Các trường hợp nộp bản photo là được, không cần phải chứng thực 

Câu hỏi:

Anh Đ.M.N ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Khi tôi làm thủ tục hành chính, có lúc người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu phải nộp bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, khi thì chỉ cần bản photo và đưa bản chính để đối chiếu. Vậy khi nào bắt buộc phải nộp bản sao có chứng thực và khi nào thì không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 do Chính phủ ban hành về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

  1. Nội dung

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch:

“Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao

  1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính…”

Như vậy, trong trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì:

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao

  1. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.”

Như vậy, đồng thời, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.

Trên đây là nội dung quy định về các trường hợp nộp bản photo là được, không cần phải chứng thực. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Cộng tác viên phiên dịch 

Câu hỏi:

Một bạn đọc đề nghị ẩn danh có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Cộng tác viên phiên dịch là gì?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

– Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn Luật Công chứng;

  1. Nội dung
  2. Khái niệm cộng tác viên phiên dịch

Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng thì:

Điều 61. Công chứng bản dịch

  1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện

Như vậy, cộng tác viên phiên dịch là người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó.

  1. Quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên phiên dịch

Quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên phiên dịch với tổ chức hành nghề công chứng  quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng do Bộ Tư pháp ban hành:

Điều 22. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng

  1. Quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên phiên dịch:
  2. a) Nhận thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng;
  3. b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện;
  4. c) Hoàn trả số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định tại Điều 38 của Luật Công chứng;
  5. d) Chấp hành các quy định của pháp luật về dịch thuật, nội quy làm việc của tổ chức hành nghề công chứng;

đ) Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng hoặc theo quy định của pháp luật.

  1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng với cộng tác viên phiên dịch

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng với cộng tác viên phiên dịch quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng do Bộ Tư pháp ban hành:

Điều 22. Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng

  1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng:
  2. a) Ký hợp đồng với cộng tác viên phiên dịch, trong đó xác định rõ trách nhiệm của cộng tác viên đối với nội dung, chất lượng bản dịch, thù lao, quyền và nghĩa vụ của các bên;
  3. b) Thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động danh sách cộng tác viên phiên dịch chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng với cộng tác viên;
  4. c) Trả thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với cộng tác viên phiên dịch;
  5. d) Niêm yết công khai danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức mình;

đ) Bồi thường thiệt hại và yêu cầu cộng tác viên phiên dịch bồi hoàn theo quy định tại Điều 38 của Luật Công chứng;

  1. e) Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với cộng tác viên phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.

…”

Trên đây là nội dung quy định về cộng tác viên phiên dịch. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Sổ công chứng 

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

– Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn Luật Công chứng;

  1. Nội dung

Lập sổ công chứng là một nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại khoản 9 Điều 33 Luật Công chứng:

Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng

  1. Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng…”

Khoản 1 Điều 25 Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng do Bộ Tư pháp ban hành có quy định về khái niệm sổ công chứng như sau:

Điều 25. Sổ công chứng và số công chứng

  1. Sổ công chứng dùng để theo dõi, quản lý các việc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Sổ được lập theo từng năm, ngày mở sổ là ngày 01 tháng 01, ngày khóa sổ là ngày 31 tháng 12. Sổ phải được đánh số trang, viết liên tiếp theo thứ tự từ 01 cho đến hết sổ, không được bỏ trống các dòng hoặc các trang, phải đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.

Khi hết năm, tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số việc công chứng đã thực hiện trong năm; người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng xác nhận, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào sổ.

Sổ công chứng được lập theo mẫu, bao gồm sổ công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-27) và sổ công chứng bản dịch (Mẫu TP-CC-28)…”

Như vậy, sổ công chứng là tài liệu để theo dõi, quản lý các việc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

Theo nguyên tắc sổ công chứng được lập theo từng năm, ngày mở sổ là ngày 01 tháng 01; ngày khóa sổ là ngày 31 tháng 12 và sổ phải được đánh số trang, viết liên tiếp theo thứ tự từ 01 cho đến hết sổ, không được bỏ trống các dòng hoặc các trang, phải đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung quy định về sổ công chứng . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng

  1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn Luật Công chứng;

  1. Nội dung

Công chứng viên có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng thì:

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

  1. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:

  1. e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;…”

Như vậy, công chứng viên có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm.

Về khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm, Điều 12 Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng do Bộ Tư pháp ban hành quy định:

Điều 12. Nội dung, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm

  1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
  2. a) Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
  3. b) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
  4. c) Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
  5. d) Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
  6. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức theo hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.

Như vậy, công chứng viên hàng năm phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ về các vấn đề:

  • Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
  • Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác liên quan;
  • Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng;
  • Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 01/2021/TT-BTP thì các cơ quan có chức năng tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nghề công chứng viên là:

Điều 13. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ

  1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
  2. a) Hội công chứng viên;
  3. b) Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
  4. c) Học viện Tư pháp…

Như vậy, Hội công chứng viên, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Học viện tư pháp có chức năng tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nghề công chứng viên.

Trên đây là nội dung quy định về  bồi dưỡng nghề công chứng viên. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Học công chứng ở nước ngoài có được hành nghề ở Việt Nam?         

  1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn Luật Công chứng;

  1. Nội dung

Khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định công nhận tương đương đối với người đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài trong các trường hợp sau:

Điều 8. Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài

  1. Người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;
  3. b) Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng…”

Như vậy, công nhận tương đương đối với người đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài trong các trường hợp:

– Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà VN là thành viên;

– Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.

Cá nhân thuộc 2 trường hợp trên được công nhận tương đương đối với người đào nghề công chứng ở Việt Nam. Sau khi được công nhận tương đương, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện, thủ tục theo Thông tư 01/2021/TT-BTP để được bổ nhiệm công chứng viên và hành nghề tại Việt Nam.

Để công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài, người đề nghị nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp, bao gồm:

– Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01);

– Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Trên đây là nội dung quy định về  công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Hết năm thì sổ công chứng phải làm sao?

Câu hỏi:

Anh P.M.Q ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi xin hỏi, đối với sổ công chứng trong tổ chức hành nghề công chứng khi hết năm thì phải làm thế nào?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn Luật Công chứng;

  1. Nội dung

Theo Khoản 1 Điều 25 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về sổ công chứng và số công chứng, trong đó:

Điều 25. Sổ công chứng và số công chứng

  1. Sổ công chứng dùng để theo dõi, quản lý các việc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Sổ được lập theo từng năm, ngày mở sổ là ngày 01 tháng 01, ngày khóa sổ là ngày 31 tháng 12. Sổ phải được đánh số trang, viết liên tiếp theo thứ tự từ 01 cho đến hết sổ, không được bỏ trống các dòng hoặc các trang, phải đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.

Khi hết năm, tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số việc công chứng đã thực hiện trong năm; người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng xác nhận, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào sổ.

Sổ công chứng được lập theo mẫu, bao gồm sổ công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-27) và sổ công chứng bản dịch (Mẫu TP-CC-28)…”

Vậy, khi hết năm thì tổ chức hành nghề công chứng phải thực hiện khóa sổ công chứng, thống kê tổng số việc công chứng đã thực trong năm. Đồng thời, người đứng đầu tổ chức hành nghề công chứng xác nhận, ký, ghi rõ họ tên và đóng vào sổ.

Trên đây là nội dung quy định về sổ công chứng. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Kiểm tra tập sự hành nghề công chứng 

Cơ sở pháp lý

– Thông tư 04/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 4 năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành về hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng;

  1. Nội dung

Điều 14 Thông tư 04/2015/TT-BTP về hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng do Bộ Tư pháp ban hành có quy định về nguyên tắc của cuộc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng như sau:

Điều 14. Nguyên tắc kiểm tra

  1. Nghiêm túc, công khai, công bằng, khách quan, trung thực và hiệu quả.
  2. Tuân thủ quy định của Luật công chứng, Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, nguyên tắc của cuộc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng là nghiêm túc, công khai, công bằng, khách quan, trung thực và hiệu quả, tuân thủ quy định của Luật công chứng, Thông tư 04/2015/TT-BTP và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Về nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2015/TT-BTP quy định:

Điều 15. Nội dung và hình thức kiểm tra

  1. Nội dung kiểm tra bao gồm:
  2. a) Pháp luật về công chứng, chứng thực; Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
  3. b) Kỹ năng hành nghề công chứng…

Như vậy, nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng bao gồm:

– Pháp luật về công chứng, chứng thực tài sản, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;

– Kỹ năng hành nghề công chứng.

Về hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2015/TT-BTP quy định:

Điều 15. Nội dung và hình thức kiểm tra

  1. Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra viết và kiểm tra vấn đáp.
  2. a) Bài kiểm tra viết: Kiểm tra các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Thời gian kiểm tra viết là 180 phút.
  3. b) Kiểm tra vấn đáp: Thí sinh trình bày nội dung, nêu cách giải quyết đối với yêu cầu công chứng cụ thể và trả lời các câu hỏi do Ban Chấm thi đặt ra.

Như vậy, hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng là kiểm tra viết và kiểm tra vấn đáp.

Trên đây là nội dung quy định về kiểm tra tập sự hành nghề công chứng . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Điều kiện về trụ sở đối với văn phòng công chứng

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

– Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 do Chính phủ ban hành hướng dẫn Luật Công chứng;

  1. Nội dung

Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Công chứng thì:

Điều 22. Văn phòng công chứng

  1. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định

Như vậy, văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.

Điều 17 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng có quy định cụ thể về điều kiện về trụ sở của văn phòng công chứng như sau:

Điều 17. Điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng

  1. Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
  2. Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
  3. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng.

Như vậy, trụ sở của văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.

Công chứng viên thành lập văn phòng công chứng nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở của văn phòng công chứng tại thời điểm đăng ký hoạt động văn phòng công chứng.

Trên đây là nội dung quy định về trụ sở của văn phòng công chứng . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên  

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

– Nghị định 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 do Chính phủ ban hành hướng dẫn Luật Công chứng;

  1. Nội dung

Theo quy định tại Điều 37 Luật Công chứng thì:

Điều 37. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

  1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
  2. Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.

Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp.

  1. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.”

Như vậy, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.

Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.

Điều 19 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng có quy định về nguyên tắc bảo hiểm:

Điều 19. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm

  1. Tổ chức hành nghề công chứng trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
  2. Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.
  3. Kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của Phòng công chứng được trích từ quỹ phát triển sự nghiệp hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”

Điều 20 Nghị định 29/2015/NĐ-CP có quy định về phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên như sau:

Điều 20. Phạm vi bảo hiểm

  1. Phạm vi bảo hiểm bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hại gây ra do lỗi của công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm.
  2. Tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểm rộng hơn phạm vi bảo hiểm quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Trên đây là nội dung quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề công chứng viên . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Tập sự hành nghề công chứng   

  1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 04/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 4 năm 2015 do Bộ Tư pháp ban hành về hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng;

  1. Nội dung

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Công chứng thì:

Điều 11. Tập sự hành nghề công chứng

  1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.

Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.

Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự…”

Như vậy, giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề công chứng tổ chức hành nghề công chứng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BTP về hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng do Bộ Tư pháp ban hành thì nội dung tập sự hành nghề công chứng là:

Điều 7. Nội dung tập sự hành nghề công chứng

  1. Nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm kỹ năng hành nghề công chứng và các công việc liên quan đến công chứng sau đây:
  2. a) Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch;
  3. b) Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kỹ năng giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; kỹ năng giải thích lý do khi từ chối yêu cầu công chứng;
  4. c) Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;
  5. d) Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh;

đ) Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;

  1. e) Kỹ năng soạn thảo lời chứng;
  2. g) Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ;
  3. h) Các kỹ năng và công việc liên quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự…”

Sau khi kết thúc thời gian tập sự hành nghề công chứng, người tập sự hành nghề có trách nhiệm báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2015/TT-BTP:

Điều 8. Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng

  1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời gian tập sự, Người tập sự nộp Báo cáo kết quả tập sự tại Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự.

Báo cáo gồm các nội dung chính sau đây:

  1. a) Số lượng, nội dung, cơ sở pháp lý và kết quả giải quyết các hồ sơ yêu cầu công chứng được công chứng viên hướng dẫn tập sự phân công;
  2. b) Kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề công chứng và kinh nghiệm thu nhận được từ quá trình tập sự;
  3. c) Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người tập sự;
  4. d) Khó khăn, vướng mắc trong quá trình tập sự (nếu có) và đề xuất, kiến nghị.
  5. Báo cáo kết quả tập sự phải có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn tập sự và xác nhận bằng văn bản của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự về quá trình và kết quả tập sự.
  6. Trong trường hợp Người tập sự nộp Báo cáo kết quả tập sự và đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự thì Sở Tư pháp thực hiện đăng ký tham dự kiểm tra cho Người tập sự theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này; trường hợp Người tập sự chưa có yêu cầu tham dự kiểm tra thì Sở Tư pháp ghi nhận việc hoàn thành thời gian và các nghĩa vụ của Người tập sự vào Sổ theo dõi tập sự”

Trên đây là nội dung quy định về tập sự hành nghề công chứng . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Số công chứng là gì?      

Câu hỏi:

Một bạn đọc đề nghị ẩn danh có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Số công chứng được định nghĩa như thế nào? Mong được hỗ trợ theo văn bản mới nhất.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm 2020 do Tư pháp ban hành hướng dẫn Luật Công chứng;

  1. Nội dung

Theo Khoản 2 Điều 25 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về sổ công chứng và số công chứng, trong đó:

Điều 25. Sổ công chứng và số công chứng

  1. Số công chứng là số thứ tự ghi trong sổ công chứng, kèm theo quyển số, năm thực hiện công chứng và ký hiệu loại việc công chứng (hợp đồng, giao dịch; bản dịch). Số thứ tự ghi trong sổ công chứng phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm, không được lấy số kèm theo chữ cái; trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước.

Số ghi trong văn bản công chứng là số tương ứng với số công chứng đã ghi trong sổ công chứng…”

Như vậy:

– Số công chứng là số thứ tự ghi trong sổ công chứng, kèm theo quyển số, năm thực hiện công chứng và ký hiệu loại việc công chứng (hợp đồng, giao dịch; bản dịch). Số thứ tự ghi trong sổ công chứng phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm, không được lấy số kèm theo chữ cái; trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước.

– Số ghi trong văn bản công chứng là số tương ứng với số công chứng đã ghi trong sổ công chứng.

Trên đây là nội dung quy định về số công chứng. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Công chứng di chúc cần đến đâu, chuẩn bị giấy tờ gì? 

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung

Để tiến hành công chứng di chúc, người có di chúc nên lựa chọn một Văn phòng công chứng hợp pháp, uy tín và tin cậy hoặc Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

Theo quy định tại mục Thủ tục chung về công chứng tại Luật Công chứng, người cần công chứng di chúc chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng điền đủ các thông tin của người yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng…

– Bản sao giấy tờ cá nhân của người yêu cầu công chứng như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;

(Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc).

– Bản di chúc dự thảo (nếu có)

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đất, giấy tờ xe,…

Các giấy tờ trên chỉ cần là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

  1. Thủ tục công chứng di chúc

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng di chúc chuẩn bị các giấy tờ theo quy định mang đến Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Công chứng viên giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của di chúc.

Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của di chúc chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 3: Kiểm tra dự thảo di chúc

Công chứng viên kiểm tra dự thảo di chúc (nếu người yêu cầu công chứng tự soạn thảo di chúc). Nếu trong dự thảo di chúc có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.

Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Bước 4: Ký chứng nhận

Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo di chúc hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo di chúc thì ký vào từng trang của di chúc. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.

Bước 5: Trả kết quả công chứng

Hiện nay, thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; trường hợp có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trên đây là nội dung quy định về thủ tục công chứng di chúc . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com