Muốn trở thành công chứng viên thì phải học trường gì?

Câu hỏi:

Em T.B.D ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Dạ em đang học cấp 3, em muốn trở thành 1 công chứng viên thì phải học trường gì ạ? Anh chị tư vấn cho em với ạ, em cảm ơn anh chị nhiều.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

  1. Nội dung

Điều 8 Luật Công chứng năm 2014 quy định về tiêu chuẩn công chứng viên như sau:

Tổng hợp văn bản pháp luật về lao động - tiền lương năm 2020

Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

  1. Có bằng cử nhân luật;
  2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
  3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
  4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
  5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Như vậy, tiêu chuẩn công chứng viên là:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

  1. Có bằng cử nhân luật;
  2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
  3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
  4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
  5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

Theo đó, bạn phải đảm bảo cả 5 tiêu chuấn nêu trên mới có thể trở thành công chứng viên. Cụ thể: bạn phải có bằng cử nhân Luật của các trường đại học. Sau đó theo học và tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.

Vậy, để trở thành công chứng viên thì bạn cần theo học các ngành đào tạo cử nhân luật.

Trên đây là nội dung quy định về điều kiện về học vấn của công chứng viên. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Công chứng hợp đồng ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài        

Câu hỏi:

Anh H.K.P ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Chị gái tôi có đứng tên sở hữu 1 căn hộ, hiện tại chị gái tôi đang đi công tác ở nước ngoài nên không thể trực tiếp làm các thủ tục thế chấp nhà để vay tiền ngân hàng được. Chị gái tôi có thể công chứng hợp đồng ủy quyền cho tôi để ký các giấy tờ để thế chấp được không? Nếu được thì cần các giấy tờ gì để thực hiện được công việc trên? Xin cám ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung

Nếu không thể về Việt Nam thì chị bạn có thể làm hợp đồng ủy quyền cho bạn để thay mặt và nhân danh chị thực hiện các thủ tục thế chấp căn hộ tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Trình tự thủ tục công chứng được thực hiện theo hướng dẫn của Luật Công chứng năm 2014.

Khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng quy định:

Hợp đồng góp vốn có phải công chứng không?

Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền

  1. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”

Vì chị bạn đang ở nước ngoài, bạn đang ở Việt Nam nên đương nhiên không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng được, do đó, có thể tiến hành công chứng ở hai tổ chức công chứng như hướng dẫn nêu trên. Thủ tục như sau:

  1. Thẩm quyền công chứng:

– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài: Chị bạn đang ở nước ngoài nên có thể đến Đại sứ quán/lãnh sự quán của Việt Nam ở nước đó để yêu cầu công chứng.

– Văn phòng công chứng/Phòng công chứng tại Việt Nam: Sau khi chị bạn công chứng hợp đồng ủy quyền ở nước ngoài sẽ gửi về Việt Nam để bạn thực hiện thủ tục công chứng tiếp hợp đồng ủy quyền đó.

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng:

Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
  2. a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  3. b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  4. c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  5. d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có…”

Như vậy, hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

  1. Trình tự:

– Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

– Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch; giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.

– Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

– Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Trên đây là nội dung quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền khi bên ủy quyền đang ở nước ngoài. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Giấy chứng minh sĩ quan có được sử dụng trong công chứng hợp đồng không?      

Câu hỏi:

Anh M.A.T ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi và vợ có mua lại căn nhà của một người quen. Chúng tôi có đi ra công chứng hợp đồng mua bán tuy nhiên hiện tôi đang mất chứng minh nhân dân. Vậy tôi có giấy chứng minh quân đội thì có làm được không ạ

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

– Nghị định 130/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2008 do Chính phủ ban hành quy định về giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

  1. Nội dung

Theo Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 quy định về hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG - Công Khánh Luật

Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
  2. a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  3. b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  4. c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  5. d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có…

Như vậy, hồ sơ yêu cầu công chứng được lập gồm các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Tại Điều 1 Nghị định 130/2008/NĐ-CP quy định về giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

– Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi là Giấy chứng minh sĩ quan) chỉ cấp cho sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang phục vụ tại ngũ.

– Giấy chứng minh sĩ quan được cấp nhằm mục đích sau:

+ Chứng minh người được cấp Giấy chứng minh sĩ quan là sĩ quan đang phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

+ Phục vụ công tác chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và thực hiện các giao dịch dân sự;

+ Phục vụ công tác quản lý sĩ quan.

Vậy, nếu anh mất chứng minh nhân dân thì anh có thể sử dụng giấy chứng minh sĩ quan để làm hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán nhà.

Trên đây là nội dung quy định về Giấy chứng minh sĩ quan sử dụng trong công chứng hợp đồng. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Trường hợp người yêu cầu công chứng mất chứng minh nhân dân    

Câu hỏi:

Anh H.K.T ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Khi công chứng hợp đồng sang tên xe mà cả 2 vợ chồng bên bán đều mất chứng minh nhân dân hoặc 1 trong 2 người bị mất chứng minh nhân dân thì có làm được hợp đồng không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

  1. Nội dung

Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán xe được thực hiện theo hướng dẫn của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn. Điều 40 Luật Công chứng hướng dẫn hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

Bảng Báo Giá Công Chứng Trọn Gói Tại Hà Nội, Hồ Chí Minh #1

Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
  2. a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
  3. b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  4. c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
  5. d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có…

Như vậy, hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;

– Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

– Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao quy định tại khoản 1 Điều này là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Vậy, nếu bên bán xe trong hợp đồng mua bán xe mất chứng minh nhân dân thì có thể thay thế bằng các giấy tờ khác như nêu trên. Nếu không có bất kỳ giấy tờ tùy thân khác nào thì phải làm thủ tục xin cấp giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật để bổ sung vào hồ sơ yêu cầu công chứng.

Trên đây là nội dung quy định về giải quyết trường hợp người yêu cầu công chứng mất chứng minh nhân dân. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Công chứng hợp đồng ủy quyền   

Câu hỏi:

Anh N.G.T ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Bạn tôi bị án tù giam, muốn ủy quyền cho tôi làm mọi thủ tục để hưởng trợ cấp BHXH 1 lần… như vậy công chứng viên có thể công chứng ngoài trụ sở hợp đồng ủy quyền đó và tôi sẽ đại diện cho bạn tôi làm đơn đề nghị hưởng trợ cấp hoặc tất cả những thủ tục khác có được không? Xin cám ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện thì anh/chị có quyền đại diện cho bạn của mình thực hiện các giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm nói chung và các thủ tục để hưởng trợ cấp BHXH 1 lần nói riêng:

Điều 134. Đại diện

  1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
  2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
  3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”

Điều 44 Luật công chứng năm 2014 quy định:

Điều 44. Địa điểm công chứng

  1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”

Vậy, căn cứ các quy định trên thì bạn có thể thay mặt bạn của mình để thực hiện thủ tục để hưởng trợ cấp BHXH 1 lần thông qua hợp đồng ủy quyền và hợp đồng này có thể công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng theo quy định

Trên đây là nội dung quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Hủy hợp đồng ủy quyền     

Câu hỏi:

Chị N.T.L ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Gia đình tôi có làm hợp đồng ủy quyền cho anh A vay vốn ngân hàng (có công chứng). Nhưng vì tôi thấy anh A không trung thực nên đã không giao sổ đỏ cho anh. Thời gian sau thì tôi được biết anh A bị truy tố vì chiếm đoạt tài sản người khác đến nay 2015 vẫn chưa bị bắt. Tôi biết theo Bộ luật dân sự gia đình tôi được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Nhưng khi đến hỏi Văn phòng công chứng thì bảo phải có mặt của cả hai bên mới hủy được. Gia đình tôi đang rất lo lắng không biết phải làm thế nào cho đúng pháp luật quy định. Tôi cũng được biết là nếu không hủy bỏ được hợp đồng ủy quyền thì sau này sẽ không làm được bất cứ giao dịch nào khác.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung

Điều 51 Luật Công chứng năm 2014 về công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch quy định:

Bảng Báo Giá Công Chứng Trọn Gói Tại Hà Nội, Hồ Chí Minh #1

Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

  1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
  2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
  3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.”

Như vậy, gia đình bạn muốn hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã công chứng thì phải có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của gia đình bạn và người được ủy quyền.

Tuy nhiên, trường hợp của bạn để đáp ứng được điều kiện trên là không khả thi vì người được ủy quyền trốn tránh và bị truy nã.

Theo quy định tại Điều 52 Luật công chứng năm 2014 thì gia đình bạn có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng ủy quyền đó vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng đó có vi phạm pháp luật:

Điều 52. Người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu

Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.”

Trên đây là nội dung quy định về hủy hợp đồng ủy quyền. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Chứng thực bản sao

Câu hỏi:

Anh P.H.T ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi có thể công chứng sổ hộ khẩu bằng bản chụp ảnh có dấu đỏ được không? Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 do Chính phủ ban hành về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

  1. Nội dung

Tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢN SAO GIẤY TỜ - Công Khánh Luật

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
  2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
  3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
  4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
  5. “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc…”

Vậy, thì bản chụp ảnh sổ hộ khẩu được coi là bản sao và được chứng thực nếu có nội dung đầy đủ và chính xác như bản chính. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính để đối chiếu

Trên đây là nội dung quy định về chứng thực bản sao. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Việc chứng thực chữ kí có yếu tố nước ngoài

Câu hỏi:

Anh Đ.T.N ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi có một văn bản bằng tiếng Anh, nội dung là cha mẹ đồng ý ủy quyền cho người khác (ở nước ngoài) làm bảo lãnh cho con của họ trong thời gian học ở bên trường (Canada); tôi cần người làm chứng và xác nhận 2 vợ chồng anh chị này đã ký vào văn bản đó thì tôi có thể làm xác nhận/chứng thực này ở cơ quan/bộ phận nào? Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 do Chính phủ ban hành về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

  1. Nội dung

Anh/chị có thể liên hệ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Phòng Tư pháp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh tiến hành thủ tục chứng thực chữ ký củavợ chồng anh, chị nói trên. Thủ tục chứng thực chữ ký được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 06/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

Nghị định 20: Quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ quyền giám định thương mại

Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký

  1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
  2. a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
  3. b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
  4. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:
  5. a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;
  6. b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

  1. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.
  2. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
  3. a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
  4. b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
  5. c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
  6. d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Vậy, bạn có thể liên hệ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc Phòng Tư pháp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh tiến hành thủ tục chứng thực chữ ký củavợ chồng anh, chị nói trên. Thủ tục chứng thực chữ ký được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 06/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch

Trên đây là nội dung quy định về Việc chứng thực chữ kí có yếu tố nước ngoài. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Thẩm quyền công chứng, chứng thực      

Câu hỏi:

Anh H.H.T ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi muốn công chứng Hợp đồng mua bán nhà đất thì cơ quan từ cấp nào có đủ thẩm quyền? Công chứng tại xã/phường có được không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13;

– Luật Nhà ở số 65/2014/QH13;

  1. Nội dung

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai, khoản 1 Điều 122 của Luật nhà ở thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở phải công chứng, chứng thực.

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

  1. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
  2. a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;…”

THẨM QUYỀN CÔNG CHỨNG CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG – Nghề Công Chứng

Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

  1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng…

Việc công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản được thực hiện ở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng, Văn phòng công chứng) theo quy định của Luật công chứng, việc chứng thực thực hiện ở ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP (khoản 2 Điều 5).

Đối với những nơi đã thực hiện việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch từ ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP thì hợp đồng mua bán, chuyển nhượng bất động sản được thực hiện công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng (thay cho chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã).

Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền công chứng, chứng thực. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Công chứng bản dịch   

Câu hỏi:

Giải đáp thắc mắc tại Công văn số **8/2021/VPCC***, tôi xin được tóm tắt câu hỏi như sau:

Công chứng bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, phần lời chứng sẽ phải làm như thế nào? Có phải làm lời chứng song ngữ hay không?

Dưới đây là tóm lược nội dung giải đáp thắc mắc tại Công văn trên:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

  1. Nội dung

Điều 61 Luật Công chứng năm 2014 quy định về việc công chứng bản dịch, theo đó:

Điều 61. Công chứng bản dịch

  1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
  2. Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

06 Tiêu chuẩn bắt buộc để trở thành một Công chứng viên

Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

  1. Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
  2. Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
  3. a) Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
  4. b) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
  5. c) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
  6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch”

Vậy, lời chứng của công chứng viên tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Công chứng nêu trên. Cũng theo quy định của Luật Công chứng thì lời chứng của bản dịch không bắt buộc phải làm song ngữ. Ngoài ra, lời chứng của bản dịch được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 06/2015/TT-BTP.

Trên đây là nội dung quy định về công chứng bản dịch. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Tiêu chuẩn của cộng tác viên dịch thuật 

Câu hỏi:

Anh V.C.M ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý hành chính tại trường Đại học  Kinh tế và Thương mại Bắc Kinh (Trung Quốc), nhưng khi tôi lên Phòng tư pháp để đăng ký chữ ký làm cộng tác viên phiên dịch tiếng Trung Quốc thì Phòng tư pháp lại trả lời là tôi không đủ điều kiện do tốt nghiệp chuyên ngành không phải là ngoại ngữ. Như vậy có đúng hay không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 do Chính phủ ban hành về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

  1. Nội dung

Theo quy định tại Điều 27, Điều 28 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, một người muốn được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

Điều 27. Tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  2. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch.

Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định tại Khoản này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG - Công Khánh Luật

“Điều 28. Cộng tác viên dịch thuật

  1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Phòng Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên dịch thuật và lập danh sách cộng tác viên dịch thuật của phòng, báo cáo Sở Tư pháp phê duyệt.
  2. Trên cơ sở danh sách cộng tác viên dịch thuật đã được Sở Tư pháp phê duyệt, Phòng Tư pháp niêm yết công khai tại trụ sở của Phòng Tư pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch.
  3. Người dịch là cộng tác viên của Phòng Tư pháp phải ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.

Như vậy, tiêu chuẩn của cộng tác viên dịch thuật là:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

– Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Đối với ngôn ngữ không phổ biến mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định này thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

– Người dịch là cộng tác viên của Phòng tư pháp phải đăng ký chữ ký mẫu tại Phòng tư pháp. Khi đăng ký chữ ký mẫu, người dịch phải nộp Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu và trực tiếp ký trước mặt Trưởng phòng Tư pháp 03 (ba) chữ ký mẫu trong Văn bản đề nghị đăng ký chữ ký mẫu.

Theo quy định trên, đối với ngôn ngữ phổ biến, cộng tác viên dịch thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học/bằng cử nhân trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch; đối với ngôn ngữ không phổ biến thì cộng tác viên dịch thuật phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch. Hiện nay, có thể nói tiếng Trung (thứ tiếng nước ngoài mà bạn đăng ký cộng tác viên dịch thuật) là ngôn ngữ phổ biến nên nếu bạn muốn đăng ký là cộng tác viên dịch thuật tiếng Trung Quốc tại Phòng tư pháp thì phải có bằng tốt nghiệp đại học/bằng cử nhân trở lên đối với tiếng Trung Quốc.

Vậy, anh đủ điều kiện để trở thành cộng tác viên dịch thuật tiếng Trung Quốc.

Trên đây là nội dung quy định về tiêu chuẩn của cộng tác viên dịch thuật. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên  

Câu hỏi:

Anh P.M.ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi đang là thành viện hợp danh của Văn phòng công chứng C trên địa bàn tỉnh A, nay tôi lập đề án thành lập một Văn phòng công chứng D cũng tại tỉnh A và  được UBND tỉnh A ban hành Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng D. Sau khi có quyết định cho phép thành lập tôi đã xin chấm dứt tư cách thành viên hợp danh tại Văn phòng công chứng C và đã được thành viên hợp danh còn lại nhất trí, được lập thành biên bản. Sau khi có biên bản cho chấm dứt thành viên hợp danh tôi gửi Sở Tư pháp tỉnh A để làm thủ tục xin cấp giấy đăng ký hoạt động, nhưng Sở Tư pháp lại yêu cầu tôi phải tìm công chứng viên hợp danh mới cho Văn phòng công chứng C và đồng thời làm thủ tục thay đổi đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng C thì tôi mới được đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng D mà tôi mới thành lập. Vậy Sở Tư pháp tỉnh A yêu cầu như trên có đúng quy định pháp luật không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

  1. Nội dung

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật công chứng 2014 thì:

thanh-lap-phong-cong-chung - Luật và Kế toán LawKey

Điều 27. Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng

  1. Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Văn phòng công chứng có quyền tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới nếu công chứng viên đó được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.

Việc chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh và tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.

  1. Trường hợp công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của công chứng viên hợp danh được hưởng phần giá trị tài sản tại Văn phòng công chứng sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của công chứng viên đó. Người thừa kế có thể trở thành công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng nếu là công chứng viên và được các công chứng viên hợp danh còn lại chấp thuận.

Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo nguyện vọng cá nhân hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định. Việc bạn tự nguyện xin chấm dứt tư cách thành viên hợp danh tại Văn phòng công chứng C và đã được thành viên hợp danh còn lại nhất trí là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Việc chấm dứt tư cách công chứng viên hợp danh và tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới được thực hiện theo quy định của Luật công chứng và pháp luật về doanh nghiệp.

Hiện nay, Luật công chứng quy định Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên, nên nếu việc bạn chấm dứt tư cách thành viên hợp danh dẫn đến việc Văn phòng công chứng C không còn đủ hai thành viên hợp danh thì Văn phòng công chứng C phải tiếp nhận công chứng viên hợp danh mới để đảm bảo đủ số lượng thành viên hợp danh.

Vậy, pháp luật không có quy định nào yêu cầu bạn phải thực hiện thủ tục bổ sung này như yêu cầu của Sở Tư pháp.

Trên đây là nội dung quy định về chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công chứng viên. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com