Xin bổ nhiệm lại công chứng viên

Câu hỏi:

Chị N.V.T ở Hải Phòng có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi đã được bổ nhiệm công chứng viên năm 2011 và hoạt động công chứng đến năm 2014 thì tôi bị tai nạn xe máy và bị gãy tay. Do không hoạt động công chứng liên tục quá 12 tháng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Luật công chứng năm 2014 nên tôi đã bị miễn nhiệm công chứng viên. Tôi muốn làm thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên thì cần những điều kiện và hồ sơ như thế nào? Tôi xin cám ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

  1. Nội dung
  2. Xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên

Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 16 của Luật công chứng thì:

Điều 16. Bổ nhiệm lại công chứng viên

  1. Người được miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.
  2. Người bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này…

Người đã bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Công chứng năm 2014:

Điều 15. Miễn nhiệm công chứng viên

  1. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
  3. b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  4. c) Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
  5. d) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;

đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;

  1. e) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
  2. g) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
  3. h) Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm…

Như vậy, để được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Vậy, trường hợp bà muốn bổ nhiệm lại công chứng viên thì phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật công chứng (trong đó, có tiêu chuẩn về đào tạo/bồi dưỡng và đạt kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng). Hồ sơ và thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên theo quy định tại Điều 12 và 16 của Luật công chứng.

Trên đây là nội dung quy định về xin bổ nhiệm lại công chứng viên. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Hồ sơ yêu cầu công chứng 

Câu hỏi:

Anh T.G.H ở Hòa Bình có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi có mua miếng đất, hợp đồng đặt cọc 10 ngày ra công chứng hợp đồng mua bán nhưng em tôi đã mượn sổ hộ khẩu làm công việc chưa đem về kịp vậy khi ra công chứng làm hợp đồng mua bán tôi có thể dùng hộ khẩu photo thay thế hộ khẩu bản chính có được không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung

Anh có thể dùng hộ khẩu photo để thay thế bản chính nhưng phải xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng để đối chiếu.

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng

Hồ sơ yêu cầu công chứng được quy định tại khoản 1 Điều 40, Điều 41 của Luật công chứng năm 2014 như sau:

Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
  2. a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  3. b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  4. c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  5. d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

…”

Điều 41. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng

  1. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch.

  1. Quy định về bản sao công chứng

Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 thì:

Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

  1. Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.
  2. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng…”

Như vậy, khi công chứng hợp đồng, giao dịch, công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng để đối chiếu

Vậy, khi công chứng hợp đồng, giao dịch, công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng để đối chiếu

Trên đây là nội dung quy định về hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Thời gian công tác pháp luật để làm hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên

Câu hỏi:

Em công tác tại Phòng Cảnh sát kinh tế , Công an TP. Hà Nội từ năm 2009, hiện nay em đang theo học lớp đào tạo công chứng của Học viện Tư pháp. Em xin hỏi, thời gian công tác tại Phòng Cảnh sát giao thông có được tính là thời gian công tác pháp luật để làm hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung

Đối với trường hợp của bạn, để trả lời được chính xác phải căn cứ vào hồ sơ cụ thể.

  1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên

Theo Điều 8 Luật Công chứng năm 2014 thì tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên là:

Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

  1. Có bằng cử nhân luật;
  2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
  3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
  4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
  5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”

Như vậy, theo quy định tại Điều 8 của Luật Công chứng năm 2014 thì một trong những tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên là thời gian công tác pháp luật.

Việc xem xét công nhận thời gian công tác pháp luật của người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên ngoài căn cứ vào nơi công tác thì trong nhiều trường hợp còn phải căn cứ vào vị trí công tác (công việc cụ thể được giao thực hiện) mới đảm bảo tính chính xác. Về cơ bản những người đã có thời gian công tác trong ngành công an (sĩ quan, hạ sĩ quan) với chuyên môn được đào tạo là luật học thì thời gian công tác kể từ khi có bằng cử nhân luật được công nhận là thời gian công tác pháp luật. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn, để trả lời được chính xác phải căn cứ vào hồ sơ cụ thể (bằng cử nhân luật, quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, xác nhận của cơ quan, đơn vị…).

Vậy, với trường hợp của bạn, để trả lời được chính xác phải căn cứ vào hồ sơ cụ thể (bằng cử nhân luật, quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, xác nhận của cơ quan, đơn vị…).

Trên đây là nội dung quy định về thời gian công tác pháp luật để làm hồ sơ bổ nhiệm công chứng viên. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản     

Câu hỏi:

Chị P.K.Q ở Vĩnh Long có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi cư trú tại tỉnh Vĩnh Long muốn mua của em gái hơn 3000m2 đất nông nghiệp và đất ở tại tỉnh Trà Vinh. Xin hỏi tôi phải làm những thủ tục gì để nhận chuyển quyền sử đất một cách hợp pháp? Nếu làm hợp đồng cho nhận quyền sử dụng đất, thì tôi có thể yêu cầu công chứng viên tại tỉnh Vĩnh Long hay là công chứng viên tại tỉnh Trà Vinh?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;

  1. Nội dung
  2. Hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản

Để đăng ký sang tên bạn thì bạn phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất (hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho).

Theo quy định tại khoản 1 Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng theo quy định của pháp luật:

Điều 459. Tặng cho bất động sản

  1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật…”
  2. Công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản

Theo trình tự, thủ tục dưới đây:

– Cơ quan có thẩm quyền công chứng việc chuyển quyền sử dụng đất: Tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có bất động sản, tức là tỉnh Trà Vinh.

Căn cứ vào Điều 42 Luật Công chứng năm 2014:

Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

– Chủ thể ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất: Bên chuyển nhượng là em gái bạn (nếu là tài sản riêng); hoặc là cả hai vợ chồng em gái bạn (nếu em gái đã có chồng và quyền sử dụng đất đó là tài sản chung vợ chồng). Bên nhận chuyển nhượng là bạn hoặc cả hai vợ chồng bạn.

Vậy, cơ quan có thẩm quyền công chứng hợp đồng tặng cho trên là cơ quan công chứng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Trên đây là nội dung quy định về công chứng hợp đồng tặng cho đất. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản     

Câu hỏi:

Chị P.K.Q ở Vĩnh Long có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi cư trú tại tỉnh Vĩnh Long muốn mua của em gái hơn 3000m2 đất nông nghiệp và đất ở tại tỉnh Trà Vinh. Xin hỏi tôi phải làm những thủ tục gì để nhận chuyển quyền sử đất một cách hợp pháp? Nếu làm hợp đồng cho nhận quyền sử dụng đất, thì tôi có thể yêu cầu công chứng viên tại tỉnh Vĩnh Long hay là công chứng viên tại tỉnh Trà Vinh?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;

  1. Nội dung
  2. Hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản

Để đăng ký sang tên bạn thì bạn phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất (hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho).

Theo quy định tại khoản 1 Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng theo quy định của pháp luật:

Điều 459. Tặng cho bất động sản

  1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật…”
  2. Công chứng hợp đồng tặng cho bất động sản

Theo trình tự, thủ tục dưới đây:

– Cơ quan có thẩm quyền công chứng việc chuyển quyền sử dụng đất: Tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có bất động sản, tức là tỉnh Trà Vinh.

Căn cứ vào Điều 42 Luật Công chứng năm 2014:

Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

– Chủ thể ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất: Bên chuyển nhượng là em gái bạn (nếu là tài sản riêng); hoặc là cả hai vợ chồng em gái bạn (nếu em gái đã có chồng và quyền sử dụng đất đó là tài sản chung vợ chồng). Bên nhận chuyển nhượng là bạn hoặc cả hai vợ chồng bạn.

Vậy, cơ quan có thẩm quyền công chứng hợp đồng tặng cho trên là cơ quan công chứng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Trên đây là nội dung quy định về công chứng hợp đồng tặng cho đất. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Cấm công chứng viên công chứng hợp đồng liên quan đến lợi ích người thân         

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung
  2. Cấm công chứng viên công chứng hợp đồng liên quan đến lợi ích người thân

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng năm 2014 thì:

“Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:

  1. c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;…”

Như vậy, công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng không được thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích, bao gồm:

– Vợ hoặc chồng;

– Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi;

– Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng;

– Con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể;

– Ông, bà;

– Anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng;

– Cháu là con của con đẻ, con nuôi.

  1. Một số hành vi khác mà công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị cấm thực hiện

Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng năm 2014 thì một số hành vi khác mà công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị cấm làm bao gồm:

– Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

– Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

– Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;

– Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;

– Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;

– Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;

– Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;

– Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;

– Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

– Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;

– Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Trên đây là nội dung quy định về  cấm công chứng viên công chứng hợp đồng liên quan đến lợi ích người thân. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Cấm công chứng viên công chứng hợp đồng liên quan đến lợi ích người thân         

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung
  2. Cấm công chứng viên công chứng hợp đồng liên quan đến lợi ích người thân

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng năm 2014 thì:

“Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:

  1. c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;…”

Như vậy, công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng không được thực hiện việc công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích, bao gồm:

– Vợ hoặc chồng;

– Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi;

– Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng;

– Con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể;

– Ông, bà;

– Anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng;

– Cháu là con của con đẻ, con nuôi.

  1. Một số hành vi khác mà công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị cấm thực hiện

Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng năm 2014 thì một số hành vi khác mà công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị cấm làm bao gồm:

– Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

– Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

– Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;

– Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;

– Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;

– Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;

– Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;

– Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;

– Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

– Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;

– Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Trên đây là nội dung quy định về  cấm công chứng viên công chứng hợp đồng liên quan đến lợi ích người thân. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

06 loại giấy tờ, văn bản không được chứng thực bản sao         

  1. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 do Chính phủ ban hành về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

  1. Nội dung

Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào giấy tờ, văn bản bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Tuy nhiên, không phải giấy tờ, văn bản nào cũng được chứng thực.

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, 06 loại giấy tờ, văn bản sau đây không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính gồm:

Điều 22. Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao

  1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
  2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
  3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
  4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
  5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
  6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”

Như vậy, theo Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, 06 loại giấy tờ, văn bản sau đây không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính gồm:

(1) Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

(2) Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

(3) Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

(4) Bản chính có nội dung thuộc một trong các trường hợp sau:

– Nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội;

– Nội dung tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Nội dung xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam;

– Nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức;

– Nội dung vi phạm quyền công dân.

(5) Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định, cụ thể:

Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.

(6) Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung quy định về   06 loại giấy tờ, văn bản không được chứng thực bản sao. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

08 trường hợp chứng thực giấy tờ có thể thực hiện tại UBND cấp xã 

  1. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 do Chính phủ ban hành về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

  1. Nội dung

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, 06 loại giấy tờ, văn bản sau đây không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính gồm:

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

  1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
  2. a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  3. b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
  4. c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  5. d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

  1. e) Chứng thực di chúc;
  2. g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
  3. h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã…”

Như vậy, các trường hợp thực hiện chứng thực giấy tờ, văn bản thuộc phạm vi và thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) được quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP gồm:

(1) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

(2) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

(3) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

(4) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

(5) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

(6) Chứng thực di chúc;

(7) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

(8) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sử dụng đất hoặc nhà ở.

Trên đây là nội dung quy định về  08 trường hợp chứng thực giấy tờ có thể thực hiện tại UBND cấp xã. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Khái niệm công chứng theo quy định của pháp luật            

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung
  2. Công chứng là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 thì

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng…”

Như vậy, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:

+ Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);

+ Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).

Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

  1. Đặc điểm của công chứng

– Hoạt động công chứng do công chứng viên thực hiện.

– Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

– Nội dung công chứng là xác định tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự. Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản.

– Có hai loại hợp đồng giao dịch thực hiện hoạt động công chứng, đó là các loại hợp đồng giao dịch theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải công chứng và các hợp đồng giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

– Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

  1. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

  1. Địa điểm công chứng

Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Theo quy định hiện nay, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm: Phòng công chứng và Văn phòng công chứng

  1. Ý nghĩa của việc công chứng

Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Trong các trường hợp các bên không thực hiện công chứng, hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.

Việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.

Trên đây là nội dung quy định về khái niệm công chứng theo quy định của pháp luật . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu        

  1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13;

  1. Nội dung
  2. Thẩm quyền tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì:

“Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

  1. Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu…”

Như vậy, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thuộc về Tòa án.

  1. Cấp Tòa án có thẩm quyền tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì:

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

  1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

  1. a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;…”

Như vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

  1. Trường hợp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì:

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

  1. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này…”

Như vậy, một số trường hợp thì vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

“Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

  1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

  1. c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này…”

Vậy, một số trường hợp yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Di chúc miệng không được công chứng, chứng thực chữ ký người làm chứng  

Câu hỏi:

Chị L.T.T ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi và ông Đ.V.H kết hôn, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được 01 tháng thì anh Đ.V.H là nạn nhân trong một vụ tai nạn giao thông. Trong quá trình vận chuyển đến cơ sở chữa bệnh, do cả 2 tay đã bị tổn thương nghiêm trọng nên trên xe cấp cứu anh Đ.V.H có để lại di chúc miệng, theo đó anh Đ.V.H để lại toàn bộ tài sản cho mẹ ruột của anh. Di chúc miệng này có 4 người làm chứng là 1 bác sỹ, 1 điều dưỡng, 1 y tá cấp cứu và 1 tài xế, những người này hoàn toàn không liên quan đến nội dung di chúc. Sau khi lập di chúc miệng thì anh Đ.V.H bất tỉnh và chết sau khi đến viện 30 phút. Sau khi anh Đ.V.H qua đời vài giờ thì di chúc miệng được lập thành văn bản và có đủ 04 chữ ký của người làm chứng. 1 tuần sau khi di chúc được lập, tôi được bà C.K.C (mẹ ruột anh Đ.V.H) gửi cho bản sao di chúc miệng đã được lập thành văn bản có chữ ký của 4 người làm chứng.

Tôi xin hỏi, di chúc miệng của anh Đ.V.H có giá trị pháp lý không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;

  1. Nội dung
  2. Khái niệm di chúc miệng

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc là:

“Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Theo quy định về hình thức di chúc, Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 627. Hình thức của di chúc

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”

Như vậy, việc lập di chúc miệng là hình thức được chấp nhận nếu điều kiện khách quan không có phép lập di chúc bằng văn bản.

Điều kiện khách quan cho phép di chúc miệng được lập thay cho việc lập di chúc bằng văn bản được quy định tại khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Điều 629. Di chúc miệng

  1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng…”

Như vậy, điều kiện khách quan để người lập di chúc được lập di chúc miệng thay vì lập di chúc bằng văn bản là:

  • Tính mạng của người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa;
  • Điều kiện khách quan không cho phép người lập di chúc lập di chúc bằng văn bản;

Có thể thấy, điều kiện của anh Đ.V.H thì việc lập di chúc miệng thay cho việc lập di chúc bằng văn bản là hợp lý.

  1. Điều kiện hợp pháp của di chúc miệng

Theo khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

“Điều 630. Di chúc hợp pháp

  1. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Theo quy định tại khoản 2 Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì di chúc miệng có điều kiện về thời gian tồn tại:

“Điều 629. Di chúc miệng

  1. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

Như vậy, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu cùng lúc thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Di chúc miệng là thể hiện ý chí cuối cùng của người lập di chúc;
  • Di chúc được lập trước ít nhất 02 (hai) người làm chứng;
  • Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;
  • Di chúc miệng được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng;

Như vậy, ở trường hợp này, di chúc miệng của anh Đ.V.H không có hiệu lực do văn bản thể hiện lại nội dung của di chúc miệng không được công chứng theo quy định.

Di chúc là một khái niệm rất quen thuộc với đa số mọi người nhưng đây rõ ràng không phải vấn đề đơn giản. Để một di chúc định đoạt tài sản có thể hạn chế tối đa tranh chấp về sau thì sự tư vấn của một Công ty luật chuyên nghiệp là thực sự cần thiết.

Trên đây là nội dung quy định về công chứng, chứng thực chữ ký người làm chứng di chúc miệng. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com