Ly hôn đơn phương thì có bắt buộc có mặt người làm đơn không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc ly hôn đơn phương thì có bắt buộc có mặt người làm đơn không?

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng kết hôn được 10 năm. Hiện chúng tôi có hai con chung. Hộ khẩu hai vợ chồng ở Hải Dương. Nay tôi muốn ly hôn đơn phương với chồng tôi, vậy tôi có thể vắng mặt khi giải quyết được không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

Bộ luật tố tụng dân sự số 21/2015/L-CTN ngày 08/12/2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015.

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

  1. Nội dung tư vấn:

Căn cứ khoản 1, điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:

“3. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định trên thì chị có quyền ly hôn đơn phương với chồng chị. Và chị là người yêu cầu ly hôn – tức  chị sẽ là người khởi kiện. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự thì: “ Nguyên đơn trong vụ án dân sư là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, các nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm”. Do đó, chị sẽ là nguyên đơn trong vụ án dân sự

Căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, ngừi đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

     “2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

     a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình thì quyền ly hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân. Do đó, theo quy định tại khoản 1, Điều 25 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Điều 25. Quyền nhân thân

     “ 1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Đối chiếu theo các quy định trên thì chị không thể ủy quyền việc yêu cầu ly hôn của mình cho người khác. Do vây, trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn thì chị bắt buộc phải có mặt tại Tòa án để giải quyết thủ tục, nếu vắng mặt thì Tòa án xem như chị từ bỏ quyền khởi kiện của mình và ra Quyết định đình chỉ vụ án. Vì vậy, chị có quyền yêu cầu ly hôn với chồng chị và chị bắt buộc phải có mặt tại Tòa án để làm việc.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

 

Khi ly hôn có được giao nuôi con do chồng nghiện ma túy không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc ly hôn có được giao nuôi con khi chồng nghiện ma túy ?

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng lấy nhau được 5 năm, có với nhau một con chung  hiện cháu được 3 tuổi. Chồng tôi hiện nghiện ma túy và đang bị đưa đi cai nghiện bắt buộc, cứ cai nghiện xong về lại tiếp tục nghiện. Tôi không thể sống cùng nữa, nay muốn ly hôn. Vậy tôi có được giao nuôi con khi chồng tôi nghiện ngập như thế không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, về vấn đề giải quyết việc yêu cầu ly hôn của chị thì căn cứ khoản 1, điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:

     “3. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định trên thì chị hoàn toàn có quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên và Tòa án sẽ phải giải quyết việc ly hôn của chị, hồ sơ gồm: Đơn ly hôn, đăng ký kết hôn(bản gốc), chứng minh thư và hộ khẩu của chị, xác nhận về chỗ ở do công an xã/phường nơi chồng chị có hộ khẩu trước khi bị đi cai nghiện bắt buộc, giấy khai sinh con (bản sao), bảng lương hoặc hợp đồng lao động của chị nếu có, giấy tờ chứng minh chồng chị đang bị đi cai nghiện bắt buộc …. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp tại Tòa án nhân dân huyện nơi chồng chị có hộ khẩu thường trú để được giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương đối với chồng chị.  Tuy nhiên, sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì chị phải cung cấp chứng cứ chứng minh vợ chồng không thể chung sống kéo dài được. Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu ly hôn của chị.

Thứ hai, về vấn đề giành quyền nuôi con thì chị có quyền yêu cầu Tòa án giao quyền nuôi dưỡng ba con cho chị.. Chị cần chuẩn bị những giấy tờ chứng minh sau để giành được quyền nuôi con: Xác nhận có chỗ ở ổn định (GCN quyền sử dụng đất – tài sản riêng của chị, hoặc xác nhận của bố mẹ chị cho mẹ con chị ở sau khi ly hôn), hợp đồng lao động, bảng lương, các giấy tờ chứng minh chồng chị hiện đang bị bắt buộc đi cai nghiện (chị liên hệ với Công an quận/huyện hoặc xã/phường để được xác nhận)….

Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào công việc hiện chị đang làm có ổn định hay không, chị có thời gian chăm sóc con hay không, môi trường giáo dục của cha/mẹ…. Theo như chị trình bày thì hiện chồng chị đang bị đưa đi cai nghiện bắt buộc do đó việc chăm sóc con thời điểm này anh ấy sẽ không thể chăm sóc cho con. Và khi giải quyết yêu cầu ly hôn và nuôi con của chị thì Tòa sẽ ưu tiên giao quyền nuôi con cho chị.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đang ở nước ngoài có thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương được không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc đang ở nước ngoài có thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương được không.

Chào Luật sư xin hỏi:

Vợ chồng tôi kết hôn cách đây 7 năm, có một con chung 6 tuổi. Chồng tôi đi xuất khẩu lao động Đài Loan từ khi con tôi được 3 tháng tuổi, hiện nay mẹ con tôi đang sống cùng bố mẹ tôi. Nay chồng tôi muốn ly hôn với tôi, nhưng anh ấy vẫn đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan thì có thể ly hôn đơn phương với tôi không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

Bộ luật tố tụng dân sự số 21/2015/L-CTN ngày 08/12/2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015.

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

  1. Nội dung tư vấn:

Căn cứ khoản 1, điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:

     “3. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định trên thì chồng hoàn toàn có quyền ly hôn theo yêu cầu của anh ấy và Tòa án sẽ phải giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của chồng chị. Tuy nhiên, sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì chồng phải cung cấp chứng cứ chứng minh vợ chồng chị không thể chung sống kéo dài được thì Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn của chồng chị.

Theo như chị trình bày ở trên thì hiện chồng chị đang sinh sống và làm việc tại Đài Loan và chồng chị là người yêu cầu ly hôn với chị – tức là người khởi kiện. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự thì: “ Nguyên đơn trong vụ án dân sư là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, các nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm”. Do đó, chồng chị sẽ là nguyên đơn trong vụ án dân sự

Căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì:

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, ngừi đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

“2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật”.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình thì quyền ly hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân. Do đó, theo quy định tại khoản 1, Điều 25 Bộ luật dân sự 2015 thì:

Điều 25. Quyền nhân thân

“ 1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Đối chiếu theo quy định trên thì chồng chị không thể ủy quyền việc yêu cầu ly hôn của mình cho người khác. Do vây, trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn thì chồng chị bắt buộc phải có mặt tại Tòa án để giải quyết thủ tục, nếu vắng mặt thì Tòa án xem như chồng chị từ bỏ quyền khởi kiện của mình và ra Quyết định đình chỉ vụ án. Tức là chồng chị từ bỏ việc yêu cầu Tòa án giải quyết đơn phương với chị. Vì vậy, chồng chị có quyền yêu cầu ly hôn khi anh ấy đang ở nước ngoài nhưng phải có mặt tại Tòa án – tức phải có mặt tại Việt Nam khi Tòa án triệu tập anh ấy lên làm việc.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Không đăng ký kết hôn khi chia tay có phải ra Tòa án không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc không đăng ký kết hôn khi chia tay có phải tiến hành thủ tục tại Tòa án không?

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi sinh năm 2004 và chồng sinh năm 1997. Chúng tôi cưới nhau năm 2017, tuy nhiên chúng tôi không tiến hành đăng ký kết hôn. Hiện chúng tôi có 1 con chung 1 tuổi và chồng tôi thống nhất giao cháu cho tôi nuôi. Vậy tôi và chồng có phải thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại khoản 5, Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

  1. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Và cũng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

  1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Đối chiếu theo các quy định ở trên thì tại thời điểm năm 2017 thì chị mới 13 tuổi, do đó không thỏa mãn điều kiện về độ tuổi. Tức tại thời điểm đó chị chưa đủ tuổi để đăng ký kết hôn. Và đến thời điểm hiện tại chị cũng chưa tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn mà mới chỉ tổ chức lễ cưới nên không xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định pháp luật. Mặc dù vợ chồng chị không tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn nhưng Tòa sẽ vẫn tiến hành thụ lý giải quyết việc ly hôn của vợ chồng chị nhằm chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 2, Điều 53 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“ Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

  1. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15, Điều 16 của Luật này”.

Trong quá trình Tòa án giải quyết việc ly hôn của chị thì Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng và giải quyết yêu cầu về nuôi con nếu chị hoặc chồng chị yêu cầu theo quy định tại Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Theo chị trình bày ở trên thì bố cháu đã thống nhất việc giao con cho chị nuôi. Vì vậy, chị không cần thiết phải tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đã ly hôn có được giành lại quyền nuôi con không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng đã ly hôn được 3 năm. Chồng tôi được Tòa án giao cho nuôi hai cháu, hiện nay con tôi được 6 tuổi và 4 tuổi. Tôi về thăm con nhưng anh ấy và bố mẹ anh ấy không cho gặp các cháu. Nay tôi có được phép giành lại quyền nuôi hai con không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 58 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của chạ mẹ và con sau khi ly hôn như sau:

Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82,83 và 84 của Luật này.

Tại khoản 3 Điều 82, khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

  1. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cư sau đây:

     a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

     b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Đối chiếu với các quy định trên thì việc anh ấy và bố mẹ anh ấy ngăn cản, không cho chị thăm nom các cháu là đang có hành vi cản trợ quyền của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn vi phạm khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đó, chị có quyền trình báo với chính quyền địa phương nơi con chị đang cư trú để cơ quan có thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi trên của anh ấy và bố mẹ anh ấy.

Ngoài ra, chị có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sang cho chị nuôi theo theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Chị có thể trao đổi, thỏa thuận với anh ấy về việc để chị là người trực tiếp nuôi dưỡng các con. Nếu chị và anh ấy không thể thỏa thuận được thì chị phải chứng minh được việc anh ấy không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giao dục các con để Tòa án làm căn cứ để quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Chồng ngoại tình có được kiện không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc chồng ngoại tình có được kiện không?

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng lấy nhau được 7 năm, nay chồng tôi ngoại tình và dẫn gái về tận nhà ở trong khi tôi đang là vợ hợp pháp. Vậy tôi có được kiện chồng tôi tội ngoại tình không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015

Nghị định số 110/2013/NĐ – CP ngày 24/09/2013 Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

  1. Nội dung tư vấn:

Quan hệ hôn nhân được xác lập và được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, trong đó hành vi: “ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.

Khi chồng chị là người đang có vợ mà có hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác và người người phụ nữ kia là người là người chưa có chồng hoặc đang có chồng mà có hành vi kết hôn/chung sống như vợ chồng với chồng chị mà biết rõ chồng chị đang có vợ thì cả chồng chị và người phụ nữ đó đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ – CP ngày 24/09/2013 Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì:

Điều48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, vi phạm quy định về ly hôn.

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

     b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác”.

Theo đó, chồng chị sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đến 3 triệu đồng do chồng chị đang có hành vi chung sống với người khác như vợ chồng.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 thì:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

  1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Do đó, để có thể xử phạt đối với hành vi của chồng chị và người phụ nữ kia, chị cần chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ chứng minh chồng chị và người phụ nữ kia có hành vi sống chung như vợ chồng hoặc kết hôn với nhau. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết mới có căn cứ để tiến hành điều tra, làm rõ tính chính xác của vụ việc.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Có được ly hôn tại nơi đăng ký tạm trú không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc có được ly hôn tại nơi đăng ký tạm trú không?

Chào Luật sư xin hỏi:

Hai vợ chồng tôi đã kết hôn năm 2016. Cả hai vợ chồng tôi đều có hộ khẩu thường trú tại Thái Nguyên, nhưng hiện nay cả hai vợ chồng đều sinh sống tại Nam Từ Liêm, Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành đăng ký tạm trú tại nơi hai vợ chồng đang thuê trọ. Nay vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể giải quyết ở Hà Nội được không hay phải về Thái Nguyên giải quyết? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

Bộ luật tố tụng dân sự số 21/2015/L-CTN ngày 08/12/2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015.

  1. Nội dung tư vấn:

Tại khoản 2 Điều 29, điểm b khoản 2 Điều 35, điểm b khoản 1 Điều 39 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“ Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

  1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

     b) Yêu cầu về hôn nhân gia đình quy định tại các khoản 1,2,3,4,5,6,7,8,10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này.

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

  1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

     b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhận hoặc có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26,28,30 và 32 của Bộ luật này”.

Theo như chị trình bày ở trên thì hai vợ chồng chị thuận tình ly hôn – tức là hai vợ chồng chị đã thỏa thuận được với nhau về việc cùng yêu cầu ly hôn, chia tài sản, trông nom nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục con thì thẩm quyền do đó sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố. Hiện tại vợ chồng chị đang đăng ký tạm trú tại nơi mình ở – tức quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Do đó, theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng chị có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc yêu cầu Tòa án nơi hai vợ chồng chị đang cư trú giải quyết yêu cầu của vợ chồng chị – tức Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Theo đó, chị và chồng chị có quyền nộp yêu cầu giải quyết công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội mà không cần phải về Thái Nguyên giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Người khác ký hộ trên đăng ký kết hôn do chồng đang đi tù thì có phải ly hôn không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc yêu cầu tuyên hủy đăng ký kết hôn do tại thời điểm đăng ký kết hôn thì chồng đang chấp hành án phạt tù?

Chào Luật sư xin hỏi:

Vợ chồng kết hôn năm 2005. Hiện chúng tôi có 1 con chung, năm nay 15 tuổi. Chồng tôi thì thường xuyên ra tù vào tội. Xét thấy không thể ở được với nhau nữa tôi muốn ly hôn. Nhưng chồng tôi bảo anh ấy không ký đăng ký kết hôn nên không phải ly hôn. Xin trình bày thêm với luật sư là thời điểm tôi đăng ký kết hôn thì chồng tôi lúc đó đang chấp hành án phạt tù, tôi lại mang thai được 6 tháng thì bố chồng tôi quen với cán bộ tư pháp xã nên đã nhờ đăng ký kết hôn cho tôi mà không cần chồng tôi ký. Nay tôi muốn chấm dứt quan hệ với chồng tôi thì phải làm sao ? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

Bộ luật tố tụng dân sự số 21/2015/L-CTN ngày 08/12/2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015.

  1. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

  1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật này”.

Theo chị trình bày ở trên thì tại điểm chị và chồng chị kết hôn nhưng tại thời điểm đó chồng chị đang chấp hành án phạt tù, nên không ký vào đăng ký kết hôn. Do đó, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì: “ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”. Theo đó, chị và chồng chị không tự nguyện kết hôn với nhau và chị có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của chồng chị và chị do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì chị và chồng chị phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Vợ ngoại tình có được ly hôn không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc ly hôn khi vợ ngoại tình

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và vợ vừa cưới nhau được ba tháng. Hiện tại chúng tôi chưa có con chung và vợ tôi đã bỏ đi với người đàn ông khác được một tuần. Tôi không thể sống cùng con người đã phản bội mình nay tôi muốn ly hôn thì phải làm như thế nào? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

Bộ luật tố tụng dân sự số 21/2015/L-CTN ngày 08/12/2015 được Quốc hội nuowcs Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015.

  1. Nội dung tư vấn:

Căn cứ khoản 1, điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:

“3. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định trên thì anh hoàn toàn có quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên và Tòa án sẽ phải giải quyết việc ly hôn của anh. Anh phải xin xác nhận chỗ ở của vợ anh hiện đang ở địa chỉ nào? Việc xác nhận này anh lên công an xã/phường/thị trấn nơi vợ anh đang cư trú để xin xác nhận. Sau đó anh chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn ly hôn, đăng ký kết hôn(bản gốc), xác nhận chỗ ở của vợ anh (bản gốc), chứng minh thư, sổ hộ khẩu của anh (bản sao), giấy tờ chứng minh về tài sản (nếu có). Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp tại Tòa án nhân dân quận/huyện/thị xã/thành phố nơi vợ anh đang cư trú để được giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương đối với vợ anh. Ngoài ra, sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì anh phải cung cấp chứng cứ chứng minh việc vợ anh ngoại tình dẫn đến tình trạng không thể chung sống kéo dài được. Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu ly hôn của anh.

Căn cứ theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:

Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

  1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
  2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

     a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

     b) Nội dung thỏa thuận giữa các đưng sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.

Như vậy, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải cho anh và vợ nhằm thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp vợ anh được triệu tập 2 lần mà vẫn cố tình vắng mặt thì vụ án của được xem là những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được theo quy định tại khoản 1, Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trong trường hợp này Tòa án sẽ lập Biên bản không hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Việc vợ anh không tham gia phiên tòa xét xử sẽ được xử lý theo quy định của Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sư 2015. Khi đó xảy ra hai trường hợp:

+ Trường hợp 1: Tòa án gửi triệu tập hợp lê lần thứ nhất – vợ anh vắng mặt. Thì Tòa án tiến hành hoãn phiên tòa. Thời hạn tối đa hoãn phiên tòa là 30 ngày.

+ Trường hợp 2: Tòa án gửi giấy triệu tập hợp lệ lần 2. Nếu vợ anh vẫn vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên tòa lần 2. Thời hạn hoãn phiên tòa không quá 30 ngày. Nếu vợ anh vắng mặt không có lý do chính đáng, không có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành các trình tự, thủ tục giải quết vụ án đơn phương ly hôn của anh mà không phụ thuộc vào việc có hay không có mặt của vợ anh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Muốn nuôi cả ba con sau ly hôn thì phải làm như thế nào?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc muốn giành quyền nuôi cả ba con sau ly hôn?

Chào Luật sư xin hỏi:

Hiện tôi và chồng đang có hộ khẩu và đang sinh sống ở Long Biên, Hà Nội.  Vợ chồng tôi hiện có ba cháu, cháu đầu 10 tuổi, cháu thứ hai 8 tuổi và cháu thứ ba 4 tuổi. Tôi làm hành chính ở sân bay còn chồng tôi là nhân viên kinh doanh của cửa hàng bán xe ô tô. Nay tôi muốn ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi ba cháu thì thủ tục như thế nào? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, về vấn đề giải quyết việc yêu cầu ly hôn đơn phương

Căn cứ khoản 1, điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:

“3. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định trên thì chị hoàn toàn có quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên và Tòa án sẽ phải giải quyết việc ly hôn của chị. Chị phải xin xác nhận chỗ ở của chồng chị hiện đang ở địa chỉ nào của quận Long Biên. Việc xác nhận này chị lên công an phường nơi chồng chị đang cư trú để xin xác nhận. Sau đó chị chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn ly hôn, đăng ký kết hôn(bản gốc), xác nhận chỗ ở của chồng chị (bản gốc), chứng minh thư, sổ hộ khẩu của chị(bản sao), giấy khai sinh các con (bản sao). Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp tại Tòa án nhân dân quận Long Biên để được giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương đối với chồng chị. Ngoài ra, sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì chị phải cung cấp chứng cứ chứng minh việc chồng chị có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng dẫn tới việc vợ chồng chị không thể chung sống kéo dài được. Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu ly hôn của chị.

Căn cứ theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:

Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

  1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
  2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

     a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

     b) Nội dung thỏa thuận giữa các đưng sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.

Như vậy, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải cho vợ chồng anh chị, để thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp chồng chị được triệu tập 2 lần mà vẫn cố tình vắng mặt thì vụ án của được xem là những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được theo quy định tại khoản 1, Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trong trường hợp này Tòa án sẽ lập Biên bản không hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Việc chồng chị không tham gia phiên tòa xét xử sẽ được xử lý theo quy định của Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sư 2015. Khi đó xảy ra hai trường hợp:

+ Trường hợp 1: Tòa án gửi triệu tập hợp lê lần thứ nhất – chồng chị vắng mặt. Thì Tòa án tiến hành hoãn phiên tòa. Thời hạn tối đa hoãn phiên tòa là 30 ngày.

+ Trường hợp 2: Tòa án gửi giấy triệu tập hợp lệ lần 2. Nếu chồng chị vẫn vắng mặt có lý do chính đáng thì Tòa án hoãn phiên tòa lần 2. Thời hạn hoãn phiên tòa không quá 30 ngày. Nếu chồng chị vắng mặt không có lý do chính đáng, không có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành các trình tự, thủ tục giải quết vụ án đơn phương ly hôn của chị mà không phụ thuộc vào việc có hay không có mặt của chồng chị.

Thứ hai, về vấn đề giành quyền nuôi con thì chị có quyền yêu cầu Tòa án giao quyền nuôi dưỡng ba con cho chị.. Chị cần chuẩn bị những giấy tờ chứng minh sau để giành được quyền nuôi con: Xác nhận có chỗ ở ổn định (GCN quyền sử dụng đất – tài sản riêng của chị, hoặc xác nhận của bố mẹ chị cho mẹ con chị ở sau khi ly hôn), hợp đồng lao động, bảng lương……

Theo đó, Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế của cha/mẹ, thời gian chăm sóc con, môi trường giáo dục của cha/mẹ…. để giao cho cha/mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn. Nếu căn cứ chị chứng minh được việc chị nuôi dưỡng ba con tốt hơn chồng chị, có thời gian chăm sóc con tốt hơn… thì Tòa sẽ giao quyền nuôi con cho chị.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Ly hôn trước, chia tài sản sau có được không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc sau khi ly hôn có được quyền thăm con không?

Chào Luật sư xin hỏi:

Tôi và chồng hiện đang ở Hoài Đức, Hà Nội. Vợ chồng tôi có hai cháu, một cháu 8 tuổi và một cháu 15 tuổi. Vợ chồng tôi có một căn nhà và một chiếc xe ô tô, chiếc xe ô tô đang vay trả góp tại ngân hàng và nợ ngân hàng 200 triệu chồng tôi không đồng ý ly hôn. Tối muốn ly hôn trước rồi với chia tài sản sau khi ly hôn xong có được không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

Bộ luật tố tụng dân sự số 21/2015/L-CTN ngày 08/12/2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015.

  1. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, về vấn đề giải quyết việc yêu cầu ly hôn

Căn cứ khoản 1, điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định như sau:

“3. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Theo quy định trên thì chị hoàn toàn có quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên và Tòa án sẽ phải giải quyết việc ly hôn của chị, hồ sơ gồm: Đơn ly hôn, đăng ký kết hôn(bản gốc), hộ khẩu hai vợ chồng, chứng minh thư của chị, giấy khai sinh các con (bản sao), giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng của chị. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức để được giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương đối với chồng chị.

Tuy nhiên, sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì chị phải cung cấp chứng cứ chứng minh vợ chồng không thể chung sống kéo dài được. Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết yêu cầu ly hôn của chị.

Thứ hai, về vấn đề chia tài sản sau khi ly hôn thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
  2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
  3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
  4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
  5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
  6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
  7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
  8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trường hợp của chị là chia tài sản sau khi ly hôn – thuộc một trong các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Chị sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ sau: Hộ khẩu của chồng chị, Quyết định/Bản án ly hôn, giấy tờ chứng minh đối với tài sản chị đang tranh chấp. Vì vậy, sau khi ly hôn chị có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn và nộp tại Tòa án quận/huyện/thị xã/thành phố nơi chồng chị có hộ khẩu thường trú

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Khi ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về việc có được đền bù tuổi thanh xuân khi ly hôn không?

Chào Luật sư xin hỏi:

Hiện hai vợ chồng tôi thuê nhà trọ sinh sống, tài sản chỉ có một số vật dụng gia đình, chưa có nhà cửa hay đất đai. Nay tôi muốn ly hôn với chồng tôi, vậy khi ly hôn tôi có được đền bù tuổi thanh xuân? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

  1. Nội dung tư vấn:

Căn cứ theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

  1. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  2. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Như vậy, theo quy định trên thì ly hôn là quyền yêu cầu của mỗi bên. Do đó, chị có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương với chồng chị mà không cần sự đồng ý hay chồng chị phải ký vào đơn ly hôn. Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định quyền được ly hôn theo yêu cầu của một bên mà không quy định về việc bồi thường khi ly hôn. Nghĩa vụ bồi thường chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật, hành vi có lỗi và có thiệt hại xảy ra.

Cụ thể theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“ 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dư, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của các nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

  1. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”.

Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khoản tiền bồi thường tuổi thanh xuân và mức bồi thường tuổi thanh xuân là bao nhiêu. Do đó, dù chị yêu cầu chồng chị bồi thường tuổi thanh xuân cho chị nhưng chồng chị không đồng ý bồi thường thì Tòa cũng không bắt buộc anh ấy phải bồi thường cho chị. Việc bồi thường tuổi thanh xuân chỉ là vấn đề thỏa thuận của hai bên mà không có tính chất bắt buộc.

Vì vậy, việc áp dụng cho thỏa thuận bồi thường tuổi thanh xuân thường được Tòa án khuyến khích các bên áp dụng để giải quyết thủ tục ly hôn nhanh gọn trong trường hợp một trong hai bên còn chưa đồng ý việc ly hôn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!
Luật sư Trịnh Thị Hiền
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com