Công dân Việt Nam thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài thì có được hưởng thừa kế không?

Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Công dân Việt Nam thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài thì có được hưởng thừa kế không?

Câu hỏi khách hàng:

Chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi:Tôi là người Việt Nam, đang mang quốc tịch Việt Nam, nay tôi có ý định xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài. Nhưng tôi không biết khi tôi mang quốc tịch nước ngoài thì sau này tôi có được hưởng thừa kế tại Việt Nam không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, thừa kế có hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

“Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

“Điều 613. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Thời điểm mở thừa kế theo quy định pháp luật là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp thừa kế theo di chúc, Điều 624 quy định về khái niệm của di chúc như sau:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc, từ các quy định trên có thể thấy, pháp luật về thừa kế ghi nhận quyền để lại di sản thừa kế và quyền được hưởng di sản thừa kế của cá nhân, tổ chức không phân biệt cá nhân, tổ chức đó có quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài. Người thừa kế chỉ cần đảm bảo điều kiện là còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết( đối với người thừa kế là cá nhân), nếu người thừa kế không phải là cá nhân( có thể pháp nhân, tổ chức khác…) thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo di chúc là người được chỉ định cụ thể trong di chúc và hoàn toàn theo ý chí chủ quan của người để lại di chúc. Do đó người thừa kế hoàn toàn có thể là người có quốc tịch Việt Nam hoặc người đang mang quốc tịch nước ngoài.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật.

“Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

  1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  2. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  3. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  4. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Theo quy định trên, trường hợp thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế bắt buộc phải thuộc một trong các hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 như trên, hay nói cách khác, người thừa kế phải có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người chết. Như vậy, trường hợp thừa kế theo pháp luật cũng không hạn chế việc người thừa kế là người hiện đang mang quốc tịch Việt Nam hay đang mang quốc tịch nước ngoài mà chỉ cần người đó là một trong những người thuộc hàng thừa kế theo quy định trên thì sẽ có quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại. Việc chứng minh quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng thì người thừa kế phải cung cấp được các giấy tờ, văn bản có giá trị pháp lý,… ghi nhận mối quan hệ đó giữa người thừa kế và người chết để lại.

Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy, bạn là công dân Việt Nam nay thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì sau khi bạn đã nhập quốc tịch nước ngoài bạn vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế theo các quy định về thừa kế như trên. Tuy nhiên, đối với mỗi loại tài sản cụ thể do người chết để lại, thì sẽ có các quy định của pháp luật chuyên ngành điều chỉnh, việc hưởng di sản thừa kế trong những trường hợp đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942941668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Cấp sổ đỏ mà không có chữ ký giáp ranh của hộ liền kề là đúng hay sai ?

Sau đây Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự đưa ra tư vấn về vấn đề: Cấp sổ đỏ mà không có chữ ký giáp ranh của hộ liền kề là đúng hay sai?

Câu hỏi khách hàng:

Thưa Luật sư, em có một thắc mắc như sau, gia đình nhà em và nhà hàng xóm có xảy ra tranh chấp đất đai, sau nhiều năm kiện tụng gia đình em thắng kiện, với bản án tối cao ở Hà Nội gia đình em xin chính quyền cấp sổ đỏ cho ngôi nhà, sau đó họ cấp sổ đỏ cho gia đình em mà không cần chữ ký giáp ranh của nhà hàng xóm.

Sau đó gia đình em xin giấy phép xây dựng để xây dựng, sửa chữa ngôi nhà đang xuống cấp của mình. Nhưng khi đã có đầy đủ giấy tờ trong tay, gia đình em khởi công sửa chữa nhà thì gia đình nhà hàng xóm can ngăn, đập phá đồ đạc không cho xây. Chính quyền địa phương nhiều lần xuống hiện trường nhưng không giải quyết cho gia đình em, do đó ngôi nhà của gia đình em tới nay vẫn chưa sửa chữa được. Gần đây, mấy người ở phường xuống nói với gia đình em là ký giáp ranh để làm sổ đỏ cho nhà hàng xóm, gia đình em nhất quyết không ký, mấy người ở phường bảo gia đình em không ký thì họ vẫn làm sổ đỏ cho nhà hàng xóm được. Vậy cho em hỏi như vậy có đúng pháp luật không ạ?

Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp gia đình em!

Xin cảm ơn luật sư rất nhiều ạ!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật sư Nguyễn Hào Hiệp và Cộng sự. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Cấp sổ đỏ mà không có chữ ký giáp ranh của hộ liền kề là đúng hay sai?

Với những thông tin quý khách cung cấp thì nhà hàng xóm có nhu cầu muốn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cần nhà quý khách ký giáp ranh để xác nhận không có tranh chấp. Đây là thủ tục bắt buộc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Điều này được quy định trong khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Do đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nên muốn cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải kiểm tra ba yếu tố là: tính ổn định lâu dài, phù hợp với quy hoạch và không có tranh chấp để xem xét cấp giấy cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất không có giấy tờ trước ngày 01/7/2014. Yếu tố không có tranh chấp được thể hiện thông qua việc các hộ gia đình, cá nhân sinh sống xung quanh diện tích đất đó ký giáp ranh xác nhận không có tranh chấp và tính đến thời điểm làm hồ sơ xin cấp giấy không có đơn tranh chấp.

Nhưng nếu hộ gia đình kia có giấy tờ về quyền sử dụng dất theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 thì việc xin chữ ký giáp ranh từ gia đình quý khách là sự không cần thiết.

Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
  2. a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  3. b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  4. c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  5. d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

  1. e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  2. g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới :

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2019

Sửa đổi quy định về xử phạt mua bán ngoại tệ trái phép, hành vi bán hàng dưới mệnh giá, cấp đổi giấy chứng minh nhân dân, đào tạo sát hạch lái xe…là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2019.

Mua bán, trao đổi dưới 100 USD không bị phạt tiền

Nghị định 88/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng sẽ có hiệu lực từ 31/12.

Theo đó, sẽ giảm mạnh mức phạt đối với hành vi mua, bán ngoại tệ tại các tổ chức không được phép, nhằm tránh bất cập như sự việc “đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng” gây bức xúc trong dư luận mới đây.

Cụ thể, thay vì một mức phạt chung là từ 80 đến 100 triệu đồng, Nghị định quy định mức phạt đối với hành vi này phụ thuộc vào lượng ngoại tệ mua, bán. Trong đó phạt cảnh cáo nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD; Phạt tiền 10-20 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị 1.000-10.000 USD hoặc ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD mà tái phạm, vi phạm nhiều lần.

Nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đến 100.000 USD sẽ bị phạt tiền 20 – 30 triệu đồng; ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên sẽ bị phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.

Phạt 1 tỷ đồng nếu bán hàng dưới giá thành toàn bộ

Nghị định 75/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh có hiệu lực từ 1/12 sẽ tăng mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh gấp 10 lần.

Cụ thể, Phạt tiền từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Nếu hành vi vi phạm trên được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì sẽ bị phạt từ 1,6 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng.

Đáng chú ý, theo quy định cũ, mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức, thì từ 1/12, mức phạt được tăng lên 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ đồng với tổ chức.

Trong đó, mức phạt đối với một số vi phạm điển hình như tiết lộ bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bị phạt 200-300 triệu đồng; Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bị phạt 100-200 triệu đồng…

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung khác như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận có được do vi phạm…

Sẽ cấp mẫu mới giấy phép lái xe từ 1/6/2020

Chính thức có hiệu lực từ 1/12, Thông tư 38 của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi quy trình đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ có thêm nhiều quy định nhằm siết chặt việc đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe.

Ngoài việc sẽ cấp Giấy phép lái xe theo mẫu mới từ 1/6/2020, Thông tư còn quy định từ 1/1/2020, chương trình học giấy phép lái xe hạng B1, B2, C có thêm nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.

Cũng từ thời điểm này, trung tâm sát hạch lái xe phải lắp camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình và truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải.

Từ 1/5/2020, các cơ sở đào tạo lái xe ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái ôtô (trừ hạng B1).

Từ 1/6/2020, cấp Giấy phép lái xe mới có mã QR. Giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày 1/12/2019 vẫn sẽ có giá trị sử dụng theo thời gian ghi trên giấy phép.

Học sinh, sinh viên có thể vay tối đa 2,5 triệu/tháng

Có hiệu lực từ 1/12, Quyết định 1656 của Thủ tướng đã chốt mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn lên 2,5 triệu đồng/tháng thay vì 1,5 triệu đồng/tháng như trước.

Lãi suất cho vay ưu đãi là 0,55%/tháng và lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Để được vay tiền, học sinh, sinh viên năm nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường; học sinh, sinh viên từ năm hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học…

Được kê khai trực tuyến khi đề nghị cấp căn cước công dân

Nội dung này được quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số quy định về trình tự thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Theo đó:

Khi tiếp công dân đến làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân, cán bộ tiếp công dân yêu cầu người đến làm thủ tục viết Tờ khai theo mẫu (nếu không kê khai trực tuyến).

Nếu đã kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến thì in Tờ khai căn cước công dân để công dân kiểm tra lại thông tin, ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên.

Hiện luật không quy định đến việc công dân có thể kê khai trực tuyến; tuy nhiên, trên thực tế việc này đã được triển khai tại Tp.HCM.

Ngoài ra, thông tư quy định khi làm thủ tục cấp Căn cước công dân, cán bộ phụ trách sẽ thu Chứng minh nhân dân, cắt góc và trả lại trong công dân trong trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ Căn cước công dân qua chuyển phát nhanh.

Với những Chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Việc thu, hủy chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc là điểm mới so với quy định trước đây.

Chính sách ưu đãi cho người công tác ở vùng khó khăn

Nghị định 76 của Chính phủ quy định về chính sách đối với người công tác ở vùng đặc biệt khó khăn cũng có hiệu lực từ ngày 1/12.

Theo Nghị định, một loạt các khoản phụ cấp, trợ cấp sẽ được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đến công tác tại vùng đặc biệt khó khăn.

Cụ thể, trợ cấp một lần khi đến công tác lần đầu sẽ nhận ngay 10 lần mức lương cơ sở (trước đây phải công tác ít nhất 5 năm).

Khi có gia đình đi theo, hưởng thêm một khoản trợ cấp bằng 12 lần mức lương cơ sở.

Phụ cấp thu hút được quy định rõ, khi công tác không quá 5 năm tại vùng đặc biệt khó khăn, được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Nếu công tác từ đủ 5 năm tại vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng phụ cấp công tác lâu năm tính theo lương cơ sở x hệ số (hệ số từ 0,5 đến 1,0).

Nếu công tác từ đủ 10 năm tại vùng đặc biệt khó khăn, khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu sẽ được hưởng trợ cấp một lần. Đồng thời, mỗi năm công tác sẽ bằng 1/2 mức lương hiện hưởng + phụ cấp lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)…

Ngoài ra, một số quy định, chính sách về bảo hiểm, phí và lệ phí, xuất nhập khẩu, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước…có sửa đổi cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2019.

Loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2019

Sửa đổi quy định về xử phạt mua bán ngoại tệ trái phép, hành vi bán hàng dưới mệnh giá, cấp đổi giấy chứng minh nhân dân, đào tạo sát hạch lái xe…là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2019.

Mua bán, trao đổi dưới 100 USD không bị phạt tiền

Nghị định 88/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng sẽ có hiệu lực từ 31/12.

Theo đó, sẽ giảm mạnh mức phạt đối với hành vi mua, bán ngoại tệ tại các tổ chức không được phép, nhằm tránh bất cập như sự việc “đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng” gây bức xúc trong dư luận mới đây.

Cụ thể, thay vì một mức phạt chung là từ 80 đến 100 triệu đồng, Nghị định quy định mức phạt đối với hành vi này phụ thuộc vào lượng ngoại tệ mua, bán. Trong đó phạt cảnh cáo nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD; Phạt tiền 10-20 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị 1.000-10.000 USD hoặc ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD mà tái phạm, vi phạm nhiều lần.

Nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 đến 100.000 USD sẽ bị phạt tiền 20 – 30 triệu đồng; ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên sẽ bị phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.

Phạt 1 tỷ đồng nếu bán hàng dưới giá thành toàn bộ

Nghị định 75/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh có hiệu lực từ 1/12 sẽ tăng mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh gấp 10 lần.

Cụ thể, Phạt tiền từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Nếu hành vi vi phạm trên được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì sẽ bị phạt từ 1,6 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng.

Đáng chú ý, theo quy định cũ, mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức, thì từ 1/12, mức phạt được tăng lên 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ đồng với tổ chức.

Trong đó, mức phạt đối với một số vi phạm điển hình như tiết lộ bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bị phạt 200-300 triệu đồng; Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bị phạt 100-200 triệu đồng…

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung khác như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; Tịch thu khoản lợi nhuận có được do vi phạm…

Sẽ cấp mẫu mới giấy phép lái xe từ 1/6/2020

Chính thức có hiệu lực từ 1/12, Thông tư 38 của Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi quy trình đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ có thêm nhiều quy định nhằm siết chặt việc đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe.

Ngoài việc sẽ cấp Giấy phép lái xe theo mẫu mới từ 1/6/2020, Thông tư còn quy định từ 1/1/2020, chương trình học giấy phép lái xe hạng B1, B2, C có thêm nội dung phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.

Cũng từ thời điểm này, trung tâm sát hạch lái xe phải lắp camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình và truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải.

Từ 1/5/2020, các cơ sở đào tạo lái xe ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái ôtô (trừ hạng B1).

Từ 1/6/2020, cấp Giấy phép lái xe mới có mã QR. Giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày 1/12/2019 vẫn sẽ có giá trị sử dụng theo thời gian ghi trên giấy phép.

Học sinh, sinh viên có thể vay tối đa 2,5 triệu/tháng

Có hiệu lực từ 1/12, Quyết định 1656 của Thủ tướng đã chốt mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn lên 2,5 triệu đồng/tháng thay vì 1,5 triệu đồng/tháng như trước.

Lãi suất cho vay ưu đãi là 0,55%/tháng và lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Để được vay tiền, học sinh, sinh viên năm nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường; học sinh, sinh viên từ năm hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học…

Được kê khai trực tuyến khi đề nghị cấp căn cước công dân

Nội dung này được quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số quy định về trình tự thực hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Theo đó:

Khi tiếp công dân đến làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân, cán bộ tiếp công dân yêu cầu người đến làm thủ tục viết Tờ khai theo mẫu (nếu không kê khai trực tuyến).

Nếu đã kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến thì in Tờ khai căn cước công dân để công dân kiểm tra lại thông tin, ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên.

Hiện luật không quy định đến việc công dân có thể kê khai trực tuyến; tuy nhiên, trên thực tế việc này đã được triển khai tại Tp.HCM.

Ngoài ra, thông tư quy định khi làm thủ tục cấp Căn cước công dân, cán bộ phụ trách sẽ thu Chứng minh nhân dân, cắt góc và trả lại trong công dân trong trường hợp công dân đăng ký nhận thẻ Căn cước công dân qua chuyển phát nhanh.

Với những Chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét thì thu, hủy và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Việc thu, hủy chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc là điểm mới so với quy định trước đây.

Chính sách ưu đãi cho người công tác ở vùng khó khăn

Nghị định 76 của Chính phủ quy định về chính sách đối với người công tác ở vùng đặc biệt khó khăn cũng có hiệu lực từ ngày 1/12.

Theo Nghị định, một loạt các khoản phụ cấp, trợ cấp sẽ được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đến công tác tại vùng đặc biệt khó khăn.

Cụ thể, trợ cấp một lần khi đến công tác lần đầu sẽ nhận ngay 10 lần mức lương cơ sở (trước đây phải công tác ít nhất 5 năm).

Khi có gia đình đi theo, hưởng thêm một khoản trợ cấp bằng 12 lần mức lương cơ sở.

Phụ cấp thu hút được quy định rõ, khi công tác không quá 5 năm tại vùng đặc biệt khó khăn, được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Nếu công tác từ đủ 5 năm tại vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng phụ cấp công tác lâu năm tính theo lương cơ sở x hệ số (hệ số từ 0,5 đến 1,0).

Nếu công tác từ đủ 10 năm tại vùng đặc biệt khó khăn, khi chuyển công tác hoặc nghỉ hưu sẽ được hưởng trợ cấp một lần. Đồng thời, mỗi năm công tác sẽ bằng 1/2 mức lương hiện hưởng + phụ cấp lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)…

Ngoài ra, một số quy định, chính sách về bảo hiểm, phí và lệ phí, xuất nhập khẩu, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước…có sửa đổi cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2019.