Đội đặc nhiệm chống dịch hàng đầu Hà Nội lên chi viện Bắc Giang

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, những y bác sĩ chi viện cho Bắc Giang có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao giống như đội đặc nhiệm chống dịch hàng đầu của TPChủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, những y bác sĩ chi viện cho Bắc Giang có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao giống như đội đặc nhiệm chống dịch hàng đầu của TP

Chiều 16/5, Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh đến dự và phát biểu động viên 20 cán bộ,  y, bác sĩ và chuyên gia của Hà Nội đến Bắc Giang để hỗ trợ nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.

Trong đợt này, 20 y, bác sỹ là những người có chuyên môn, tay nghề cao và kinh nghiệm chuyên sâu về truy vết, khoanh vùng dập dịch được cử chi viện. Phụ trách đội đặc nhiệm là Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung và Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn, đây là những chuyên gia dày dạn của Thủ đô.

Chủ tịch UBND TP cho biết tình hình dịch bệnh trên địa bàn cũng như ở nhiều địa phương đang rất căng thẳng, toàn bộ hệ thống chính trị, quân và dân thủ đô đang căng mình, nỗ lực hết sức để chống dịch Covid-19.

“Chúng tôi rất trân trọng sự nỗ lực từng phút, từng giây của lực lượng tuyến đầu trong công tác chống dịch”, ông Chu Ngọc Anh nói.

Tuy nhiên, lãnh đạo TP nhấn mạnh các lực lượng vẫn cần nỗ lực hơn nữa, đặc biệt là với vai trò và vị thế quan trọng của thủ đô. Ông Chu Ngọc Anh cho rằng việc chi viện cho Bắc Giang là tuân theo phương châm “phòng ngự nhưng kết hợp với tấn công” của Thủ tướng đưa ra trước đó.

“Giúp Bắc Giang cũng giống như giúp chính thủ đô của chúng ta. Ngăn chặn sự lây lan, đặc biệt là lây lan ngược trở lại cho Hà Nội”, Chủ tịch TP nói.

Ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh đây là đội đặc nhiệm quan trọng của TP, sẽ giúp đỡ, chia sẻ với tỉnh Bắc Giang, hỗ trợ thực chất và hiệu quả cho tỉnh chống dịch Covid-19.

Ngay chiều nay, đoàn sẽ giúp lấy 10.000 nghìn mẫu chuyển về Hà Nội xét nghiệm để có kết quả sớm, cùng với đó là thần tốc truy vết, khoanh vùng dập dịch. Chủ tịch Chu Ngọc Anh đề nghị các thành viên trong đoàn công tác tự bảo đảm an toàn cho bản thân, Sở Y tế bố trí mọi điều kiện vật chất bảo đảm cho đoàn công tác.

Tiễn các y bác sỹ lên xe đi Bắc Giang, Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, “Với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, tôi tin tưởng các y bác sĩ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ và sớm được đón các y bác sĩ trở về Thủ đô.  Bất cứ điều gì cần thiết các y bác sĩ có thể báo cáo trực tiếp tôi qua điện thoại…”

Nguồn : Báo Vietnamnet

Nhóm đánh ghen ở nơi phong tỏa bị phạt 46 triệu đồng

THỪA THIÊN – HUẾCô vợ 29 tuổi cùng 4 người thân băng ruộng vào khu vực có dịch bệnh để đánh ghen đã bị phạt hành chính mỗi người 7,7 triệu đồng.

Quyết định được ông Hoàng Văn Thái, Phó chủ tịch huyện Phong Điền ký ngày 16/5, xử phạt do vi phạm trong lĩnh vực y tế. 5 người đánh ghen còn bị xử phạt thêm mỗi người 200.000 đồng do vi phạm an ninh trật tự.

Liên quan sự việc, người đàn ông 37 tuổi, chồng của cô vợ 29 tuổi, cũng bị phạt 7,7 triệu đồng. Cả 6 người cùng trú xã Phong An, bị cáo buộc ngày 13/5 đã đột nhập trái phép vào xã Phong Hiền đang bị phong tỏa. Hiện, 6 người đã được đưa đi cách ly, buộc tự trả chi phí.

Trước đó, rạng sáng ngày 13/5, người đàn ông 37 tuổi đột nhập xã Phong Hiền để đến nhà cô gái 29 tuổi có chồng đi nước ngoài. Sau đó, vợ của người đàn ông cùng 4 người thân xin lực lượng chức năng ở chốt kiểm soát cho đi vào xã Phong Hiền nhưng bị từ chối. 5 người sau đó băng ruộng, “đột nhập” nhà cô gái 29 tuổi để đánh ghen, gây rối.

Toàn xã Phong Hiền thực hiện lệnh phong tỏa, cách ly tạm thời từ ngày 9/5 sau khi “bệnh nhân 3262” đã tiếp xúc nhiều người khi đi làm căn cước công dân tại trụ sở xã. Xã Phong An cạnh xã Phong Hiền, cách nhau bởi quốc lộ 1A.

Nguồn : Báo Vnexpress

Hàng nghìn chứng minh nhân dân bị rao bán trên mạng

17 GB dữ liệu chứa ảnh chụp chứng minh nhân dân của hàng nghìn người Việt Nam đang bị rao bán với giá 9.000 USD trên diễn đàn hacker.

Các dữ liệu này được đăng bởi thành viên Ox1337xO trên diễn đàn chuyên mua bán dữ liệu của hacker từ ngày 13/5. Trong bài viết, người này khẳng định đang sở hữu lượng lớn dữ liệu KYC (Know Your Customer) – dữ liệu để xác minh thông tin người dùng.

17 GB này gồm ảnh chụp chứng minh nhân dân, căn cước công dân (mặt trước, mặt sau), ảnh/video selfie, đi kèm địa chỉ, số điện thoại và email. Trong đó, riêng một tệp tin dung lượng 1,4 GB chứa thông tin của 3,6 nghìn người.

Để chứng minh “chất lượng” nội dung, người này đã chia sẻ một số ảnh chụp màn hình, trong đó bao gồm một số giấy tờ, sổ hộ khẩu của người Việt Nam và chấp nhận mua bán qua một bên trung gian nếu người mua nghi ngờ. Các dữ liệu trên được rao bán với giá 9.000 USD (207 triệu đồng) và thanh toán bằng tiền mã hóa Bitcoin hoặc Litecoin.

Một chuyên gia bảo mật cho biết đã liên hệ với người bán và tiết lộ lượng dữ liệu đó tương đương thông tin của 8 đến 10 nghìn người Việt.

Hiện chưa rõ những dữ liệu này bị lộ bằng cách nào. “Nếu chúng bị lộ từ một tổ chức nào đó, đây là vấn đề nghiêm trọng và cần được điều tra sớm để ngăn chặn”, chuyên gia này nói.

Theo các chuyên gia bảo mật, căn cước công dân (CCCD) là một trong những thông tin quan trọng của người dùng, bởi trên đó có số thẻ, đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm sinh và địa chỉ.

“Nếu kẻ xấu có được những dữ liệu này, chúng có thể sử dụng để đăng ký các tài khoản trực tuyến, tài khoản viễn thông, tài khoản vay vốn ở tổ chức tài chính có quy trình lỏng lẻo, khiến người dùng gặp nhiều rắc rối sau này”, Phạm Tiến Mạnh, chuyên gia bảo mật đang làm việc tại Hà Nội, nhận định.

Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena, trong trường hợp này, người dùng không thể làm gì hơn để bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Trách nhiệm thuộc về các công ty nắm dữ liệu mà người dùng đã cung cấp.

Trước đó, nhiều dữ liệu của người Việt, như thông tin Facebook, thông tin tài khoản website đã bị rao bán hoặc chia sẻ miễn phí trên diễn đàn của hacker.

Nguồn Báo Vnexpress

Khái niệm đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất  

  1. Cơ sở pháp lý

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13;

  1. Nội dung

Theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai thì:

Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
  2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Đất không có giấy tờ là đất mà người dân đang sử dụng không có một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai:

Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
  2. a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  3. b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  4. c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  5. d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

  1. e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  2. g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ…”

Nghĩa là không có một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất dưới đây:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung quy định về khái niệm đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Ly hôn đơn phương vắng mặt theo quy định pháp luật hiện hành   

  1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13;

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13;

  1. Nội dung
  2. Ly hôn đơn phương vắng mặt là gì?

Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án…

Chương IV của Luật này có quy định về hai hình thức ly hôn: ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.

Ly hôn đơn phương là ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng (bên còn lại không đồng ý ly hôn). Đây là vụ án dân sự, trong đó bên yêu cầu ly hôn là nguyên đơn, và bên còn lại là bị đơn.

Ly hôn đơn phương vắng mặt là trường hợp bị đơn không có mặt tại Tòa án theo sự triệu tập của Tòa án.

  1. Điều kiện ly hôn đơn phương vắng mặt 

Ly hôn thuận tình là việc ly hôn có sự đồng thuận của cả vợ, chồng nên không thể vắng mặt 1 trong 2 người trong phiên xét xử tại Tòa.

Ly hôn đơn phương là ly hôn của một bên vợ hoặc chồng, và có thể xét xử vắng mặt theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự

Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

  1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
  2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
  3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”

Ngoài ra, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Do vậy, nếu bị đơn vắng mặt khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 1 thì phiên tòa sẽ bị hoãn nhưng nếu đến lần thứ 2 mà vẫn không có mặt thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt.

Trên đây là nội dung quy định về ly hôn đơn phương vắng mặt . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Nhà mua trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?     

I.Cơ sở pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13;

II. Nội dung

Nhà mua trước khi cưới tùy trường hợp là tài sản chung hoặc tài sản riêng.

  1. Khái niệm kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình

Theo Luật Hôn nhân và gia đình thì tại khoản 5 Điều 3 có quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn…”

Như vậy, khái niệm “cưới” trong bài viết này hiểu là là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

  1. Tài sản riêng

Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình quy định như sau:

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

  1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Tài sản riêng của vợ hoặc của chồng là các loại tài sản nêu tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình gồm:

– Tài sản mỗi người có trước khi kết hôn.

– Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

– Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

– Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng.

– Tài sản khác theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng,…

– Tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác.

Do đó, nếu nhà mỗi người mua trước khi cưới (dùng tài sản riêng người đấy có trước khi kết hôn để mua nhà) thì đây là tài sản riêng. Còn nếu nhà đó được mua bằng tài sản chung của cả 2 người thì là tài sản chung. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tài sản chung này có chế độ khác tài sản chung vợ chồng.

Trên đây là nội dung quy định về  nhà mua trước khi cưới là tài sản chung hay riêng? Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Các nguyên tắc hành nghề đấu giá viên  

  1. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 14/2018/TT-BTP ngày 16 tháng 10 năm 2018 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;

  1. Nội dung

Nguyên tắc hành nghề đấu giá viên là 4 nguyên tắc được quy định tại Điều 2 Quy tắc đạo đức nghề đấu giá viên được ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BTP ngày 16/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp:

Điều 2. Nguyên tắc hành nghề đấu giá viên

Trong hoạt động hành nghề, đấu giá viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
  2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan khi thực hiện đấu giá, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến kết quả đấu giá tài sản.
  3. Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật, tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
  4. Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên này và Điều lệ của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của đấu giá viên mà mình là thành viên.”

Ngoài 4 nguyên tắc hành nghề trên, Đấu giá viên còn 4 nguyên tắc chung cần tuân thủ là:

– Nguyên tắc Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 1 Quy tắc đạo đức nghề đấu giá viên

Điều 1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Đấu giá viên có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức liên quan.

– Nguyên tắc Tôn trọng, bảo vệ uy tín nghề nghiệp quy định tại Điều 3 Quy tắc đạo đức nghề đấu giá viên:

Điều 3. Tôn trọng, bảo vệ uy tín nghề nghiệp

  1. Đấu giá viên có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến uy tín của tổ chức đấu giá tài sản nơi mình làm việc, danh dự, uy tín của nghề đấu giá.
  2. Đấu giá viên phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hoạt động hành nghề đấu giá.

– Nguyên tắc Rèn luyện, tu dưỡng bản thân quy định tại Điều 4 Quy tắc đạo đức nghề đấu giá viên:

Điều 4. Rèn luyện, tu dưỡng bản thân

Đấu giá viên phải không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực học hỏi để nâng cao chất lượng công việc, đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa của hoạt động đấu giá tài sản.

– Nguyên tắc Trách nhiệm nghề nghiệp quy định tại Điều 5 Quy tắc đạo đức nghề đấu giá viên:

Điều 5. Trách nhiệm nghề nghiệp

  1. Đấu giá viên không được lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.
  2. Đấu giá viên phải tận tâm và có trách nhiệm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện đấu giá tài sản hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
  3. Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá có nghĩa vụ nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá, lập và hoàn thiện hồ sơ đấu giá tài sản, điều hành cuộc đấu giá theo đúng quy định pháp luật. Sau khi cuộc đấu giá kết thúc, đấu giá viên bàn giao đầy đủ hồ sơ đấu giá cho tổ chức đấu giá tài sản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
  4. Đấu giá viên có nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với các bên tham gia đấu giá, không được sử dụng thông tin biết được từ việc thực hiện đấu giá tài sản để phục vụ lợi ích cá nhân.

Trên đây là nội dung quy định về  nguyên tắc của nghề đấu giá viên. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Số công chứng là gì?      

Câu hỏi:

Một bạn đọc đề nghị ẩn danh có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Số công chứng được định nghĩa như thế nào? Mong được hỗ trợ theo văn bản mới nhất.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Thông tư 01/2021/TT-BTP ngày 03 tháng 02 năm 2020 do Tư pháp ban hành hướng dẫn Luật Công chứng;

  1. Nội dung

Theo Khoản 2 Điều 25 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về sổ công chứng và số công chứng, trong đó:

Điều 25. Sổ công chứng và số công chứng

  1. Số công chứng là số thứ tự ghi trong sổ công chứng, kèm theo quyển số, năm thực hiện công chứng và ký hiệu loại việc công chứng (hợp đồng, giao dịch; bản dịch). Số thứ tự ghi trong sổ công chứng phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm, không được lấy số kèm theo chữ cái; trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước.

Số ghi trong văn bản công chứng là số tương ứng với số công chứng đã ghi trong sổ công chứng…”

Như vậy:

– Số công chứng là số thứ tự ghi trong sổ công chứng, kèm theo quyển số, năm thực hiện công chứng và ký hiệu loại việc công chứng (hợp đồng, giao dịch; bản dịch). Số thứ tự ghi trong sổ công chứng phải ghi liên tục từ số 01 cho đến hết năm, không được lấy số kèm theo chữ cái; trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải lấy số thứ tự tiếp theo của sổ trước.

– Số ghi trong văn bản công chứng là số tương ứng với số công chứng đã ghi trong sổ công chứng.

Trên đây là nội dung quy định về số công chứng. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Thanh toán bằng tiền ảo     

  1. Cơ sở pháp lý

– Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2026 do Chính phủ ban hành sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt;

  1. Nội dung
  2. Khái niệm tiền ảo

Tiền ảo (cryptocurrency) là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là một trung gian trao đổi mà sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch của nó, để kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản.

Tiền ảo được phân loại như là một tập con của các loại tiền kỹ thuật số và cũng được phân loại là một tập con của các loại tiền tệ thay thế và các loại tiền ảo.

Các loại tiền ảo thông dụng hiện nay: Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Ripple, IOTA,…

  1. Thanh toán bằng tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam không?

Theo quy định tại khoản 6, 7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, thì:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt

  1. Sửa đổi, bổ sungKhoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 4 như sau:

  1. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  2. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản6 Điều này…

Như vậy, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng là phương thức thanh toán không hợp pháp ở Việt Nam.

Để trả lời cho giải đáp thắc mắc xoay quanh việc sử dụng tiền ảo để giao dịch có hợp pháp hay không thì vào ngày 21/7/2017, Ngân hàng Nhà nước có Công văn số 5747/NHNN-PC gửi Văn phòng Chính phủ trả lời về vấn đề Bitcoin, Litecoin với nội dung xác định các loại tiền ảo như trên không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định chung của pháp luật Việt Nam:

“…Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư…

Trên đây là nội dung quy định về thanh toán bằng tiền ảo . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Lập di chúc khi ốm nặng    

  1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;

  1. Nội dung

Trong nhiều trường hợp, khi ốm nặng, nhiều người thường không nhận thức được hành vi của bản thân. Theo đó, sau khi người này chết, những người thừa kế có thể xảy ra mâu thuẫn khi xác định tình trạng minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc.

Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, người lập di chúc khi ốm nặng có thể lập di chúc miệng với các điều kiện sau đây:

Theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Bộ luật Dân sự quy định:

Điều 630. Di chúc hợp pháp

  1. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự thì:

Điều 629. Di chúc miệng

  1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

Như vậy, khi ốm nặng, nhiều người thường không nhận thức được hành vi của bản thân thì người lập di chúc khi ốm nặng có thể lập di chúc miệng với các điều kiện sau đây:

– Đang trong tình trạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.

– Khi lập di chúc miệng cần phải có ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình, người làm chứng ghi lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

– Trong thời hạn 05 ngày, di chúc phải được công chứng, chứng thực chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Trên đây là nội dung quy định về lập di chúc khi ốm nặng . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho tác phẩm kiến trúc

Câu hỏi:

Anh N.V.L ở Hà Nội có gửi câu hỏi đến Công ty luật như sau:

Tôi là một kiến trúc sư, năm 2020 tôi có gửi một thiết kế tòa nhà chung cư cho thửa đất của Công ty A đến cuộc thi Thiết kế kiến trúc dân dụng Việt Nam 2020 và đạt giải nhất.

Tôi xin hỏi, tôi có thể xin bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với thiết kế kiến trúc này không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hiệp Thành, câu hỏi của bạn được chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

  1. I. Cơ sở pháp lý

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14;

– Nghị định 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 do Chính phủ ban hành về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;

  1. Nội dung

Thiết kế kiến trúc sẽ không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

  1. Tác phẩm kiến trúc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan thì tác phẩm kiến trúc là:

Điều 15. Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

  1. Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệlà tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm:
  2. a) Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh.
  3. b) Công trình kiến trúc…

Như vậy, tác phẩm kiến trúc là tổng thể của bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh và công trình kiến trúc.

  1. Kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này…”

Như vậy, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

  1. Đối tượng không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định tại Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ thì:

Điều 64. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Vì kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này nhưng hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp lại bị loại trừ không được bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp.

Vậy, tác phẩm kiến trúc của anh không được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Trên đây là nội dung quy định về tác phẩm kiến trúc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com

Cách xác định thẩm quyền của xét xử của Tòa án trong vụ việc dân sự      

  1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13;

  1. Nội dung

Để xác định thẩm quyền xét xử của một Tòa án trong vụ việc dân sự một cách chuẩn xác thì chúng ta phải trả lời 3 câu hỏi:

  • Tòa án có thẩm quyền xét xử không?
  • Tòa án cấp nào có thẩm quyền xét xử?
  • Tòa án ở nơi nào có thẩm quyền xét xử?
  1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo loại việc

Tòa án mà ở Việt Nam mang tên là Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tuy là cơ quan xét xử nhưng không phải tranh chấp nào Tòa án nhân dân cũng có thẩm quyền xét xử hay có thẩm quyền xét xử ngay.  Có những loại việc mà thẩm quyền xét xử của Tòa án bị loại trừ (tranh chấp có thỏa thuận trọng tài hợp lệ), hay tranh chấp có thủ tục tiền tố tụng (tranh chấp đất đai),…

Được quy định tại mục 1 Chương II từ các Điều 26 đến Điều 34 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Tòa án có thẩm quyết giải quyết những tranh chấp dân sự trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, sở hữu trí tuệ…

  1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo cấp Tòa án

Việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chính là việc xác định xem đối với một vụ án dân sự cụ thể Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định tại Điều 35, 37 Bộ luật Tố tụng dân sự dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.

  1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo lãnh thổ

Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án.

Bên cạnh các quy định về xác định thẩm quyền như trên thì để đảm bảo thuận tiện cho nguyên đơn trong việc tham gia tố tụng, tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

  1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

…”

Như vậy, nguyên đơn, người yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án mà không cần sự đồng ý của bị đơn, người yêu cầu.

Trên đây là nội dung quy định về xác định thẩm quyền của xét xử của Tòa án trong vụ việc dân sự . Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp liên quan, Quý Khách hàng có thể liên hệ tới Công ty Luật Hiệp Thành để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Trân trọng!
Luật gia Đỗ Trần Khởi
Công ty Luật TNHH Hiệp Thành
0942141668
Email: luathiepthanh@gmail.com