Vụ chia tài sản ly hôn tại Tập đoàn cà phê Trung Nguyên: Tại sao người phụ nữ không được quyền sở hữu cổ phần?

Điều không thể phủ nhận là quá trình phát triển của Tập đoàn cà phê Trung Nguyên gắn liền với cuộc hôn nhân của vợ chồng ‘vua cà phê’. Thế nhưng, khi ly hôn, tại sao bà Lê Hoàng Diệp Thảo lại không được quyền sở hữu cổ phần của mình tại các công ty của tập đoàn này?!

Vụ ly hôn được coi là kết thúc khi Tòa án ND tối cao phát hành Quyết định Giám đốc thẩm ngày 7/5/2021. Tài sản chung của vợ chồng “vua” cà phê Trung Nguyên là bất động sản được chia theo tỉ lệ 50-50, thế nhưng tài sản chung là cổ phần tại các công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên và tài sản vàng, ngoại tệ, tiền… được tòa tuyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ được chia 60% và bà Lê Hoàng Diệp Thảo được chia 40% tổng giá trị tài sản chung. Như vậy, sau khi ly hôn, tài sản bà Thảo được chia là 3.245 tỷ đồng và ông Vũ được chia số tiền là 4.687 tỷ đồng.

Sự hình thành và phát triển của tập đoàn cà phê Trung Nguyên gắn liền với cuộc hôn nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Diệp Hoàng Thảo.

Dưới danh nghĩa bảo vệ thương hiệu quốc gia cà phê Trung Nguyên và để đảm bảo cho hoạt động ổn định của Tập đoàn Trung Nguyên, hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã giao cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ được sở hữu toàn bộ cổ phần tại 07 công ty của Tập đoàn Trung Nguyên và ông Vũ có trách nhiệm thanh toán giá trị cổ phần cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo.

Theo Luật Hôn nhân gia đình (khoản 3 Điều 59), tài sản chung vợ chồng được chia bằng hiện vật, trường hợp không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Điều 64 Luật Hôn nhân gia đình cũng quy định vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng.

Cổ phần và phần vốn góp trong công ty là tài sản có thể chia được bằng hiện vật theo quy định. Cả bà Thảo và ông Vũ đều có quyền ngang nhau về yêu cầu được nhận tài sản liên quan đến hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 64 trên. Chính vì vậy, Viện Kiểm sát ND tối cao đã có Kháng nghị giám đốc thẩm chỉ ra rằng Bản án sơ thẩm của Tòa án ND TP.HCM và Bản án phúc thẩm của Tòa án ND cấp cao tại TP.HCM đã có nhiều vi phạm tố tụng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự trong vụ án.

Kháng nghị giám đốc thẩm khẳng cũng chỉ ra rằng cổ phần tại các công ty là tài sản chia được bằng hiện vật. Việc hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm chia toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho ông Vũ, giao cho bà Thảo bằng giá trị là không đúng, chưa đảm bảo quyền lợi của bà Thảo về quyền được kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đáng tiếc, kháng nghị của Viện Kiểm sát ND tối cao đã không được Hội đồng xét xử (HĐXX) giám đốc thẩm chấp nhận. HĐXX giám đốc thẩm lập luận một cách suy diễn không có căn cứ pháp lý rằng: “Trong vụ án cụ thể này, việc bảo vệ thương hiệu quốc gia cà phê Trung Nguyên là cần thiết và để đảm bảo cho hoạt động của các Công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên được ổn định. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm giao cho ông Vũ được sở hữu toàn bộ cổ phần tại 07 công ty của Tập đoàn Trung Nguyên và ông Vũ có trách nhiệm thanh toán giá trị cổ phần cho bà Thảo là có căn cứ, phù hợp …” (mục [4.3.4] trang 40 Quyết định giám đốc thẩm số 01/2021/HNGĐ-GĐT ngày 11/03/2021).

Bà Lê Diệp Hoàng Thảo không được quyền sở hữu cổ phần của mình tại Tập đoàn Trung Nguyên.

Điều nghiêm trọng nữa là nguyên tắc bình đẳng Nam – Nữ, Vợ – Chồng được quy định trong hệ thống pháp luật và Luật Hôn nhân gia đình đã bị phá vỡ trong vụ án ly hôn này. Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân gia đình quy định: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”. Khoản 2 Điều 213 Bộ Luật Dân sự quy định: “Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.

Bản án sơ thẩm và phúc thẩm và cả Quyết định giám đốc thẩm đều có nhận định rằng: “Từ khi vợ chồng ông Vũ, bà Thảo xảy ra mâu thuẫn, giữa bà Thảo với ông Vũ và Tập đoàn Trung Nguyên đã phát sinh 18 vụ kiện dân sự và kinh doanh, thương mại, Tòa án đã ban hành 11 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Mâu thuẫn giữa bà Thảo không chỉ với ông Vũ mà với tất cả các cổ đông trong Tập đoàn Trung Nguyên. Do đó, nếu để bà Thảo tiếp tục là cổ đông và cùng quản lý điều hành các Công ty của Tập đoàn Trung Nguyên sẽ dẫn đến những khó khăn cho sự tồn tại, ổn định và phát triển của Tập đoàn Trung Nguyên, ảnh hưởng lớn tới sự ổn định, việc làm của hàng ngàn công nhân đang hoạt động sản xuất tại các Công ty của Tập đoàn Trung Nguyên” (mục [4.3.3] trang 40 Quyết định giám đốc thẩm).

Theo các chuyên gia pháp lý, nhận định trên mang tính chủ quan và không có cơ sở. Bởi trước đó, bà Thảo đã bị nhóm thao túng trong Tập đoàn Trung Nguyên lợi dụng sự không bình thường của ông Vũ tiến hành bãi nhiệm hàng loạt các vị trí quản lý điều hành tại tất cả các công ty và không cho bà Thảo bước chân vào Tập đoàn Trung Nguyên.

Do vậy, buộc lòng bà Thảo phải khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, điều này là phù hợp với các quy định của pháp luật. Đáng lẽ ra, HĐXX giám đốc thẩm và hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm phải nhìn nhận việc kiện tụng của các bên là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tòa án là nơi đem lại công lý, xét xử theo pháp luật và lẽ công bằng.

Theo các chuyên gia pháp lý, HĐXX Giám đốc thẩm và hai cấp tòa trong vụ án này đã xâm phạm đến quyền pháp định của đương sự trái với các nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật tố tụng dân sự đó là đương sự có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).

Có thể nói, tiến trình tố tụng vụ ly hôn đình đám của vợ chồng “vua cà phê” Trung Nguyên đã khép lại, nhưng câu hỏi về quyền của người phụ nữ trong sở hữu tài sản, quyền kinh doanh… vẫn bỏ ngỏ với dư luận

Theo Baomoi.com

Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình khi chia tài sản thừa kế

Câu hỏi: Chúng tôi có 2 con chung và anh ấy còn có một con riêng. Chồng tôi mất không để lại di chúc, tài sản chung có một căn nhà đang ở và một căn hộ cho thuê. Người con riêng yêu cầu chia đều toàn bộ tài sản với lý do chồng tôi có thu nhập cao, còn tôi là viên chức đã nghỉ việc ở nhà nội trợ. Xin hỏi trường hợp này, di sản thừa kế được chia thế nào? Huỳnh Thị Lan (huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Một trong những nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được Luật Hôn nhân và gia đình ghi nhận là vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Luật này quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ một số trường hợp do tài sản được chia trong thời kỳ hôn nhân); tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, không có phân định người thu nhập cao, thấp. Do đó, trong trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận về chế độ tài sản thì khi một bên vợ, chồng chết mà có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, một nửa thuộc sở hữu của người còn sống, nửa còn lại là di sản thừa kế, được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế khi không có di chúc.

Trong trường hợp của bạn, một nửa khối tài sản là di sản chồng bạn để lại, được chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: Bạn, 2 người con chung, con riêng của anh ấy và cha mẹ của anh ấy nếu còn sống.

Trên đây là nội dung liên quan đến quy định của Luật Hôn nhân và gia đình khi chia tài sản thừa kế. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Bố mẹ chồng cho đất, con dâu có được hưởng không?

Nếu trường hợp, bố mẹ chồng lập hợp đồng tặng cho miếng đất nhưng trong đó chỉ nêu rằng tặng cho mình con trai thì đây được xem là tài sản riêng của người chồng.

Các bậc cha mẹ người Việt từ xưa tới nay luôn có quan niệm rằng nếu có tài sản thì khi về già phải để lại cho con, cho cháu. Bên cạnh ước muốn sắm sửa cho con cái một cuộc sống đủ đầy, thì còn là trao cho những người con nghĩa vụ phải chăm lo, thờ phụng cha mẹ và ông bà tổ tiên về sau.

Vậy khi bố mẹ chồng cho đất, thì liệu con dâu có được hưởng hay không?

Luật sư xin tư vấn như sau:

 Đất bố mẹ chồng cho là tài sản chung hay tài sản riêng?

Trong mối quan hệ hôn nhân vợ chồng, vấn đề tài sản là một trong những vấn đề quan trọng được pháp luật điều chỉnh. Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy thì tài sản của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân được chia làm 2 loại chính, đó là tài sản chung và tài sản riêng.

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1.Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Bên cạnh những loại tài sản được xác lập là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì đất đai được bố mẹ chồng tặng cho chung cũng được coi là tài sản chung. Việc bố mẹ tặng cho đất phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực. Trong đó thể hiện rõ nội dung việc tặng cho là dành cho cả con trai và con dâu. Lúc này, miếng đất sẽ là tài sản chung, thuộc sở hữu của cả vợ và chồng.

Ở một tình huống khác, nếu bố mẹ chỉ tặng cho riêng con trai miếng đất. Nhưng sau đó, khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ, người chồng vì lý do nào đó muốn người vợ đồng sở hữu miếng đất thì khi ấy miếng đất cũng là tài sản chung của vợ chồng.

Một khi miếng đất đã được xem là tài sản chung của vợ chồng thì mọi quyền quyết định vấn đề về sử dụng và định đoạt thuộc về cả 2 người. Mặt khác, nếu chẳng may cuộc hôn nhân có đổ vỡ, tòa án phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân cũng sẽ quyết định chia đôi miếng đất này vì là tài sản chung.

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1.Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Nếu trường hợp, bố mẹ chồng lập hợp đồng tặng cho miếng đất nhưng trong đó chỉ nêu rằng tặng cho mình con trai thì đây được xem là tài sản riêng của người chồng. Người vợ sẽ không có quyền đồng sở hữu miếng đất được tặng cho. Và khi chẳng may ly hôn, miếng đất này cũng không thuộc đối tượng tài sản cần phải được phân chia.

Cần phải rõ ràng khi tặng cho

Trong mọi mối quan hệ đều nên rõ ràng quan điểm với nhau. Vì có thể mất lòng trước nhưng sẽ tránh những rắc rối về sau. Một khi được bố mẹ chồng tặng cho miếng đất thì nên làm rõ:

Thứ nhất là tặng cho ai? Tặng riêng cho con trai hay tặng cho cả 2 vợ chồng? Việc này rất quan trọng bởi nếu không xác định rõ ràng, có thể sẽ làm dấy lên những mâu thuẫn, bất hòa giữa vợ chồng. Về mặt pháp luật, ý chí của cha mẹ khi tặng cho là yếu tố then chốt xác nhận xem ai là người có quyền sở hữu miếng đất.

Thứ hai, việc tặng cho cần phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực. Pháp luật về đất đai hiện hành quy định, nếu bố mẹ tặng cho con cái đất đai thì phải lập văn bản và công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền.

Việc tặng cho chỉ nói bằng miệng thôi thì chưa đủ căn cứ pháp lý xác lập quyền sở hữu đối với miếng đất. Việc không lập hợp đồng tặng không chỉ gây rủi ro cho những người vợ, khi bố mẹ nói tặng cho cả 2 vợ chồng mà sau này người chồng trở mặt rằng ông bà chỉ cho mình con trai.

Bên cạnh đó, rủi ro cũng có thể xảy đến với chính người được tặng cho nếu chẳng may bố mẹ nói cho nhưng chưa làm thủ tục sang tên miếng đất mà đã qua đời. Lúc này, chính người con trai có thể gặp phải những rắc rối về thừa kế với những người thừa kế khác của bố mẹ mình.

Như vậy, nếu được bố mẹ tặng cho đất thì nên cẩn trọng thực hiện theo những lưu ý phía trên để tránh gặp phải những rắc rối.

Trên đây là nội dung liên quan đến việc con dâu có được hưởng tài sản là đất do bố mẹ chồng cho hay không. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

VUSTA góp ý dự thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Ngày 8/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo ‘Góp ý dự thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi)’.

Ths Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký VUSTA cho biết, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, các quy phạm pháp luật đã được ban hành vẫn chưa được thực sự đi vào cuộc sống, tình trạng bạo lực gia đình chưa có nhiều thay đổi và vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Có lúc, có nơi vẫn xảy ra các vụ bạo lực gia đinh nghiêm trọng. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân đến từ sự bất cập từ chính trong những nội dung quy định chưa rõ ràng, chưa đủ bao quát của pháp luật; Sự bất cập, hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục và tổ chức thực thi pháp luật.

Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và đề nghị VUSTA có ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) để khắc phục những hạn chế, bất cập và nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 về quyền con người; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong tình hình mới.

Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình rất quan trọng, liên quan đến từng gia đình và toàn xã hội, liên quan đến quyền con người được Hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Vì vậy, đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến, tâm huyết, sâu sắc để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật” – Tổng Thư ký VUSTA phát biểu khai mạc hội thảo.

Tại hội thảo, ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thông tin cơ bản nội dung của dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình gồm 9 chương, 80 điều và chỉ ra những điểm mới như: Cai nghiện rượu bắt buộc; biện pháp hòa giải trước, trong và sau khi hòa giải; xét xử công khai; xử lý người dung túng, bao che… của dự thảo Luật.

“Việc sửa đổi Luật phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền của con người theo Hiến pháp năm 2013; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình về lĩnh vực này, góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển KTXH của đất nước. Do đó, rất mong các chuyên gia, nhà khoa học thuộc VUSTA có những ý kiến, đóng góp thẳng thắn, khách quan” – Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch nói.

Chuyên gia Đặng Đình Luyến.

Chuyên gia Đặng Đình Luyến cho rằng, Điều 2 của dự thảo Luật về đối tượng áp dụng không cần đưa nội dung “Luật này áp dụng đối với những trường hợp vợ, chồng đã ly hôn hoặc chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn” vì tại khoản 1 và 2 của điều này đã quy định rõ là áp dụng cho toàn công dân Việt Nam và cơ quan, tổ chức ngoại giao, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Theo chuyên gia Đặng Đình Luyến, dự thảo Luật cần bổ sung thêm nhiều nghĩa vụ hơn nữa của người bị bạo lực gia đình, không nên “quyền nhiều và mà nghĩa vụ ít”.

“Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) có nhiều điều khoản quy định khá cụ thể, chi tiết, đặc biệt là quy định về các quyền của người bị bạo lực gia đình’ các loại hình hòa giải; Biện pháp chấm dứt hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình… Các điều khoản nêu trên của dự thảo luật mang tính nhân văn cao về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, các quyền, lợi ích của người bị bạo lực gia đình; đồng thời huy động một lực lượng lớn thuộc các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và công an tham gia vào những hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, để thực hiện được các quy định nêu trên là việc làm khó khăn, thách thức trong điều kiện hiện nay; vì vậy đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc xem lại các quy định nêu trên của dự thảo luật để tránh tình trạng luật được ban hành mà không có điều kiện, khả năng thực hiện” – chuyên gia Đặng Đình Luyến băn khoăn.

Ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam.

Ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam (thành viện VUSTA) cũng nhận định, dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chuẩn bị khá công phu, chi tiết và dày công sức. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn nữa về vấn đề kinh phí hoạt động và hỗ trợ lực lượng tham gia phòng chống bạo lực gia đình; vấn đề quỹ hỗ trợ người bị bạo hành.

“Không chỉ có phụ nữ mới là nạn nhân của bạo lực gia đình mà nay có cả đàn ông cũng là nạn nhân. Do đó, dự thảo đã có điều khoản riêng về quyền và trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thì cũng cần đưa các đoàn thể chính trị, xã hội vào tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình như Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên…” – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam nói và cho rằng, Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần xây dựng Luật phù hợp với chiến lược “dài hơi” và với tinh thần “Văn hóa phải có điểm nhấn, Du lịch phải có điểm đến, Thể thao phải có điểm rơi và Gia đình phải có điểm tựa”.

Các chuyên gia, nhà khoa học tham gia hội thảo cũng ý kiến, dự thảo cần phải làm rõ hơn nữa tính cấp thiết của Luật; sự phù hợp với gia đình Việt Nam trong xã hội đương đại; cập nhật thêm về bạo lực mềm, tức là bạo lực tinh thần bên cạnh bạo lực thể xác. Đặc biệt, cần nâng cao vai trò của các thiết chế gia đình, dòng tộc, cộng đồng xã hội để phòng chống bạo lực gia đình.

Sau khi lắng nghe các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, Ths Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký VUSTA cho biết sẽ tổng hợp tất cả các nội dung trên một cách chi tiết, cụ thể và gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với hy vọng sớm hoàn thiện Luật phòng chống bạo lực gia đình một cách hiệu quả, thiết thực.

Theo Baomoi.com

Xác định quyền nuôi con thế nào khi không đăng ký kết hôn

Tôi ở cùng bạn gái nhưng không làm thủ tục đăng ký kết hôn. Sau khi có con, chúng tôi thường xuyên có những bất đồng và không muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ. Vậy, quyền nuôi con sẽ được xác định như thế nào? Nguyễn Văn Bình, quận Hà Đông, Hà Nội

Luật sư xin tư vấn như sau:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định rõ hơn về quan hệ giữa vợ và chồng khi kết hôn và ly hôn. Tại Điều 14 nêu cách giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Theo đó, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con (Điều 15).

Việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn quy định tại Điều 16 như sau: Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Như vậy, theo quy định của luật, việc kết hôn không được đăng ký thì không có giá trị pháp lý. Các bạn có thể không phải làm thủ tục ly hôn nhưng để không gặp phải những hệ lụy, có lẽ cần làm thủ tục để có quyết định của tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật cũng như xác định rõ về quyền và nghĩa vụ đối với con chung.

Trên đây là nội dung liên quan đến cách xác định quyền nuôi con khi khoogn đăng ký kết hôn. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Giành quyền nuôi con khi đang ở nước ngoài

Hiện do chồng tôi vi phạm pháp luật tội môi giới mại dâm nên bị bắt, không còn khả năng nuôi con. Tôi đang XKLĐ bên Đài Loan thì có thể giành lại quyền nuôi con được không?

Vợ chồng tôi kết hôn năm 2012 nhưng không đăng ký, có 1 bé trai năm nay 5 tuổi. Do mâu thuẫn, chúng tôi ly hôn khi bé mới 1 tuổi, khi đó tôi giành quyền nuôi con nhưng bị chồng đe dọa, ngăn cản nên đành nhường lại cho chồng nuôi. Hiện do chồng tôi vi phạm pháp luật tội môi giới mại dâm nên bị bắt, không còn khả năng nuôi con. Tôi đang XKLĐ bên Đài Loan thì có thể giành lại quyền nuôi con được không?

Luật sư xin tư vấn như sau: 

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Ngoài ra, nếu đứa trẻ từ đủ 7 tuổi trở lên thì tòa án phải xem xét nguyện vọng của bản thân đứa trẻ muốn sống với ai.

Tuy nhiên các căn cứ về nhân thân hoặc hoàn cảnh kinh tế, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc của hai bên mới là những căn cứ quan trọng khi xem xét để quyết định quyền nuôi con sau khi ly hôn. Trong một số trường hợp, nếu người trực tiếp nuôi dưỡng nếu không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con hoặc cố tình cản trở quyền thăm con của người trực tiếp nuôi dưỡng cũng có thể bị thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn nếu người kia có yêu cầu

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con được quy định như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Luật Hôn nhân gia đình 2014 tại “Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.”

Theo thông tin bạn nêu, con bạn 5 tuổi cần phải có sự chăm sóc nuôi dưỡng từ cha mẹ. Trong trường hợp chồng bạn bị bắt vì tội môi giới mại dâm sẽ không đủ khả năng, điều kiện nuôi con nên bạn có thể đề nghị Tòa án thay đổi quyền nuôi con theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bạn đang đi xuất khẩu lao động cũng gặp khó khăn về điều kiện nuôi con. Trường hợp này có thể đề nghị người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là ông bà chăm sóc cháu.

Trên đây là nội dung liên quan đến giành quyền nuôi con khi đang ở nước ngoài. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Trường hợp nào được đại diện xin ly hôn?

Câu hỏi:

Sau khi bị tai nạn giao thông, thần kinh của con trai tôi bị ảnh hưởng, dẫn đến bị bệnh tâm thần, chữa trị nhiều nơi, nhiều năm nhưng không thuyên giảm, mỗi lần lên cơn rất hung dữ. Hiện con trai tôi đang sống cùng tôi. Riêng con dâu và cháu nội của tôi sống ở nơi khác. Vậy tôi có thể thay mặt cho con xin ly hôn được không? Xin được luật sư tư vấn. (Bà Thúy – Sầm Sơn, Thanh Hóa)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Việc đại diện xin ly hôn của người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không làm chủ được hành vi của mình được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ”.

Thông tin bà cung cấp thể hiện con trai bà sau khi bị tai nạn giao thông trở thành người mắc bệnh tâm thần, chữa trị nhiều năm nhưng không thuyên giảm, khi lên cơn rất hung dữ, nhưng không ở cùng vợ con. Vì vậy, không thể xác định được việc con dâu của bà có hành vi tác động (thông qua lời nói, hành động như: dùng tay chân, hung khí gây thương tích cho chồng…) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe tinh thần của con bà nên không đủ điều kiện “đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người vợ gây ra…”. Do đó, bà không thể đại diện người con xin ly hôn được.

Trên đây là nội dung liên quan đến các trường hợp được đại diện xin ly hôn theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Những yêu cầu về hôn nhân – gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án

Câu hỏi: Theo quy định pháp luật thì những yêu cầu nào về hôn nhân – gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án? Bà Cao Thị Lượng (huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 29, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, những yêu cầu về hôn nhân – gia đình sau thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án: yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân – gia đình.

Cũng theo Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu sau: yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi; yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân – gia đình; yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án; yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân – gia đình; yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân – gia đình…

Trên đây là nội dung liên quan đến những yêu cầu về hôn nhân – gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Vợ mang thai, sinh con với người khác, chồng có được từ chối quyền làm cha?

Thời gian qua có khá nhiều trường hợp vợ chồng chung sống, sinh con được một thời gian người chồng mới phát hiện đứa trẻ đó không phải con mình như vụ thầy lang chữa hiếm muộn ở Bắc Giang. Vậy trong hoàn cảnh này, người chồng có được từ chối quyền làm cha?

Luật sư xin tư vấn như sau: 

Về việc xác định cha, mẹ cho con, Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày, kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định như kết luận Giám định ADN…

Khoản 2 Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình cũng nêu rõ, người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.

Như vậy, mọi đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đều được pháp luật công nhận là con chung của cả hai vợ chồng.

Nếu người chồng không thừa nhận con thì phải làm đơn gửi đến TAND cấp huyện, nơi mình đang thường trú. Kèm theo đó, người chồng phải cung cấp các chứng cứ cho Tòa án để xem xét việc từ chối nhận con là có cơ sở.

Nếu trước khi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ mà người chồng đã có Bản án/ Quyết định của Tòa án về việc mình không phải là cha đứa trẻ và Bản án/ Quyết định đó đã có hiệu lực, thì người vợ không được lấy tên chồng là cha đứa trẻ khi chưa được sự đồng ý của người chồng.

Trong trường hợp người vợ đã lấy tên chồng với tư cách là cha đứa trẻ để đi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ và bản chính Giấy khai sinh của đứa trẻ đã ghi tên người chồng, nhưng sau đó, tòa án đã ra Bản án/ Quyết định về việc người chồng không phải là cha đứa trẻ và Bản án/ Quyết định đó đã có hiệu lực, người chồng có thể làm thủ tục thay đổi hộ tịch theo quy định tại khoản 1, Điều 41, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.

Khi đó, người chồng sẽ xuất trình bản chính Giấy khai sinh của đứa trẻ, Bản án/ Quyết định của tòa án về việc mình không phải là cha đứa trẻ và nộp Tờ khai theo mẫu quy định tới UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho đứa trẻ trước đây để giải quyết việc thay đổi hộ tịch trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của đứa trẻ.

Trường hợp người chồng có yêu cầu xin ly hôn, theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn; Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, ngay cả khi phát hiện đứa trẻ không phải là con mình, người chồng vẫn không có quyền yêu cầu ly hôn nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề vợ mang thai, sinh con với người khác thì chồng có được từ bỏ quyền làm cha hay không. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Chia tài sản chung khi chưa kết hôn

Câu hỏi: Vợ chồng tôi vừa làm đám hỏi, dự định xây nhà xong mới kết hôn, nhưng tiền xây nhà là của tôi bỏ ra. Sổ đỏ do chồng tôi đứng tên. Xin hỏi trường hợp chúng tôi không cưới thì tài sản chia như thế nào? (Chị Hiếu – Đà Nẵng)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Đối với câu hỏi của bạn có các trường hợp để giải quyết cụ thể như sau:

+ Trường hợp 1: Vợ chồng bạn đã đăng ký kết hôn tại chính quyền địa phương ngay sau khi làm đám hỏi. Với trường hợp này thì căn nhà mua trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung của hai vợ chồng (trừ trường hợp có căn cứ chứng minh số tiền mua nhà có từ trước thời kỳ hôn nhân). Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật hôn nhân gia đình 2014 về việc đứng tên trong sổ đỏ như sau:

“Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.”

Như vậy, theo quy định trên, mặc dù chồng bạn đứng tên trong sổ đỏ giao dịch liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, … đều phải có sự đồng ý của bạn. Bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước cấp lại sổ đỏ mang tên cả 2 vợ chồng. Đối với tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định chia 1/2 khi ly hôn có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên.

+ Trường hợp 2: Vợ chồng bạn chưa đăng ký kết hôn và hoàn toàn số tiền xây nhà bạn bỏ ra đều là tài sản riêng. Việc chưa đăng ký kết hôn sẽ dẫn đến các tài sản hình thành trong thời gian này đều không được coi là tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 221 Bộ luật dân sự 2015:

“Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.”

Theo quy định trên thì việc chồng bạn đứng tên trong sổ đỏ nhà ở đồng nghĩa với việc là người sử dụng đất theo quy định Luật Đất Đai. Trong trường hợp vợ chồng bạn không cưới nhau nữa thì bạn có thể thỏa thuận với chồng mình về việc chia tài sản đối với ngôi nhà. Trong trường hợp không thể thỏa thuận thì có thể khởi kiện tại Tòa án để đòi tài sản nếu có đủ tài liệu căn cứ việc bạn mua nhà là tiền của bạn và chồng bạn chỉ là người đứng tên theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình 2014 tại Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề chia tài sản chung khi chưa kết hôn. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Tòa án có giải quyết yêu cầu ky hôn cua vợ khi chồng đi tù hay không?

Câu hỏi: Hiện chồng tôi đang đi tù, tôi muốn ly hôn với chồng có được không?

Ngoài ra, Luật sư cho tôi hỏi Tòa án có giải quyết yêu cầu ly hôn cho tôi hay không? Tôi xin cảm ơn ạ (Chị Hồng – Phủ Lý, Hà Nam)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Nếu một người đi tù thì chị vẫn có quyền đơn phương ly hôn.

Trong đó, đơn phương ly hôn hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Căn cứ quy định này, Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn đơn phương nếu đồng thời có các điều kiện sau đây:

– Vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành;

– Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Cụ thể như:

  • Tình trạng vợ, chồng trầm trọng: Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; Vợ/chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, thường xuyên đánh đập… hoặc vợ/chồng không chung thủy, ngoại tình…
  • Đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài: Cuộc sống vợ, chồng đã đến mức trầm trọng. Đặc biệt, nếu đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục quan hệ ngoại tình hoặc sống ly thân, bỏ mặc nhau, hành hạ hoặc đánh đập, xúc phạm nhau.
  • Mục đích của hôn nhân không đạt được: Trong đó, mục đích của hôn nhân là vợ, chồng yêu thương nhau, xây dựng mối quan hệ vợ, chồng bình đẳng dựa trên căn cứ tình yêu, trách nhiệm…

Như vậy, nếu có đầy đủ các căn cứ nêu trên thì khi có yêu cầu, Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn đơn phương cho chị mặc dù chồng chị đang trong tù.

Trên đây là nội dung liên quan đến việc Tòa án có giải quyết ly hôn cho vợ khi chồng đang đi tù hay không. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

 

Ly thân và ly hôn có điểm gì giống và khác nhau ?

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi, ly thân và ly hôn có gì khác nhau ạ? Mong Luật sư có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn ạ! (Chị Khanh – Hoài Đức, Hà Nội)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Ly thân và ly hôn có nhiều điểm tương đồng, về biểu hiện của việc không còn chung sống với nhau, không có đời sống kinh tế chung, không có đời sống tinh thần chung, con cái cũng chia nhau nuôi… Nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt, phân biệt với ly hôn, cụ thể như sau:

Điểm giống nhau:

Căn cứ ly thân và ly hôn: Về cơ bản, căn cứ để có thể đi đến quyết định ly thân của hai vợ chồng đều giống với căn cứ để ly hôn. Khi mâu thuẫn vợ chồng làm cho quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được tuy nhiên xét về mức độ trầm trọng thì chưa đến mức để đôi bên phải ly hôn.

Về mặt tình cảm của hai vợ chồng: Cả hai trường hợp này xét về mặt tình cảm của hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nồng với cuộc hôn nhân, đã đến mức không còn muốn chung sống không còn tôn trọng nhau và không muốn sinh hoạt cùng nhau như cặp vợ chồng khác.

Điểm khác nhau:

Về mặt nhân thân: Ly thân không được pháp luật quy định, không được tòa án chấp thuận khi giải quyết đơn ky thân Ly thân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý giống như trường hợp ly hôn mà chỉ chấm dứt quan hệ sống chung của hai vợ chồng như không sống chung hoặc sống chung nhưng không có đời sống kinh tế và không có đời sống tinh thần chung hoặc không giao tiếp với nhau,…

Về mặt thủ tục: Do không được pháp luật thừa nhận cũng như không có quy định một cách cụ thể giống như việc như ly hôn nên thủ tục ly thân sẽ do các bên vợ chồng tự thỏa thuận, sắp xếp mà không phải ra Tòa. Trường hợp vợ chồng có nhu cầu phân chia tài sản chung mà trước đó không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Như vậy, khi vợ chồng không còn muốn tiếp tục chung sống với nhau thì không cần phải viết đơn xin ly thân cũng như thực hiện thủ tục xin ly thân như khi yêu cầu giải quyết ly hôn và quan hệ hôn nhân giữa họ cũng không chấm dứt như khi giải quyết ly hôn.

Trên đây là nội dung liên quan đến điểm giống và khác nhau giữa ly hôn với ly thân. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com