Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Tác giả: Luật Hiệp Thành Đăng ngày: 05/12/2019 Lượt xem: 597 Chuyên mục: Sở Hữu Trí Tuệ

Bí mật kinh doanh là những thông tin bất kỳ có được từ quá trình hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Những thông tin này được giữ kín, không tiết lộ trong cộng đồng, giúp cho chủ sở hữu tạo ra lợi ích kinh tế khi thông tin được giữ bí mật.

Ví dụ: Công thức pha chế Coca-cola là “bí mật kinh doanh” được giữ gìn cẩn trọng. Tài liệu dạng giấy mô tả công thức bí mật được giữ trong kho bảo đảm tại Ngân hàng Tín thác ở Atlanta, và kho này chỉ có thể được mở khi có một Nghị quyết của Ban Giám đốc Công ty.

Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005:

”1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

  1. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
  2. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”

Như vậy, theo quy định trên thì bí mật kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Không phải là hiểu biết thông thường hoặc không dễ dàng có được: 

Đây là điều kiện về tính sáng tạo của bí mật kinh doanh. Tri thức, thông tin chỉ được bảo hộ là bí mật kinh doanh nếu nó là thành quả của một quá trình đầu tư tài chính và trí tuệ của chủ sở hữu. Khi bị lộ bí mật kinh doanh thì chủ sở hữu có thể bị thiệt hại về tài sản, nguồn khách hàng,…

Bí mật kinh doanh thường liên quan đến các thông tin như:

+ Bí quyết kỹ thuật và khoa học: công thức sản xuất sản phẩm, bản vẽ thiết kế, cấu tạo kỹ thuật của sản phẩm,…

+ Thông tin thương mại: danh sách khách hàng, hệ thống nhà phân phối, kế hoạch kinh doanh, chiến lược quảng cáo…

+ Thông tin về tài chính.

?????????????????????????????

– Có giá trị thương mại:

Tri thức, thông tin được bảo hộ là bí mật kinh doanh nếu nó tạo ra cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó. Để có được bí mật kinh doanh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều tiền của, công sức để thu thập, phát triển, bảo mật bí mật kinh doanh và đổi lại, bí mật kinh doanh tạo ra những giá trị kinh tế độc lập cho người nắm giữ nó.

Thông tin có thể biểu hiện ở khoản tiền, số vốn mà người có được thông tin đã đầu tư để tạo ra hoặc có được thông tin đó. Nó cũng có thể biểu hiện ở mức độ đầu tư thời gian, công sức để tạo ra hoặc thu thập thông tin đó.

– Tính bảo mật: 

Bí mật kinh doanh phải được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Một thông tin cũng được coi là có tính bí mật nếu như chỉ có một phạm vi hạn chế những người trực tiếp sử dụng thông tin đó trong doanh nghiệp biết được thông tin và có trách nhiệm giữ bí mật.

Để bảo đảm tính bảo mật của bí mật kinh doanh, chủ sở hữu phải thực hiện các biện pháp cần thiết và phù hợp để giữ bí mật thông tin như: các biện pháp hạn chế việc biết được hoặc tiếp cận thông tin đối với các nhân viên trong doanh nghiệp cũng như các chủ thể khác, các biện pháp chống việc bộc lộ thông tin…

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Đối tác