Vì sao ông Hồ Quang Cua gặp khó khi bảo vệ thương hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”?

“Cha đẻ” của giống lúa ST25 muốn bảo hộ danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới” tại Việt Nam nhưng không được. Vì sao ông Hồ Quang Cua gặp khó khăn trong việc bảo vệ tài sản thương hiệu của mình?

Chưa đủ căn cứ bảo hộ gạo ST25, “Gạo ông Cua”

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, gia đình ông Hồ Quang Cua, “cha đẻ” của giống lúa ST24, ST25 đã có đơn gửi đến Tổng cục đề nghị lực lượng này hỗ trợ bảo vệ thương hiệu giống lúa và gạo ST24, ST25 tại thị trường Việt Nam.

Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị của gia đình ông Cua, Tổng cục QLTT đã có văn bản chỉ đạo Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động rà soát, thẩm tra, xác minh các nội dung doanh nghiệp (DN) phản ánh tại hồ sơ đối với các cơ sở bị cho là vi phạm trên địa bàn quản lý của Cục QLTT các tỉnh, thành phố.

Tổng cục đặc biệt lưu ý, đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, gian lận nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, bao bì, tem, nhãn hàng hóa, đề nghị Cục QLTT các tỉnh, thành phố kịp thời kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Bên cạnh đó, đối với hành vi xâm phạm quyền về giống cây trồng (giống lúa, gạo) thuộc phạm vi quản lý của Bộ/Sở NN&PTNT, Tổng cục cũng yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ/Sở NN&PTNT (khi có đề nghị) để kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Tuy nhiên, theo đại diện Tổng cục QLTT, do chưa nắm rõ quy định của pháp luật nên gia đình ông Cua cũng chưa có hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm theo quy định. Việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gạo mang nhãn hiệu “Gạo ông Cua”, “Gạo ST” chưa có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gạo cũng như hồ sơ tự công bố dẫn đến tình trạng chưa đủ căn cứ để lực lượng QLTT xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu này.

Tổng cục QLTT đã trao đổi, hướng dẫn đại diện gia đình ông Cua tiến hành hoàn thiện hồ sơ để bảo hộ cho 2 nhãn hiệu nói trên, cũng như hoàn thiện thủ tục về chất lượng sản phẩm nhằm góp phần phòng chống việc làm giả, làm nhái nhãn hiệu gạo nổi tiếng này.

Qua đây, Tổng cục QLTT khuyến cáo, DN cần chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật, chủ động xây dựng các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội, thương vụ, Cục SHTT, các bộ, ngành liên quan để được hỗ trợ thủ tục cần thiết trước, trong và sau quá trình dự thi, tham gia kinh doanh tại thị trường quốc tế nhằm bảo hộ thương hiệu tại nước ngoài.

Cục Sở hữu trí tuệ nói gì?

Vụ việc có nhiều DN ở Hoa Kỳ, Úc đăng ký sở hữu nhãn hiệu gạo ST25 đã xảy ra cách đây vài tháng. Ngay sau đó ông Cua đã có các biện pháp bảo hộ sản phẩm của mình ở các thị trường này. Đến thời điểm này, DN Hồ Quang Trí (con trai ông Cua) mới chính thức đề nghị can thiệp bảo hộ cho sản phẩm của mình tại thị trường Việt Nam.

Theo gia đình ông Hồ Quang Cua, bao bì của một số sản phẩm gạo ST25 do các DN khác sản xuất đang lưu hành trên thị trường có sử dụng dòng chữ mang ý nghĩa “The World’s Best Rice” (Gạo ngon nhất thế giới) mà Tổ chức lúa gạo toàn cầu (TRT) đã cấp cho sản phẩm gạo của gia đình ông. Đây cũng là cụm từ gia đình ông đã đăng ký độc quyền tại Mỹ.

Tuy nhiên, đại diện Tổng cục QLTT cho biết, theo quy định của Việt Nam, cụm từ này không thể được bảo hộ độc quyền trong nước dẫn đến khó khăn cho lực lượng QLTT trong việc xử lý các đối tượng mà gia đình ông Cua cho là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu sản phẩm của gia đình ông.

Trả lời PLVN về việc tại sao không thể bảo hộ danh xưng “Gạo ngon nhất thế giới” khi TRT đã chứng nhận độc quyền cho gạo ST25 của ông Cua, ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục SHTT cho biết, theo Điều 47 Luật SHTT, những cụm từ mang tính mô tả tính chất, chất lượng của sản phẩm sẽ không thể được đăng ký nhãn hiệu. Quy định này không chỉ có ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở các quốc gia khác trên toàn thế giới.

Được biết, hiện nay, DN Hồ Quang Trí mới có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gạo cho các sản phẩm mang nhãn hiệu “SR SOC RICE”. Hai nhãn hiệu khác mang nhãn hiệu “Gạo ông Cua”, “Gạo ST” đã nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT và đang trong quá trình chờ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Từ trường hợp này, Tổng cục QLTT khuyến nghị, DN cần chủ động đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục SHTT (Bộ Khoa học và Công nghệ) và hoàn thiện hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm của chính mình nhằm tránh những tranh chấp rất phổ biến hiện nay. Đây cũng là cách để bảo vệ thành quả, sức lao động và chất xám, bảo vệ thành tựu của DN nói riêng và quốc gia nói chung.

Theo Baomoi.com

Bán đất bằng hợp đồng ủy quyền có hợp pháp không?

Câu hỏi: Tôi mua một lô đất, theo thỏa thuận với bên mua sau khi thanh toán đủ số tiền bên bán sẽ làm thủ tục chuyển nhuợng quyền sử dụng đất cho bên mua là tôi.

Nhưng khi tôi thanh toán đầy đủ số tiền mua đất thì bên bán lại làm giấy tờ là “Hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng một phần quyền sử dụng đất” vì lô đất tôi mua nằm trong thửa đất có diện tích lớn hơn diện tích đất tôi mua. Vậy cho tôi hỏi bên bán đất làm giấy tờ như trên thì có đúng với quy định pháp luật và có giá trị về mặt pháp lý cho bên mua là tôi không? Trong trường hợp không đúng quy định thì tôi phải làm gì để yêu cầu bên bán làm giấy tờ hợp pháp cho mình. (Anh Minh – Phú Thọ)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 121, 123 Luật Nhà ở năm 2014, Uỷ quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền cho người khác thực hiện trách nhiệm chủ sở hữu trong quản lý nhà ở. Nội dung và thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng uỷ quyền.

Bộ Luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản như sau: “1. Khi chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. 2. Người được ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.”

Như vậy, người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định mà không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao quản lý, “không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Mặt khác, Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định: “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

Do vậy, việc chuyển quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất này sang người, tổ chức khác chỉ được thực hiện thông qua các giao dịch như quy định của Điều 167 bao gồm chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất. Như vậy, Hợp đồng ủy quyền không phải là căn cứ để chuyển quyền sử dụng đất từ người này sang người khác, không phải là căn cứ để bạn tiến hành thủ tục sang tên quyền sử dụng đất có nghĩa là việc bên bán làm hợp đồng ủy quyền đất cho bạn và bạn đã đồng ý là không trái với quy định của pháp luật nhưng khi xác lập hợp đồng ủy quyền thì nó không làm phát sinh đầy đủ giá trị pháp lý khi một người nhận chuyển nhượng đất từ người khác.

Do đó, việc giao kết hợp đồng ủy quyền định đoạt với đất ở, nhà ở (với mục đích không phải đóng thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ) chứa đựng nhiều rủi ro đối với người mua. Vì vậy, bạn nên giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo trình tự chuyển nhượng thông thường để được bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến việc xác định bán đất bằng hợp đồng ủy quyền có hợp pháp không.Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Điều kiện để Việt kiều mua nhà ở Việt Nam

Câu hỏi: Tôi được sinh ra tại Cộng hòa Séc, có cha là người Việt Nam, tôi đã trở về sinh sống và làm việc tại Việt Nam được hơn 05 năm nay. Thời điểm hiện tại, tôi muốn mua một căn nhà tại Hà Nội với mong muốn sẽ tiếp tục được được sống lâu dài ở nơi đây. Nhờ quý Báo cho tôi hỏi thủ tục để Việt kiều có thể mua nhà tại Việt Nam hiện nay như thế nào?
Jonh Trần – Việt kiều Séc (tạm trú tại ngõ 23 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Luật sư xin tư vấn như sau:
Hiện nay, Việt kiều có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam ngày càng tăng, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho Việt kiều được trở về quê hương sinh sống, làm việc. Tuy nhiên, Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam cũng cần phải đáp ứng một số quy định theo khuôn khổ phấp luật hiện hành của Nhà nước.
Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Đối chiếu quy định nêu trên thì Việt kiều được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Do vậy, việc mua, sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ được áp dụng theo chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Theo khoản 2, Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam phải có giấy tờ thuộc một trong hai trường hợp sau:
a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.
b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp; hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định của Luật này.
2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định của Luật này.
Tại Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có nêu: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Như vậy, nếu Việt kiều đáp ứng các điều kiện mua nhà ở Việt Nam sẽ được công nhận quyền sở hữu nhà ở khi mua nhà theo các hình thức như: Mua nhà của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến điều kiện để Việt kiều mua nhà ở Việt Nam.Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Bổ sung thuế nhà đất, ‘siết’ đầu cơ bất động sản

Cơn sốt đất xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang gây lo ngại về tình trạng bong bóng bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc phải bổ sung thuế bất động sản (BĐS) để ”siết” nạn đầu cơ, thổi giá đất, tránh lãng phí tài nguyên trong phát triển nhà ở.

Nhiều hệ lụy từ nạn “thổi” giá đất

Thời gian qua, mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng thị trường BĐS vẫn khá sôi động ở các tỉnh thành. Giá đất tăng lên từng ngày. Tại một số vùng ngoại thành Hà Nội như Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức… giá đất tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 chỉ trong một thời gian ngắn.

Trong phiên đấu giá 32 thửa đất tại lô S2-ĐG06/2019 thôn Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, các thửa đất có giá khởi điểm 47,7 triệu đồng/m2 đều được đấu lên mức 63,9 – 76,9 triệu đồng/m2. Thậm chí có khách hàng còn trả 99,3 triệu đồng/m2 để sở hữu lô góc 134,3m2, gấp đôi giá khởi điểm.

Không chỉ đất đấu giá, đất nền ở các khu vực ven đô Hà Nội dịp cuối năm cũng có sự tăng “nóng”. Cụ thể như tại xã Vân Canh (Hoài Đức), nhiều mảnh đất ven sông Hồng thời gian trước có giá khoảng 15 – 20 triệu đồng/m2 thì nay đã được rao bán ở mức 30 – 35 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

Theo các chuyên gia, việc giá đất tăng xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan như dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa cao, hoặc có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế vùng, chuyển dịch dòng vốn quốc tế… Tuy nhiên, tình trạng đất tăng “nóng” thời gian qua, không loại trừ nguyên nhân từ việc “thổi” giá đất.

Đây là tình đáng lo ngại khi mà giá đất bị tăng lên một cách nhanh chóng, phi mã; phá vỡ đi sự cân bằng của thị trường. Nạn ”thổi” giá đất này mang đến nhiều hệ lụy cho cả địa phương nền kinh tế quốc gia. Người có nhu cầu mua đất thì không có đủ khả năng để mua hoặc phải mua với giá quá cao; các nhà đầu tư thì có nguy cơ bị “kẹt” khi mà giá đất quay về đúng giá trị ban đầu, dẫn tới nguy cơ nợ xấu…

Chỉ ra những tồn tại trong việc quản lý đất đai, luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, do sự phức tạp của thị trường, cũng như nhiều lỗ hổng trong pháp luật và chính sách nên còn nhiều vấn đề bất cập tồn tại trong quản lý đất đai tại Việt Nam.

Thứ nhất, về chính sách, quy hoạch phát triển nhà ở còn chưa phù hợp và chưa được thực hiện một cách nghiêm túc, sát sao. Nhiều dự án BĐS được triển khai ở xa trung tâm do thiếu quỹ đất hoặc giá đất quá cao dẫn tới việc dư cung nhà ở, dẫn tới xuất hiện tình trạng “tồn kho”; triển khai xây dựng số lượng lớn các BĐS trung cấp, cao cấp trong khi dân số nước ta phần lớn có thu nhập thấp. Việc phát triển nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp chưa được quan tâm, phát triển bởi lẽ lợi nhuận thu lại thấp và chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn chưa được thực hiện nhanh chóng.

Thứ hai, việc một cá nhân, tổ chức có nhiều quyền sở hữu đất đai trong dài hạn hay ngắn hạn là điều không thể hạn chế, nhưng đây cũng là điều kiện cho các nhà đầu tư đầu cơ, tích trữ. Còn trong các giao dịch BĐS, tình trạng để “giá ảo” trong hợp đồng nhằm trốn thuế vẫn còn diễn ra phổ biến, điều này làm các cơ quan hoạch định đánh giá sai về thị trường và sẽ dẫn tới sai lầm trong chính sách.

Thứ ba, một điều quan trọng và là công cụ mạnh mẽ nhất cho các nhà thổi giá đó là “thông tin”. Thông tin ở đây là thông tin về quy hoạch, thông tin về chính sách phát triển cùng hoặc cục bộ… Đây đều là những thông tin phải được công khai minh bạch nhưng tại sao vẫn phải để người dân đi tìm kiếm thông tin ở những nguồn thông tin không chính thống, những thông tin được đưa ra có mục đích? Đó là do cách quy hoạch chưa được thực sự công khai và không dễ dàng để tiếp cận, hoặc cũng có trường hợp chưa đến thời điểm công khai nhưng đã rò rỉ thông tin và đất đã bị chia cắt hết. Nếu những bất cập này còn chưa được giải quyết triệt để thì sẽ không thể chấm dứt được tình trạng mất cân bằng thị trường đất đai hiện nay.

Đề xuất bổ sung thuế bất động sản

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2161/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, một trong những mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách. Bên cạnh đó, phát triển thị trường BĐS nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất… Hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí tài nguyên trong phát triển nhà ở.

Để thực hiện Chiến lược trên, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất bổ sung một số loại thuế liên quan đến thị trường BĐS, như thuế tài sản nhà ở nhằm ổn định thị trường, hạn chế đầu cơ, khai thác có hiệu quả BĐS nhà ở và đảm bảo quyền lợi của Nhà nước. Đồng thời hướng dẫn thực hiện các ưu đãi liên quan đến chính sách tài chính, thuế, tín dụng, chế độ miễn tiền sử dụng đất, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chế độ miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và các thuế khác liên quan đến hoạt động phát triển nhà ở xã hội.

Liên quan đến vấn đề về thuế BĐS, trước đó Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ đề xuất đánh thuế rất cao đối với hành vi bán, chuyển nhượng lại nhà, đất ngay sau khi tạo lập để triệt tiêu ý chí đầu cơ của nhà đầu tư “lướt sóng”. Ngoài ra, HoREA cũng nhất trí với đề xuất của Bộ Tài chính cần thiết xem xét ban hành thuế BĐS đánh trên giá trị nhà và đất. Bởi hiện nay người sở hữu nhà chưa phải nộp thuế tài sản nhà ở mà mới chỉ phải nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, trong đó có đất ở, với thuế suất đối với đất ở trong hạn mức 0,03% bảng giá đất, nên mức nộp thuế gần như không đáng kể.

Đại diện Bộ Tài chính khẳng định, để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BĐS thì việc nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan là cần thiết. Bộ đang tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các luật thuế liên quan đến BĐS để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp gắn với việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 – 2030.

Theo luật sư Nguyễn Văn Tuấn, để đưa ra được mức thuế suất cụ thể cho trường hợp này không hề dễ dàng, còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và còn phải được nắm bắt một cách chính xác. Tuy nhiên, về định hướng thì chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới về việc đánh thuế này. Chẳng hạn như việc áp dụng mức thuế đất, thuế giao dịch đất đai cao trong những trường hợp nhận quyền sử dụng đất sau đó lại tiếp tục chuyển nhượng trong khoảng thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, có thể xem xét xây dựng hệ thống biểu phí, thuế lũy tiến đối với việc sở hữu BĐS thứ hai trở đi và lũy tiến theo diện tích sử dụng, giá trị BĐS; hoặc mục đích sử dụng.

Lấy ví dụ như ở Singapore, với nhà ở có giá thấp dưới 8.000 USD thì không phải chịu thuế (thuế 0%), nhưng khi vượt quá con số này thì mức thuế sẽ dao động từ 4 – 16%, nhà trốn không sử dụng thì mức thuế có thể lên đến 20%. Hoặc tại vương quốc Anh, với BĐS thứ nhất thì tùy theo giá trị mức thuế suất dao động từ 0% đến 2 %, nhưng đối với BĐS thứ 2 thì mức thuế sẽ lũy tiến theo 5 bậc cụ thể. Việc đánh thuế này sẽ hạn chế hiệu quả đối với tình trạng tích trữ, đầu cơ và cũng đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Mới đây, Bộ Tài chính cũng vừa có công văn về việc chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS.Theo đó, Bộ này đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan thuế để quản lý chặt chẽ thuế đối với các hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS của người dân, doanh nghiệp; yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng, các cơ quan nhà nước liên quan hướng dẫn người dân, chủ đầu tư dự án BĐS, doanh nghiệp kinh doanh, chuyển nhượng BĐS kê khai trên hợp đồng công chứng theo giá thực tế mua bán, để làm căn cứ tính thuế theo quy định của pháp luật. Các trường hợp chuyển nhượng BĐS giá kê khai trên hợp đồng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật…

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, đặc biệt là nội dung quy định về hành vi trốn thuế và xử lý vi phạm đối với hành vi trốn thuế trong pháp luật hình sự và chính sách thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS để người dân, doanh nghiệp được biết thực hiện; tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS của người dân, doanh nghiệp; chỉ đạo xử lý nghiêm hành vi trốn thuế; chỉ đạo các cục thuế phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS nhằm chống thất thu thuế.

Theo Baomoi.com

Từ 2022, những loại tài sản nào được gắn liền với đất được cấp sổ đỏ?

Những tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ từ năm 2022 gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng trồng, cây lâu năm…

Theo Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 và Điều 31, 32, 33, 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận quyền sở hữu và được ghi tại trang 2 của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm: Nhà ở; Công trình xây dựng khác (công trình xây dựng không phải là nhà ở); Rừng sản xuất là rừng trồng; Cây lâu năm.

Từ năm 2022 nhà ở; Công trình xây dựng khác (công trình xây dựng không phải là nhà ở); Rừng sản xuất là rừng trồng; Cây lâu năm được gắn liền với đất được cấp sổ đỏ. 

Để tài sản được chứng nhận quyền sở hữu với sổ đỏ phái đáp ứng được những điều kiện sau:

Đối với tài sản là nhà ở, theo Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu.

Đối với công trình xây dựng không phải là nhà ở, thì theo Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, để được chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở thì phải có các loại giấy tờ như: Giấy phép xây dựng, giấy tờ mua bán hoặc thừa kế hoặc tặng cho công trình xây dựng theo quy định pháp luật đã được công chứng hoặc chứng thực…

Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng mà vốn để trồng rừng, tiền đã trả để nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách và có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 33 Nghị định này thì được chứng nhận quyền sở hữu.

Còn đối với cây lâu năm, điều kiện tài sản được chứng nhận quyền sở hữu phải có các giấy tờ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Theo Baomoi.com

Các địa phương đề xuất tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai

Ngày 28/12, Bộ TN-MT tổ chức hội thảo trực tuyến tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) với 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam.

Dự hội thảo tại điểm cầu tỉnh BR-VT có ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở TN-MT và các sở, ngành, địa phương.

Theo đánh giá của Bộ TN-MT, trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi… Tuy nhiên, sau hơn 7 năm thi hành, Luật đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bất cập cần sớm được sửa đổi, bổ sung. Do đó, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được xây dựng gồm 254 điều, 17 chương. So với Luật Đất đai năm 2013, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tăng 3 chương và 42 điều. Theo đó, bổ sung thêm 1 chương quy định về phát triển quỹ đất, 1 chương về tổ chức thi hành Luật Đất đai; tách chương thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành 2 chương.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận tập trung vào việc xác định đất đai là nguồn lực và coi đất đai là định hướng phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia; công tác quy hoạch phải mang tính định hướng tổng thể và giao linh hoạt trong quá trình phát triển của từng địa phương để cụ thể hóa trong việc giao quyền sử dụng đất nhằm thu hút đầu tư; việc đấu giá nên mở rộng và gắn kết với các quy định liên quan về các tài sản trên đất; mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất lúa, nên bỏ khung giá đất đối với đất lúa để đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường…

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất quan điểm chỉ đạo trong việc tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai như: cần quy định quy hoạch sử dụng đất là cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia để phân bổ và khoanh vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai; tiếp tục quy định về giao đất, cho thuê đất theo cả 2 hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất, để bảo đảm sự phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư và hiệu quả sử dụng đất; đấu giá để giao đất, cho thuê đất phục vụ phát triển kinh tế…

Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ Trưởng Bộ TN-MT Lê Minh Ngân ghi nhận và đánh giá cao tinh thần triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013 của các địa phương trong thời gian qua. Đối với những ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai của các đại biểu, Bộ TN-MT sẽ tiếp thu, tổng hợp, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền xây dựng Luật Đất đai mới phù hợp; đảm bảo tính thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và sử dụng đất đai phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Theo Baomoi.com

Đẩy nhanh tốc độ thẩm định đơn đăng ký sáng chế và nhãn hiệu

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), dù bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19 và giãn cách xã hội, nhưng lượng đơn đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế nộp vào Cục vẫn tăng 8,3%.

Cán bộ Cục Sở hữu trí tuệ giải quyết đơn sở hữu công nghiệp.

Kết quả xử lý đơn sở hữu công nghiệp tăng 5,4% so năm 2020, trong đó kết quả xử lý đơn nhãn hiệu quốc gia tăng 8,2%. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về sở hữu công nghiệp tăng gần 50% và các loại đơn, yêu cầu liên quan đến văn bằng bảo hộ tăng trên 30% so với năm 2020.

Mặc dù kết quả xử lý đơn ngày càng được cải thiện, nhưng tình trạng tồn đọng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp vẫn còn nhiều. Để đẩy nhanh công tác xử lý đơn, Cục Sở hữu trí tuệ đã xây dựng và phê duyệt “Giải pháp giải quyết tình trạng tồn đọng đơn đăng ký nhãn hiệu” và “Giải pháp xử lý đơn đăng ký sáng chế giai đoạn 2021-2025”, bắt đầu áp dụng từ đầu năm 2022.

Theo đó, để giải quyết tình trạng tồn đọng đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục sẽ tập trung nâng cao năng suất trong công đoạn tra cứu phục vụ thẩm định nội dung bằng việc tách công việc này ra thành một công đoạn độc lập; tuyển dụng và đào tạo các tra cứu viên để thực hiện công đoạn tra cứu, đồng thời tận dụng kinh nghiệm của các thẩm định viên để tập trung thực hiện đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu dựa trên kết quả tra cứu đã có sẵn. Phấn đấu tình trạng tồn đơn đăng ký nhãn hiệu cơ bản được giải quyết vào năm 2024.

Đối với giải pháp xử lý đơn đăng ký sáng chế, Cục Sở hữu trí tuệ đề ra mục tiêu cho giai đoạn 2022-2023. Theo đó mỗi năm, năng lực thẩm định tăng 20-25%. Đến năm 2025 cơ bản đáp ứng thời hạn thẩm định theo quy định; rút ngắn thời gian thẩm định đối với đơn trong nước.

Để thực hiện được các mục tiêu, các nhiệm vụ chính sẽ triển khai gồm: Tuyển dụng, đào tạo thẩm định viên; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xã hội hóa một số công đoạn trong quy trình thẩm định để huy động các nguồn lực bên ngoài; chuẩn hóa dữ liệu, nâng cấp hệ thống quản trị đơn theo hướng chuyển đổi số. Từ năm 2022, xây dựng cơ chế tự chủ cho nhiệm vụ thẩm định đơn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong thẩm định đơn đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế.

Theo Baomoi.com

Dì muốn cho cháu nhận tử tuất sau khi chết có được không?

Câu hỏi: Dì của em hiện độc thân gần 70 tuổi, đang nhận lương hưu hằng tháng. Nay dì muốn cho cháu được nhận chế độ tử tuất và hỗ trợ mai táng sau khi dì mất.

Vậy em cần phải làm những thủ tục gì trước và có được hay không? Em hiện đang đi làm ở cơ quan, có lương chính thức.  Dì hiện còn 3 người em ruột, cha mẹ đã mất hết, trong trường hợp cháu không nhận được thì em của dì có nhận được hay không? Chị Lê Thị Thu (Phú Thọ)

Luật sư xin tư vấn như sau:

Đối với việc nhận hỗ trợ mai táng:

Theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Khoản 2, Điều 12 Nghị định 115/2015/NĐ-CP Hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội bắt buộc; Mục 4 Chương II Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì người lo mai táng cho người chết sẽ nhận được trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với trường hợp người chết đang được hưởng lương hưu. Như vậy, do Dì bạn đang đuợc nhận lương hưu hằng tháng nên khi chết người lo mai táng cho Dì sẽ được nhận tiền trợ cấp mai táng này.

Đối với việc nhận chế độ tử tuất:

Theo quy định tại Khoản 2,3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì thân nhân của người đang hưởng lương hưu hằng tháng đuợc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc một lần, bao gồm những người sau đây:

Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.’’

Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.”

Và mức trợ cấp theo quy định tại Điều 68 Luật này là:

Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.”

Nếu không có các đối tượng tại Điều này thì theo quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì: “Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

(Khoản 6 Điều 3 Luật BHXH thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình).

Như vậy, trong trường hợp này do Dì bạn không còn con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng nên thành viên khác trong gia đình mà Dì bạn có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo Luật Hôn nhân gia đình sẽ và đáp ứng đuợc điều kiện đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ dưới 60 tuổi đối với nam, hoặc dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở mới đuợc hưởng trợ cấp tuất.

Do đó, để nhận được tiền tuất của Dì bạn, thì bạn và 04 người em của Dì bạn phải đáp ứng đuợc các điều kiện trên. Nếu không thì tiền trợ cấp tuất sẽ đuợc trả một lần và được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế. Khi đó, các đồng thừa kế của Dì bạn sẽ đuợc nhận số tiền này.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến việc dì muốn cho cháu nhận tử tuất sau khi chết có được không.Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Cổ phiếu bất động sản nóng lên cùng giá đất

Làn sóng tăng giá nhà đất, nhất là sau mức giá kỷ lục 2,4 tỷ đồng/m2 được xác lập qua đấu giá tại Thủ Thiêm đã làm nóng sàn chứng khoán kéo cổ phiếu các doanh nghiệp bất động sản tăng mạnh.

Cổ phiếu “rủ nhau tăng nóng”

Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán thời gian qua ghi nhận sự bứt phá, tăng trưởng mạnh mẽ cả về khối lượng giao dịch và số lượng nhà đầu tư, đặc biệt là sự tăng trưởng đột biến của lượng nhà đầu tư mới (F0).

Nhắc tới thị trường chứng khoán trong hơn hai tháng gần đây, bất động sản là cái tên nổi trội nhất. Nhóm này “im hơi lặng tiếng” trong giai đoạn cổ phiếu của các doanh nghiệp ngân hàng và thép “làm mưa, làm gió” trên thị trường. Tuy nhiên, khi mặt bằng giá của những nhóm này trở nên cao hơn thì cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản bắt đầu được chú ý.

Cổ phiếu doanh nghiệp bất động sản trên sàn chứng khoán “rủ nhau” tăng nóng.

Giới chuyên gia phân tích ngành bất động sản dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch, liên quan đến sức cầu của thị trường và việc triển khai dự án nhưng mức giá thấp trong bối cảnh dòng tiền lớn đổ vào thị trường khiến cổ phiếu bất động sản vẫn trở nên hấp dẫn.

Giới phân tích nhận định, sức hút của doanh nghiệp bất động sản không nhìn từ kết quả kinh doanh các quý đã qua, mà kỳ vọng rằng thị trường đã chạm đáy và kết quả sẽ tích cực hơn trong các quý tới. Ngoài ra một số doanh nghiệp có quỹ đất lớn cũng được chú ý khi thị trường ghi nhận những phiên đấu giá kỷ lục gần đây.

Chẳng hạn cổ phiếu bất động sản đã tăng “bằng lần” vừa qua là CEO của Công ty CP Tập đoàn C.E.O. Theo đó, vào đầu tháng 11/2021 cổ phiếu CEO chỉ giao dịch quanh ngưỡng 11.000 – 12.000 đồng nhưng đến phiên ngày 23/12 đã có lúc cổ phiếu này tăng đến mức 69.000 đồng. Sau đó, điều chỉnh giảm về mức 58.000 đồng/cổ phiếu (ngày 24/12).

Tương tự, cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng cũng chứng kiến đà tăng “phi mã” thời gian qua khi khởi đầu từ vùng giá 30.000 đồng, đến nay gấp hơn ba lần. Vào phiên giao dịch ngày 22/12, cổ phiếu DIG đã đạt chạm mức giá 99.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó, DIG đã điều chỉnh về mức giá 90.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 24/12.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu họ Sông Đà tăng tính bằng lần chỉ trong vài tháng. Các doanh nghiệp bất động sản nhóm dầu khí cũng bật cao dù thị giá trước đó chỉ ngang “trà đá, mớ rau”. Một số doanh nghiệp ít được chú ý, giao dịch dưới 10.000 đồng cũng lần đầu trở lại mệnh giá sau nhiều năm.

Theo nhận định của giới đầu tư “con sóng” tăng giá cổ phiếu các doanh nghiệp bất động sản sẽ có thể vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, tuy nhiên đà tăng sẽ không đồng đều và phụ thuộc nhiều hơn vào tình hình nội tại của doanh nghiệp.

Mức giá kỷ lục 2,4 tỷ đồng/m2 được xác lập tại phiên đấu giá đất Thủ Thiêm được xem là “cái cớ” để hình thành mặt bằng giá mới cho thị trường bất động sản.

Còn tiềm năng nhưng sẽ có sự thanh lọc

Theo thống kê, trong khoảng 1 tháng trở lại, nhóm cổ phiếu bất động sản ghi nhận mức tăng trung bình từ 50-200%. Nếu so với thời điểm đầu năm, nhiều mã còn ghi nhận mức tăng hàng chục lần.

Thậm chí, trên thị trường chứng khoán (TTCK) hiện nay, bất cứ mã chứng khoán nào liên quan đến bất động sản, dù đang làm ăn thua lỗ cũng trở thành “hàng nóng” được NĐT tranh mua bằng mọi giá, nhiều mã cổ phiếu bất động sản đang giao dịch ở mức giá chót vót từ 100.000-200.000 đồng/CP. Đến thời điểm hiện tại chỉ còn một vài mã CP bất động sản đang giao dịch dưới mệnh giá 10.000 đồng/CP.

Điều đáng nói là sau phiên “đồng khởi” ngày 13/12 khi diễn ra phiên đấu giá kỷ lục đất Thủ Thiêm sau đó nhiều mã cổ phiếu bất động sản bất ngờ quay đầu giảm mạnh ở các phiên tiếp theo.

Nhận định về triển vọng của thị trường trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng nhiều yếu tố vĩ mô, vi mô sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi tốt hơn trong năm 2022 và 2023. Đáng chú ý, hiện tại nhu cầu đầu tư bất động sản vẫn rất cao, thúc đẩy thị trường phục hồi mạnh, tiếp tục gia tăng giá và hút vốn.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) chỉ ra rằng, dư địa phát triển dành cho bất động sản còn nhiều. Tỷ trọng ngành bất động sản của Việt Nam năm 2020 chỉ mới đạt 20,89 tỷ USD, chiếm 7,7% GDP cả nước. Bên cạnh đó, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tính đến hết tháng 11, tổng vốn ngoại đăng ký mới vào lĩnh vực bất động sản đã đạt gần 2 tỷ USD, tiếp tục trụ vững ở vị trí thứ ba trong nhóm các lĩnh vực.

Nhìn chung, các chuyên gia phân tích chia sẻ quan điểm cho rằng xét dưới góc độ vĩ mô vẫn có tiềm năng tăng giá cho các cổ phiếu bất động sản trên thị trường, tuy nhiên thị trường sẽ có sự thanh lọc mạnh mẽ hơn và chỉ cổ phiếu của những doanh nghiệp có “nội lực” mới giữ được giá và có sự tăng trưởng.

Theo ông Nguyễn Đức Nhân – Giám đốc Trung tâm kinh doanh, Công ty Cổ phần Chứng khoán KBSV, các nhà đầu tư cần xem xét quỹ đất của doanh nghiệp có khả năng kỳ vọng hay không, từ đó mới chuyển hóa được kỳ vọng thành giá trị cho cổ đông.

Các chuyên gia trong ngành chứng khoán cũng lưu ý các nhà đầu tư về việc thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn giao dịch sôi động, người mua lẫn người bán ra vào tấp nập làm cho thị trường lên xuống “thất thường” nên giai đoạn này vẫn tiềm ẩn rủi ro vì cổ phiếu có thể quay đầu xuống giá bất cứ lúc nào, nhất là những cổ phiếu bất động sản đã tăng nóng thời gian qua.

Đại diện bộ phận phân tích công ty chứng khoán Ngân hàng Quân đội (MBS) mới đây nhận định việc đầu tư vào cổ phiếu bất động sản bất chấp sức khỏe của doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh lỗ liên tiếp sẽ gây rủi ro cho nhà đầu tư khi dòng tiền sẽ đến lúc phân hóa, chuyển qua những cổ phiếu có yếu tố nội tại tốt.

Vị chuyên gia tại MBS khuyến cáo các nhà đầu tư phải hiểu biết kỹ thuật, nên tìm hiểu doanh nghiệp có cổ phiếu mình muốn đầu tư để tránh tình trạng “đu giá” những cổ phiếu có tình hình kinh doanh kém khả quan ở thời điểm thị trường nóng như hiện nay.

Theo Baomoi.com

Ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để gây ‘nhiễu’ thị trường và trục lợi

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.

Bốn doanh nghiệp trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm đã ký hợp đồng mua bán
Đấu giá thành công bốn lô ‘đất vàng’ Thủ Thiêm thu về ngân sách hơn 37.000 tỉ đồng

Tại Công điện 1767/CĐ-TTg về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch.

Đồng thời kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi.

Một góc khu đô thị mới Thủ Thiêm, TPHCM.

Với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, gồm: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với những trường hợp có biểu hiện bất thường, rồi xử lý theo thẩm quyền với những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, Bộ này có nhiệm vụ phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, không để xảy ra trục lợi, đồng thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá gây nhiễu loạn thị trường.

Với Bộ Xây dựng, Thủ tướng giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đánh giá cụ thể các tác động của kết quả đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua đến mặt bằng giá đất, nhà ở và thị trường nhà ở, bất động sản, nhất là các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để hạn chế các tác động tiêu cực (nếu có).

Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, rà soát với các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất nhằm đảm bảo đúng quy định của pháp luật và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về cho vay vốn tín dụng.

Còn Bộ Công an được giao chỉ đạo công an các địa phương tăng cường nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong việc đấu giá quyền sử dụng đất.

Yêu cầu của Thủ tướng được đưa ra sau khi xuất hiện một số trường hợp trúng đấu giá đất tại một số địa phương với giá cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm. Điều này, theo Thủ tướng, đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội và có thể tạo ra hiệu ứng với phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là thị trường nhà ở, bất động sản.

Theo một chuyên gia tài chính – ngân hàng, mức giá trúng đấu giá kỷ lục tại một phiên đấu giá đất của một địa phương phía Nam cho thấy diễn biến giá không phù hợp với thực tế thị trường và có dấu hiệu bị đẩy lên mức bất hợp lý.

Chuyên gia này dự báo có 2 kịch bản sẽ xảy ra giai đoạn hậu đấu giá này. Với kịch bản thứ nhất, mức giá đất kỷ lục sẽ phá vỡ cấu trúc của thị trường bất động sản, nếu bên trúng đấu giá hoàn tất toàn bộ các thủ tục theo quy định. Kịch bản thứ hai, tạo ra tiền lệ lợi dụng đấu giá để gây nhiễu loạn thị trường nếu bên trúng đấu giá bỏ cuộc giữa chừng.

Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội cũng quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”, xảy ra trên địa bàn huyện Đông Anh vào đầu tháng 11-2021. Đồng thời, khởi tố bị can, bắt tạm giam với 7 người để làm rõ hành vi “vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.

Theo Baomoi.com

Sẽ thanh tra các dự án không đưa đất vào sử dụng

Trong năm 2022, cùng với việc thanh tra diện rộng, thanh tra chuyên đề kết hợp nhiều lĩnh vực, sẽ thanh tra đột xuất các tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường…

Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ căn cứ định hướng công tác thanh tra năm 2022 của Thanh tra Chính phủ và kết quả công tác thanh tra, kiểm tra năm 2021 của Bộ để xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2022.

SẼ THANH TRA ĐỘT XUẤT CÁC TỔ CHỨC CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM

Cụ thể, sẽ thanh tra diện rộng, thanh tra chuyên đề kết hợp nhiều lĩnh vực như: thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, môi trường và khí tượng thủy văn đối với một số hồ thủy lợi lớn, cấp nước đa mục tiêu.

Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước đối với các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh than. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Theo đó, trong lĩnh vực đất đai sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường và đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, để đất hoang hóa, có sai phạm trong quản lý sử dụng đất.

Trong lĩnh vực đất đai sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường và đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, để đất hoang hóa, có sai phạm trong quản lý sử dụng đất.

Lĩnh vực môi trường sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại; thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nhiệt điện, xi măng, sản xuất gang, thép.

Đồng thời sẽ thanh tra trách nhiệm công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn các tỉnh, thành phố lớn; thanh tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở có nguồn khí thải lưu lượng lớn.

Trong lĩnh vực khoáng sản sẽ thanh tra tình hình cấp phép đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường có thu hồi khoáng sản đi kèm là đá vôi công nghiệp, đá vôi là nguyên liệu xi măng, đá ốp lát trong quá trình khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; thanh tra công tác cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác, đóng cửa mỏ khoáng sản.

Lĩnh vực tài nguyên nước sẽ thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước đối với các đơn vị khai thác, sử dụng nước đa mục tiêu, có quy mô lớn.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tăng cường thanh tra đột xuất đối với các tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường trên cơ sở yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước cũng như thông tin phản ánh của cơ quan truyền thông, của người dân cũng như của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2022 xác định khoảng 60-70% nhiệm vụ dự phòng tương ứng với nguồn lực để bố trí phục vụ cho các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, tham gia phối hợp với các đơn vị khác trong công tác thanh tra, kiểm tra khi được yêu cầu và thực hiện các nhiệm vụ phát sinh.

ĐÃ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI 1.269 TỔ CHỨC

Tính đến hết tháng 11/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện 48 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch (đạt 92% kế hoạch được giao), 31 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất; ban hành 8 kết luận kiểm tra và 44 báo cáo kiểm tra.

Trong đó, Thanh tra Bộ đã thực hiện 16 cuộc kiểm tra thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị và thông tin qua đường dây nóng đã được Bộ chuyển về các địa phương với hình thức chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm theo kế hoạch, đạt 100% kế hoạch được giao.

Thống kê trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện 729 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 6.015 tổ chức, thực hiện 490 cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.

Qua đó, cơ quan này đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 1.269 tổ chức với tổng số tiền là hơn 204 tỷ đồng, kiến nghị truy thu nộp ngân sách Nhà nước 912 triệu đồng, buộc bồi thường cho người dân các tỉnh bị ảnh hưởng là hơn 11.000 tỷ đồng.

Theo Baomoi.com

4 trường hợp hợp đồng mua bán nhà đất bị vô hiệu hóa, không còn hiệu lực, cần biết để tránh bị lừa

Luật Đất đai năm 2013 và Bộ Luật dân sự 2015 quy định 4 trường hợp hợp đồng mua bán nhà sẽ bị vô hiệu hóa.

Trường hợp 1: Vô hiệu hóa do không đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, nếu bên chuyển nhượng thiếu một trong các điều kiện dưới đây thì không được chuyển nhượng và hợp đồng mua bán nhà đất sẽ bị vô hiệu, bao gồm:

a. Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này.

b. Đất không có tranh chấp.

c. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

d. Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, nếu người nhận chuyển nhượng thuộc trong những trường hợp không được nhận chuyển nhượng (theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai 2013) thì đồng nghĩa với việc hợp đồng chuyển nhượng sẽ không có hiệu lực.

Trường hợp 2: Vô hiệu do hợp đồng không công chứng hoặc chứng thực

Nếu không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất sẽ không có hiệu lực.

Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Nếu không được công chứng hoặc chứng thực, hợp đồng sẽ không có hiệu lực, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.

Trường hợp 3: Vô hiệu do giả tạo

Nếu hợp đồng mua bán nhà đất là một giao dịch dân sự với mục đích che giấu một giao dịch dân sự khác thì sẽ bị vô hiệu hóa. Vấn đề này được quy định rõ tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể như sau:

1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Trường hợp 4: Vô hiệu do hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Tòa án có thể tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất bị vô hiệu hóa khi có đủ căn cứ chứng minh hợp đồng đó vi phạm điều cấm của luật hoặc trái với đạo đức xã hội. Vấn đề này được quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015.

Quy định nêu rõ: “Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng”.

Trân trọng!
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com