vnexpress

Bắt khẩn cấp người phụ nữ làm giả vắc-xin ngừa Covid-19

Đối tượng dùng nước cất và kháng sinh để làm giả các loại vắc-xin tiêm phòng ngừa các bệnh, đặc biệt ngừa cả virus corona.

Công an TP Quy Nhơn (Bình Định) hôm nay thực hiện lệnh bắt khẩn cấp bà Tiêu Thị Tuyết Sương (46 tuổi, trú xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Khám xét nhà đối tượng, công an thu giữ nhiều vỏ ống thuốc được bà này bơm nước cất, kháng sinh để làm giả các loại vắc-xin tiêm phòng ngừa các bệnh cho trẻ, vắc-xin ngừa ung thư, đột quỵ và ngừa cả dịch Covid-19.

Bắt khẩn cấp người phụ nữ làm giả vắc-xin ngừa Covid-19
Đối tượng Tiêu Thị Tuyết Sương

Đối tượng Sương đã sử dụng các loại vắc-xin làm giả trên để tiêm cho nhiều người dân tại huyện Tuy Phước và TP Quy Nhơn. Sau khi sự việc được làm rõ, một số người dân đã đến Công an TP Quy Nhơn để tố giác hành vi của bà Sương.

Tại cơ quan công an, bà Sương khai nhận mới học hết lớp 9, có thời gian giúp việc cho một phòng khám tư. Đối tượng này tự xưng là nhân viên y tế dự phòng, tiêm vắc-xin cho trẻ em không gây sốt, giá rẻ hơn thị trường một nửa, khoảng 700.000 đồng/mũi.

Vì không phải chờ lâu, giá rẻ lại đến tận nhà để tiêm nên người này giới thiệu người kia để tiêm ngừa. Sương đã lấy phôi của một phiếu chỉ định tiêm ngừa thật đem photo ra thành các phiếu giả, mỗi lần tiêm xong thì phát cho bị hại để có giấy tờ làm tin. Đặc biệt, Sương khai nhận đã tiêm nước cất pha trộn kháng sinh nói là vắc-xin cho gần 30 trường hợp.

Vụ việc đang được Công an TP Quy Nhơn điều tra mở rộng.

Nguồn : vietnamnet.vn

Nghị định về quản lý và phát triển nhà ở xã hội

  1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 (sau đây gọi tắt là Luật Nhà ở).
  2. Việc quản lý sử dụng nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng hình thức quy định tại Khoản 1 Điều 53 của Luật Nhà ở thực hiện theo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
  3. Các đối tượng đã ký hợp đồng cam kết hoặc đã được giải ngân theo quy định của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu và các văn bản hướng dẫn thi hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.
  2. Trong giai đoạn 2015 – 2020, Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thực hiện cho vay đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Nghị định này.
  3. Nghị định này thay thế Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Tải về Nghị định 100_2015_ND-CP_Về quản lý và phát triển nhà ở xã hội

Hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Nghị định này quy định chi tiết một số Điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi là Luật) về thiệt hại được bồi thường, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường, trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và một số biện pháp tổ chức thi hành Luật.

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
  2. Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Tải về Nghị định 68_2018_ND-CP_Hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước

Hướng dẫn Luật Tiếp cận thông tin

  1. Nghị định này quy định chi tiết điểm b khoản 1 Điều 35 về các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin; khoản 2 Điều 36 về tiếp cận thông tin của công dân thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp; khoản 4 Điều 24 về mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và các biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin.
  2. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến việc cung cấp thông tin theo quy định của Luật tiếp cận thông tin.

Tải về Nghị định 13_2018_ND-CP_Hướng dẫn Luật Tiếp cận thông tin

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

Nghị định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ; chế độ làm việc và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan thuộc Chính phủ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 3 năm 2016.

Tải về Nghị định 10_2016_ND-CP_Quy định về cơ quan thuộc Chính phủ

Nghi án 3 người tử vong do bị phóng hỏa

Lãnh đạo địa phương xác nhận có người dùng xăng phóng hỏa khiến 3 người chết, 1 người bị thương trong căn nhà 4 tầng.

Đêm 15/3, người dân địa phương phát hiện ngôi nhà 4 tầng của gia đình ông Vương Gia Mười (57 tuổi, ở thôn Lê Lợi, xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) bốc cháy. Trong nhà lúc này có 4 người.

Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Đức Sơn, Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu cho biết vụ cháy khiến ông Mười, bà Đào Thị Chiến (55 tuổi, vợ ông Mười) và con trai Vương Gia Cao Thắng (12 tuổi) tử vong.

Ngoài ra, hỏa hoạn còn khiến cháu ngoại ông Mười là Nguyễn Vương Ngọc Anh (8 tuổi) bị thương năng, đang cấp cứu tại bệnh viện.

Nghi an 3 nguoi tu vong do bi phong hoa hinh anh 1 c96429cd_a351_4b2e_a0d6_8a46c64783c8_1.jpg
Ngôi nhà 4 tầng bị cháy đen.

Nói thêm Zing.vn, Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu cho biết có người cố tình gây ra vụ hỏa hoạn này.

“Có lực lượng bên ngoài phóng hỏa ngôi nhà bằng xăng”, ông Sơn cho hay.

Nghi an 3 nguoi tu vong do bi phong hoa hinh anh 2 d95fcc79_9625_4e41_ab62_49b83f671f2f_1.jpg
Hiện trường vụ cháy được cơ quan chức năng phong tỏa.

Công an đã phong tỏa ngôi nhà bị cháy để điều tra làm rõ nguyên nhân.

Sáng nay, nhiều người dân địa phương kéo đến hiện trường theo dõi sự việc.

Nghi an 3 nguoi tu vong do bi phong hoa hinh anh 3 map_hungyen_abc.jpg
Vị trí xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu (vùng khoanh đỏ), nơi xảy ra vụ cháy. Ảnh: Google Maps.

Nguồn : news.zing.vn