Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động

Nghị định này quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động.

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Tải về ND04-2005-CP

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2005/NĐ – CP ngày 11 tháng 01 năm 2005

Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 04/2005/NĐ – CP quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động.

Trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu không yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động thì có quyền khiếu nại theo quy định tại Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Tải về TT06-2008-BLDTBXH

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước; trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động và xử lý hợp đồng lao động vô hiệu.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

Tải về 44.2013.ND.CP HĐ Lao động

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương

Nghị định này quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia theo quy định tại Khoản 2 Điều 92; nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 93 của Bộ luật Lao động.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Các quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.

Tải về 49.2013.ND.CP – Tiền Lương

Quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.

Tải về 45.2013.ND.CP Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Luật lao động sửa đổi năm 2007

Điều 73 của Bộ luật lao động được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 73

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:

– Tết dương lịch: một ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).

– Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

– Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).

– Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch).

– Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch).

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.”

……..

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2007.

Tải về Luật-Lao-động-sửa-đổi-năm-2007

Luật lao động sửa đổi năm 2006

Sửa đổi, bổ sung Chương XIV của Bộ luật lao động về Giải quyết tranh chấp lao động như sau:

Điều 157

  1. Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

……

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006.

Tải về Luật-Lao-động-sửa-đổi-năm-2006

Luật lao động sửa đổi năm 2002

Sửa đổi, bổ sung Lời nói đầu và một số điều của Bộ luật lao động:

  1. Đoạn cuối của Lời nói đầu được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Bộ luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”

……

Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002.

Tải về Luật-Lao-động-sửa-đổi-năm-2002

Luật lao động năm 2012

Bộ luật lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

…..

Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Bộ luật.

Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012

Tải về Luật-Lao-động-năm-2012

Luật lao động năm 1994

Bộ Luật Lao động Điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.

……

Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật này.

Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.

 

Tải về Luật-Lao-động-năm-1994