Chuyển nhượng văn phòng công chứng  

Câu hỏi:

Anh P.M.Q ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi vừa được Bộ Tư pháp cấp thẻ Công chứng viên vài ngày. Tôi đã liên hệ được với một văn phòng công chứng rất có tiềm năng, tôi dự định sẽ nhận chuyển nhượng văn phòng này.

Tôi xin hỏi, tôi có thể nhận chuyển nhượng văn phòng công chứng trên không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung

Anh có thể nhận chuyển nhượng văn phòng công chứng trên nếu không có dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng và văn phòng công chứng anh nhận chuyển nhượng đã hoạt động công chứng ít nhất 2 năm.

Điều 29 Luật Công chứng có quy định về chuyển nhượng văn phòng công chứng như sau:

Điều 29. Chuyển nhượng Văn phòng công chứng

  1. Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.

Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.

  1. Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  2. a) Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;
  3. b) Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
  4. c) Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
  5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
  6. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng công chứng.”

Như vậy, anh có thể nhận chuyển nhượng văn phòng công chứng trên nếu không có dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng và văn phòng công chứng anh nhận chuyển nhượng đã hoạt động công chứng ít nhất 2 năm.

Ngoài ra, anh còn cần có cam kết về:

– Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng; và

– Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;

Khi có đủ các điều kiện trên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng văn phòng công chứng.

Trên đây là nội dung quy định về chuyển nhượng văn phòng công chứng. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản     

Câu hỏi:

Anh K.T.M ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Đề nghị Công ty luật tư vấn về công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

  1. Nội dung

Theo quy định tại Điều 54 Luật Công chứng thì:

Điều 54. Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản

  1. Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.
  2. Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

Như vậy, việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.

Riêng trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu.

Khi  hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.

Trên đây là nội dung quy định về công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Có được lựa chọn điểm chỉ hoặc ký tên khi công chứng hay không? 

Câu hỏi:

Một bạn đọc đề nghị ẩn danh có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Xin hỏi khi công chứng có được lựa chọn điểm chỉ hoặc ký tên hay không

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

  1. Nội dung

Căn cứ Khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng  có quy định:

Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng

  1. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào…

Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.

Như vậy theo quy định này thì việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Trường hợp người bình thường bắt buộc phải ký.

Vậy, khi đi công chứng bắt buộc phải ký nếu không thuộc trường hợp được điểm chỉ thay thế. Người đi công chứng không có quyền lựa chọn giữa ký tên hoặc điểm chỉ.

Trên đây là nội dung quy định về lựa chọn điểm chỉ hoặc ký tên khi công chứng. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Ủy ban nhân dân xã có được chứng thực di chúc không?       

Câu hỏi:

Anh G.B.H ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Bà nội tôi nhờ một chú làm tư pháp xã làm di chúc cho bà tôi, chú đó bảo nên ra xã để chứng thực di chúc đó. Tuy nhiên, bác tôi lại nói là xã không được chứng thực, ở đấy chỉ chứng thực giấy tờ thông thông, di chúc phải ra văn phòng công chức. Mong luật sư giúp tôi, ủy ban xã có được chứng thực di chúc không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 do Chính phủ ban hành về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

  1. Nội dung

Theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì:

Các văn phòng công chứng tại thành phố Hồ Chí Minh - Vntrip.vn

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

  1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
  2. a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  3. b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
  4. c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  5. d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

  1. e) Chứng thực di chúc;
  2. g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
  3. h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã…

Vậy, theo quy định này thì nếu trong trường hợp bà bạn viết di chúc thì nội dng và hình thức di chúc đảm bảo thì bạn hoàn toàn có thể chứng thực tại ủy ban nhân dân.

Trên đây là nội dung quy định về . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Lưu giữ di chúc       

Câu hỏi:

Ông B.M.H ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi muốn gửi di chúc tới phòng công chứng trước đây tôi đã công chứng di chúc để họ giữ hộ thì có được không? Cảm ơn luật sư!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung

Điều 60 Luật Công chứng quy định việc nhận lưu giữ di chúc như sau:

Cơ quan nào có thẩm quyền lưu giữ di chúc?

Điều 60. Nhận lưu giữ di chúc

  1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.
  2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
  3. Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.”

Như vậy, tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của người lập di chúc. Theo đó, nếu bạn muốn gửi di chúc tới phòng công chứng để lưu giữ di chúc thì phải nói rõ yêu cầu của bạn với phòng công chứng đó.

Công chứng viên sẽ niêm phong bản di chúc trước mặt bạn, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho bạn.

Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của bạn nếu chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, phải có thông báo và thỏa thuận với bạn về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc.

Nếu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì phải trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc cho bạn.

Vậy, bạn có thể gửi di chúc đến phòng công chứng mà trước đây bạn đã công chứng di chúc.

Trên đây là nội dung quy định về lưu giữ di chúc. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Chứng thực hồ sơ xin việc ở đâu?

Câu hỏi:

Anh K.U.H ở Nghệ An có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi ở Nghệ An nhưng làm việc và sinh sống ở Bình Dương. Tôi đã lưu trú ở Dĩ An gần 03 năm, có đăng ký tạm trú. Xin hỏi:

  1. Tôi ra chính quyền địa phương nơi tôi lưu trú để xin xác nhận và chứng thực hồ sơ xin việc làm được hay không? Vấn đề này quy định ở văn bản pháp luật nào? Nếu được cần những giấy tờ gì?
  2. Cháu tôi có đăng ký tạm trú chung hộ với tôi, năm nay dự thi đại học và muốn xin việc khi không đỗ thì có chứng thực hồ sơ xin việc được hay không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

Cách sử dụng từ ngữ trong mẫu đơn xin việc tiếng anh

  1. Nội dung

Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký được quy định như sau:

Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

  1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
  2. a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
  3. b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
  4. c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
  5. d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

  1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
  2. a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  3. b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
  4. c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  5. d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

  1. e) Chứng thực di chúc;
  2. g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
  3. h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã…”

Như vậy, theo khoản 1 và 2, điều luật chúng tôi viện dẫn ở trên, thì bạn có thể thực hiện việc chứng thực các văn bản, giấy tờ bằng tiếng Việt tại UBND cấp xã bất kì ở Bình Dương hoặc các tỉnh thành khác. Hồ sơ xin việc bạn có thể tham khảo tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Trên đây là nội dung quy định về chứng thực hồ sơ xin việc. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Công chứng di chúc

Câu hỏi:

Chị Đ.T.N ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Ông C muốn công chứng bản di chúc phân chia tài sản cho con cháu, nhưng ông C bị ốm nặng, không thể đi lại được. Xin hỏi trong trường hợp này, ông C có thể ủy quyền cho người khác đến Phòng công chứng để yêu cầu công chứng bản di chúc trên được không? Việc công chứng di chúc được pháp luật quy định như thế nào?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13

  1. Nội dung

Theo quy định của pháp luật thì ông C không thể ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc của mình được mà phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc.

Điều 56 Luật Công chứng quy định về việc công chứng di chúc như sau:

thanh-lap-phong-cong-chung - Luật và Kế toán LawKey

Điều 56. Công chứng di chúc

  1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
  2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

  1. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.”

Như vậy:

–  Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc; không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

–  Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên từ chối công chứng di chúc đó hoặc theo đề nghị của người lập di chúc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Trong trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe doạ thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ như: Phiếu yêu cầu công chứng; bản sao giấy tờ tuỳ thân… nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

– Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trong trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đó biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.

Vậy,ông C không thể ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc của mình được mà phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc. Trường hợp ông C già yếu không thể đi lại được thì có thể yêu cầu công chứng di chúc tại nhà riêng.

Trên đây là nội dung quy định về công chứng di chúc. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng      

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung

Về các trường hợp chấm dứt hợp đồng công chứng thì khoản 1 Điều 31 Luật Công chứng quy định:

Điều 31. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng

  1. Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động;
  3. b) Văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
  4. c) Văn phòng công chứng bị hợp nhất, bị sáp nhập…”

Như vậy, khi văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động hoặc khi văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập hoặc khi văn phòng công chứng bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập.

Trong trường hợp văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động thì khoản 2 Điều 31 Luật Công chứng quy định:

Luật pháp Nhật Bản và những điều người lao động nên biết - Japan.net.vn

Điều 31. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng

  1. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đã đăng ký hoạt động. Trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình, thực hiện các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận. Trường hợp không thể thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận thì phải thỏa thuận với người yêu cầu công chứng về việc thực hiện các yêu cầu đó.

Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì quyền, nghĩa vụ của Văn phòng công chứng do Văn phòng công chứng được hợp nhất hoặc Văn phòng công chứng nhận sáp nhập tiếp tục thực hiện.

Văn phòng công chứng có nghĩa vụ đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động.

Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập và thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng với các cơ quan quy định tại Điều 25 của Luật này…”

Trong trường hợp văn phòng công chứng bị thu hồi quyết định cho phép thành lập theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Công chứng thì khoản 3 Điều 31 Luật Công chứng quy định:

Điều 31. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng

  1. Trong trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thu hồi quyết định cho phép thành lập, Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng, thông báo bằng văn bản với các cơ quan quy định tại Điều 25 của Luật này, đồng thời đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi Văn phòng công chứng đã đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng đó.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị thu hồi quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng có nghĩa vụ nộp đủ số thuế còn nợ, thanh toán xong các khoản nợ khác, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình; đối với yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà chưa công chứng thì phải trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng cho người yêu cầu công chứng. Hết thời hạn này mà Văn phòng công chứng chưa hoàn thành xong các nghĩa vụ về tài sản hoặc trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động do bị thu hồi quyết định cho phép thành lập vì toàn bộ công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của Văn phòng công chứng, của công chứng viên hợp danh được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật về dân sự.”    

Trên đây là nội dung quy định về chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Tạm đình chỉ hành nghề công chứng       

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung

Về cơ sở để tạm định chỉ hành nghề công chứng, khoản 1 Điều 14 Luật Công chứng quy định:

Điều 14. Tạm đình chỉ hành nghề công chứng

  1. Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề quyết định tạm đình chỉ hành nghề của công chứng viên trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Công chứng viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  3. b) Công chứng viên đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính…”

Như vậy, khi công chứng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì sẽ bị Sở Tư pháp nơi công chứng viên đăng ký hành nghề quyết định tạm đình chỉ hành nghề của công chứng viên.

Về thời gian áp dụng tạm đình chỉ hành nghề công chứng, khoản 2 Điều 14 Luật Công chứng quy định:

Thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng tối đa là bao lâu?

Điều 14. Tạm đình chỉ hành nghề công chứng

  1. Thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng tối đa là 12 tháng…”

Như vậy, thời gian tạm đình chỉ hành nghề công chứng tối đa là 12 tháng.

Về căn cứ quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối với công chứng viên, khoản 3 Điều 14 Luật Công chứng quy định:

Điều 14. Tạm đình chỉ hành nghề công chứng

  1. Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối với công chứng viên trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội;
  3. b) Không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính…”

Như vậy:

– Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án tuyên không có tội thì Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối với công chứng viên; hoặc

– Khi không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì Sở Tư pháp quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng trước thời hạn đối với công chứng viên;

Ngoài ra, khoản 4 Điều 14 Luật Công chứng quy định:

Điều 14. Tạm đình chỉ hành nghề công chứng

  1. Quyết định tạm đình chỉ và quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề công chứng phải được gửi cho công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên làm việc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Bộ Tư pháp.”

Trên đây là nội dung quy định về tạm đình chỉ hành nghề công chứng . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Ủy quyền đi lấy giấy tờ      

Câu hỏi:

Chụ V.T.H ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Bố tôi đang bị bệnh không đi lại được, nay muốn làm giấy ủy quyền cho con gái lấy giấy tờ nhà đất, trong khi bố tôi không có mặt tại địa phương thì làm thế nào để giấy ủy quyền được hợp lệ?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Công chứng số 53/2014/QH13;

  1. Nội dung

Bạn có thể đưa bố bạn đến cơ quan công chứng nơi gần nhất để yêu cầu làm giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.

Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:

– Giấy tờ tùy thân của bố bạn và bạn.

– Giấy tờ thể hiện việc bố bạn đang làm các thủ tục liên quan đến nhà đất hoặc thể hiện việc bố bạn được nhận giấy tờ nhà đất.

Bạn có thể tự soạn thảo Hợp đồng/ Giấy ủy quyền hoặc yêu cầu Công chứng viên soạn thảo theo mẫu. Sau khi tự đọc lại và được Công chứng viên giải thích rõ quyền, nghĩa vụ thì bạn và bố bạn ký vào Hợp đồng/ Giấy ủy quyền trước mặt công chứng viên. Công chứng viên sẽ chứng nhận Hợp đồng/Giấy ủy quyền của bạn theo quy định của pháp luật.

Tìm hiểu về luật pháp Mỹ: Vận hành theo hệ thống Liên bang? - ImmiCa

Nếu bố bạn bị bệnh nặng, không đi lại được thì bạn có thể yêu cầu công chứng tại nhà vì đây là trường hợp được thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức công chứng theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật Công chứng về địa điểm công chứng:

Điều 44. Địa điểm công chứng

  1. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.”

Ngoài phí công chứng, thù lao công chứng bạn phải trả cho tổ chức công chứng thì bạn còn phải trả một khoản thù lao ký ngoài trụ sở theo quy định của tổ chức công chứng đó hoặc theo thỏa thuận của hai bên.

Vậy, hợp đồng/ Giấy ủy quyền có chứng nhận của công chứng viên sẽ là căn cứ để bạn có thể thay mặt và nhân danh bố bạn đi lấy giấy tờ nhà đất tại cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là nội dung quy định về ủy quyền đi lấy giấy tờ. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Xử lý hành vi ghi lùi ngày chứng thực     

Câu hỏi:

Giải đáp thắc mắc tại Công văn số **8/2021/Cv-INTE***, tôi xin được tóm tắt câu hỏi như sau:

Việc chứng thực ghi lùi lại ngày tháng năm so với thực tế để tạo điều kiện cho đối tượng chia tách tài sản nhằm hưởng lợi khi cấp đất tái định cư thì xử lý thế nào? Vi phạm tội gì? Có thể chuyển cơ quan điều tra khởi tố được không?

Dưới đây là tóm lược nội dung giải đáp thắc mắc tại Công văn trên:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 do Chính phủ ban hành về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

  1. Nội dung

Điều 44 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:

LUẬT PHÁP PHẢI ĐI VÀO ĐỜI SỐNG

Điều 44. Xử lý vi phạm

  1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người thực hiện chứng thực, người yêu cầu chứng thực, người dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  2. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức do lỗi của mình thì sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường theo quy định của pháp luật.
  3. Trong trường hợp người dịch gây thiệt hại cho người yêu cầu dịch do lỗi của mình thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Nếu phát hiện thấy hành vi vi phạm pháp luật của người thực hiện chứng thực thì bạn có quyền khiếu nại, tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 Nghị định này:

Điều 45. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”

Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Vậy,, nếu hành vi tạo điều kiện cho đối tượng chia tách tài sản nhằm hưởng lợi khi cấp đất tái định cư của người thực hiện chứng thực có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và đủ căn cứ theo quy định của pháp luật thì cơ quan điều tra có thể khởi tố để làm rõ hành vi này. Việc xác định người đó có tội hay không có tội; phạm tội gì; xử lý như thế nào đối với hành vi vi phạm đó thì chưa thể khẳng định ngay được. Việc này phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan điều tra các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp …) tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để xác định.

Trên đây là nội dung quy định về xử lý hành vi ghi lùi ngày chứng thực. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Xử lý hành vi ghi lùi ngày chứng thực     

Câu hỏi:

Giải đáp thắc mắc tại Công văn số **8/2021/Cv-INTE***, tôi xin được tóm tắt câu hỏi như sau:

Việc chứng thực ghi lùi lại ngày tháng năm so với thực tế để tạo điều kiện cho đối tượng chia tách tài sản nhằm hưởng lợi khi cấp đất tái định cư thì xử lý thế nào? Vi phạm tội gì? Có thể chuyển cơ quan điều tra khởi tố được không?

Dưới đây là tóm lược nội dung giải đáp thắc mắc tại Công văn trên:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 do Chính phủ ban hành về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

  1. Nội dung

Điều 44 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:

Điều 44. Xử lý vi phạm

Bảng Báo Giá Công Chứng Trọn Gói Tại Hà Nội, Hồ Chí Minh #1

  1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người thực hiện chứng thực, người yêu cầu chứng thực, người dịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  2. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức do lỗi của mình thì sẽ bị xử lý kỷ luật, bồi thường theo quy định của pháp luật.
  3. Trong trường hợp người dịch gây thiệt hại cho người yêu cầu dịch do lỗi của mình thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Nếu phát hiện thấy hành vi vi phạm pháp luật của người thực hiện chứng thực thì bạn có quyền khiếu nại, tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 Nghị định này:

Điều 45. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chứng thực được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”

Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, việc tố cáo, giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Vậy,, nếu hành vi tạo điều kiện cho đối tượng chia tách tài sản nhằm hưởng lợi khi cấp đất tái định cư của người thực hiện chứng thực có đủ yếu tố cấu thành tội phạm và đủ căn cứ theo quy định của pháp luật thì cơ quan điều tra có thể khởi tố để làm rõ hành vi này. Việc xác định người đó có tội hay không có tội; phạm tội gì; xử lý như thế nào đối với hành vi vi phạm đó thì chưa thể khẳng định ngay được. Việc này phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan điều tra các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp …) tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để xác định.

Trên đây là nội dung quy định về xử lý hành vi ghi lùi ngày chứng thực. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com