Thủ tục công chứng đối với mua bán nhà đất

Hiện nay, thị trường giao dịch bất động sản như đất đai, nhà ở,… đang nở rộ, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… Các giao dịch có thể lên tới hàng tỷ đồng cho đến trăm tỷ đồng, khiến người mua lẫn người bán phải thật cẩn trọng để tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”. Trong khi đó, các hợp đồng, giấy tờ nếu được công chứng trước đó thì sẽ được Pháp luật Nhà nước bảo vệ về quyền lợi. Đối với mua bán nhà đất thì thủ tục công chứng hết sức đơn giản.

Trả lời:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành đưa ra một số tư vấn pháp lý liên quan thủ tục công chứng đối với mua bán nhà đất theo quy định của pháp luật.

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật công chứng năm 2014.

  1. Luật sư tư vấn:

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu công chứng

– Đánh giá yêu cầu của pháp luật với người công chứng:

Cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (nếu không sẽ từ chối yêu cầu công chứng).

– Kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ công chứng:

Trường hợp 1: Hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Trường hợp 2. Hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung.

Bước 2. Thực hiện công chứng

Trường hợp 1. Nếu các bên có hợp đồng soạn trước

– Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng

+ Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang đoạn tiếp theo.

+ Nếu không đúng hoặc có vi phạm thì yêu cầu sửa, nếu không sửa thì từ chối công chứng.

Trường hợp 2. Với hợp đồng công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu người công chứng

– Người yêu cầu công chứng (2 bên mua bán) đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.

– Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng (việc ký phải thực hiện trước mặt công chứng viên).

– Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu.

– Ghi lời chứng, ký và đóng dấu.

Những lưu ý khi công chứng hợp đồng mua bán đất:

– Phải công chứng tại các tổ chức công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có nhà đất.

– Được công chứng tại tổ chức công chứng: Gồm Phòng công chứng (đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) và Văn phòng công chứng (tư nhân). Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được…

– Thời hạn công chứng:

+ Không quá 02 ngày làm việc;

+ Với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Nguyễn Trường An.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

Điện thoại liên hệ: 0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Mức phí công chứng đối với hợp đồng mua bán đất

Thưa Luật sư. Tôi hiện đang có nhu cầu mua bán nhà đất, theo như tìm hiểu thì tôi phải thực giao dịch tại văn phòng công chứng. Tôi muốn hỏi mức chi phí để thực hiện hiện giao dịch tại văn phòng công chứng theo quy định là bao nhiêu ạ? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật công chứng năm 2014;

– Thông tư 257/2016/TT-BTC

  1. Luật sư tư vấn:

– Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC có quy định về mức phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất được tính như sau:

Trường hợp 1: Chỉ có đất

– Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

Trường hợp 2: Đất có nhà ở, công trình xây dựng trên đất

– Phí công chứng tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất theo bảng sau:

 

STT Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng chuyển nhượng Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Dưới 50 triệu đồng 50.000 đồng
2 Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng 100.000 đồng
3 Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4 Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
5 Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
6 Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
7 Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.
8 Trên 100 tỷ đồng 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Trên đây là thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất theo quy định mới nhất.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Nguyễn Trường An.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

Điện thoại liên hệ: 0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Hợp đồng là gì? Khái niệm hợp đồng được hiểu như thế nào?

Hợp đồng là một trong các khái niệm đầu tiên của pháp luật, được hình thành ngay từ khi con người thực hiện những giao dịch đầu tiên. Thuật ngữ hợp đồng còn được dùng để chỉ các quan hệ pháp luật phát sinh từ hợp đồng, để chỉ văn bản chứa đựng nội dung của hợp đồng.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành đưa ra một số tư vấn pháp lý liên quan đến khái niệm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2015.

  1. Nội dung tư vấn:

– Tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy có thể hiểu hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.

Hợp đồng có thể được thực hiện ngay khi các bên đạt được sự thoả thuận. Đối với các hợp đồng đơn giản này, cử chỉ, lời nói là hình thức thể hiện hợp đồng. Cùng với sự gia tăng nhu cầu trao đổi, nhất là từ khi giới thương gia hình thành, việc thực hiện hợp đồng dần dần tách khỏi thời điểm các bên đạt được sự thoả thuận, và hợp đồng dưới hình thức văn bản xuất hiện. Để chống lại sự gian dối, lật lọng trong giao dịch, hình thức văn bản có chứng thực, chứng nhận dần được hình thành. Chế định hợp đồng đạt được sự hoàn thiện cả về nội dung và hình thức vào thời kì đầu của xã hội tư sản. Cùng với sự phát triển của xã hội, các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng từng bước bị hạn chế nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng.

Về hình thức hợp đồng được tuân theo quy định về hình thức của giao dịch dân sự.

– Tại Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Như vậy các chủ thể có thể lựa chọn các hình thức giao dịch dân sự phù hợp với giao dịch của mình để bảo đảm quyền và lợi ích cho các bên.

Theo quy định của pháp luật, về hình thức, hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Trong một số trường hợp, hợp đồng cần phải được chứng nhận, chứng thực, đăng kí hoặc xin phép. Khi pháp luật có quy định hay khi các bên có thoả thuận về hình thức của hợp đồng thì hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức đó. Về nội dung, hợp đồng phải có đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên đối với hợp đồng đó. Ngoài ra, hợp đồng có thể có các nội dung khác. Tuy nhiên, tất cả các nội dung của hợp đồng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Hợp đồng có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau: căn cứ vào đối tượng điều chỉnh, hợp đồng được chia thành hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thường rnại, hợp đồng lao động…; căn cứ vào sự độc lập hợp đồng được chia thành hợp đồng chính và hợp. đồng phụ; căn cứ vào thời gian thực hiện hợp đồng được chia thành hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng dài hạn; căn cứ vào tính chất của giao dịch hợp đồng được chia thành hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho, hợp đồng môi giới…

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Nguyễn Trường An.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

Điện thoại liên hệ: 0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán đất

Thưa Luật sư. Tôi hiện đang có nhu cầu mua bán nhà đất, theo như tìm hiểu thì tôi phải thực giao dịch tại văn phòng công chứng. Tôi muốn hỏi khi thực hiện thì phải phải chuẩn bị trước những giấy tờ gì? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật công chứng năm 2014.

  1. Luật sư tư vấn:

– Tại điểm a Khoản 1 Điều 40 Luật công chứng năm 2014 có quy định :

Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
  2. a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  3. b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  4. c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  5. d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

…”

Như vậy theo khoản 1 Điều 40 nêu trên thì các bên cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

Bên bán:

1 – Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.

2 – Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng) còn hạn sử dụng.

3 – Sổ hộ khẩu.

4 – Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.

5 – Hợp đồng ủy quyền bán (nếu có).

Bên mua:

1 – Phiếu yêu cầu công chứng

2 – Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng.

3 – Sổ hộ khẩu.

4 – Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.

Ngoài các giấy tờ trên, các bên có thể soạn trước hợp đồng. Tuy nhiên, thông thường tổ chức công chứng sẽ soạn thảo hợp đồng dưới sự đồng ý và thống nhất của các bên. (phải trả chi phí soạn hợp đồng – không tính vào phí công chứng).

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.

Trân trọng!

Luật gia Nguyễn Trường An.

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

Điện thoại liên hệ: 0942141668

Email: luathiepthanh@gmail.com

Công chứng viên có quyền và nghĩa vụ gì?

Câu hỏi: Xin chào, tôi tên là Việt Hưng. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến Luật Công chứng qua các thời kỳ và có thắc mắc muốn nhờ tư vấn. Cụ thể, cho tôi hỏi: Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên ở thời điểm hiện tại được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được sự phản hồi sớm. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Sau khi xem xét vấn đề bạn đưa ra, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Luật công chứng Số: 53/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2014

  1. Luật sư tư vấn:

– Tại Điều 17 Luật công chứng năm 2014 có quy định:

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên

  1. Công chứng viên có các quyền sau đây:
  2. a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
  3. b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;
  4. c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
  5. d) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;

đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;

  1. e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
  2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
  3. a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
  4. b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;
  5. c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
  6. d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;

đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

  1. e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;
  2. g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;
  3. h) Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên;
  4. i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;
  5. k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Như vậy theo Khoản 1 Điều 17 nêu trên thì công chứng viên có các quyền sau đây: Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề; Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng; Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định; Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng; Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Theo Khoản 2 Điều 17 nêu trên thì công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây: Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề; Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng; Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng; Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ; Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản; Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng;  Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng; Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên; Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần tìm hiểu rõ hơn hoặc có thắc mắc về vấn đề liên quan phiền Quý khách hàng liên hệ để được giải đáp.
Trân trọng!
Luật gia Nguyễn Trường An
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Thư chúc mừng năm mới 2020

Kính gửi Quý khách hàng và các Quý cơ quan!

Nhân dịp đầu năm mới, Công ty Luật TNHH Hiệp Thành chúng tôi xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng và các Quý cơ quan lời chúc mừng năm mới 2020. Kính chúc Quý vị cùng gia đình một năm mới PHỒN THỊNH – TÀI LỘC – AN KHANG – THỊNH VƯỢNG. Chúng tôi xin dành lời cảm ơn chân thành cho những khách hàng đã, đang và sẽ tiếp tục ủng hộ dịch vụ pháp lý của chúng tôi. Cảm ơn các Quý cơ quan nhà nước đã giúp đỡ, tạo điều kiện để chúng tôi và các khách hàng thực hiện được các công việc hiệu quả. Cám ơn các cộng sự đã cùng chúng tôi xây dựng hình ảnh, thương hiệu và chất lượng dịch vụ vững chắc trong lòng các khách hàng.

Năm 2019 là một năm đầy thử thách cho chúng tôi với những vụ việc đầy phức tạp, khó khăn. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực của tập thể cũng như sự chuyên nghiệp và niềm tin vào pháp luật nên chúng tôi đã mang đến sự tin tưởng, ủng hộ và giúp đỡ vô cùng quý báu của các Quý khách hàng. Mỗi sự ủng hộ của mọi người chính là động lực để chúng tôi hoàn thiện hơn từng ngày để xứng đáng với niềm tin, sự tín nhiệm của các khách hàng gần xa dành cho Luật Hiệp Thành.

Bằng tất cả sự kính trọng của mình, một lần nữa chúng tôi vô cùng cảm ơn sự đồng hành, hợp tác quý báu của Quý vị thời gian qua; và hy vọng rằng khởi đầu năm 2020 này, Luật Hiệp Thành vẫn sẽ mang lại những thành công, hiệu quả thiết thực để luôn là đơn vị uy tín – chuyên nghiệp – hiệu quả trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho các khách hàng gần xa. Đây vừa là cam kết cũng đồng thời là mục tiêu để chúng tôi phấn đấu.
Một lần nữa xin kính chúc Quý Khách hàng, Quý cơ quan và Quý đồng nghiệp một mùa xuân mới ngập tràn niềm vui, tài lộc dồi dào, hạnh phúc viên mãn.

Giám đốc điều hành – Luật sư Nguyễn Hào Hiệp

Tư vấn thủ tục khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật

Luật Hiệp Thành cung cấp một số tư vấn pháp lý liên quan đến thủ tục khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất

  1. Cơ sở pháp lý

Luật Công chứng số 53/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20/6/2014.

  1. Luật sư tư vấn

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản được áp dụng đối với trường hợp “Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”

Trường hợp áp dụng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của các đồng thừa kế

Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực thì thủ tục thỏa thuận phân chia di sản được áp dụng trong trường hợp : “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.”

  1. Hồ sơ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế
  2. a) Giấy tờ chung cần có khi ra phòng công chứng

– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;

– Giấy chứng tử của người để lại di sản;

– Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm, Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận cổ phần,…;

– Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu;

  1. b) Trường hợp có di chúc và di chúc ghi rõ cách phân chia tài sản, bạn cần cung cấp thêm: Di chúc
  2. c) Trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không ghi rõ cách phân chia di sản, bạn cần cung cấp thêm:

– Tờ tường trình và cam kết về quan hệ nhân thân

– Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế theo pháp luật với người để lại di sản trường hợp không có di chúc: hộ khẩu, giấy khai sinh, tờ khai nhân khẩu;

  1. Quy trình khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (Điều 57 Luật Công chứng năm 2014) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng năm 2014). Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Trường hợp nào phải công chứng hoặc chứng thực?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về các trường hợp  phải công chứng hoặc chứng thực.

Trả lời:

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật công chứng năm 2014

– Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch  ngày 16/02/2015 của Chính phủ.

  1. Luật sư tư vấn

Công chứng là việc Công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng (Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng năm 2014).

Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính (Khoản 2 Điều 2 Nghị định số: 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ).

 Các loại hợp đồng liên quan đến nhà ở

Theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở năm 2014, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, còn lại các loại hợp đồng sau bắt buộc phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND xã, phường, thị trấn:

– Hợp đồng  mua bán nhà ở

– Hợp đồng tặng cho nhà ở;

– Hợp đồng đổi nhà ở;

– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở;

– Hợp đồng thế chấp nhà ở;

– Hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại

 Các loại hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013, trừ Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực thì các loại hợp đồng sau bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực:

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Các loại văn bản thừa kế và di chúc

– Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. (khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014).

– Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự ( điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013).

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực (khoản 3 Điều 630 BLDS năm 2015).

– Di chúc miệng được người làm chứng ghi chép lại: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. ( khoản 5 Điều 630 BLDS năm 2015).

Trên đây là ý kiến tư vấn của Luật Hiệp Thành về các trường hợp  phải công chứng hoặc chứng thực.. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Mua đất nền bằng vi bằng Thừa phát lại có được không?

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề mua đất nền bằng vi bằng Thừa phát lại có được không?

Câu hỏi:

Xin hỏi tôi có mua lô đất của một công ty bất động sản tại Bình Dương gọi là đất phân lô, công ty này đem giấy tờ ra văn phòng thừa phát lại để làm thủ tục sang nhượng lô đất cho tôi. Xin hỏi làm như vậy có hợp pháp và đúng theo quy định của pháp luật hay không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Căn cứ pháp lý

Luật công chứng số 53/2014/QH13  được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2014.

  1. Nội dung tư vấn

Thừa Phát Lại chỉ lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, giấy tờ, tài sản… hoặc ghi nhận buổi làm việc của các bên về việc thực hiện chuyển nhượng.

Thừa phát lại không chứng nhận hợp đồng, giao dịch bất động sản, vì thuộc thẩm quyền công chứng, chứng thực.

Vi bằng của Thừa Phát Lại không thay thế văn bản phải công chứng, mà trong trường hợp này là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Trường hợp bạn nêu, có thể do mảnh đất trên chưa được cấp giấy chứng nhận, nên phải thực hiện thủ tục mua bán bằng giấy tay. Để giảm thiểu rủi ro, các bên tạo lập chứng cứ về việc giao nhận tiền, giấy tờ để thực hiện hợp đồng mua bán giấy tay đó. Việc lập vi bằng này không trái với quy định của pháp luật, nhưng chỉ có ý nghĩa phòng ngừa rủi ro, và tạo lập chứng cứ khi xảy ra tranh chấp.

Bạn cần sớm thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận cho mảnh đất nói trên, sau đó đến tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất để hoàn tất thủ tục huyển nhượng, đăng bộ. Trong thời gian này, các bên có thể thực hiện thêm văn bản ủy quyền để thực hiện thủ tục cấp giấy!

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Vấn đề pháp lý sau khi công chứng hợp đồng mua bán nhà

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về vấn đề pháp lý khi công chứng hợp đồng mua bán nhà.

Câu hỏi khách hàng:

Hai vợ chồng tôi đang dự định mua 01 căn nhà. Tuy nhiên do giá trị căn nhà khá lớn và qua tìm hiểu chúng tôi thấy có khá nhiều rủi ro trong việc mua bán nhà nên nhờ Luật sư tư vấn một số vướng mắc của chúng tôi sau đây:

  1. Có phải sau khi ra công chứng ký mua bán là nhà thuộc về bên mua hay không?
  2. Sau khi công chứng cần làm những thủ tục gì để chuyển tên cho bên mua?
  3. Nếu có những sự cố xảy ra sau khi đã ký hợp đồng công chứng thì người mua có thể kiện ra tòa không?
  4. Phòng công chứng có trách nhiệm xác minh xem mảnh đất đang bán có tranh chấp không hay đơn thuần chỉ là công chứng cho anh A bán cho anh B một mảnh đất giá bao nhiêu thôi? Xin cảm ơn rất nhiều!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Khi đưa ra các ý kiến pháp lý trong Thư tư vấn này, chúng tôi đã xem xét các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;

– Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015;

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2014;

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai;

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Thứ nhất, Có phải sau khi ra công chứng ký mua bán là nhà thuộc về bên mua hay không?

 

Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản:

 “Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển gia”

Tại Khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013 quy định:

  1. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm được đăng ký vào sổ địa chính. Sau khi đăng ký thì bất động sản trên chính thức thuộc sở hữu của vợ chồng bạn.

Thứ 2, Thủ tục sang tên cho người mua được thực hiện theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:

Sau khi ký hợp đồng mua bán tại công chứng, bạn nên sao y toàn bộ hồ sơ mỗi tài liệu 02 bản để sử dụng sau này. Sau đó bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai quận 10 gồm:

–  Đơn xin đăng ký biến động quyền sử dụng đất (theo mẫu);

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (có công chứng);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Bản chính)

– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng;

Khi có đầy đủ hồ sơ Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

– Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thời hạn giải quyết khoảng 03 tuần.

Thứ ba, Nếu có những sự cố xảy ra sau khi đã ký hợp đồng công chứng thì người mua có thể kiện ra tòa không?

Sau khi ký hợp đồng công chứng, nếu việc ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết mà một trong các bên có căn cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thứ 4,  Phòng công chứng có trách nhiệm xác minh xem mảnh đất đang bán có tranh chấp không hay đơn thuần chỉ là công chứng cho anh A bán cho anh B một mảnh đất giá bao nhiêu thôi?

Theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản pháp luật liên quan thì việc xác định đất có tranh chấp hay không thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã nơi có bất động sản. Khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,công chứng viên căn cứ vào hồ sơ, tài liệu mà người yêu cầu công chứng cung cấp và cam đoan của người yêu cầu công chứng. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định: “Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng”.

Như vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc công chứng viên phải xác minh nhưng trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ công chứng có vấn đề chưa rõ ràng hoặc thấy cần thiết thì công chứng viên sẽ tiến hành việc xác minh.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Nhận chuyển nhượng tài sản là di sản thừa kế

Di sản thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Vậy trình tự, quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này như thế nào ? Luật Hiệp Thành có một số tư vấn pháp lý như sau:

Câu hỏi: Năm 2010 bố mẹ tôi có tặng cho anh trai một mảnh đất tại TP Hồ Chí Minh, đã hoàn tất việc đã sang tên cho anh. Sau này anh trai tôi lấy vợ và sống trên đất này. Nay anh trai tôi không may bị tai nạn qua đời không để lại di chúc, bố mẹ tôi có quyền chuyển nhượng mảnh đất này không?

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015;

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/06/2014;

– Nghị định số 29/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

– Trước tiên cần xác định mảnh đất này bố mẹ bạn đã tặng cho và sang tên cho anh trai bạn từ năm 2010, say này anh bạn mới lấy vợ. Tài sản này hình thành trước thời kỳ hôn nhân nên về nguyên tắc sẽ xác định đây không phải tài sản chung vợ chồng mà là tài sản riêng của anh bạn. Anh trai bạn mất không để lại di chúc nên tài sản là quyền sử dụng đất này được coi là di sản thừa kế và việc phân chia di sản thừa kế sẽ xử lí theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  3. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  4. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  5. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp thì anh trai bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế là quyền sử dụng đất sẽ được chia cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: bố, mẹ; vợ; con của anh trai bạn. Như vậy, những người có quyền đối với mảnh đất này gồm bố, mẹ, chị dâu và cháu là con của anh bạn. Do vậy, bố mẹ bạn không có toàn quyền quyết định đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất này.

– Thứ hai, để nhận di sản thừa kế, gia đình bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng.

Khoản 2 Điều 57 Luật công chứng năm 2014 quy định về việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:

“2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc”.

Như vậy, bố mẹ, chị dâu và con trai đã thành niên của anh trai bạn phải liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng/Văn phòng công chứng nơi có bất động sản) để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng tử của anh bạn;

– Giấy tờ tùy thân của những người hưởng di sản;

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản…

Sau khi công chứng, theo quy định tại điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP thì “Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó”.

Nội dung niêm yết phải có đầy đủ thông tin về họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. UBND xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế thì các đồng thừa kế có thể lập “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế” hoặc “Văn bản khai nhận di sản thừa kế”. Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng

Giấy tờ cần thiết khi đi công chứng hợp đồng mua bán đất đai

Luật Hiệp Thành đưa ra tư vấn về vấn đề Quy định về: Giấy tờ cần thiết khi đi công chứng hợp đồng mua bán đất đai

Câu hỏi khách hàng:

Hiện tại mình chuẩn bị làm giấy tờ công chứng mua bán đất cho khách hàng. Bên bán và bên mua cần những giấy tờ gì? Bên bán yêu cầu: chỉ có vợ ký (chồng đi nước ngoài) thì có được không? Và nếu không được thì làm giấy ủy quyền bán như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Hiệp Thành . Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

  1. Cơ sở pháp lý:

Luật công chứng Số 53/2014/QH13 được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 20/06/2014.

  1. Luật sư tư vấn:

Sau khi nghiên cứu về trường hợp của bạn. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến nhận định như sau:

Hồ sơ công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật công chứng năm 2014 như sau:

“Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
  2. a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  3. b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  4. c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  5. d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có”.

Theo quy định trên, khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên cần cung cấp các giấy tờ như sau:

Thứ nhất, giấy tờ bên bán cần cung cấp:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên bán (cả vợ và chồng)

–  Sổ Hộ khẩu của bên bán (cả vợ và chồng)

–  Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên bán (Đăng ký kết hôn hoặc Giấy khai sinh của các con chung)

* Trong trường hợp bên bán gồm một người cần có các giấy tờ sau:

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu từ trước tới nay sống độc thân)

–  Bản án ly hôn + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu đã ly hôn)

– Giấy chứng tử của vợ hoặc chồng + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu vợ hoặc chồng đã chết trước khi có tài sản)

– Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia, bản án phân chia tài sản)

Thứ hai, giấy tờ bên mua cần cung cấp:

–  Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên mua (cả vợ và chồng nếu bên mua là hai vợ chồng)

–  Sổ hộ khẩu của bên mua (cả vợ và chồng)

–  Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên mua (Đăng ký kết hôn)

–  Phiếu yêu cầu công chứng + tờ khai

–  Hợp đồng uỷ quyền mua (Nếu có)

Như vậy trong trường hợp của bạn, tài sản là quyền sử dụng đất chung của 2 vợ chồng mà chồng người bán đang ở nước ngoài thì người chồng phải có giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền để ủy quyền cho vợ thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất là tài sản chung của 2 vợ chồng, cụ thể là chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật công chứng năm 2014:

“2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.

Theo đó, 2 vợ chồng thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền tại cơ quan có thẩm quyền như sau:

+ Người chồng đến cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài: Đại sứ quán/lãnh sự quán của Việt Nam ở nước đó để yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền.

+ Sau khi người chồng công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài sẽ gửi về Việt Nam để người vợ thực hiện thủ tục công chứng tiếp hợp đồng ủy quyền đó tại Văn phòng công chứng/Phòng công chứng tại Việt Nam.

Sau khi công chứng hợp đồng ủy quyền, người vợ cùng bên nhận chuyển nhượng tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thủ tục nêu trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách mọi ý kiến thắc mắc của Quý khách hàng vui lòng gửi tới:

Công ty Luật TNHH Hiệp Thành

0942141668

Email : luathiepthanh@gmail.com

Trân Trọng